7. Cấu trúc của luận án
3.1.3. Vai trò của từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu
3.1.3. Vai trò của từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyếtChu Lai Chu Lai
Danh sách các từ ngữ thông tục trong lời thoại thật đa dạng, có tần số sử dung cao, lặp đi lặp lại. Đó là những từ chửi rủa trong Ăn mày dĩ vãng:
mẹ kiếp, đồ ăn mày, thằng khốn, cút xéo, thằng súc sinh, khốn nạn, thằng ngu ngốc, đồ y tá lang băm, mẹ nó, thằng hèn, đồ khốn, im cái mồm, kệ mẹ tôi, đồ dã man, mẹ mày, cha trời, con mẹ họ, tiên sư chúng mày, thằng con mẹ; trong
Gió không thổi từ biển: thằng điên, đồ con bò, ác hơn con hổ trên rừng, đồ ăn hại, thằng mọi, đồ đĩ rựa, con mẹ nó, im mồm đi, khốn nạn, đồ rắn độc, đồ mật vụ, đồ cảnh sát hạng bét, đồ ngu, mẹ kiếp, thằng phản bội; trong Ba lần và một lần: im mồm, dốt, đồ đểu, đồ khốn nạn, đ.mẹ, má mày, dẹp mẹ nó, má thằng bạc nghĩa vô tình, chết dấp chết dúi, đ.má thằng già, đồ ăn cháo đái bát, chó má súc vật, con đĩ già, ông nội mày, con mẹ mày, con bồ mất nết;
Cuộc đời dài lắm: bỏ mẹ, cút, mẹ khỉ, mẹ chị, bố thằng nào, thằng khốn nạn, đồ đạo đức giả, đồ khốn nạn, con mẹ nhà ông, má thằng bạc nghĩa vô tình, đ.má thằng già, thằng ngu, ngu dại, dở hơi, thằng khốn, cút khỉ nhà tao, khốn nạn, mẹ nó, đồ dâm tình, bịp bợm, thằng dại gái, đồ ăn cháo đái bát, tiên sư ông, con mẹ ông…
Trong các lời thoại, có những từ tục xuất hiện không chút kiêng tránh:
bóp dái, rặn ỉa, ỉa đái, con cặc, bìu dái, chó dái, đàn ông chó dái, thiến mất dái, cơn động đực, cái chim của mày, đống cứt, bốc cứt bốc đái mà ăn, vũng nước đái chó, ôm đít vợ, đĩ, chó nó tin, cái đít toàn trứng, đ.quên cái gì, ông là cứt, cứt đái, bỏ mẹ, thối, con tườu, ỉa vãi, dại gái đến chảy nước đái ra…
Với những từ thông tục xuất hiện khá nhiều trong các lời thoại đã liệt kê cũng như phân tích ở các mục trên, có thể thấy nhân vật của Chu Lai bộc lộ khá rõ các thông tin về nhân thân của họ ở mấy mặt sau đây:
Về giới tính, thành phần, nghề nghiệp: phần lớn số nhân vật trong tác phẩm là người lính (trong và sau chiến tranh) hoặc từng là người lính (sau chiến tranh); số đông trong họ là nam; nhân vật là nữ có số lượng ít hơn. Tất cả họ đã tham gia vào cuộc chiến và xây dựng cuộc sống sau hòa bình ở nhiều môi trường khác nhau.
Về quan hệ, hoàn cảnh và thái độ giao tiếp: quan hệ cơ bản giữa các các nhân vật người lính là quan hệ ngang hàng; hoàn cảnh giao tiếp phần lớn là trong các tình huống rất ngặt nghèo, ác liệt của chiến tranh, lúc đó người ta phải xử lý mau lẹ, thái độ dứt khoát; cũng có thể là trong hoàn cảnh thời bình, nhưng cuộc đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu không kém phần quyết liệt, đòi hỏi phải bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng.
