Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc và các danh từ khác

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 64)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc và các danh từ khác

2.2.2.1. Về nhóm từ xưng hô có nguồn gốc khác với đại từ nhân xưng

Ngoài các đại từ nhân xưng, trong giao tiếp, tiếng Việt còn dùng các từ ngữ khác để xưng hô, tạo thành một bức tranh giao tiếp với nhiều màu sắc đa dạng, phức tạp nhưng cũng rất tinh tế. Qua việc dùng từ ngữ xưng hô này, ta phần nào đánh giá được dụng ý và tư tưởng của người nói. Các từ xưng hô thuộc nhóm này có gốc từ danh từ (anh, Hùng, đồng chí), đại từ (ai, đây) hoặc tính từ (nhỏ, cưng) chuyển loại với một số lượng lớn. Chúng có khả năng dùng để xưng hô với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh và mục đích giao tiếp và

làm thành đặc thù của tiếng Việt, phản ánh văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp của dân tộc Việt. Khảo sát sự xuất hiện và tần số sử dụng các từ xưng hô này cũng là một trong những nhiệm vụ của luận án nhằm góp phần làm rõ đặc trưng của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai.

Thống kê các từ xưng hô khác qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.2. Số lượng và tần số xuất hiện các từ xưng hô có nguồn gốc từ danh từ thân tộc và các từ các danh từ khác

của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

TT Các nhóm từ xưng hô Số lượng Tỷ lệ %

1 Các danh từ thân tộc 9288/13351 69,5% 2 Các từ chỉ tên riêng 2040/13351 15,2% 3 Các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp 921/13351 6,8% 4 Các từ chỉ quan hệ xã hội 856/13351 6,4% 5 Các từ chuyển hóa 234/13351 1,7% 6 Các từ chỉ nơi chốn 12/13351 0,08% Tổng 13351/13351 100%

Qua bảng thống kê trên, ta có kết quả về các từ xưng hô khác trong ngôn ngữ nhân vật như sau:

- Xưng hô bằng các danh từ thân tộc: ông, bà, cô, cậu, dì, anh, em, chú, bác, cháu, con,…, số lần xuất hiện 9288, chiếm tỷ lệ 69,5%.

- Xưng hô bằng các danh từ chỉ tên riêng: chị Út Thêm, anh Hai Hùng, anh Tư…, số lần xuất hiện 2040, chiếm tỷ lệ 15,2%.

- Xưng hô bằng các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: kĩ sư, bác sĩ, lính, thủ trưởng, giám đốc, thiếu tướng, đại tá…, số lần xuất hiện 921, chiếm tỷ lệ 6,8%

- Xưng hô bằng các danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng chí, ông chủ…, số lần xuất hiện 856, chiếm tỷ lệ 6,4%.

- Xưng hô bằng các tính từ (danh từ): cưng, út, nhỏ, bồ, …, số lần xuất hiện 234, chiếm tỷ lệ 1,7%.

- Xưng hô bằng các đại từ chỉ định: đằng ấy, đó…, số lần xuất hiện 12, chiếm tỷ lệ 0,08 %.

2.2.2.2. Vai trò của các từ xưng hô có nguồn gốc từ danh từ thân tộc trong lời thoại nhân vật

Cũng như việc dùng đại từ nhân xưng, các từ ngữ xưng hô khác cũng có chức năng trước hết là để xưng (mình) và gọi (người); đồng thời qua đó có thể biểu thị các thông tin khác, với các chức năng khác, như: bộc lộ vai giao tiếp, vị thế giao tiếp, nhân thân giao tiếp và đặc biệt là tình thái giao tiếp. Có thể thấy rất rõ rằng: từ xưng hô của tiếng Việt rất phong phú nhưng có chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng rõ ràng, chứ không phải tùy tiện, dù đó là quy ước bất thành văn. Khảo sát các từ xưng hô lâm thời, không chính danh (so với đại từ xưng hô chuyên dụng, chính danh), ta có thể thấy xưng hô trong đời thường nói chung, xưng hô trong giao tiếp nghệ thuật nói riêng bộc lộ nhiều điều thú vị. Điều đó thể hiện ở việc từ xưng hô trong lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai xuất hiện với số lượng lớn, tần số sử dụng cao, dùng trong nhiều ngữ cảnh, tình huống khác nhau, chúng thể hiện rõ tâm lí, tình cảm và tính cách của các nhân vật trong tác phẩm.

