Vài nét về quán ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 138)

7. Cấu trúc của luận án

3.2.1.Vài nét về quán ngữ

Quán ngữ được hiểu là những cụm từ tương đối cố định, được dùng theo thói quen, có chức năng đưa đẩy, chêm xen trong câu và liên kết các câu, biểu thị tình thái nhất định của người nói.

Quán ngữ trong tiếng Việt có hai loại. Loại dùng trong nói năng hàng ngày, mang tính khẩu ngữ, dùng để đưa đẩy, rào đón, chêm xen trong phát ngôn. Loại này gồm: nói không phải, hỏi khí không phải, ấy là, chuyện thế này, như thế là, ấy thế mà, không giấu gì bác, của đáng tội, nói trộm vía,

được cái đẹp, được cái xinh, nói bỏ quá cho… Khi ngôn ngữ học văn bản ra

đời, người ta còn nói đến một loại cụm từ có chức năng liên kết các câu, các đoạn văn trong văn bản, gọi là quán ngữ liên kết, gồm những tổ hợp như: nói tóm lại, như đã nói, như đã biết, từ đó suy ra, thứ nhất là, trước tiên là, một mặt thì, dĩ nhiên là…

Trong hai loại quán ngữ trên, thì quán ngữ dùng để rào đón, đưa đẩy là loại thường dùng trong lời nói, mang đậm chất khẩu ngữ, vì vậy mà loại này cũng thường xuất hiện trong lời thoại nhân vật. Đây cũng là loại chúng tôi khảo sát để góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai.

3.2.2. Vai trò của quán ngữ qua các lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai

3.2.2.1.Quán ngữ dùng để giải thích về một nội dung nào đó mà người nói cho là người nghe chưa nghe chưa biết hoặc chưa rõ. Loại này gồm các

quán ngữ như: chuyện thế này, ấy là, như thế là, ấy thế là, không dấu gì bác…

Để giải thích cho người khác hiểu về vấn đề mình đang muốn nói, Bảy Lẫm đã thẳng thắn nói với Sáu Nguyện:

- Sai phạm à? - Ông vội ngắt lời - Tốt! Làm người ai chả sai phạm.

Thôi, bây giờ thế này - Ông cao giọng như đứng trước hàng quân - Căn cứ

vào yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, căn cứ vào… [XV, tr.202]. Hoặc giải thích trong tình huống:

- Nó đó. Một ngàn hai trăm người liên doanh hay gọi là làm thuê cho thằng Korea đó. Thôi bây giờ thế này! - Anh… [XV, tr.209].

- Thế này nhé! - Anh đứng dậy, giọng nói lạnh hơn nhưng đôi mắt thật buồn - Có thể do nể tôi là bạn chiến đấu… [XV, tr.275].

3.2.2.2. Quán ngữ dùng để đưa đẩy nhằm tạo sự tin tưởng đồng cảm với người nói. Loại này do các quán ngữ: nói thật chứ, nói thực lòng nhé, thực tình thì…

Chẳng hạn, để diễn tả những suy nghĩ thực trong lòng, nhân vật đã sử dụng quán ngữ:

- Ông Sáu này, tôi nói thực lòng nhé!...[XV, tr.143].

Có khi quán ngữ là một yếu tố đệm, chêm xen để tạo đà cho điều nói tiếp theo được tiếp nhận chia sẻ. Chẳng hạn, trong một đoạn thoại:

- Mày khác trước nhiều quá!... Khác ngay cả cái cách nhìn vào bạn bè. Nói thực tình… ngay từ ngày đầu khi nghe mày nói tính gắn cả đời vào cô ấy, tao đã thấy có điều gì không ổn nhưng chửng lẽ mọi người ngãng ra hết, tao lại cũng làm ngơ, chẳng ngờ… [XIV, tr.122].

- Người đàn bà giàu có sẵn sàng tài trợ cho anh suốt ấy. Nói thật nhé. Đàn ông các anh khờ lắm! Liên quan đến chữ nghĩa nghệ thuật càng khờ

3.2.2.3. Quán ngữ bày tỏ sự rào đón, lịch sự của chủ thể giao tiếp đối với người tiếp nhận.

Câu nói của Bình với vợ chồng Thảo, thể hiện sự khiêm tốn đùa vui của nhân vật:

- Không vợ con gì hết - Bình đột ngột đứng dậy, đứng hơi kiễng chân nhưng chỉ chạm cằm bạn - Hai người mà còn mở miệng nói đến chuyện ấy nữa là tôi… báo cảnh sát bắt liền. Ấy là tôi đang bắt chước câu nói của một nàng… [XIV, tr.22].

Hay trong những đoạn thoại khác:

- Chị bỏ quá cho! Tôi quả thật không phải [XIV, tr.141].

3.2.2.4.Quán ngữ được dùng để tạo thành yếu tố đệm, đưa đẩy biểu thị tình thái

Các quán ngữ mà nhân vật dùng trong lời thoại còn có vai trò chêm xem vào trong các thông tin chính của câu, tạo cho câu các thông tin bổ sung như: sự đánh giá, sự dẫn dắt mà người nói muốn hướng tới người nghe:

- Thì ra là thế đấy! Nghe người ta đồn có một cặp vợ chồng cùng đứa con nhỏ đang sinh sống ở góc phố, tôi đã thoáng nghĩ đến cậu nhưng quả thật không thể… - Hỏi chị bỏ quá… Tôi nghe nói hình như lâu nay có một đôi vợ chồng trẻ cùng đứa con đang lẩn quất sinh sống ở đây? [XIV, tr.192].),

- Có lẽ thế, em cũng không để ý lắm… [XI, tr.222].

Các quán ngữ: thì ra là thế đấy, bỏ quá, có lẽ thế đưa lại cho câu nói của nhân vật tình thái lịch sự và tạo quan hệ cộng tác trong hội thoại.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 138)