Vai trò của việc sử dụng các thành ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 141)

7. Cấu trúc của luận án

3.3.2. Vai trò của việc sử dụng các thành ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu

ngữ hay thành ngữ trong tác phẩm Chu Lai tùy theo tính cách và hoàn cảnh của từng nhân vật; riêng trường hợp thành ngữ, nhìn chung, khi xuất hiện đơn vị này ở lời nhân vật thì tình thái và ý nghĩa cụ thể của lời thoại được bộc lộ rõ hơn.

Các quán ngữ đưa đẩy cùng với việc các thành ngữ trong nhiều lời thoại (của đáng tội, cực chẳng đã, chả thế mà, thì đã biết, trơn lông đỏ da,

tham lam chuộng lạ, lừa thày phản bạn…), cho thấy nhà văn Chu Lai có ý

thức để cho nhân vật sử dụng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp. Với cách dùng như vậy, cùng với các loại từ ngữ khác, chúng góp phần tô đậm thêm tính chất khẩu ngữ của ngôn ngữ nhân vật.

3.3.2. Vai trò của việc sử dụng các thành ngữ qua lời thoại nhân vậttrong tiểu thuyết Chu Lai trong tiểu thuyết Chu Lai

Trong câu nói, các từ ngữ tham gia kiến tạo câu để truyền đạt thông tin có thể có nhiều loại, tùy thuộc vào tư tưởng, tình cảm người nói muốn thể hiện; trong đó có những câu người ta có thể chen thêm những quán ngữ hay thành ngữ, tục ngữ. Đó cũng là lẽ thường của giao tiếp. Những yếu tố này có thể mang thông tin quan trọng trong câu, cũng có khi chúng chỉ cấp cho câu thông tin phụ, bổ sung cho một sự tình nào đó (như: tình thái, nhấn mạnh, lịch sự). Vai trò của những yếu tố này trong lời thoại khá là đa dạng, phụ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể. Vì vậy, xác định vai trò của việc sử dụng các thành ngữ (cũng như các nhóm từ khác đã nêu ở các mục trên) qua lời thoại trong tiểu thuyết Chu Lai là việc cần thiết nhưng thật khó để phân

loại, chỉ tên vai trò đó của tất cả các từ một cách minh bạch, rach ròi. Sau đây chúng tôi nêu một số vai trò thường gặp nhất của thành ngữ được dùng trong lời thoại.

3.3.2.1. Trước hết, thành ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung thông tin trong câu. Trong Ăn mày dĩ vãng, để diễn đạt cuộc sống đầy bi kịch ngày trở về sau chiến tranh của những người lính, tác giả đã để nhân vật sử dụng cách nói: tha phương cầu thực, chửi tục như ranh, tứ chiếng giang hồ, bất

đắc dĩ, ăn tươi nuốt sống…và sau đó sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế

thị trường đã khiến thiên hạ nghĩ rằng người lính trở về ấy chỉ biết ăn no vác nặng chứ không làm được gì cả. Hai Hùng đã chứng minh cho mọi người thấy rằng, những người lính trở về ấy không phải như vậy, mà thực chất, họ ngày trước thế nào, bây giờ thế ấy; họ là những huynh đệ chi binh chia lửa cùng nhau, chiến hữu bang giao chí cốt cùng liên kết lại như tình đồng đội năm xưa để đánh thù trong giặc ngoài. Chỉ khác là bây giờ trong thời bình, đối tượng mà họ hướng đến để tiến công là lũ sâu mọt hại dân hại nước, là những tham quan ăn hối lộ trắng trợn mà thôi.

Để chỉ thói xét nét, thức đêm như vạc, mò mẫm hết xó xỉnh này đến xó xỉnh khác của Ba Thành, Hai Hùng dùng thành ngữ dì ghẻ con chồng để đánh giá thái độ, tính cách của bạn có ấn tượng hơn. Nhưng người đọc không thấy sự nặng nề trong lời đánh giá ấy mà chỉ thấy sự thân tình, thoải mái và hài hước trong đoạn thoại:

- Cười cái gì vậy, khọm già. Từ cái võng bên cạnh, Ba Thành ngóc đầu lên hỏi. - Ngủ đi! Lấy vợ đi!... xét nét như dì ghẻ con chồng ấy à? [XIII, tr.114].

Để nói với Nguyên về việc chuyển về nơi làm việc mới, ông Bảy đã dùng tục ngữ “nhập gia tùy tục” để hướng dẫn anh cách thích ứng:

- Nhập gia tùy tục, ở đâu theo đó chứ. Họp hành, khai hội tối ngày, đâu có ăn mặc xập xệ thế nào cũng xong như trước được, mày! [XVI, tr.271].

nhà văn miêu tả là tự mình biến thành một con người khác đầy hãnh tiến và giả dối, Quân đã dùng nhận xét về Ba Sương:

- Về đời tư thì nghe nói gần đây - Có vẻ thỏa mãn thấy thái độ của tôi, nó làu bàu nói tiếp - Cũng chỉ nghe nói thôi heng! Bà ta bắt đầu sanh tật cưa sừng làm nghé. Tức là cặp bồ toàn loại trai trẻ, vâm con, vừa phục vụ công việc vừa đáp ứng sinh lý luôn. Hồi xuân mà [XIII, tr.165].

