1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

183 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 843,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” (V.I Lênin). Giao tiếp bằng ngôn ngữ được chia thành hai phong cách: phong cách nói (phong cách khẩu ngữ) và phong cách viết (phong cách sách vở). Tác phẩm văn học là sản phẩm giao tiếp thuộc phong cách viết nhưng có tính tích hợp cả hai phong cách (nói và viết) thành một dạng giao tiếp đặc thù: giao tiếp nghệ thuật. Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, do vậy, thể hiện một cách sinh động hoạt động giao tiếp của con người trong xã hội thông qua sự sáng tạo của nhà văn. Ở góc độ nghiên cứu, ngôn ngữ học hiện đại đang chuyển sang một hướng tiếp cận mới là tìm hiểu sự hành chức của ngôn ngữ trong cuộc sống và cuộc sống trong ngôn ngữ. Vì vậy, việc khảo sát tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận chung (đặc điểm, vai trò, cơ chế hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng) và phương diện cụ thể (đặc điểm, vai trò, các quy tắc hoạt động của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học). 1.2. Các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, trong đó có thể loại tiểu thuyết, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản sắc, diện mạo riêng cho thời kỳ văn học sau chiến tranh. Sự đổi mới về đề tài, cách miêu tả hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là phong cách ngôn từ thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học thời kì này. Trong số các nhà văn có nhiều tác phẩm thành công, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng, người đầu tiên và tiêu biểu nhất phải kể đến là nhà văn Chu Lai. Các tác phẩm của nhà văn đã phản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng hiện nay về hiện thực xã hội; các nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai được mô tả là người lính vừa mang cốt cách anh hùng trận mạc (thời chiến) vừa mang đặc điểm của con người sống trong nhiều áp lực, thử thách của quãng đời phía sau chiến trận (thời bình). Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, có nhiều đặc thù đáng được quan tâm “có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng...” [34, tr.9]. “Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính khẩu ngữ. Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện sự cá tính hoá mạnh mẽ, tính cách nào, lời lẽ ấy. Cách nói trần trụi dân dã, thẳng thắn, bạo dạn” [34, tr.16] của các nhân vật là những điểm nổi trội trong tác phẩm của Chu Lai. Vì vậy, ở phương diện ngôn ngữ, tiểu thuyết Chu Lai có thể gợi mở nhiều vấn đề mà ngôn ngữ học đang quan tâm, nhất là ở khía cạnh sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuật, như: đặc điểm, vai trò của từ ngữ trong tổ chức lời thoại; sự hành chức của ngôn từ thể hiện trong ngôn ngữ nhân vật; ngôn ngữ đã thực hiện chức năng phản ánh và chức năng tổ chức phát ngôn, thể hiện phong cách, giọng điệu tác phẩm và tác giả như thế nào… 1.3. Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai nói riêng, không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận (góp phần xác định về phong cách giao tiếp, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật, các quy tắc giao tiếp) mà còn có ý nghĩa đóng góp vào thực tiễn (cung cấp nguồn ngữ liệu để làm rõ sự hành chức của ngôn từ trong giao tiếp nghệ thuật), cũng như tính ứng dụng thực hành của đề tài (góp phần vào việc giảng dạy tác giả, tác phẩm; phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; diễn ngôn và phân tích diễn ngôn trong nhà trường). Từ những căn cứ lí luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong giao tiếp và hội thoại Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp đã trở thành một trong những hướng được chú ý của ngôn ngữ học hiện đại. Những kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này thể hiện rõ trong các công trình của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, bắt đầu từ luận điểm quan trọng bậc nhất của F.de Saussure trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (1916) và sau đó được các nhà ngôn ngữ học khai thác theo những hướng khác nhau. Có thể kể đến những hướng nghiên cứu chính, như: nghiên cứu về dụng học - Pragmatics (J.L. Austin, 1965; Ch.W. Morris, 1966; J.R. Searle, 1969); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học xã hội - Socio- Linguistics (Nikolski, 1920; E.d Sapir, O.Jesperson, 1922...); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học văn bản - Text Linguistics (L.Bloomfield (1926), E.Benveniste (1960), A.Reformatxky (1967), v.v… Ở hướng nghiên cứu dụng học, các nhà ngôn ngữ học xác định có 4 vấn đề: sự chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa tường minh và hàm ẩn, các hành động ngôn ngữ và lý thuyết hội thoại. Trong các vấn đề đó, lí thuyết hội thoại (bàn về lĩnh vực giao tiếp đối thoại) được xem là vấn đề trọng tâm. Theo M. Bakhtin, “Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng nó (sinh hoạt, sự vụ, khoa học, nghệ thuật v.v...) đều thấm nhuần những quan hệ đối thoại...” [2, tr.172). Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung, ngôn ngữ nhân vật nói riêng “không thể tách nó ra khỏi lĩnh vực lời nói, tức khỏi ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng toàn vẹn cụ thể” [2, tr.172]. Tiếp thu và phát triển quan điểm và kết quả của ngôn ngữ học thế giới, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học văn bản đề cập đến sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp [thể hiện trong các tài liệu: 6, 20, 23, 47, 54, 70, 93, 105]. Riêng về vấn đề ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ nhân vật, các hành động ngôn ngữ, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các quy mô khác nhau (chuyên luận, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo) đề cập đến ở những mức độ khác nhau (từ những vấn đề lí luận, các nguyên lí, khái niệm đến thống kê, miêu tả, phân tích các đặc trưng, cách thức hoạt động của các đơn vị trong hoạt động giao tiếp cụ thể từ tiếng Việt). Trong các công trình trên, các tác giả đã nêu lí thuyết hội thoại, nhận xét đánh giá về đặc điểm của hội thoại, các phương diện của hội thoại. Bàn về hội thoại và vai trò của nó trong nghiên cứu, Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh:“Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này... Vấn đề phải nghiên cứu sự hành chức của những cặp trả lời như cặp hỏi/trả lời theo một quan điểm hội thoại, tức trong sự đối đáp của các nhân vật giao tiếp trong một hoàn cảnh nhất định ” [20, tr.276, 267]. Nhiều công trình bàn về các lĩnh vực của hội thoại, như: Về ngữ nghĩa của lời (Hoàng Phê, 1981); Phân tích các nhân tố trong hội thoại (Nguyễn Thiện Giáp, 1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại (Đỗ Thị Kim Liên, 1999), v.v... Một số công trình bàn sâu về hội thoại, miêu tả, phân tích các nhân tố của hội thoại, vai trò chức năng của các lời thoại trong giao tiếp ngôn ngữ ở các ngữ cảnh. Trong đó có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hội thoại trong các ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng hạn, phân tích về vai trò của từ trong hoạt động giao tiếp (Bùi Minh Toán, 1999); bàn về vai xã hội và ứng xử trong giao tiếp (Nguyễn Như Ý, 1990); phân tích đặc điểm của khẩu ngữ tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Nguyễn Chí Hòa, 2009); về từ xưng hô trong gia đình đến ngoài xã hội của người Việt (Bùi Minh Yến, 2001)... 2.2. Những hướng nghiên cứu ngôn ngữ và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học Cùng với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các bối cảnh giao tiếp, là những công trình bàn về ngôn ngữ và ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuật nói chung, trong tác phẩm văn học nói riêng. Để xác định ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, người ta làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ phong cách viết và phong cách nói: “...Ngay trong phong cách nói cũng có sự phân biệt giữa lời nói được chọn lọc, trau giồi (ví dụ như lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu chính thức có chuẩn bị sẵn...) với lời nói chưa được chọn lọc kĩ và trau giồi cẩn thận (ví dụ như trong nói năng thân mật thông thường hàng ngày, thậm chí có thể chấp nhận cả tính chất thông tục trong đó). Loại thứ nhất ở đây nhích gần về phía ngôn ngữ thuộc phong cách viết hơn, còn loại thứ hai, từ bản chất của nó, được gọi đích danh là khẩu ngữ - một tên gọi mà tuy không nói ra một cách hiển minh, nhưng ít nhiều bên trong, người ta có ý phân biệt nó với ngôn ngữ nói, nói chung. Như thế, có thể nhận ra trong từ vựng ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, và cuối cùng là lớp từ ngữ trung tính (hoặc còn gọi: trung hoà về phong cách) có thể dùng trong mọi phong cách khác nhau” [29, tr.23]. Bàn về phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, các tác giả cho rằng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cũng có những yếu tố mang phong cách khẩu ngữ theo lối “mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên”. Điều đó được thể hiện trong lời thoại nhân vật: “Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần chủ yếu trong kết cấu lời nói của tác phẩm tự sự. Chức năng chủ yếu của đối thoại không chỉ mang tính chất miêu tả hay chuyển dẫn, trình bày sự kiện mà còn là bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật và quan điểm tư tưởng” [68, tr.194]. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến và liên tục của cuộc sống hàng ngày. Gần đây, dựa vào lí thuyết hội thoại mà nhiều tác giả đề cập đến nghệ thuật giao tiếp, như: Giao tiếp bất kì ai của Jo Condrill - Bennie Bough (2001), Ngữ cảnh và giao tiếp, Phân tích hội thoại của Nguyễn Thiện Giáp (1999)... Sự phát triển này cho thấy mảnh đất hội thoại ngày càng màu mỡ được nhiều nhà nghiên cứu khám phá. Trong các văn bản văn học nhất là thể loại tự sự, hội thoại góp phần thể hiện phẩm chất nhân vật, tình cảm và tư tưởng của nhà văn tác động đến bạn đọc sâu sắc. Nhiều bài viết, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã tìm hiểu các phương diện khác nhau liên quan đến ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn, Ngôn ngữ tác giả trong truyện Nguyễn Tuân (Đặng Lưu, 2006), Khảo sát ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Lê Thị Trang, 2002); Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Mai Thị Hảo Yến, 2006); Lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ (Lê Thị Sao Chi, 2010), v.v... Qua những công trình đã kể một cách rất khái quát và có tính đại diện trên, phần nào ta có thể hình dung được vấn đề ngôn ngữ trong giao tiếp, hội thoại, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm... đã được nêu ra và bàn luận về mặt lí thuyết và phân tích miêu tả về mặt thực tiễn từ nhiều góc độ và thu được nhiều kết quả rất có ý nghĩa, làm cơ sở cho những hướng nghiên cứu đầy triển vọng về sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAN MẬU CẢNH

