Từ xưng hô và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 82)

7. Cấu trúc của luận án

2.3. Từ xưng hô và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

2.3.1. Mối quan hệ giữa xưng hô và kiểu nhân vật

Mỗi kiểu nhân vật có một loạt các đặc điểm chung và riêng về tính cách, tư tưởng, hành động và ngôn ngữ như chính bản thân cuộc sống trong hiện thực xã hội. Văn là người, ngôn ngữ của mỗi người thể hiện rõ tính cách của mỗi người. Khi tìm hiểu lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai, ta có thể nhận thấy rõ mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ giữa: ngôn ngữ nhân vật với các nhân tố khác, như: tính cách nhân vật, giới tính, hoàn cảnh mà nhân vật đang sống,v.v…

So sánh:

(1) - Thế thì đù mạ! Nhớ rồi. Màythằng Hùng ác ôn, thằng Hùng trời gầm, đúng không? Nhưng sao lóng rày mày già dữ vậy mày? Nếu không nói tới viên đạn mắc dịch ấy thì ông cố nội tao nhận cũng không ra.

- Thì hai mươi năm rồi, một phần ba đời người rồi còn gì nữa.

- Ờ, lẹ hè! Tao nhớ ngày ấy mày ngon lắm kia mà. Cái giò của mày bự

bằng cả khúc bằng lăng, nếu không viên đạn ấy nó cắt cụt cu mày rồi, lão

khọm à.

- Thế bộ mày tưởng mày còn trẻ lắm ư? Nếu thằng con mày nó không

nói ba cháu ở rẫy sắp về tới thì chắc tao nghĩ mày là ông già đẻ ra cái thằng Ba Thành ngày xưa quá!

- Khớ…Khá! Thằng khọm già vẫn còn giữ được cái giọng châm chọc

đểu giả thủa nào. Khá! Với cái giọng này mày nẫng được con nhỏ Ba Sương

trên tay ráo trọi bọn đàn ông trong này thì hận thật. Khá! [XIII, tr.108]. (2) Nhân vật Thêm và sau này là bà thẩm phán Út Thêm trong Ba lần và một lần nói với thủ trưởng: - Còn công việc của cháu? - Cô bé lại buột

mồm hỏi mà không biết cái suy nghĩ bỏng rát lúc nãy của mình đã từ từ nguội đi từ lúc nào.

- Công việc hả? Cứ chậm rãi! Việc cách mạng ngày dài tháng rộng,

không đi đâu mà vội. Có thể sớm mai thử theo chú ra bưng vài lần làm quen

địa hình cái đã.

- Ngay sớm mai ư? Vậy mà - Giọng cô chìm đi - cháu đã định đêm mai sẽ...

- Sẽ bỏ đây đi chứ gì?

- Ơ! Sao chú biết hay vậy? [XV, tr.22].

Quan sát hai đoạn thoại, nhất là các từ được dùng trong mỗi đoạn thoại ta sẽ thấy giữa chúng tuy cùng là những lời nói giữa các nhân vật, trao qua đổi lại, nhưng có sự khác nhau.

Ở (1), các nhân vật nói với nhau bằng những từ ngữ rất đời thường, thông tục, bỗ bã:

- Thể hiện trong xưng hô: mày, tao, thằng khọm già, con nhỏ, thằng con mày, ông già…

- Thể hiện trong các từ tình thái: (già) dữ vậy, ngon, (cái giọng châm chọc) đểu giả…đù mạ, lẹ hè, khớ, khá…

Ở (2), các nhân vật nói với nhau bằng những từ ngữ cũng rất đời thường nhưng giàu màu sắc biểu cảm, nhẹ nhàng hơn:

- Thể hiện trong xưng hô: chú, cháu…

- Thể hiện trong các từ tình thái: ư, hả, ơ, chứ gì…

Đối chiếu từ được dùng trong hai đoạn thoại, ta thấy có sự khác nhau về cách xưng hô, về những từ ngữ biểu cảm (Ở (1): thân mật, suồng sã, ở (2): lịch sự, nhẹ nhàng). Sự khác nhau đó phù hợp với kiểu nhân vật, với trạng thái tâm lí và hoàn cảnh nhân vật. Ở đoạn (1), nhân vật phát ngôn là người lính, ở đoạn (2), nhân vật phát ngôn là người phụ nữ. Qua đó, có thể thấy, mỗi kiểu nhân vật đều có một kiểu ăn nói nhất định, thể hiện rõ và cũng tương hợp với nhân thân và hoàn cảnh sống của họ.