Có thể nói, chỉ bằng thành ngữ cưa sừng làm nghé nhân vật đã nói được một cách ngắn gọn nhưng có ấn tượng về sự thay đổi của người đàn bà có cái tên Ba Sương này.

Cách nói của Năm Thành trong đêm gặp lại đồng đội cũ sau chiến tranh khi dùng câu thành ngữ đệm vào đã làm cho nghĩa của câu có phần ngắn gọn, súc tích hẳn; nó hỗ trợ được rất nhiều cho suy nghĩ, quan niệm của nhân vật từng là người lính trở về hội nhập trong cuộc sống mới:

- Bù, bù cái con khẹc! Ngày ấy còn lý tưởng, còn khát vọng, nó xua đi cái ham hố vặt vãnh. Bây giờ còn cái chó gì nữa mà phải giữ mình. Vả lại…

đàn bà, dính vào mất việc. Sòng phẳng, ăn bánh trả tiền, đúng cơ chế thị

trường, thế là xong [XIII, tr.115].

Những người lính, giữa hai trận càn của địch, trong khung cảnh cánh rừng thời chiến âm u mùi khói súng và mùi đạn bom chết chóc, họ vẫn nhộn, so sánh, ví von ngộ nghĩnh:

- Tiếc quá! Mày lại có vợ rồi, nếu chưa, tao xin hứa nếu còn sống trở về, nhất định tao sẽ gả em gái cho. Em gái tao xinh nhất làng đó. - Nó nói dóc đấy! Làm đếch gì có em gái, nó chỉ có bà chị sứt môi lồi rốn bán thịt chó sống ở đầu chợ thôi [XIII, tr.93].

Qua các dẫn chứng trên, có thể thấy các thành ngữ tục ngữ ở trong câu đã tạo nên một điểm nhấn nhất định (về ý nghĩa, sắc thái) vào trong nội dung thông báo của câu, bên cạnh thành ngữ, tục ngữ thường có phần thông tin đi kèm giải thích thêm cho chúng.

3.3.2.2. Thành ngữ có tác dụng bổ sung nội dung thông tin trong câu

Trong Vòng tròn bội bạc nhân vật nói với nhau những điều rất đời thường thực dụng, pha lẫn chất triết lý nhờ việc dùng thành ngữ (và tục ngữ):

- Mèo chê mỡ, chuyện ngược đời đấy. Nói đùa mày chỉ cần đi với tao vài chuyến là người ngợm nhẹ nhõm lại ngay. - Xét đến cùng thời nào cũng vậy - Khâm vẫn nói theo ý mình - Người ta thường nói “ác giả ác báo”, “ hiền gặp lành” nhưng rút cục cái ác bao giờ cũng lấn át và ngự trị lên cái thiện… [XI, tr.157].

Những câu có thành ngữ được sử dụng trong lời thoại tưởng chừng như ít liên quan, hoặc chỉ là phần đệm vào nhưng đó lại là những yếu tố góp phần chuyển tải thông tin bổ sung cần thiết cho câu nói. Thông qua cách dùng các đơn vị cố định chêm xen vào câu như thế, nhà văn để cho nhân vật bộc lộ cái nhìn về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ mà mặt trái của nó khiến cho những con người sống vì lẽ phải kia phải lên tiếng đấu tranh.

Nhân vật ông bí thư huyện ủy trong Vòng tròn bội bạc là kiểu người có cách ăn nói leo lẻo mà không có sự chân thực. Đây cũng là mẫu nhân vật tha hóa mà tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến như một hiện tượng đang nổi lên trong xã hội theo nền kinh tế thị trường:

- Chết thôi! Biết các đồng chí đến hai hôm nay… - Ba hôm! - Khâm

nhắc. - Vâng, ba hôm. Nhưng quả thực bận quá. Các đồng chí còn lạ gì cái anh bí thư cấp huyện đầu chày đít thớt không việc gì là không dính đến, bận như con mọn. Tôi cũng vừa ở thằng Hồng Dân về, chà, dưới ấy linh tinh lắm. Đúng là cán bộ ta không theo kịp được tình hình mới, cứ ỳ than cục ra, chết mất thôi! Mà tôi thì… [XI, tr.161].