TS NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thái

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu của luận án 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Đóng góp mới của luận án 13

7 Cấu trúc của luận án 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14

1.1 Lí thuyết về hội thoại 14

1.1.1 Khái niệm hội thoại 14

1.1.2 Vận động hội thoại 15

1.1.3 Các dạng thức hội thoại 19

1.1.4 Ngôn ngữ hội thoại 24

1.2 Tác phẩm văn học, nhân vật văn học 25

1.2.1 Tác phẩm văn học 25

1.2.2 Nhân vật văn học 26

1.3 Giới thiệu tác giả và tác phẩm Chu Lai 32

1.3.1 Nhà văn Chu Lai 32

1.3.2 Các tác phẩm của Chu Lai 33

1.3.3 Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai 37

1.4 Ngôn ngữ nhân vật và từ ngữ lời thoại nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai 40

1.5 Tiểu kết 45

Trang 5

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU

THUYẾT CHU LAI QUA TỪ NGỮ XƯNG HÔ 46

2.1 Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 46

2.1.1 Khái niệm từ xưng hô trong tiếng Việt 46

2.1.2 Chức năng của từ xưng hô trong tiếng Việt 47

2.2 Các loại từ ngữ xưng hô trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 48

2.2.1 Từ xưng hô là đại từ 48

2.2.2 Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc và các danh từ khác .57

2.3 Từ xưng hô và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 75

2.3.1 Mối quan hệ giữa xưng hô và kiểu nhân vật 75

2.3.2 Từ xưng hô của một số kiểu nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai 77

2.4 Vai trò của từ xưng hô trong việc hình thành đặc trưng ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 88

2.4.1 Từ xưng hô góp phần bộc lộ đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh

của nhân vật trong tác phẩm 88

2.4.2 Vai trò của từ xưng hô trong việc khắc họa đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 91

2.5 Tiểu kết 95

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI QUA TỪ THÔNG TỤC, QUÁN NGỮ VÀ THÀNH NGỮ 97

3.1 Từ thông tục 97

3.1.1 Khái niệm 97

3.1.2 Từ thông tục trong lời thoại nhân vật 98

Trang 6

3.1.3 Vai trò của từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu

thuyết Chu Lai 125

3.1.4 Một vài so sánh bước đầu từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai với từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của một số nhà văn khác 128

3.2 Hệ thống quán ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai .131

3.2.1 Vài nét về quán ngữ 131

3.2.2 Vai trò của quán ngữ qua các lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai 131

3.3 Các loại thành ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai .133

3.3.1 Vài nét về thành ngữ tiếng Việt 133

3.3.2 Vai trò của việc sử dụng các thành ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 134

3.4 Tiểu kết 140

KẾT LUẬN 141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

TÁC PHẨM TRÍCH DẪN LÀM DẪN CHỨNG 157

PHẦN PHỤ LỤC 159

Trang 7

MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ

Trang

Bảng 1.1 Thống kê số lượng nhân vật chia theo giới tính và nghề

nghiệp chức vụ trong 10 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai 39 Bảng 2.1 Bảng thống kê tần số sử dụng ĐTNX trong lời thoại nhân

vật của tiểu thuyết Chu Lai 49

Bảng 2.2 Số lượng và tần số xuất hiện các từ xưng hô có nguồn gốc từ

danh từ thân tộc và các danh từ khác của nhân vật trong tiểuthuyết Chu Lai 58

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người”

(V.I Lênin) Giao tiếp bằng ngôn ngữ được chia thành hai phong cách: phongcách nói (phong cách khẩu ngữ) và phong cách viết (phong cách sách vở).Tác phẩm văn học là sản phẩm giao tiếp thuộc phong cách viết nhưng có tínhtích hợp cả hai phong cách (nói và viết) thành một dạng giao tiếp đặc thù:giao tiếp nghệ thuật

Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội Ngôn ngữ trong tácphẩm văn học, do vậy, thể hiện một cách sinh động hoạt động giao tiếp của conngười trong xã hội thông qua sự sáng tạo của nhà văn Ở góc độ nghiên cứu,ngôn ngữ học hiện đại đang chuyển sang một hướng tiếp cận mới là tìm hiểu sựhành chức của ngôn ngữ trong cuộc sống và cuộc sống trong ngôn ngữ Vì vậy,việc khảo sát tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cậnphù hợp với xu hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận chung (đặcđiểm, vai trò, cơ chế hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung, giaotiếp nghệ thuật nói riêng) và phương diện cụ thể (đặc điểm, vai trò, các quytắc hoạt động của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học)

1.2 Các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, trong đó có thểloại tiểu thuyết, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản sắc, diện mạoriêng cho thời kỳ văn học sau chiến tranh Sự đổi mới về đề tài, cách miêu tảhiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là phong cách ngôn từthể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học thời kì này Trong số các nhà văn cónhiều tác phẩm thành công, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng, người đầu tiên

và tiêu biểu nhất phải kể đến là nhà văn Chu Lai Các tác phẩm của nhà văn đãphản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng hiện nay về hiện thực xã hội; các nhânvật trong tác phẩm của Chu Lai được mô tả là người lính vừa mang cốt cách

Trang 9

anh hùng trận mạc (thời chiến) vừa mang đặc điểm của con người sống trongnhiều áp lực, thử thách của quãng đời phía sau chiến trận (thời bình) Ngôn ngữtrong tiểu thuyết Chu Lai, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, có nhiều đặc thù đáng

được quan tâm “có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng ” [34, tr.9] “Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng

và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính khẩu ngữ Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện sự cá tính hoá mạnh mẽ, tính cách nào, lời lẽ ấy Cách nói trần trụi dân dã, thẳng thắn, bạo dạn” [34, tr.16] của các nhân vật là

những điểm nổi trội trong tác phẩm của Chu Lai

Vì vậy, ở phương diện ngôn ngữ, tiểu thuyết Chu Lai có thể gợi mởnhiều vấn đề mà ngôn ngữ học đang quan tâm, nhất là ở khía cạnh sự hànhchức của ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuật, như: đặc điểm, vai trò của từngữ trong tổ chức lời thoại; sự hành chức của ngôn từ thể hiện trong ngôn ngữnhân vật; ngôn ngữ đã thực hiện chức năng phản ánh và chức năng tổ chứcphát ngôn, thể hiện phong cách, giọng điệu tác phẩm và tác giả như thế nào…

1.3 Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, nghiêncứu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai nói riêng,không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận (góp phần xác định về phong cách giaotiếp, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật, các quy tắc giaotiếp) mà còn có ý nghĩa đóng góp vào thực tiễn (cung cấp nguồn ngữ liệu đểlàm rõ sự hành chức của ngôn từ trong giao tiếp nghệ thuật), cũng như tínhứng dụng thực hành của đề tài (góp phần vào việc giảng dạy tác giả, tácphẩm; phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; diễn ngôn và phân tích diễn ngôntrong nhà trường)

Từ những căn cứ lí luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài

luận án: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai.

Trang 10

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong giao tiếp và hội thoại

Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong hoạt độnggiao tiếp đã trở thành một trong những hướng được chú ý của ngôn ngữ họchiện đại Những kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này thể hiện rõ trong các côngtrình của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, bắt đầu từ luận điểm quan trọng

bậc nhất của F.de Saussure trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương

(1916) và sau đó được các nhà ngôn ngữ học khai thác theo những hướngkhác nhau Có thể kể đến những hướng nghiên cứu chính, như: nghiên cứu vềdụng học - Pragmatics (J.L Austin, 1965; Ch.W Morris, 1966; J.R Searle,1969); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học xã hội - Socio- Linguistics(Nikolski, 1920; E.d Sapir, O.Jesperson, 1922 ); hướng nghiên cứu về Ngônngữ học văn bản - Text Linguistics (L.Bloomfield (1926), E.Benveniste(1960), A.Reformatxky (1967), v.v…

Ở hướng nghiên cứu dụng học, các nhà ngôn ngữ học xác định có 4 vấnđề: sự chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa tường minh và hàm ẩn, các hành động ngôn

ngữ và lý thuyết hội thoại Trong các vấn đề đó, lí thuyết hội thoại (bàn về lĩnh vực giao tiếp đối thoại) được xem là vấn đề trọng tâm Theo M Bakhtin,

“Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ Toàn bộ cuộc sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng

nó (sinh hoạt, sự vụ, khoa học, nghệ thuật v.v ) đều thấm nhuần những quan

hệ đối thoại ” [2, tr.172) Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung, ngôn ngữ nhân vật nói riêng “không thể tách nó ra khỏi lĩnh vực lời nói, tức khỏi ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng toàn vẹn cụ thể” [2, tr.172]

Tiếp thu và phát triển quan điểm và kết quả của ngôn ngữ học thế giới,các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnhvực ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học văn bản đề cập đến sự

Trang 11

hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp [thể hiện trong các tài liệu: 6, 20, 23,

47, 54, 70, 93, 105] Riêng về vấn đề ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ nhân vật,các hành động ngôn ngữ, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các quy môkhác nhau (chuyên luận, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo) đề cập đến ởnhững mức độ khác nhau (từ những vấn đề lí luận, các nguyên lí, khái niệmđến thống kê, miêu tả, phân tích các đặc trưng, cách thức hoạt động của cácđơn vị trong hoạt động giao tiếp cụ thể từ tiếng Việt)

Trong các công trình trên, các tác giả đã nêu lí thuyết hội thoại, nhậnxét đánh giá về đặc điểm của hội thoại, các phương diện của hội thoại Bàn

về hội thoại và vai trò của nó trong nghiên cứu, Đỗ Hữu Châu nhấn

mạnh:“Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này Vấn đề phải nghiên cứu sự hành chức của những cặp trả lời như cặp hỏi/trả lời theo một quan điểm hội thoại, tức trong sự đối đáp của các nhân vật giao tiếp trong một hoàn cảnh nhất định ” [20, tr.276, 267] Nhiều công trình bàn về các lĩnh vực của hội thoại, như: Về ngữ nghĩa của lời (Hoàng Phê, 1981); Phân tích các nhân tố trong hội thoại (Nguyễn Thiện Giáp, 1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại (Đỗ Thị Kim Liên, 1999), v.v Một số công trình bàn sâu về hội thoại,

miêu tả, phân tích các nhân tố của hội thoại, vai trò chức năng của các lờithoại trong giao tiếp ngôn ngữ ở các ngữ cảnh Trong đó có những côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hội thoại trong các ngữ cảnh giao

tiếp Chẳng hạn, phân tích về vai trò của từ trong hoạt động giao tiếp (Bùi Minh Toán, 1999); bàn về vai xã hội và ứng xử trong giao tiếp (Nguyễn Như