Sau đây, chúng tôi tìm hiểu sự hoạt động của các từ xưng hô được chuyển loại, phân tích làm rõ vai trò của chúng trong các lời thoại nhân vật.

a) Xưng hô biểu thị sự thân mật, gần gũi

Văn hóa dân tộc Việt có đặc trưng gốc khởi phát từ nông nghiệp lúa nước. Đặc trưng gốc này đã tạo nên các đặc trưng “phái sinh” như: người Việt có lối sống trọng tình, gia đình là gốc, “làng xóm như cái gia đình mở rộng và nước như một cái làng lớn, nên ngôn ngữ xã hội vẫn là kiểu ngôn ngữ gia đình và xu thế chính của tâm lí người Việt là kéo xã hội về với gia đình” [153, tr.44]. Việc người Việt chúng ta lấy những từ chỉ quan hệ thân tộc trong gia đình để làm từ xưng hô trong xã hội một cách tự nhiên và phổ

biến như vậy chắc hẳn có liên quan đến đặc trưng văn hóa vừa nêu. Quả thực qua tư liệu thống kê số lượng và tần số xuất hiện trong giao tiếp giữa đại từ nhân xưng với các danh từ thân tộc, mà cụ thể ở đây là thống kê trong lời thoại nhân vật tiểu thuyết Chu Lai, ta có thể thấy rõ: các từ xưng hô có gốc từ danh từ thân tộc có số lượng và tần số nhiều hơn hẳn so với các đại từ nhân xưng (đại từ nhân xưng chiếm 39,7% trong tổng số lời thoại nhân vật có sử dụng từ xưng hô, còn từ xưng hô có nguồn gốc từ danh từ thân tộc chiếm 69,5% trong tổng số lời thoại sử dụng các từ xưng hô khác).

Qua khảo sát có thể nhận thấy lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai sử dụng khá nhiều danh từ thân tộc (69,5%) để xưng hô. Các từ xưng hô này có khả năng biểu thị tình cảm thái độ thân mật, rõ nhất là các từ như:

anh - em, chú - bác, con – cháu…

- Út!... Chị có thể đi thăm anh ấy được không?

- Quyền đi thăm là quyền của mọi người - Chị buông thõng - Nhưng

hiện giờ thì chưa nên vì chú ấy đang trong giai đoạn điều tra [XV, tr.332]. Những từ chị, anh ấy, chú ấy tạo cảm giác thân mật, gần gũi như trong một gia đình giữa các nhân vật giao tiếp. Đoạn thoại giữa Út Thêm và chú Ba Đẩu cũng sử dụng những danh từ thân tộc:

- Chú Sáuchú có nhận ra tôi không?

… - Xin lỗi… nhầm thế nào ấy chớ! Tôi thứ năm chớ đâu phải

thứ sáu.

- Không! Sao có thể nhầm được! - Giọng chị nghẹn lại - Chú Sáu

Cháu Thêm, Út Thêm, con bé bướng bỉnh ngày nào của chú vẫn còn sống đây, con bé đã từng làm cực chú biết bao đêm ở cánh rừng ven sông hồi ấy đây… [XV, tr.84].

Nhân vật dùng từ xưng hô chú Sáu, cháu như gợi nhớ đến những kỷ niệm thân quen một thời mà họ từng có trong chiến tranh và bây giờ trong

tình cảm của Út Thêm, dù bao biến cố đã xảy ra, nhưng với cô hình ảnh chú Sáu ngày nào vẫn vẹn nguyên trong ký ức. Việc xưng hô trong xã hội dùng nhiều danh từ thân tộc như vậy, là một đặc tính xưng hô thể hiện văn hóa ứng xử của người Việt, theo kiểu “kéo gia đình ra xã hội” và “đây là đầu mối quan trọng để lí giải những vấn đề ngôn ngữ - văn hóa - xã hội cũng như tác động của mối quan hệ gia đình - xã hội đến ứng xử giao tiếp của người Việt

(nhất là trong giao tiếp hành chính hiện nay” [73, tr.211].

Trong hội thoại, giữa người nói và người nghe có sự luân phiên lượt lời. Trong tổ chức cuộc thoại, các nhân vật đều ít nhiều có sự hiểu biết, có những thông tin nhất định về nhau. Việc dùng đúng từ xưng hô thể hiện vốn văn hóa, sự hiểu biết, tính lịch thiệp, sự tôn trọng đối với người nghe. Cách xưng hô của Nhàn và Lẫm trong Gió không thổi từ biển phản ánh khá rõ mối quan hệ giữa những người thân thiết, tôn trọng, có khoảng cách nhưng cũng rất chân thành qua cặp từ anh, chị:

- Bữa nay chị khỏi bệnh?

- Dạ! Cũng đỡ đỡ… Ủa! Nhưng sao anh Lẫm biết tôi bệnh?