2.3.2. Từ xưng hô của một số kiểu nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai

2.3.2.1. Từ xưng hô và nhân vật người lính

Trong số hệ thống nhân vật các tiểu thuyết của Chu Lai, nhân vật người lính chiếm số lượng đông đảo nhất. Họ đến từ nhiều vùng quê khác nhau, xuất thân, hoàn cảnh và tuổi tác khác nhau, vị thế cũng không giống nhau, nhưng có điểm chung là nhân vật người lính mang tính đặc thù “chất lính”, không lẫn với các nhân vật khác. Chất lính này toát ra không chỉ trong lời giới thiệu, miêu tả của nhà văn mà nó còn thể hiện sâu đậm nhất, ấn tượng nhất là ở ngôn ngữ của họ, trong đó có từ xưng hô. Đó được xem là một trong những thành công nhất của Chu Lai khi xây dựng nhân vật, khắc họa tính cách, đặc điểm nhân vật. Các từ xưng hô, cùng với các từ ngữ khác của người lính thật tự nhiên, bỗ bã:

- Tiếc quá! Mày lại có vợ rồi, nếu chưa, tao xin hứa nếu còn sống trở về, nhất định tao sẽ gả em gái cho. Em gái tao xinh nhất làng đó.

- nói dóc đấy, làm đếch gì có em gái. chỉ có bà chị gái sứt môi lồi rốn bán thịt chó sống ở đầu chợ thôi.

- Thôi, đừng giỡn nữa! Giỡn hoài, chạnh lòng, lại chảy nước (Hạ giọng thật khẽ)… đái ra bây giờ. Có phải không chịBa? [XIII, tr.93].

Còn đây là đoạn thoại khi hai người từng là đồng đội, gặp lại nhau sau chiến tranh. Trong lời thoại, có nhiều từ xưng hô và thông tục được người lính nói ra một cách tự nhiên:

Đồng chí hỏi tôi? Vâng! AnhBa Thành, bác sĩ? Bác sĩ con mẹ gì? Thế đồng chí là… Vất mẹ nó đồng chí đi! Mình đây, Hai Hùng đây! Chao ôi! Chả lẽ tớ già đến nỗi cậu không còn nhận ra nữa ư? Đầu viên đạn M16 cậu lấy ra từ đùi, gần bìu dái, tớ vẫn giữ… Thế thì đù mạ! Nhớ rồi. Mày

Còn đây là lời của người lính khi gặp lại vị chỉ huy can trường dũng cảm mà cũng nhân từ độ lượng với lỗi lầm của đồng đội năm nào của mình:

- Ông còn nhớ cái gì đây không?Đầu óc lão này hư rồi! Quên hết quá khứ rồi! – anh ta trợn mắt – Cái dây dù bị cứa đứt đã làm ông té lộn cổ xuống

suối còn để lại thẹo đến tận bây giờ đó, nhớ chưa!…Thế ra ông là… chính

ông là cái người đã…Đúng! Tôi chính là thằng Tínhthằng Hai Tính khốn

nạn đã hại ông đây! – Giọng anh ta méo đi như sắp khóc và ngay liền đó,

nước mắt anh ta lại chảy ra thậtTôi khốn nạn thế mà ông vẫn không nhận

ra ư?... Ông không hận tôi ư?... Chết thôi! Ông khác đi nhiều quá! [XV,

tr.140].

Lời của người đồng đội năm xưa vẫn chân thật, tự nhiên không khách sáo, không câu nệ thân phận.

Qua từ ngữ lời thoại, ta có thể thấy tính cách, suy nghĩ của người lính thấm vào trong lời thoại, trong cách dùng từ xưng hô (đồng chí, mình, tớ, cậu, mày, lão, thằng) và các từ ngữ thông tục khác (con mẹ, đùi, bìu dái, đù mạ, chết thôi); chúng bộc lộ rõ tâm trạng, tình cảm của nhân vật và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Ta có thể thấy, ngôn ngữ người lính là thứ ngôn ngữ đậm chất đời thường, ít màu sắc tu từ, lối nói thẳng thắn, bộc trực với thái độ dứt khoát… Các từ dùng và sắc thái như thế phù hợp tính cách người lính.

2.3.2.2. Từ xưng hô của nhân vật là người nông dân

Trong tiểu thuyết của Chu Lai, nhân vật người nông dân xuất hiện khá nhiều, họ cùng các nhân vật khác, với những cách thức thể hiện khác nhau, phản ánh hiện thực xã hội, bộc lộ rõ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Xét ở khía cạnh ngôn ngữ, qua các lời thoại của các nhân vật người nông dân, có thể thấy ngôn ngữ của họ phản ánh khá rõ tính cụ thể, gắn liền với hoàn cảnh, tình

cảm, suy nghĩ, phù hợp với bản chất: chân tình, giàu tính biểu cảm. Sau đây là một số đặc điểm từ ngữ tiêu biểu:

Các nhân vật người dân bình thường được nhà văn miêu tả bằng thứ ngôn ngữ khá dung dị, mộc mạc như chính đời sống, tâm hồn của họ. Các từ xưng hô cũng thể hiện rõ điều này. Đọan thoại sau là lời bà má nói với các chiến sĩ:

- Lính hôm nay xuống ba GMC, đầy nhóc. Tao đoán thằng “sư năm”

đổi về. Đi đứng coi chừng cho kỹ, mấy con!