Ý, 1990); phân tích đặc điểm của khẩu ngữ tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Nguyễn Chí Hòa, 2009); về từ xưng hô trong gia đình đến ngoài

xã hội của người Việt (Bùi Minh Yến, 2001)

Trang 12

2.2 Những hướng nghiên cứu ngôn ngữ và ngôn ngữ nhân vật

trong tác phẩm văn học

Cùng với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các bối cảnh giao tiếp, lànhững công trình bàn về ngôn ngữ và ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuậtnói chung, trong tác phẩm văn học nói riêng Để xác định ngôn ngữ trong tácphẩm văn học, người ta làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ phong cách viết

và phong cách nói: “ Ngay trong phong cách nói cũng có sự phân biệt giữa lời nói được chọn lọc, trau giồi (ví dụ như lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu chính thức có chuẩn bị sẵn ) với lời nói chưa được chọn lọc kĩ và trau giồi cẩn thận (ví dụ như trong nói năng thân mật thông thường hàng ngày, thậm chí có thể chấp nhận cả tính chất thông tục trong đó) Loại thứ nhất ở đây nhích gần về phía ngôn ngữ thuộc phong cách viết hơn, còn loại thứ hai, từ bản chất của nó, được gọi đích danh là khẩu ngữ - một tên gọi

mà tuy không nói ra một cách hiển minh, nhưng ít nhiều bên trong, người ta

có ý phân biệt nó với ngôn ngữ nói, nói chung Như thế, có thể nhận ra trong từ vựng ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, và cuối cùng là lớp từ ngữ trung tính (hoặc còn gọi: trung hoà về phong cách) có thể dùng trong mọi phong cách khác nhau” [29, tr.23] Bàn về phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn

học, các tác giả cho rằng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cũng có nhữngyếu tố mang phong cách khẩu ngữ theo lối “mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên”

Điều đó được thể hiện trong lời thoại nhân vật: “Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần chủ yếu trong kết cấu lời nói của tác phẩm tự sự Chức năng chủ yếu của đối thoại không chỉ mang tính chất miêu tả hay chuyển dẫn, trình bày sự kiện mà còn là bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật và quan điểm tư tưởng” [68, tr.194]

Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến và liên tục củacuộc sống hàng ngày Gần đây, dựa vào lí thuyết hội thoại mà nhiều tác giả đề

Trang 13

cập đến nghệ thuật giao tiếp, như: Giao tiếp bất kì ai của Jo Condrill - Bennie Bough (2001), Ngữ cảnh và giao tiếp, Phân tích hội thoại của Nguyễn Thiện

Giáp (1999) Sự phát triển này cho thấy mảnh đất hội thoại ngày càng màu

mỡ được nhiều nhà nghiên cứu khám phá Trong các văn bản văn học nhất làthể loại tự sự, hội thoại góp phần thể hiện phẩm chất nhân vật, tình cảm và tưtưởng của nhà văn tác động đến bạn đọc sâu sắc

Nhiều bài viết, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã tìm hiểu cácphương diện khác nhau liên quan đến ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn

học Chẳng hạn, Ngôn ngữ tác giả trong truyện Nguyễn Tuân (Đặng Lưu, 2006), Khảo sát ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Lê Thị Trang, 2002); Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Mai Thị Hảo Yến, 2006); Lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ (Lê Thị Sao

Chi, 2010), v.v

Qua những công trình đã kể một cách rất khái quát và có tính đạidiện trên, phần nào ta có thể hình dung được vấn đề ngôn ngữ trong giaotiếp, hội thoại, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm đãđược nêu ra và bàn luận về mặt lí thuyết và phân tích miêu tả về mặt thựctiễn từ nhiều góc độ và thu được nhiều kết quả rất có ý nghĩa, làm cơ sởcho những hướng nghiên cứu đầy triển vọng về sự hành chức của ngôn ngữtrong giao tiếp xã hội

2.3 Những công trình viết về tác phẩm của Chu Lai từ góc độ văn

học và ngôn ngữ học

2.3.1 Nghiên cứu tác phẩm của Chu Lai từ góc độ phê bình văn học

Khi nghiên cứu, đánh giá về tác phẩm Chu Lai, nhìn chung, các nhànghiên cứu phê bình khẳng định thành công của Chu Lai là ở đề tài chiếntranh với hình tượng trung tâm là người lính Chiến tranh và người lính trongsáng tác của Chu Lai được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau chủ yếu

Trang 14

bằng cái nhìn sử thi và thế sự Điều đáng chú ý là cách xây dựng nhân vậttrong sáng tác của Chu Lai được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Bùi Việt

Thắng viết: “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh.

Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn Họ sống trong cảm giác không bình yên Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật của mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi tỏ mình, khám phá mình, khám phá một bản ngã hay là một con người trong con người” [124, tr.104] Hồng Diệu nhận xét: “Chu Lai là nhà văn thuỷ chung với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: Văn học

- Sân khấu - Điện ảnh” [34, tr.6] Trần Quốc Huấn trong Người chiến sĩ viết văn hôm nay - đội ngũ kế tục những nhà văn chiến sĩ, khẳng định phẩm chất của người lính trong chiến tranh: “Trong truyện Chu Lai, cái vốn tri thức văn hóa, trí tuệ sáng suốt của người lính trẻ đã thấm nhuyễn một cách tự nhiên vào từng chi tiết nhỏ của truyện, trong từng phán đoán nhạy bén, quả quyết,

để dẫn tới chiến thắng cuối cùng ở nhân vật” [65, tr.33] Viết về người lính

sau hoà bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới, Nguyễn Hương

Giang cho rằng: “Sự thật về chiến tranh hôm nay được nhìn lại là một sự thật

đã trải qua những năm tháng day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn thế, nó thực sự là những nếm trải của người “chịu trận”, “người trong cuộc” [45, tr.20] Lý Hoài Thu cũng khẳng định: “Dù trực tiếp viết về

dĩ vãng mịt mù bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp cận những “kênh” thông tin mới xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và lòng trung thực của người lính Nếu như trước kia, các nhân vật của anh được mô tả chủ yếu ở cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay ( ) Chu Lai tập trung khai thác quãng đời thứ hai: quãng đời phía sau chiến trận của người lính” [125, tr.63].

Trang 15

2.3.2 Nghiên cứu tác phẩm của nhà văn Chu Lai từ góc độ thi pháp học và ngôn ngữ học

Đánh giá về phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết Chu Lai, Phan Cự

Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới cho rằng, tiểu thuyết Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định” [41, tr.18] Về tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, Hồng Diệu đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân

vật, cách tạo tình huống, những xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh dạn

của Chu Lai, “có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng” [33, tr.9].

Xuân Trường nhận xét về nghệ thuật và ngôn ngữ trong tiểu thuyết

Ăn mày dĩ vãng qua Một vài cảm nhận sau khi đọc “Ăn mày dĩ vãng”, báo Văn nghệ số 26/1993: “Có thể gọi tác phẩm này đầy chất lính, giọng văn băm bổ, sôi động, các thứ tình cảm, suy tư đều đẩy đến tận cùng Cốt truyện

có pha chút ly kỳ bí hiểm kiểu kiếm hiệp, đọc rất cuốn hút Có những chương, những đoạn anh viết về chiến tranh hết sức sinh động, nếu không là người trong cuộc, không dựng lại được không khí một địa bàn chiến đấu khá đặc biệt này Ăn mày dĩ vãng còn có chỗ chưa hoàn mỹ Chính cái giọng văn băm bổ sôi động ấy, chính cái cách đẩy tình cảm, tư duy đến tận cùng ấy tạo ra mặt trái khác bởi tính thái quá Đấy là sự cường điệu trong

xử lý tình tiết, sự lộng ngôn trong câu văn Và cũng vì say sưa với cốt truyện, tác giả đã thiếu chặt chẽ trong lý giải tính cách nhân vật của mình.

Từ bỏ quá khứ với một người đàn bà dũng cảm, trung hậu như Ba Sương, quả thật không phải là điều quá dễ dàng Dù sao đây cũng là cuốn tiểu thuyết sáng giá về chiến tranh và người lính; với tầm tư tưởng đúng đắn, trong sáng rất đáng trân trọng, khích lệ” [tr.34].

Trang 16

Chu Bích Thu trong bài viết Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt

Nam từ sau đổi mới đề cập đến một khía cạnh của thi pháp và ngôn ngữ trong

tiểu thuyết sau 1975 và trong tiểu thuyết Chu Lai: “Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng mô típ giấc mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)” [tr.590] Tác giả đã lưu ý đến một đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết sau năm 1975: “Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng

và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ ( ) Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện sự cá tính hoá mạnh mẽ, tính cách nào, lời lẽ ấy Cách nói trần trụi dân dã của người lính (Ăn mày dĩ vãng), cách nói thẳng thắn bạo dạn của cánh nhà báo (Dấn thân, Một ngày và một đời)” [tr 588,

589]

Nhiều ý kiến đi sâu vào phân tích riêng từng tác phẩm Ở Cuộc trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng in trên báo Văn nghệ số 39/1992 xuất

hiện những luồng ý kiến khác nhau, song chủ yếu vẫn là khen ngợi, đó là:

“Chu Lai đã “nhử” được người đọc bởi một cốt truyện li kì” (Cao Tiến Lê), “Trên từng trang viết lộ rõ tâm huyết của tác giả tuy có khi tư tưởng mới chỉ dừng lại ở những câu triết lý” (Thiếu Mai) Trong bài viết Cuộc tìm tòi về tiểu thuyết, tác giả Đỗ Văn Khang đã đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Lối chạm khắc nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng cũng có nhiều đóng góp mới Ngày trước nhân vật thường mang một ý nghĩa phổ quát, tức là có cái gì đó chung cho cả lớp người , còn Hai Hùng của Chu Lai có số phận được miêu tả như một yếu tố cá biệt độc nhất nhưng vẫn mang tính điển hình Nhân vật Hai Hùng của Chu Lai tàn tạ về thân xác,

Trang 17

nhưng vạm vỡ về tâm hồn Hai Hùng có bộ khung “xuống cấp” vì thương tật, vì sự hủy hoại của mọi thứ vớ vẩn thời hậu chiến, nhưng vẫn nhất quán một bản lĩnh, một kiểu xông pha gần như bạt mạng vì không chịu chấp nhận một cái gì lập lờ tráo trở” [tr.5].