Về tính cách: qua lời thoại sử dụng các từ ngữ thông tục, từ chửi, các nhân vật bộc lộ tính cách ngang tàng, dân dã, đời thường của những con người sống trong thời kì bão lửa và những thử thách khủng khiếp của thời đại. Điều này phù hợp với nhân vật là những người lính, phù hợp với hiện thực đời sống trần trụi, đầy những bức xúc mà các nhân vật giao tiếp trải qua.
Vì sao nhân vật người lính lại phải dùng những từ tục trần trụi như thế? Cả đội hình của ta rối loạn và nhanh chóng bị xé nát đến tan tác, thảm hại vì bị địch phục kích bất ngờ. Trong lúc ấy, có một cái bóng chạy ngược trở lại mà không chịu tiến công, Hai Hùng bức xúc chửi ngay:
- Thằng khốn! Chạy đi đâu? Mày bỏ bạn bè, đồng đội đi đâu? Cái bóng nói hào hển, sặc sụa mùi thuốc thơm ru- bi: - Ấy cậu… Đồng chí! Tôi… Tôi đây mà. Tôi là Ba Tiến, phó bí thư quận ủy đây mà. Bỏ… Bỏ tay ra đi,
kẻo người ta thấy… Kìa! … - Chạy như chó mà xưng là bí thư. Nhục! - Này
đồng chí! - Cái bóng cố gượng dậy, hai cẳng chân để trần va đập lục cục - ăn nói cho có tổ chức. Ai là chó hả? Láo! Tất cả đều chạy, bộ đội của đồng chí cũng chạy chứ riêng gì tôi. Láo! Láo quá! Phải giáo dục thế nào chứ không thì…- Cút! Cút về phía sau mà giáo dục. Cút! [XIII, tr.32].
Lời thoại trong tác phẩm không kiêng kị, tránh né những lớp ngôn từ được dùng trong lời nói tự nhiên hàng ngày; cách nói, giọng điệu nhân vật thì bạo liệt, gân guốc, thô mộc, thậm chí là có lúc cay nghiệt, đáo để… Sở dĩ nó vẫn được chấp nhận, không gây phản cảm là bởi nhà văn đã đặt đúng nơi, đúng lúc, tạo ra hiệu ứng sử dụng ngôn từ và cách nói. Và khi đặt lời thoại nhân vật trong bối cảnh chiến tranh, ở cận kề ranh giới của cái chết và sự sống, người ta không thấy những lời ấy là trần tục, thô thiển mà dường như nó đã mang một ý nghĩa ngữ dụng khác hẳn với những tình huống giao tiếp bình thường.
Từ ngữ trong lời thoại làm cho ngôn ngữ nhân vật gần gũi đời sống, phù hợp phong cách giao tiếp. Đó là những lời chửi: Mẹ kiếp, đồ ăn mày, thằng khốn, thằng súc sinh, khốn nạn, thằng ngu ngốc, đồ y tá lang băm, mẹ nó, thằng hèn, đồ khốn, đồ dã man, tiên sư chúng mày, đồ con bò, đồ ăn hại, thằng mọi, đỗ đĩ rựa, đồ rắn độc, đồ mật vụ, đồ cảnh sát hạng bét, đồ ngu, mẹ kiếp, đồ đểu, đồ khốn nạn, đ.mẹ, đ.má thằng già, đồ ăn cháo đái bát, chó má súc vật, con đĩ già; bỏ mẹ, cút, mẹ khỉ, mẹ chị, bố thằng nào, thằng khốn nạn, đồ đạo đức giả, đồ khốn nạn, con mẹ nhà ông, má thằng bạc nghĩa vô tình,
đ.má thằng già, thằng ngu, ngu dại, đồ dâm tình, bịp bợm… Những từ tục
xuất hiện không chút kiêng tránh: Bóp dái, rặn ỉa, ỉa đái, con cặc, bìu dái, chó dái, đàn ông chó dái, thiến mất dái, cơn động đực, cái chim của mày,
đống cứt, bốc cứt bốc đái mà ăn, vũng nước đái chó, ôm đít vợ, đĩ, chó nó tin, cái đít toàn trứng, đ.quên cái gì, ông là cứt, cứt đái, bỏ mẹ, thối, con tườu, ỉa vãi, dại gái đến chảy nước đái ra…