Má quay lại chị phụ nữ:

- Con Út lấy thuốc đưa cho cậu Tư mày chia cho mấy đứa nó hút! [VII, tr.130].

Hay trong lời thoại:

- Của thằng Sáu đây! Uống chút thôi. Ráng dẹp cái chuyện ấy đi,

nghe con!

Đến lúc ấy Linh mới nhìn thấy bàn tay cầm can rượu của má co rút lại, cả cánh tay quặt quẹo như tật nguyền. Má cười móm mém:

- Mấy đứa mới xuống hả? Có thằng nào người Bắc không? Linh “dạ” khẽ.

Má chặc lưỡi:

- Tội nghiệp! Mưa gió thế này… Thôi, tao về đây kẻo chúng nó nghi. Mai tao ra cho mấy thằng Bắc lạng cà phê uống chơi [VII, tr.130].

So sánh cách xưng hô “mày - tao” bỗ bã của nhân vật người lính, ta thấy có sự khác nhất định với cách xưng hô của nhân vật người nông dân. Từ xưng hô trong hai đoạn trên thể hiện quan hệ giữa mẹ và con, nặng về tình cảm với sắc thái thân mật: tao - con, đứa, thằng.

Bên cạnh từ xưng hô, các từ tình thái trong lời thoại nhân vật người nông dân được nhà văn chọn lọc, đưa vào lời nhân vật phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của tính cách người nông dân. Một số dẫn chứng cụ thể:

Khi nói với Thúy, má Sáu của đồng ruộng bưng biền mắng yêu như mắng đứa con, đứa cháu nhõng nhẽo của mình:

- Cha nội mày! Con nhỏ dòm càng ngày càng đẹp ra! Chồng con tính

sao chưa, con? [VII, tr.131].

Lời của nhân vật nữ tên Hương nói với người yêu thể hiện sự chân tình, chân chất, mộc mạc của người con gái thôn quê:

- Xa xôi lắm Hương à! Chả biết bao giờ về, và có thể không bao giờ về

nữa… Thôi, quên anh đi! Anh không muốn mang sự chờ đợi mỏng manh của

em vào chiến trường…

Hương đã ngồi lặng đi thật lâu, rồi nói như một lời thề:

- Em đợi… Mai này anh về, dù có què cụt chân tay, em vẫn đợi! Em sẽ làm lụng nuôi anh suốt đời… [VII, tr.15].

Đoạn thoại giữa cô gái nông dân chỉ biết đồng ruộng, chòm xóm chân chất mà chưa bao giờ rời khỏi quê hương với cậu chủ nơi cô làm thuê:

- Tôi sẽ đưa cô Hai về.

- Ý! Đâu có được cậu chủ.

- Được chớ, sao lại không được?

- Dạ, thôi cám ơn cậu, tôi về một mình, nhà gần mà.

Cậu ta bước đến sát trước mặt tôi, to cao lừng lững, từ vồng ngực nở nang của cậu toát ra mùi nước hoa lẫn mùi rượu, mùi mồ hôi, nồng nồng. Mắt cậu gườm gườm:

- Đừng làm phách. Hay có thằng nào khác đưa đón rồi?

- Đâu có cậu, tôi gầy guộc, xấu xí, làm gì có ai đưa đón. Cậu nói thế tội nghiệp… [IX, tr.22].

Ngôn ngữ thẳng thắn, nóng nảy của Riềng, chàng trai sinh ra và lớn lên ở làng, khỏe mạnh, cần cù:

- Mẹ nó! Thằng chủ xe nó chơi chó má. Cả ngày đạp ựa cơm, kiếm

được ba trăm, nó đòi hai. Không chịu, nó cúp luôn. Điên quá, em xáng cho nó cái bạt tai rồi quẳng cả tiền lại, không thèm [IX, tr.26].

Đứng trước tình huống sẽ bị thất tiết bởi cậu chủ đang theo đuổi mình, Cô gái Hai Thanh vốn dĩ hiền lành, chịu thương, chịu khó và nhường nhịn mọi người trong từng lời ăn tiếng nói bỗng đanh lại để bảo vệ mình:

- Tôi không cần! Cậu đi đi!

- Vậy thì cô cứ việc kêu đi, kêu to lên!

Đến nước này thì không thể chịu được nữa, tôi quay phắt lại, người vẫn dìm sâu trong nước, tôi quắc mắt:

- Cậu cút đi, đàn ông gì mà không biết nhục! [IX, tr.30].