Tác giả Hồng Diệu trong Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc viết:

“Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh dạn, Chu Lai có những trang hấp dẫn, người đọc

đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng” [33, tr.41]

Từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, gần đây, một số luận án tiến sĩ,luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập một số đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm, ngônngữ nhân vật trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai

Chẳng hạn như: Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu (Cao Xuân Hải, Luận án Tiến sĩ, 2010), Sự thể hiện người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết của Chu Lai (Lê Thị Luyến, Luận văn Thạc sĩ, 2006), Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Chu Lai (Nguyễn Thúy Huệ, Luận văn Thạc sĩ, 2007),v.v

Như vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Chu Lai

đã được nhiều tác giả quan tâm và thu được một số kết quả bước đầu nhưngcòn nhiều vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu, nhất là từ góc độ ngôn ngữ học.Các kết quả của người đi trước là những gợi ý, nguồn ngữ liệu quan trọnggiúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trongtiểu thuyết Chu Lai

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Đề tài nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm và vai trò nổi bật của ngônngữ nhân vật từ phương diện từ ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai

Trang 18

- Qua những kết quả phân tích và tổng hợp, đề tài nhằm làm rõ đặcđiểm ngôn ngữ nhân vật và phong cách ngôn ngữ của tác phẩm văn học thểhiện trong tiểu thuyết Chu Lai.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đượcxác định là:

- Tổng hợp những vấn đề lý luận chung liên quan đến đề tài, như: lýthuyết hội thoại, nhân vật và ngôn ngữ nhân vật, vai trò của từ ngữ trong tácphẩm, tác giả và tác phẩm và các vấn đề liên quan khác

- Khảo sát, thống kê nguồn ngữ liệu liên quan đến ngôn ngữ hội thoại,các lời thoại trong tiểu thuyết của Chu Lai

- Miêu tả, phân tích, nêu vai trò của các lớp từ ngữ tiêu biểu trong việcthể hiện đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

- Tổng hợp, rút ra những đặc điểm nổi trội về sự hành chức của cáclớp từ ngữ trong các lời thoại nhân vật và đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trongcác tác phẩm khảo sát, từ đó góp phần làm rõ phong cách ngôn ngữ của nhàvăn Chu Lai

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu của luận án

4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là khảo sát, làm rõ đặc điểm ngônngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai, nhưng ngôn ngữ nhân vật – xét từquan điểm tiếp cận của ngôn ngữ học - là một phạm trù rộng, có nhiềuphương diện (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) và được xem xét từ nhiềugóc độ (cấu trúc, ngữ nghĩa, phong cách, ngữ dụng) Trong khuôn khổ củaluận án, chúng tôi giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ở việc

tìm hiểu hệ thống từ ngữ thể hiện qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai từ góc độ ngữ dụng.

Trang 19

4.2 Nguồn tư liệu khảo sát của luận án

Luận án khảo sát từ ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết củaChu Lai, gồm các tác phẩm:

1 Chu Lai (1979), Nắng đồng bằng, Nxb Quân đội nhân dân, Số trang: 351.

2 Chu Lai (1985), Gió không thổi từ biển, Nxb Phụ nữ, Số trang: 186.

3 Chu Lai (1990), Vòng tròn bội bạc, Nxb Thanh niên, Số trang: 351.

4 Chu Lai (1990), Bãi bờ hoang lạnh, Nxb Phụ nữ, Số trang: 210.

5 Chu Lai (1994), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn, Số trang: 339.

6 Chu Lai (1999), Phố, Nxb Văn học, Số trang: 339.

7 Chu Lai (2000), Ba lần và một lần, Nxb Quân đội nhân dân, Số

trang: 343

8 Chu Lai (2002), Cuộc đời dài lắm, Nxb Quân đội nhân dân, Số trang:

510

9 Chu Lai (2002), Sông xa, Nxb Quân đội nhân dân, Số trang: 510

10 Chu Lai (2002), Chỉ còn một lần, Nxb Quân đội nhân dân, Số

trang: 510

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp này được dùng để thống kê các lời thoại nhân vật; các từngữ tiêu biểu trong ngôn ngữ nhân vật; phân loại các lớp từ ngữ, tính tần số,lượt dùng của từ ngữ Phương pháp thống kê – phân loại vừa là cơ sở để xácđịnh đối tượng nghiên cứu (từ ngữ của ngôn ngữ nhân vật), vừa là cung cấpcác số liệu làm minh chứng cho các luận điểm trong từng chương của luận án

5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Phân tích các ngữ liệu trên các bình diện của diễn ngôn hội thoại; tổnghợp để rút ra đặc điểm khái quát về từ ngữ trong tác phẩm và vai trò, ảnh

Trang 20

hưởng của đặc điểm đó đến hệ thống chung, từ đó xác định đặc điểm củangôn ngữ nhân vật trong tác phẩm và phong cách ngôn từ của tác giả.

5.3 Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả dùng trong luận án liên quan đến các trường hợpcần làm nổi bật các đặc điểm nào đó trong luận án (chẳng hạn: các lớp từ ngữtrong lời thoại nhân vật, hệ thống từ xưng hô, từ thông tục, v.v ) Các kết quảcủa phương pháp miêu tả trong luận án là cơ sở để phân tích, tổng hợp, đưa racác kết luận về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai

6 Đóng góp mới của luận án

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vậttrong tiểu thuyết Chu Lai ở bình diện từ ngữ từ góc độ ngữ dụng Công trình

đã vận dụng những kiến thức cơ bản của ngữ dụng học để khảo sát, phân tích

về ngôn ngữ hội thoại, qua đó nhằm làm rõ sự hành chức của ngôn ngữ tronggiao tiếp xã hội nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng; đồng thời góp phầnlàm rõ đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuậttrong tiểu thuyết của Chu Lai

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận ánđược trình bày trong ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai qua

từ ngữ xưng hô

Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai qua

từ thông tục, quán ngữ, thành ngữ

Trang 21

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Lí thuyết về hội thoại

1.1.1 Khái niệm hội thoại

Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu [thể hiện trong các tàiliệu:11, 15, 17, 20], thành tựu nổi bật nhất của ngôn ngữ học hiện đại là đãdành sự quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ trong giao tiếp, sự hành chức củangôn ngữ trong thực tiễn Dụng học (Pragmatics) ra đời theo hướng đó và pháttriển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX Giai đoạn đầu, dụng học chú ýđến ngôn ngữ đơn thoại (lời nói một chiều, các diễn ngôn), sau đó dụng họcchuyển sang hướng quan tâm đến quan hệ hồi đáp (đặt các diễn ngôn vào chuỗicác chuỗi lời nói trao qua đổi lại) Theo các nhà nghiên cứu, các diễn ngôn cótính đơn thoại, tức là không có sự tương tác qua lại giữa các lời nói trong đó(như một bài văn tả cảnh, một bài nghị luận) cũng đều hàm ẩn một cuộc traođổi, bởi vậy, dụng học thực sự phải là dụng học hội thoại (Pragmatique

dialogique) “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức hành chức khác nhau của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này” [20; tr.276]

Về khái niệm hội thoại, tác giả Nguyễn Như Ý xác định: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” (152; tr.122) Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [86, tr.18] Trong tác

phẩm văn học, cùng với ngôn ngữ tác giả là sự xuất hiện luân phiên, xen kẽngôn ngữ hội thoại của các nhân vật Ví dụ:

Trang 22

Một cái hôn nhẹ vào trán Tiếng nói ai dịu nhẹ, mơn man:

- Ngủ đi! Ngủ một chút đi anh! Đã hai ngày hai đêm nay, anh chưa chợp mắt chút nào rồi Em sang hầm chị Hai đây Em sợ vết thương chị nhiễm trùng Tức cười ghê cơ! Vết thương của mình không lo, cái sống của mình không lo, lại cứ lo cho tiểu đoàn anh Tám bên kia sông Chờ nghen! Em

sẽ quay lại ngay

- Anh Hùng Em không nghe nữa đâu - Cô gái vội lấy tay bịt tai lại Sương cúi đầu xuống một giây rồi ngẩng lên, nét mặt lạnh cứng:

- Dám!

- Đồng chí y tá! - Hùng cũng sắt mặt - Đây là lệnh, đồng chí không được can thiệp vào Anh em đâu? Thằng Khiển, thằng Vượng đâu? Cả thằng Tuấn khốn nạn kia nữa, mày ngồi chết giẫm ở đó à? Mang nó ra hố pháo chôn ngay!

- Không! Sương thét - Không được chôn sống người ta như thế!

- Lôi con người lắm điều này đi! - Hùng chỉ tay ra cửa rừng.

Chát! Cả khuôn mặt râu ria của Hùng hơi bật ngửa ra sau trước một cái tát quá bất ngờ” [XIII, tr.79].

Hội thoại hầu như có mặt trong các sáng tác (văn bản văn học) nhưngchúng ta thấy rằng trong văn bản văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch ),hội thoại không xuất hiện độc lập mà nó luôn gắn liền với ngôn ngữ tác giả,làm thành chỉnh thể văn bản – chỉnh thể tác phẩm văn học

Trang 23

điệu bộ, nét mặt) hướng tới người nhận hoặc tự hướng về mình (gãi đầu, gãi tai, đấm ngực ) bổ sung cho lời người nói”.

