Một vài so sánh bước đầu từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 135)

7. Cấu trúc của luận án

3.1.4. Một vài so sánh bước đầu từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu

vật của tiểu thuyết Chu Lai với từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của một số nhà văn khác...

Trong tác phẩm của mình trong thời gian gần đây, Chu Lai cũng như nhiều nhà văn khác đưa vào trong tác phẩm của mình, qua lời nhân vật nhiều lớp từ ngữ đời sống mà trước đây các sáng tác văn học thường kiêng kỵ. Dường như những yếu tố tục kia không gợi cho người đọc những gì như bản chất từ ngữ mà đã hàm chứa một ý nghĩa khác - bản chất của cuộc sống tự nhiên, bản năng trong mỗi con người. Chẳng hạn, trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp cũng như Chu Lai, thường dùng khá nhiều các từ ngữ thông tục.

Khảo sát yếu tố tục trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy thấy tác giả cũng rất chú trọng gửi các thông điệp qua ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cũng có những điểm gần giống với ngôn ngữ nhân vật của Chu Lai, có tính cá thể hóa sâu sắc. Nhân vật tuy không nói nhiều lời nhưng để lại ấn tượng sâu đậm. Lời nói của nhân vật không văn hoa sách vở, nó mộc mạc như tiếng nói của đời thường. Họ phát ngôn một cách tự do. Nhân vật chẳng cần giữ ý, cứ thản nhiên “văng” ra những khẩu ngữ, những câu chửi thề thô tục của mình. Trong tác phẩm Tướng về hưu, lời nhân vật ông Bổng có nhiều từ ngữ rất đời thường, nói ra một cách hồn nhiên: mất mẹ bộ xa lông, bốc mộ cho chú bộ ván… Không sao, bao giờ cả làng này chết tự tao cũng đủ tiền đi đò nhét vào

miệng họ. Lời nhân vật Thủy sắc sảo, rành mạch thể hiện một cá tính mạnh

mẽ: không thể được, tôi không thích, ăn là trên hết, họ hàng nhà anh kinh bỏ

cáng vô lương: “Lạy mẹ, mẹ phù hộ cho con đi học nước ngoài, kiếm cái xe cúp… Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé… Các bác già chết có gì là lạ” .

Loại nhân vật xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là loại nhân vật trần tục, tha hóa, biến chất. Đặc điểm của loại nhân vật này là ngôn ngữ sử dụng nhiều từ tục như: mẹ mày, láo, kề miệng lỗ, cứt, ăn cứt, đồ ruồi nhặng, lo thọt dái, ngu như chó, sợ vãi đái, bể cứt, mẹ cha mày, bỏ mẹ,

bóp vú,…Bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp lúc cần cũng

có thể văng tục, từ một bà già nông thôn đến một ông vua vị tướng, từ những kẻ trí thức có học đến những người bình dân ít học, từ những con người thực trong lịch sử đến con người trong huyền thoại.

Qua thống kê từ ngữ qua lời thoại nhân vật của Chu Lai với thống kê sơ bộ từ ngữ lời thoại nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, có thể thấy những nét khá tương đồng: các nhân vật dùng nhiều từ ngữ như lời nói thường, có tính thông tục, đậm chất khẩu ngữ. Ở đây, sự so sánh không phải để đề cao hay phủ nhận ai, mỗi nhà văn có một phương thức sáng tạo riêng của mình và chính những sáng tạo riêng ấy đã tạo nên phong cách ngôn ngữ có nhiều dấu ấn mới của các tác phẩm văn học trong thời kỳ đương đại.

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai cũng sử dụng những từ tục để chửi, nhưng cái chửi trong tình huống của những người lính gặp lại nhau sau chiến tranh không phải là lời chửi tục tằn, bất hạnh mà đó là lời chửi thoải mái của những tâm hồn người lính chân thật, phóng khoáng không câu nệ lễ nghi. Ở họ dường như yếu tố tục trong lời chửi mất đi sự cay nghiệt, căm hận mà chỉ còn lại tiếng cười sảng khoái, nhẹ nhàng đùa vui mà thôi.

Nhưng từ ngữ trong lời thoại nhân vật của nhà văn Nguyễn Khải thì lại có điểm khác. Ngôn ngữ nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Khải là sự kết hợp nhuần nhuyễn các sắc điệu trong tác phẩm, khi hoài nghi, khi đùa vui, khi chua chát đắng cay, lúc hùng hồn, khúc chiết, lúc luận chiến căng thẳng, khi

trôi theo dòng ý thức thâm trầm khiến nhân vật hiện lên cũng uyển chuyển, duyên dáng, cái duyên dáng tự nhiên như cuộc đời với những mặt tốt đẹp vốn là như vậy. Các nhân vật Nguyễn Khải gắn với những vấn đề chính trị xã hội lớn lao của đất nước, hình tượng ngôn ngữ nhân vật thể hiện sự kiếm tìm, trăn trở về đạo đức, khát vọng cao cả, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn con người trong cuộc đời. Phông nền xuất hiện các nhân vật là cuộc sống mới đang được xây dựng trên mảnh đất vừa trải qua chiến tranh.

Cùng xuất hiện hình ảnh nhân vật người lính như tác phẩm của nhà văn Chu Lai, ở sáng tác của Nguyễn Khải là những người lính một thời xông pha lửa đạn, nay trở về cuộc đời bình thường, làm nghĩa vụ một công dân họ vẫn thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ, sống giản dị, khiêm nhường, cũng phải vật lộn với thử thách để đứng vững trên đôi chân của mình. Ông Hai trong truyện Sư già chùa Thắm hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ giàu đức hi sinh, coi trọng nghĩa tình, không ham danh vọng, quyền lực và cũng biết hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống đời thường. Từ một sĩ quan quân đội đang sống trong sự ưu đãi, ông đã tự nguyện xin nghỉ hưu, bỏ lại tất cả mọi thứ ở đằng sau để trở về sống với những người ruột thịt, lặng lẽ sống như bao người dân bình thường khác. Về cơ bản, những người lính xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Khải có cuộc sống thanh đạm nhưng không mất đi chất lính. Lớp từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nhân vật thường sử dụng ngôn ngữ trải nghiệm, xót xa, suy ngẫm. Lời kể của nhân vật thường dài, lời thoại thường ngắn và bộc lộ cá tính. Ngôn ngữ các nhân vật thường chứa đựng sự thông minh, hiểu biết rộng.

Sự đa dạng của loại hình nhân vật trong sáng tác Nguyễn Khải vừa thể hiện sự thống nhất, vừa thể hiện sự đổi mới trong quan niệm con người của ông. Nó vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, vừa có sự tiếp nối liên tục, không đứt đoạn. Nhìn chung, qua so sánh sơ bộ, có thể thấy các lớp từ ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Khải phù hợp với kiểu nhân vật

của nhà văn, phù hợp với cái “tạng” của tác giả: nhuần nhị, nhẹ nhàng, suy tư, triết luận, nó có nhiều điểm khác với ngôn ngữ nhân vật trong tác

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w