Và cô gái ấy đã có hành động quyết liệt hơn để từ chối cái mà mình không muốn:

- Cậu dang ra để tôi đi!

Tôi nhìn thẳng vào bộ mặt ấy và không thấy sợ hãi một chút nào.

- Tôi biết khinh tôi, giận tôi nhưng đừng vì thế mà bỏ việc. Sao cô cố chấp quá!

- Cậu mà cũng biết nói những điều như thế à? Muộn rồi! Nhờ cậu nói

giùm với ông bà chủ cho tôi nghỉ việc. Chào cậu! [IX, tr.32].

- Nhận xét chung:

Qua những đoạn thoại trên, có thể nhận thấy nhân vật người nông dân có những đặc điểm sử dụng từ nổi bật:

- Về các loại từ được sử dụng trong lời thoại:

+ Sử dụng các từ xưng hô biểu thị các trạng thái tình cảm hay thái độ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp và phù hợp với tính cách nhân vật. Đó là những từ xưng hô biểu thị thái độ thân mật, yêu thương: Hương - anh; tao - con; anh

- chị Năm; thằng Sáu, con Út, mấy đứa, mấy thằng Bắc, mày, con nhỏ, con, đứa, chị Hai - em, má,…

Biểu thị thái độ coi thường: chúng nó, thằng nào, nó, thằng chủ xe,… Biểu thị tình thái trung hòa: tôi - ông, cô Hai - tôi, cậu chủ - tôi, cậu - tôi, tôi - ông bà chủ

+ Sử dụng nhiều từ tình thái trong lời thoại để vừa tạo sắc thái câu nói vừa thể hiện rõ hơn các trạng thái, tình cảm của nhân vật với các đối tượng giao tiếp cụ thể trong những hoàn cảnh nói năng cụ thể. Các từ tình thái xuất hiện ở các đoạn thoại trên gồm: hả, dạ, à, chả biết, thôi, vẫn, nghe con, tội nghiệp, cha nội mày, quá, muộn rồi, mấy con…

2.3.2.3. Từ xưng hô của nhân vật người trí thức

Trong tiểu thuyết của Chu Lai, nhân vật người tri thức cũng được nhà văn chú tâm xây dựng để phản ánh đúng hiện thực của xã hội, của thời đại mới với một lớp người mới: người trí thức. Kiểu nhân vật trí thức của Chu Lai khá đa dạng: giáo sư, giảng viên, giáo viên, sinh viên, kĩ sư, bác sỹ…

Ở khía cạnh ngôn từ, nhà văn đã khắc họa đặc điểm nhân vật trí thức qua những lời miêu tả của chính tác giả qua các lời dẫn thoại và rõ nhất là qua lời thoại nhân vật. Một số điểm nổi bật về mặt từ ngữ của nhân vật trí thức.

- Đây là lời của giáo sư Luân với những từ dùng trong đoạn thoại rất rõ ràng, nhã nhặn của người có học. Điều đó trước hết thể hiện qua từ xưng hô.

Các từ xưng hô mang sắc thái trung hòa: tôi/anh:Xã hội ta bây giờ đang sao chép lối sống Mỹ một cách sống sít thì đúng hơn. Có quốc gia nào tự tồn tại bởi những con người chuyên đi bắt chước những cái bên ngoài. Thà

cứ sống khổ hạnh như phía bên kia lại giữ được bản ngã của mình. Anh hiểu

giùm, đây tôi không nói chuyện chính trị. Thú thực tôi không hiểu những

người cách mạng lắm và tôi cũng chưa có ý định tìm hiểu [X, tr.25]. Hoặc những từ xưng hô thân mật: ba/con, anh/em:

Đây là cuộc tranh luận giữa hai bố con, mỗi người có những lý lẽ và ý kiến riêng của mình trên quan điểm, lập trường của người trí thức khi bàn về vấn đề chính trị: Con lại tranh luận rồi. Con định tranh luận đến bao giờ nữa. Ngày mai, ở những cánh rừng ẩm thấp xa lạ, nếu con bị ăn một viên đạn của người khác hoặc người khác ngã vật trước mũi súng của con thì thử hỏi

ba còn muốn tranh cãi với con làm gì. Tất cả chúng ta bây giờ mắc cái bệnh

nói nhiều quá mà không làm… Thế là - Ông chuyển giọng - Con không tự

cứu được con một điều mà ba lo sợ, kể từ ngày má con mất đi. [X, tr.159]. Hay đoạn thoại giữa Nga và Hải, hai trí thức trẻ của Sài Gòn đang chao đảo giữa cuộc sống thật giả xung quanh mà chưa chọn cho mình một con đường đúng đắn: Thôi đừng nói nữa anh… Em van anh! Ráng chờ em học

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w