Tình thế trao lời ngầm ẩn rằng, người B tất yếu phải có mặt đi vào

trong lời của A Vì thế “ngay trước khi B đáp lời thì B đã được đi vào trong lời trao của A và thường xuyên kiểm tra, điều hành lời nói của A” Cũng chính vì thế, ở phía người nói - người trao lời nói có nghĩa là “lấn trước vào người nghe B, phải dự kiến trước phản ứng của người nghe” để lựa chọn lời thích hợp, làm sao có thể “áp đặt” điều mình muốn nói vào B” [24, tr.41].

Khi trao lời, có các vận động cơ thể (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ) hướng tới người nhận hoặc hướng về mình (gãi đầu, gãi tai, đấm ngực ) bổ sung

cho lời trao

Một tiếng khóc tấm tức bật lên:

- Đừng giận Đừng bỏ em nghe anh! Em chỉ có mình anh Em thương anh! [XIII, tr.82].

Ở ví dụ trên, hình ảnh của nhân vật Ba Sương, mỏng manh, yếu đuối

trước Hai Hùng, ngưòi hùng trận mạc trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của

Chu Lai Đặt trong vận động hội thoại, câu trao của Sương hướng tới Hùng

bằng các từ “em, anh” Trong câu trao đã có sự hiện hữu của người nhận Sự

dịu dàng, yếu đuối của nhân vật Sương được tác giả thể hiện bằng câu dẫn:

“Một tiếng khóc tấm tức bật lên”.

1.1.2.2 Sự trao đáp

Hội thoại chính thức hình thành khi người B đáp lại lượt lời của người

nói A “Phát ngôn là sản phẩm của các hoạt động ở lời Tất cả các hoạt động ngôn ngữ đều đòi hỏi một sự hồi đáp” [93, tr.75] Khi được thoả mãn bằng

một sự hồi đáp thì phát ngôn sẽ trở thành hội thoại, nghĩa là, hình thành mộtcặp trao - đáp

Tiếp theo ví dụ trên, sau những lời tấm tức yêu thương của Ba Sương,Hai Hùng đáp lại lời của cô để hình thành một cặp trao - đáp

Trang 24

Hùng quay mặt đi, tiếng nói ngàn ngạt:

- Thế là bao nhiêu công sức đổ vào đó mà phải dừng lại! Người ta sẽ nghĩ gì?

- Không không sao đâu Em thay mặt lực lượng địa phương sẽ cùng chịu trách nhiệm với anh.

- Sương [XIII, tr.82].

Khi xuất hiện lời đáp của nhân vật B thì vận động trao - đáp - cái lõicủa hội thoại diễn ra theo nhịp điệu của nội dung hội thoại Có lúc, sự vậnđộng đó lắng lại theo tiếng ngập ngừng trong tâm trạng của nhân vật, có lúclại diễn biến nhanh, dồn dập Sự thay đổi trong cặp vai người nói - ngườinghe cũng biến đổi theo Đây cũng là yếu tố cho sự phát triển hội thoại đạtđến đích mong muốn Trong ví dụ trên, nhân vật Hùng lúc sắp vai người nói

dưới hình thức câu hỏi “Người ta sẽ nghĩ gì?”, lúc lại chuyển thành người nhận lời và có sự đáp lời: “Sương ”.

1.1.2.3 Sự tương tác

Trong cuộc thoại, các nhân vật giao tiếp, ảnh hưởng lẫn nhau, tác độngqua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau Trước cuộc thoại, nhân vật có sự khácbiệt, đối lập về tính cách, tâm lý, hiểu biết tình cảm, v.v Trong quá trìnhtham gia vào hội thoại, nhân vật sẽ tự điều phối những khác biệt này để cùngcộng tác đi đến thoả hiệp hoặc có thể phát triển cao hơn, mở rộng những khácbiệt này làm cho cuộc thoại đi đến xung đột Đây chính là sự tương tác trong

hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu, sự tương tác được hiểu là: “Các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại” [24, tr.42].

Với văn bản tác phẩm văn học, sự tương tác hội thoại có thể phát triểntheo những chiều hướng khác nhau

- Tạo điều kiện cho tâm lý nhân vật phát triển, đưa cuộc thoại đạt đến đích:

Trang 25

Có tiếng nổ nhỏ trong đầu, tôi đứng dậy:

- Bữa nay mình là chủ xị phải không?

- Còn bàn cãi gì nữa - Ba Thành nói.

- Vậy dẹp đi! Và bây giờ lên xe trở về nhà thằng Tuấn Sẽ nhậu tại đó.

- Còn chuyến tàu? - Tuấn hỏi.

- Cũng dẹp luôn! Tao sẽ ở lại với chúng mày để tìm bằng được tên giết người đó [XIII, tr.339].

Trong ví dụ trên, cái đích của cuộc thoại đã được xác định, chiến tranhvới đạn bom khói lửa, chết chóc đã qua nhưng cuộc chiến trong cuộc sống đờithường giữa ranh giới thiện - ác thì mới chỉ bắt đầu ở những người lính cantrường một thời này

- Làm cho hội thoại thêm căng thẳng và đi đến xung đột do không hoàphối được những khác biệt:

- Không! Không đi đâu cả! - Ông Hùng xô cửa bước vào, giọng nói tắc lại.

- Trời Anh Hai! - Ba Sương lùi người trở lại, hai tay bất giác đưa lên che đỡ lấy ngực như hôm nào.

- Sương! Em cứ ở đây Ngày mai tôi sẽ đưa em về - Ông Hùng đứng chắn ngang cửa, cặp mắt trũng sâu sáng lên - Nếu cái đoàn thanh tra ấy muốn, chính tôi sẽ trả lời, nhân danh những người chết và những người sống, tôi sẽ trả lời thay em.

Sương càng lùi lại, miệng lắp bắp:

- Không Không được đâu anh Đừng anh [XIII, tr.331].

- Hé gợi sự tình của nhân vật với những cảm giác, những day dứt trong tâm trạng:

Như nhân vật Ba Sương, sau chiến tranh trở về, sự trớ trêu của số phậnhay là một hệ quả đau lòng của chiến tranh đã khiến cô buộc phải phản bội lại

Trang 26

chính mình để trở thành người đàn bà đẹp và uy quyền nhưng cũng nổi tiếng

là lạnh lùng, dửng dưng với đàn ông

Một đám khói màu da cam đột nhiên trôi qua, phủ đầy vào mắt người đàn bà Sau một thoáng rùng mình ớn lạnh, bà ta cười, lắc đầu vẻ mệt mỏi:

- Thanh tra Bộ à? Sao lại có thanh tra Bộ ở đây? Tội nghiệp! Chắc lại một ca hội chứng chiến tranh đó thôi Thôi được, không cần biết là ai nhưng đã đến đây thì coi như là khách Anh làm ơn đưa ổng về phòng nghỉ và nói rằng, ở đây không có ai tên Sương hết [XIII, tr.25].

1.1.3 Các dạng thức hội thoại

Qua khảo sát và thống kê tiểu thuyết Chu Lai, chúng tôi nhận thấy,ngôn ngữ của tác giả sử dụng nhiều dạng thức hội thoại như đơn thoại, songthoại, tam thoại, đa thoại, trong đó, song thoại xuất hiện và chiếm tỉ lệ nhiềunhất Cụ thể, các dạng hội thoại được thể hiện:

1.1.3.1 Đơn thoại

Là lời thoại của một nhân vật phát ra hướng đến người nghe nhưngkhông có lời đáp trực tiếp Việc tiếp nhận nội dung lời thoại được phản hồibằng hành động thể hiện hay cử chỉ không được tác giả mô tả thành lời

Dạng đơn thoại biểu hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật của nhân vật, cónghĩa là, lời nói của nhân vật có xen kẽ một yếu tố kể của mình, của người

Thấp thỏm chưa thật tin vào cái nhận xét còn mang màu sắc võ đoán

ấy, tôi hạ nòng bắn thẳng một loạt đạn ria:

- Bà không phải là một cái gì hết Đúng thế Bởi vì bà chính là Ba Sương Y tá Ba Sương! Xã đội trưởng Ba Sương của ba xã vùng hạ lưu sông Sài Gòn cách đây hai mươi năm.

Lạnh lẽo, tôi bồi tiếp một loạt nữa:

- Bà có muốn nhận bà là Ba Sương hay không Tuỳ! Đó là quyền của

bà Nhưng tôi, tôi lại cần phải biết tại sao [XIII, tr.234].

Trang 27

Giữa những lời dẫn thoại “bắn thẳng một loạt đạn ria”, “lạnh lẽo, tôi bồi tiếp một loạt nữa” là “một thoáng xao động vút rất nhanh trong đôi mắt

mở to, một chút chuyển màu trên đôi môi không son phấn, một chút rung giật

ở gò má phơn phớt hồng” của người đàn bà chối bỏ quá khứ - Ba Sương.

Thông thường, dạng đơn thoại là vắng lời đáp, mỗi nhân vật tự đeođuổi một ý nghĩ riêng của mình nhưng đều tuân theo một logic Ở nhân vậtHai Hùng, sự dồn đuổi đến tận cùng để tìm ra sự thật về người con gái anhyêu đã chết đau đớn trong trận càn của địch mà anh là người chứng kiến Còn

ở Ba Sương, sự ngây ngất trong vầng hào quang giả dối đã khiến cô quaylưng với tất cả kỷ niệm xưa Sự im lặng của Ba Sương trong đoạn thoại trên

có tác động sâu sắc đến nội dung phát ngôn của nhân vật Hai Hùng

1.1.3.2 Song thoại

Đây là dạng thoại chủ yếu và được quan tâm nhiều nhất trong lý thuyết

hội thoại Theo Nguyễn Đức Dân: “Nếu không có chú thích gì đặc biệt thì thuật ngữ hội thoại được hiểu là song thoại” [32, tr.77] Song thoại là lời của

người trao hướng đến người nghe và có sự đối đáp bằng hành vi ngôn ngữ.Chúng tôi gọi là hành vi trao lời và hành vi đáp lời Ở dạng thoại này, nhânvật trực tiếp đưa lời nói của mình vào hội thoại, bảo đảm yếu tố lời trao và lờiđáp của nhân vật, bảo đảm nguyên tắc luân phiên lượt lời hội thoại

Kính râm đen rầm, ria mép đen nhức, bắp tay xoắn bện như xoắn thừng, anh ta tiến đến, hất mặt hỏi rất hỗn:

- Có gì không mấy anh?