- Cả Sài Gòn này, cái gì xảy ra tôi cũng biết hết. Tôi còn biết có mấy

thằng cớm mấy bữa nay hay lảng vảng ở nhà chị nữa kia. Nhưng chị khỏi lo. Tôi đã cho bọn đàn em dọn sạch rồi.

- Chắc anh lầm đó: Tôi làm gì mà họ lảng vảng. Lần sau anh đừng làm vậy, họ có cớ gây khó dễ cho tôi.

- Dạ? Có thể tôi lầm… Nhưng mà chị yên chí đi. Không thằng nào

dám qua mặt tôi cả. Tôi chỉ cần… Nhưng thôi, nói cái đó làm gì. Chị Hai

Ngó bộ chị xanh quá? Nghe bọn em út nói chị nằm liệt mất ngày không ăn uống gì, tôi định ghé tới thăm… Còn mệt, chị định đi đâu đây? [X, tr.112].

Việc xưng hô giữa các nhân vật giao tiếp, như ta đã thấy, thường dùng theo từng cặp, trong đó cặp nhân xưng anh - em là khá tiêu biểu trong việc thể hiện tình thái thân mật.

Trong Ăn mày dĩ vãng, nhân vật Hai Hùng và Ba Sương là những người đồng đội rất hiểu nhau. Lời xưng hô giữa họ (anh - em) đã bộc lộ rõ tình cảm thân thiết, thái độ chân thành. Cuộc trao đổi giữa hai người diễn ra trong bối cảnh chiến tranh, một căn hầm nhỏ chỉ đủ chỗ cho hai người. Đạn bom lúc nào cũng ác liệt, đe dọa mạng sống của họ. Anh nói với chị:

- Nằm xuống đi em! Nằm nghiêng, quay mặt vào nhau hay cùng quay

mặt vào vách cũng được. Vừa đó - Hay anh ngồi dậy cho em nằm nhé! Hai

đứa cứ thay nhau, một đứa gác, một đứa ngủ và ngược lại được không?

[XIII, tr.215].

Ngôn ngữ thoại với cặp từ xưng hô anh - em thể hiện tình cảm thân mật nhưng vẫn giữ được một sự tôn trọng lẫn nhau. Ở đây, các từ ngữ khác cùng với từ xưng hô không chỉ nhằm thông báo một nội dung nào đó mà còn nhằm chinh phục tình cảm của người khác. Anh - em không chỉ dùng để thực hiện vai trao - đáp và xưng - gọi mà còn góp phần tạo nên nhịp cầu giao cảm giữa hai tâm hồn. Tình yêu của họ vẫn nồng nàn, dù xung quanh bom đạn chết chóc cận kề trong gang tấc:

- Còn giận em gần một năm qua làm mặt lạnh với anh không?

- Không! Càng yêu hơn. Yêu nhiều lắm!

- Em… Em thương anh! Yêu anh [XIII, tr.216].

Lời trao đáp anh - em của cô gái đã hòa nhịp cùng cảm xúc với người con trai. Cùng với những lời yêu thương khác, từ xưng hô đã góp phần bộc lộ, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của hai người yêu nhau trong chiến hào ác liệt.

Một điều đáng lưu ý là các từ xưng hô có vai trò bộc lộ tình thái theo nhiều mức độ, tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Cặp từ xưng hô anh - em, như đã phân tích ở dẫn chứng trên thể hiện tình cảm yêu thương. Nhưng ở dẫn chứng sau thì từ xưng hô anh - em thể hiện tình thái có phần phức tạp hơn.

Người đàn ông nói với cô gái:

- Em có lạnh không?- Có - Tiếng đàn bà run rẩy.

- Lại gần đây anh ủ ấm cho! - Không… em sợ lắm! - Giờ này có ma

nào nữa đâu mà sợ. Kìa! Lại đây kẻo mưa hắt! - Nhưng… anh không được

làm gì đâu đấy! - Tin anh đi. Anh thương em mà. - Không phải! Anh chỉ… ấy

em thôi. - Khổ quá! - Tiếng nói càng gấp gáp hơn - Bao giờ em mới hiểu được một chút cho anh nhờ? Trong tay có hàng vài trăm đàn bà con gái, anh thiếu gì mà phải khổ sở thương chiều một mình em. Lại đây… Chao! Người em ướt hết cả rồi đây này. Để anh… - Kìa…- Đừng anh! Em sợ… - Sợ cái gì