- Không Không có gì Đứng hóng mát thôi - Ông trưởng phòng lúng túng trả lời.

- Hóng mát thì mời đi chỗ khác Chỗ này vừa thi công xong, nóng thấy

mẹ, có gì mà mát Rảnh việc! [XV, tr.255].

Ở dạng song thoại, có thể không có lời dẫn và từ dẫn mà được biểu

hiện bằng dấu hình thức “gạch ngang đầu dòng”.

Trang 28

- Kìa Đừng anh! Em sợ

- Sợ cái gì nữa cơ chứ? Chúng mình chả đã từng gần nhau cho nhau hết một lần rồi ư?

- Chính vì thế mà em biết anh không thương em.

- Tầm bậy nào! Không thương mà tối tăm, mưa gió thế này, anh bỏ cả văn phòng giám đốc, bỏ cả vợ con xuống đây chỉ cốt được gặp em à? Im! Ngoan nào Cho anh lần nữa nhé!

- Kìa! Đừng làm thế! Đứt hết khuy áo bây giờ đấy, đứt rồi! Bỏ ra đi! Em không đùa đâu!

- Ai đùa! Em ác lắm! Em có biết rằng mấy tuần nay không lúc nào anh không mơ tưởng về em Về bộ ngực về thân thể nóng rực của em Anh thèm em.

- Không được! Dơ hết quần áo bây giờ Kìa, dơ!

- Dơ, anh đền cho một trăm bộ, một ngàn bộ khác Ôm anh đi! Ôm chặt vào Ôi! Ngực em ấm quá Bộ ngực trinh nữ của em Cả cặp đùi nữa! Anh chưa từng thấy ai có cặp đùi tròn và rắn như thế này

- Ái đau Cắn đau thế!

- Anh xin lỗi! Tại em đấy Ai bảo em cứ ngon như một khúc giò Nào!

Mở chân ra một chút đi! Anh xin

- Không [XVI, tr.118].

Tuy không có lời dẫn và từ dẫn nhưng người đọc vẫn hình dung đượcthái độ, tình cảm, hành động của nhân vật trong cuộc thoại trên Đây là nhânvật được tạo nên từ cái nhập nhằng, nhá nhem giữa bóng tối và ánh sáng Bềngoài thì lịch sự, hiểu biết nhưng bên trong lại là một tâm địa vô cùng đen tối,đểu giả ngay cả trong quan hệ tình cảm

Ở dạng song thoại còn xuất hiện xen độc thoại như là một hình thức đểnhân vật bộc lộ suy nghĩ thầm kín của mình hơn nữa trong dụng ý của tác giả:

- Sinh nhật chị.

Trang 29

- Sinh nhật tôi? - Chị tròn mắt rồi chợt nhớ và phá lên cười, cái cười còn trẻ trung lắm - Chết thật! Năm nào cũng không nhớ và năm nào cũng được Hoàng tặng hoa, kể từ ngày còn ở Hà Nội Cám ơn! - Chị lúng túng nhận bó hoa, không dấu được một chút cảm động ánh lên trong mắt - Cám ơn nhiều lắm! [XV, tr.336].

Song thoại là dạng thức hội thoại cơ bản của lý thuyết hội thoại và cùng

là dạng thoại xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hội thoại tiểu thuyết

1.1.3.3 Tam thoại

Tam thoại là dạng thoại xuất hiện khi có ba nhân vật giao tiếp cùng mộtchủ đề, một không gian và cùng một thời điểm Ở mọi cuộc trao đổi, giao tiếptrong cuộc sống cũng như trong văn chương luôn xảy ra hiện tượng có hơnhai nhân vật giao tiếp trở lên Ở hình thức giao tiếp này có thể quy về dạngtam thoại Trong tiểu thuyết Chu Lai, dạng thức hội thoại này khá nhiều, điều

đó cũng thể hiện mối quan hệ đan xen nhiều chiều, phức tạp giữa các nhân vậttiểu thuyết

Anh vụt đứng dậy, móc hộp quẹt Zipo Mỹ còn giữ được, quẹt vào giữa mặt kẻ dâm tặc, giọng rung lên vì giận:

- Bỏ cô ấy ra! Làm thằng đàn ông như vậy là rất nhục!

- Nhục kệ cha tao! - Sau phút quếnh quáng trước quầng sáng lửa, gã lấy lại giọng hách dịch - Mày là thằng nào? Mày chui ở xó nào ra thế? Định giở trò rình rập hả? Đội mấy, nói!

Không thèm trả lời, anh quay lại phía cô gái lúc này đang cuống cuồng bận lại áo xống:

- Cô về đi! Đối với loại đàn ông chó dái này, cô nên hết sức cẩn thận

[XV, tr.119]

Ở đoạn thoại này có ba nhân vật giao tiếp: cô gái, gã, anh Khi nhân vật

gã hướng câu hỏi liên tiếp đến nhân vật anh nhưng câu trả lời không xuất hiện

mà câu trao lại hướng đến nhân vật thứ ba là cô gái.

Trang 30

Cả trường hợp hai lời trao cùng hướng đến vai nhận, dẫn đến thoạicăng thẳng theo tình tiết truyện.

- Nổ đi! Mày có thể nâng súng lên mà nổ được rồi đấy - Năm Thành gượng đứng dậy, mặt chuyển màu tái nhợt - Tao biết trước

Câu nói ấy đánh thốc vào mặt Sáu Nguyện như một cành trà gai Khẩu súng anh vừa đưa lên lại hạ thấp dần xuống Cùng lúc đó, Tư Chao từ trong phòng chạy ào ra, gần như quỳ xuống chân anh, giọng nghẹn tắc:

- Đừng Đừng bắn! Không phải - Nói đến đây, giọng chị ta nấc lên, nước mắt trào ra - Em chỉ thương nó Nó đã biết gì đâu

- Nó nào? - Sáu Nguyện gạt mạnh cánh tay mảnh dẻ đang cố bám lấy mình - Nó là ai?

- Con em [XV, tr.71].

1.1.3.4 Đa thoại

Đa thoại là lời của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một ngữcảnh hội thoại cụ thể; chúng tôi gọi đây là lời của đám đông (nhân vật) Sửdụng dạng thức đa thoại là sự sắp đặt đầy dụng ý của tác giả

Tiếng cười âm u, tiếng thở dài nhớt nhát, tiếng nói lạnh lẽo úp chụp, đậu lên vai, luồn vào tóc, chui cả vào ngực nhồn nhột, không mùi không vị:

“Thủ trưởng ôi! Thủ trưởng đi đâu đấy? Có nhận ra chúng tôi không? Có nhớ chúng tôi không ” Tôi càng đi nhanh Cái bóng của Viên vượt lên, hơi thở ram ráp liếm vào tai tôi: “Anh quên em rồi sao anh Hai? ” Bóng Viên biến mất, cái bóng của Bảo thay thế, cũng hơi thở ram ráp: “Sao lại chôn vội thế thủ trưởng ơi! ” Cái bóng của Khiên xồ tới, tanh nồng và rách rưới:

“Anh khỏi áy náy [XIII, tr.156].

Hay đoạn thoại trong một buổi sáng đình công ở nhà máy:

- Thế cánh chủ thợ họ trả lời thế nào mấy anh? - Sáu Nguyện hỏi.

- Trả lời cái mẹ gì! - Một người quật con bài đánh chát xuống mặt bàn

- Tất nhiên là đổ cho con nhỏ

Trang 31

- Thật tội cho cô ấy - Người khác chêm vào với giọng từ tốn hơn - Mẹ thì già, bố lâm trọng bệnh

- Giúp!- Người nữ lại dằn giọng - Giúp thì dễ quá ? [XV, tr.236, 237].

Dạng thức đa thoại trong lý thuyết hội thoại đã xác định số lượng nhânvật tham gia vào hội thoại: đám đông nhân vật, mà ở đó nhân vật được miêu

tả rõ nét nó nằm trong hệ thống nào, chỉ biết rằng nó xuất hiện cùng với lượtlời để có thể nhận ra có nhân vật ấy trong đám đông ấy Trong tiểu thuyết ChuLai, hình thức đa thoại không được sử dụng nhiều

Tóm lại, trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về hội thoại, có thể

dẫn ý kiến của Đỗ Hữu Châu làm định nghĩa khái niệm này:“Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này Vấn đề phải nghiên cứu sự hành chức của những cặp trả lời như cặp hỏi/trả lời theo một quan điểm hội thoại, tức trong

sự đối đáp của các nhân vật giao tiếp trong một hoàn cảnh nhất định ” [20,

tr.276, 267]

1.1.4 Ngôn ngữ hội thoại

Việc nghiên cứu hội thoại tất yếu liên quan đến việc làm rõ ngôn ngữhội thoại Ngôn ngữ hội thoại là một trong những vấn đề đã được đặt ra trongngôn ngữ học nói chung, ngữ dụng học và ngôn ngữ học văn bản nói riêngcủa ngôn ngữ học hiện đại Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài

về lĩnh vực này, như: O M Moskalskaija, I R.Galperin, J Lyon (dẫn theoPhan Mậu Cảnh, 2008) Ở trong nước, giới Việt ngữ học khi nói đến lĩnhvực văn bản và ngữ dụng học cũng có những cuốn tiểu thuyết đạt giải nhiềutác giả đề cập đến vấn đề hội thoại như Đỗ Hữu Châu (2003), Diệp QuangBan (1998), Trần Ngọc Thêm (2005), Đỗ Thị Kim Liên (2005)

Qua các nghiên cứu, có thể thấy, ngôn ngữ hội thoại là loại ngôn ngữthuộc phong cách hội thoại, tức là “Việc tổ chức, xây dựng lời nói dưới dạng

Trang 32

hội thoại” [52; tr.219] Hội thoại có thể thể hiện trong giao tiếp hàng ngày(thuộc phong cách khẩu ngữ) hay xuất hiện trong tác phẩm văn học (thuộcphong cách nghệ thuật), tức là đều dưới dạng lời nói (có sự trao đáp bằng lờiqua lại giữa các nhân vật giao tiếp) Ngôn ngữ hội thoại “là hình thái nói,nhưng có cách nói tuỳ tiện (gọi là khẩu ngữ); có cách nói trau dồi, trong cáchnói trau dồi này, có cách nói thông thường, văn nghệ hoặc khoa học Ở hìnhthái viết cũng vậy, có cách viết hệt như khẩu ngữ, có cách viết thông thường,văn nghệ hoặc khoa học Đó là các dạng khác nhau trong việc vận dụng cácphương tiện của ngôn ngữ toàn dân, gọi là các phong cách” [52; tr.215].