nữa kia chứ? Chúng mình chả đã từng gần nhau… cho nhau hết một lần rồi

ư? - Chính vì thế mà em biết anh không thương em. - Tầm bậy nào! Không thương mà tối tăm, mưa gió thế này, anh bỏ cả văn phòng giám đốc, bỏ cả vợ con xuống đây chỉ cốt được gặp em à?... Im! Ngoan nào… Cho anh lần nữa nhé! - Kìa! Đừng làm thế! Em hét bây giờ… Đấy, khuy áo đứt rồi! Bỏ ra đi! Em không đùa đâu! - Ai đùa! Em ác lắm!... Em có biết rằng mấy tuần nay… không lúc nào anh không mơ tưởng về em… về bộ ngực… về cái thân thể nóng rực của em. Anh… thèm em. - Không được! Dơ hết quần áo bây giờ… Kìa, dơ! - Dơ, anh đền cho một trăm bộ, một ngàn bộ khác… Ôm anh đi! Ôm chặt vào… Ôi! Ngực em ấm quá… Bộ ngực trinh nữ của em… Cả cặp đùi nữa! Anh chưa từng thấy ai có cặp đùi tròn và rắn thế này…

- Ái đau… Cắn đau thế! Anh xin lỗi! Tại em đấy. Ai bảo em cứ ngon

như một khúc giò. Nào! Mở chân ra một chút đi! Anh xin…Không…Anh sẽ không làm em sây xát như lần trước đâu. Sẽ… sẽ không để cho em có chửa đâu. Nào… đấy, lại khép vào rồi! Thế có chán không cơ chứ. Em không tin à?... Dốt! Cái nông trường toàn đàn bà con gái thế này mà không có kinh

nghiệm thì chửa đẻ tùm lum rồi còn gì. Nào… chiều anh chút đi cưng! Đằng

Bỗng vang lên một tiếng bốp khá gọn, ắng đi giây phút… rồi tiếng gã đàn ông bật lên gầm gừ: - làm cái trò gì thế? - Anh đứng dậy đi! Tiếng cô gái đanh lại. Tôi không phải là thứ trò chơi của anh ở đây như những cô gái khác. Anh nói cái gì kinh nghiệm? Anh đã có kinh nghiệm ngủ với bao nhiêu người rồi hả? Đồ đểu! Tránh ra cho tôi đi! Tởm lắm! - Ừ, thì thằng này đồ đểu đấy, nhưng cũng chẳng hơn gì. Cô tưởng tôi không biết cô là loại đàn bà nào à? Cô cắn cấu tôi, đến bây giờ vẫn còn vết, cô rúc đầu vào giữa hai đùi tôi, cô rít rẩm, cô rít lên như phát rồ phát dại… Tôi khoái sống lại cái cảm giác đó nên mới năn nỉ cô chứ cô tưởng cô báu nõn lắm à. Cô… tóm lại, cô chỉ là một thứ gái già, thứ đàn bà nạ dòng, cuồng dâm, hiểu chưa?

- Đồ khốn nạn! Tao không ngờ mày…Chỉ nói được thế, cô gái òa khóc. Nhưng tiếng hắn lại cười, cười rất đểu:

- Vâng! Cô không nói thì tôi cũng biết tôi khốn nạn từ lâu rồi. Và bây giờ tôi lại tính khốn nạn một lần nữa đây! Nào, biết thân biết phận thì nằm

xuống và im lặng! Thằng này đã cởi đồ ra là không dễ mặc lại đâu. Nằm

xuống! [XV, tr.118, 119].

Đoạn thoại khá dài trong tiểu thuyết Ba lần và một lần giữa một người đàn ông và một người đàn bà tránh mưa trong cái lán nhỏ giữa rừng cao su. Mở đầu đoạn thoại là ngôn ngữ xưng hô bằng cặp từ anh - em, người đọc hình dung đây là hai người đã có tình cảm với nhau từ lâu và nay họ lại gặp nhau để tiếp nối những tình cảm âu yếm ấy. Ngôn ngữ người đàn ông lưu loát, có phần mạnh bạo để tán tỉnh, chinh phục. Ngôn ngữ người con gái run rẩy, sợ sệt, cách sử dụng từ xưng hô anh - em hoàn toàn phù hợp với bối cảnh giao tiếp này cho dù ở lời thoại của nhân vật nữ đã có những băn khoăn nghi ngại trước mọi cử chỉ của chàng trai. Đến giữa đoạn thoại, vẫn là từ xưng anh - em nhưng ngôn ngữ của người phụ nữ đã có sự thay đổi, báo hiệu sự chuyển biến đột ngột về tình cảm, thái độ đối với người đàn ông khi hắn ta đã dần dần tự lột mặt nạ của mình. Đó không phải là người đàng hoàng đứng đắn và có tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w