Theo các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (văn xuôi

tự sự) có hình thức tổ chức theo lối mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên thể hiệntrong cách sử dụng từ ngữ, các kiểu câu, các yếu tố ngữ âm Đó là điều mà

Hegel gọi là cái nôm na của tác phẩm tự sự [68; tr.175] Điều này đúng với

ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua lời thoại nhân vật Lời đối thoại giữa các nhânvật là một thành phần chủ yếu trong kết cấu lời nói của tác phẩm tự sự, vừathể hiện tư tưởng của nhân vật, của tác phẩm vừa là “khúc xạ những ý chỉ củatác giả và do đó, đến một mức độ nhất định, có thể được coi là ngôn ngữ thứhai của tác giả” [68; tr.195]

Tóm lại, khái niệm hội thoại, những vấn đề liên quan đến hội thoại theoquan điểm và kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước là cơ sở đểchúng tôi tìm hiểu, làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong các chương tiếptheo của luận án

1.2 Tác phẩm văn học, nhân vật văn học

1.2.1 Tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là một loại văn bản thuộc phong cách nghệ thuật; làcông trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay tập thể sáng tác nhằm phảnánh cuộc sống bằng hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật Tác phẩmvăn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng hay hình thức văn bản

Trang 33

được ghi lại bằng văn tự, có thể được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi Cáctác phẩm có dung lượng rất khác nhau và có thể chia thành ba loại hình cơ

dự báo tương lai Với người đọc, tác phẩm là đối tượng tích cực của cảm thụthẩm mỹ Cố nhiên, trong thực tế, những quan hệ ấy xuyên thấm, tổng hoà vớinhau một cách biện chứng và sinh động

1.2.2 Nhân vật văn học

Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân trung tâm của mỗitác phẩm văn học Nhân vật là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn.Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, mộtdấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người Bên cạnh con người, nhân vậtcòn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán chonhững đặc điểm giống với con người Nhân vật là phương thức nghệ thuậtnhằm khai thác những nét thuộc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết

ở các loại văn học tự sự, sân khấu, điện ảnh

1.2.2.1 Kiểu loại nhân vật

Nhân vật trong văn học là một hiện tượng đa dạng về mặt kiểu loại.Các nhà nghiên cứu (như: Phan Cự Đệ (2001), Đỗ Văn Khang (1996), Bùi

Trang 34

Việt Thắng (1994) và nhiều tác giả khác) đã phân chia nhân vật văn học thànhnhiều kiểu loại khác nhau: Nhân vật trong văn học dân gian khác nhân vậttrong văn học viết Nhân vật thần thoại khác nhân vật truyền thuyết và cổ tích.Xét về phương pháp sáng tác, nhân vật cổ điển khác nhân vật lãng mạn vànhân vật hiện thực Xét về thể loại, nhân vật tự sự khác nhân vật kịch và nhânvật trữ tình Xét về kết cấu, nhân vật chính khác nhân vật phụ, nhân vật trungtâm Xét về ý thức hệ, nhân vật chính diện khác nhân vật phản diện Xét vềcấu trúc hình tượng, nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tínhcách, nhân vật tư tưởng đều có những đặc trưng khác biệt nhau Dưới đây làmột số kiểu loại cơ bản được phân biệt ở ba khía cạnh: kết cấu, ý thức hệ vàcấu trúc liên quan trực tiếp đến việc phân tích lời thoại nhân vật trong luận án.

- Xét về mặt cấu trúc: Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốttruyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính vànhân vật phụ, nhân vật trung tâm

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt giữ vị trí then chốttrong việc triển khai diễn biến của sự kiện Nhân vật chính thường tham giaxuyên suốt, xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm Đó cũng là nhân vật được tácgiả dày công miêu tả, khắc họa, được hiện lên rõ nét, gây ấn tượng sâu đậm vớingười đọc Nhưng chủ yếu nhất, nhân vật chính vẫn là nhân vật có vai trò quantrọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm

Nhân vật Hai Hùng, Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng); Sáu Nguyện, Út Thêm (Ba

lần và một lần);… đều là những nhân vật chính trong tiểu thuyết Chu Lai

Trong số những nhân vật chính của tác phẩm lại có thể có nhân vậtđược thể hiện đặc biệt nổi bật, có ý nghĩa tư tưởng - thẩm mỹ sâu sắc nhất, đó

là nhân vật trung tâm Nhân vật trung tâm là nhân vật xuất hiện từ đầu đếncuối tác phẩm, có mối liên hệ với tất cả những nhân vật khác trong tác phẩm.Chính vì thế mà nó là nhân vật quy tụ các đầu mối mâu thuẫn của tác phẩm, là

Trang 35

nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm Nhân vật Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng); Sáu Nguyện (Ba lần và một lần); Tám Linh (Vòng tròn bội bạc)… là

những nhân vật như thế

Bên cạnh các nhân vật chính là các nhân vật phụ Đó là những nhân vật

ít xuất hiện trong tác phẩm, đóng vai trò thứ yếu trong việc triển khai đề tài vàbiểu hiện tư tưởng tác phẩm Nhân vật phụ là nhân vật ít được mô tả, khôngđược chú trọng miêu tả nhưng lại không thể thiếu vì nó có vai trò “giăng nối”các đầu mối quan hệ, bổ sung và hỗ trợ về nhiều mặt kể cả hình thức và nộidung tác phẩm Nhân vật phụ có thể góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng cũngnhư làm nổi bật tính cách nhân vật chính trong tác phẩm

Sự hiện diện của nhân vật phụ trong tác phẩm có hai mức độ: ít được

mô tả và hầu như không được mô tả Ví dụ trong Ăn mày dĩ vãng ngoài nhân

vật Hai Hùng, Ba Sương còn có các nhân vật như Tường, Hai Hợi, Tám

Tính… Trong Ba lần và một lần ngoài Sáu Nguyện, Tư Chao, Út Thêm còn

có Ba Đẩu, Lan Thanh, Nguyện… là nhân vật phụ trong tác phẩm

- Về mặt ý thức hệ: Dựa vào đặc điểm của tính cách, mối quan hệ với

tư tưởng tác giả và lý tưởng của thời đại, các nhân vật lại có thể chia ra nhânvật chính diện và nhân vật phản diện Thực ra cơ sở xã hội của hai loại nhânvật này suy cho cùng là dựa trên những mâu thuẫn đối kháng, trên cơ sở đấutranh giai cấp, đấu tranh tư tưởng trong xã hội

Nhân vật chính diện là nhân vật mang tư tưởng, quan điểm tư tưởng vàđạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại và được tác giả đề cao, khẳng định,trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạođức, lý tưởng, đáng lên án và phủ định

Việc phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện đã có lịch sửlâu đời Có những thể loại nói chung chuyên viết về nhân vật chính diện nhưtụng ca, sử thi, bi kịch Lại có những thể loại chuyên viết về nhân vật phảndiện như thơ châm biếm, truyện cười và hài kịch

Trang 36

Khái niệm “nhân vật chính diện” và “nhân vật phản diện” là nhữngkhái niệm thuộc phạm trù lịch sử, chúng tương ứng với khuynh hướng xã hội

và quan niệm đạo đức của từng thời đại Nhân vật chính diện của thời đại nàothì mang lý tưởng thẩm mỹ và lý tưởng xã hội của thời đại đó

Tiểu thuyết Chu Lai thường hướng tới khám phá con người ở góc độthế sự đời tư với nhiều mặt khác nhau trong một con người Có tốt, xấu, cócao cả, thấp hèn, có yếu mềm, anh dũng Con người trong văn học sau 1975 ítkhi toàn diện, toàn mỹ theo hướng lý tưởng hóa và cũng thật khó chứng minhrằng trong tác phẩm một nhân vật nào đó lại đại diện cho tư tưởng thẩm mỹ,

lý tưởng thời đại của nhà văn

- Dựa vào cấu trúc hình tượng, người ta có thể chia nhân vật chức năng,nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng

Nhân vật chức năng: là loại nhân vật xuất hiện để thực hiện một sốchức năng nào đó Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn địnhvới những phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối Nhân vật chứcnăng thông thường chỉ xuất hiện trong văn học dân gian, văn học cổ, văn họctrung đại như: Tiên, Bụt, Thần xuất hiện để giúp đỡ người tốt, thử thách conngười, ban phát hạnh phúc; yêu tinh, phù thủy để hãm hại người lành, gieo rắccái ác, hiểm nguy; các vai trung để thực hiện đạo lý, cương trực; vai nịnhgièm pha, phản trắc…

Nhân vật loại hình: là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xãhội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời Đó là nhân vật nhằmkhái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điểnhình Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xãhội được nêu bật hơn hẳn các tính chất khác Dĩ nhiên nhân vật điển hình loại,như mọi nhân vật văn học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định, được thể hiệnmột cách sinh động qua các chi tiết cụ thể, chân thực Nhân vật loại hình

Trang 37

thường xuất hiện nhiều trong các trào lưu văn học cổ điển Acpagông,Tactuyp, Giuốcđanh của Môlie là những nhân vật như thế…

Nhân vật tính cách: Nhân vật tính cách thường xuất hiện trong văn họchiện đại, là loại nhân vật có cá tính nổi bật, được xây dựng cụ thể, sinh độngnhư con người thực ngoài cuộc đời Khái niệm tính cách ở đây được dùng đểchỉ một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tínhnổi bật Nhân vật tính cách thường có nhưng mâu thuẫn nội tại, những nghịch

lý, những chuyển hóa và chính vì vậy, tính cách thường có một quá trình tựphát triển và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó Trong nhânvật tính cách có tất cả những mâu thuẫn của một dòng đời đang vận động,không tĩnh tại mà luôn luôn thay đổi, phát triển Hạt nhân của nhân vật tínhcách là cá tính Đó là “con người này” cụ thể, độc đáo, cá biệt nhưng xét từgóc độ nào đó, trong những mối tương quan nào đó lại mang giá trị và ý nghĩaphổ biến chung

Nhân vật tư tưởng là nhân vật có tư tưởng, nhân cách nhưng cơ bản của

nó là hiện thân của ý thức, một tư tưởng đang diễn ra trong đời sống Chẳnghạn như Giăng Vangiăng, Giave của Huygô, A.Q của Lỗ Tấn… Trong sángtác, loại nhân vật này dễ rơi vào công thức, minh họa, trở thành cái loa tưtưởng của tác giả

Tất cả các loại hình nhân vật trên, sự phân biệt trên chỉ mang tính chấttương đối, nó nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một nhânvật nào đó Ranh giới phân chia giữa các nhân vật không phải lúc nào cũngrạch ròi Đặc biệt càng về sau này, văn học hướng tới việc thể hiện con ngườichân thực, sinh động, đa chiều hơn

1.2.2.2 Nhân vật tiểu thuyết

Nếu ví ngôn ngữ là cái áo của tư tưởng thì nhân vật là hình thù conngười mặc cái áo ấy Nhân vật là những con người cụ thể, được miêu tả trongtác phẩm văn học, thể hiện qua từ xưng hô, qua lời kể của tác giả Trong hội

Trang 38

thoại, nhân vật đưa ra nội dung lời thoại, chọn từ xưng hô phù hợp, đặt mìnhvào mối quan hệ trao đáp, lựa chọn các yếu tố tình thái… thể hiện thái độ,tình cảm, xử lý các tình huống hội thoại.

Trong tiểu thuyết, các lời trao đáp được hình thành do sự vận động traolời và đáp lời của nhân vật Mỗi tác phẩm tiểu thuyết có hệ thống nhân vậtphong phú với mối quan hệ đan xen nhiều chiều và các tình tiết của tiểuthuyết đều xoay xung quanh số phận của các nhân vật này Phần đầu của tácphẩm bao giờ cũng là bối cảnh không gian, thời gian cụ thể với những tình

tiết mở vào cốt truyện Nhân vật tiểu thuyết không phải là một “con người được kể ra như một hình tượng khối lượng, toàn vẹn, có thực và tạo hình”

(Thômat Mann) mà là rất nhiều nhân vật với tính cách, số phận, tư tưởng khácnhau thậm chí trái chiều nhau tạo nên hai thế giới đối lập trong truyện như: tốt

- xấu, chính nghĩa - phi nghĩa, v.v Tính cách, tâm lý của nhân vật được thểhiện qua lời thoại và dẫn thoại cùng các yếu tố khác như không gian, thờigian, v.v Mỗi lời thoại của nhân vật được đặt trong một ngữ cảnh khác nhaunhằm tô đậm diễn biến truyện cũng như nhân vật Điều đó cho thấy, mỗi lờithoại phải nằm trong một hệ thống đảm bảo tính logic trong sự phát triển tínhcách nhân vật Giá trị của nhân vật không chỉ nằm trong tác phẩm mà còn cósức lan tỏa, khái quát cho một hình mẫu nào đó trong một thời kỳ văn học Từ

đó cho thấy nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xemxét khuynh hướng sáng tác của nhà văn

Tiểu thuyết Chu Lai với chất thế sự đậm đặc như minh chứng cho sựthay đổi quan niệm sáng tác của văn học sau 1975 Những cách tân vềphương diện tiểu thuyết gắn với những thay đổi trong quan niệm về con người

trong thời đại mới M.Bakhtin đã từng viết, trong tiểu thuyết “nhân vật không tương hợp với số phận và vị thế của nó Con người hoặc cao lớn hơn thân phận mình, hoặc nhỏ bé hơn tính cách của mình” [3, tr.27], tức là không có

Trang 39

những tính cách nguyên phiến Con người hiện ra với tất cả các mặt tốt xấu,người tốt có thể trở thành kẻ xấu và ngược lại, thiên thần và ác quỷ đều có thểtồn tại trong một con người Đặc điểm nổi bật nhất, mang tính đặc thù nhất

của nhân vật tiểu thuyết – như Từ điển thuật ngữ văn học xác định - là “con

người nếm trải”, tư duy, chịu đau khổ, dằn vặt của cuộc đời (nhân vật của sửthi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ dường như không mang đặc điểmnày) Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như “con người đang biến đổi trong hoàncảnh, con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo”

1.3 Giới thiệu tác giả và tác phẩm Chu Lai

1.3.1 Nhà văn Chu Lai

Chu Lai tên khai sinh là Chu Ân Lai, họ tên đầy đủ là Chu Văn Lai,sinh ngày 05- 02- 1946 Quê ông ở thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo, huyệnTiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thốngvăn học, cha là nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi Bản thân ông cũng sớm bộc

lộ năng khiếu nghệ thuật Gia đình ông chuyển lên Hà Nội sinh sống từ nhữngngày ông còn nhỏ Vì thế, nếu như mảnh đất Hưng Yên ngọt ngào, bình yên

đã cho ông ký ức đẹp về quê hương, làng mạc, thì Thủ đô Hà Nội tạo cho ôngcốt cách lịch lãm, tài hoa của người con đất kinh thành

Chu Lai tình nguyện lên đường nhập ngũ khi mới học hết năm thứ nhấtđại học Thời kỳ đầu của quân ngũ, Chu Lai được điều về làm diễn viên Đoànkịch nói Tổng cục Chính trị Sau đó ông ra chiến trường trực tiếp cầm súngchiến đấu Sau đó, ông chuyển về đơn vị đặc công chiến đấu ở vùng ven SàiGòn trong những ngày gian khổ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ.Mười năm ở đơn vị đặc công, Chu Lai giữ chức đại đội trưởng đại đội trinhsát chiến đấu cho đến ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước Sau

1975, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu VII Cuối năm 1976, ông về trạisáng tác văn học Tổng cục Chính trị, sau đó đi học lớp khoá I của trường viết

Trang 40

văn Nguyễn Du Tốt nghiệp trường viết văn, ông về công tác tại tạp chí Vănnghệ Quân đội.

1.3.2 Các tác phẩm của Chu Lai

1.3.2.1 Các giai đoạn sáng tác

Chu Lai sáng tác từ rất sớm, ngay từ khi 17 tuổi, nhà văn đã cho ra đời

vở kịch ngắn Hũ muối người Mơ Nông (1963) được đăng trên tờ báo ngành nhưng không mấy tiếng vang Phải đến 1975, với truyện ngắn Kỷ niệm vùng ven đăng trên báo Văn nghệ - Chu Lai mới chính thức “gõ cửa” làng văn.

Hành trình sáng tác của Chu Lai gồm hai giai đoạn: giai đoạn tiền đổi mới(1975 - 1986); giai đoạn đổi mới (1986 - đến nay)

Giai đoạn từ 1975 đến 1986, Chu Lai đã cho ra mắt bạn đọc các tác

phẩm Người im lặng (Tập truyện, 1976); Nắng đồng bằng (Tiểu thuyết, 1977); Đôi ngả thời gian (Tập truyện, 1975); Đêm tháng hai (Tiểu thuyết, 1982); Vùng đất xa xăm (Tập truyện, 1983); Út Teng (Tiểu thuyết, 1983); Gió không thổi từ biển (Tiểu thuyết, 1985) Ở những tác phẩm này, mặc dù đã có

sự đổi mới nhưng ngòi bút Chu Lai về cơ bản vẫn trượt theo quán tính vănhọc của giai đoạn trước; âm hưởng chung của các tác phẩm này chủ yếu là âmhưởng sử thi Người đọc vẫn gặp trong tác phẩm cách miêu tả quen thuộc vềcon người ở văn xuôi trước 1975 - đó là sự phân định tính cách rõ ràng củanhiều anh hùng tham gia trận mạc

Giai đoạn từ 1986 đến nay, ngòi bút của Chu Lai đã thực sự đổi mớitoàn diện và mạnh mẽ Cùng với những bức xúc, day dứt xung quanh vấn đềngười lính trở về sau chiến tranh, Chu Lai đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tiểu

thuyết dài hơi tạo thành “dòng tiểu thuyết chiến tranh và người lính của Chu Lai” góp phần làm phong phú đời sống văn xuôi Việt Nam những năm 1990 như Sông xa (Tiểu thuyết, 1986), Bãi bờ hoang lạnh (Tiểu thuyết, 1990), Vòng tròn bội bạc (Tiểu thuyết, 1996), Ăn mày dĩ vãng (Tiểu thuyết, 1994),

Ngày đăng: 11/05/2015, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
2. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
3. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch và giới thiệu, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
4. Ch. Bally (1972), Tu từ học tiếng Pháp, bản dịch tiếng Việt của trường Đại học Sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tu từ học tiếng Pháp
Tác giả: Ch. Bally
Năm: 1972
5. Diệp Quang Ban (cb), Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1 & 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban (cb), Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
6. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Lê Biên (1993), Từ loại tiếng Việt hiện đại , Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Năm: 1993
8. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phongcách học tiếng Việ
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1982
9. Ngô Vĩnh Bình (2003), “Để có thêm những tác phẩm viết về quá khứ hào hùng của dân tộc”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để có thêm những tác phẩm viết về quá khứhào hùng của dân tộc”, "Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Ngô Vĩnh Bình
Năm: 2003
10. Nguyễn Thị Bình (1996), “Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975”, Luận án tiến sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật ViệtNam sau 1975”, "Luận án tiến sĩ
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
11. Brown và Yule (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuật dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn
Tác giả: Brown và Yule
Nhà XB: Nxb Đạihọc Quốc gia
Năm: 2002
12. R.A.Buragov, Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ, Tài liệu đánh máy, Thư viện trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ
13. Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
14. Phan Mậu Cảnh (1996), Các phát ngôn đơn phần tiếng Việt, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ Văn, Bộ GD & ĐT, Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phát ngôn đơn phần tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Năm: 1996
15. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: NxbĐHQG
Năm: 2008
16. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
17. Chafe. W. L (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Tác giả: Chafe. W. L
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
18. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học vàTrung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
19. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Ngôn ngữ (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụnghọc hiện nay”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1992
20. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1996), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w