Nhân vật này nói những lời hay ho, dùng các thành ngữ để nói vẻ khiêm tốn, tận tụy, nhưng thực chất chỉ biết a dua theo quyền lực và đồng tiền, bị suy thoái về bản chất và nhân cách, trở thành nô lệ cho Hòe - một kẻ

biến chất và thâm độc chi phối tất cả theo ý hắn.

Cũng là giọng điệu như ông bí thư huyện ủy, nhưng ở nhân vật Quách - tay thư ký tổng biên tập - nơi Linh làm việc, lại thâm hiểm hơn sau vẻ mặt cười cợt giả nhân giả nghĩa. Ở hắn không chỉ là giọng nói nhạt nhẽo xuôi chiều cho qua chuyện mà đã chuyển sang nấc bậc cao hơn của sự nham hiểm:

- Khoan đã - Ông Quách vội giữ tay Linh lại, cười nhạt. Nên biết thân phận một chút ông bạn trẻ ạ! Cũng đã có một thời tôi hăng máu như ông và để bây giờ… tôi vẫn còn ra thế này đây. Đời đen bạc lắm… [XI, tr.266].

Nước đời đen bạc là một câu tục ngữ nói về nhân tình thế thái, khi nhà văn đưa vào trong lời nhân vật Quách lại tạo thành thông tin hàm ngôn, nó vừa là câu nói lấp lửng (nói chung về sự đời), nhưng có vẻ như là có ý dọa dẫm đến đối tượng giao tiếp, rằng hắn sẵn sàng hại anh nếu anh đụng chạm đến “ đời đen bạc” của hắn.

3.3.2.3. Thành ngữ, tục ngữ không chỉ bổ sung thông tin cho câu mà còn bộc lộ ý nghĩa tính thái trong lời thoại của nhân vật. Sau đây là một vài trường hợp tiêu biểu. Trong Gió không thổi từ biển, tâm trạng Hoàng Xanh đầy thảng thốt và hoang mang khi hắn nhận ra cuộc đời một thằng phản bội như hắn sẽ có kết thúc bi đát như thế nào. Trong cơn hoảng loạn, hắn rẽ vào nhà cô nhân tình chủ nhân tiệm Kim Hoàn, khi biết rõ thái độ của cô này hắn đã không úp mở gì bộc lộ thái độ:

- Và bây giờ - Hắn cười cay đắng - khi cô trơn lông đỏ da, cô lại chán tôi như những thằng đàn ông sạch bong đã qua tay cô ngày trước. Khốn nạn!

Hóa ra tôi chỉ là phương tiện làm thỏa mãn cái tham lam chuộng lạ của cô?

Thái độ của cô này đối với hắn là chửi thẳng vào mặt hắn: Thôi đi! - ả tái mét mặt vì giận. Ông đi ra khỏi cửa nhà tôi ngay. Đây không chứa cái đồ mật vụ, tráo trở lừa thày phản bạn ấy. Mời ông! [X, tr.111].

Lời đối đáp giữa hai nhân vật với thành ngữ (trơn lông đỏ da) và tục ngữ (lừa thày phản bạn) đã bộc lộ thái độ và qua đó là quan hệ của các nhân vật đối với nhau như thế nào.

Trong Cuộc đời dài lắm, một cán bộ nông trường nói về giám đốc mới:

Cùng lắm, hắn cũng chỉ có một đầu và tứ chi. Có thú dữ chăng nữa, chắc

cũng không khá hơn thằng giám đốc ăn tục nói phét, quát khẽ một tiếng đã

hồn xiêu phách lạc (tr.27). Các thành ngữ đã góp phần tô đậm tình thái của người nói và bản chất của nhân vật.

Trước sự luận tội của đồng đội cũ, Huấn (trong Vòng tròn bội bạc) đã nói:

- Bằng chứng đâu? Thử cho xin bằng chứng. Lời nói theo gió bay đi Ai đi tin vào một câu nói vu vơ đã cách đây cả chục năm. Hở! Đúng đấy! Cứ tung bằng chứng ra là thằng này đầu hàng liền [XI, tr.344].

Ý nghĩa của câu tục ngữ “Lời nói gió bay” với hàm ý lời nói đã qua thì không có gì để chứng minh, không đủ chứng cớ; đặt trong ngữ cảnh này nhân vật có thái độ thách thức người bạn buộc tội mình (nếu không có bằng chứng thì lời nói suông thôi sẽ chẳng có giá trị gì). Qua đó cũng thấy được bản chất con người Huấn là thực dụng và tráo trở.

Các thành ngữ trong nhiều lời thoại (chuyện thế này, như thế là, ấy thế là, không dấu gì bác; bỏ quá cho, quả thật, chả mấy khi, của đáng tội, cực chẳng đã, chả thế mà, thì đã biết, trơn lông đỏ da, tham lam chuộng lạ, lừa

thày phản bạn…), cho thấy nhà văn Chu Lai có ý thức để cho nhân vật sử

dụng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp. Với cách dùng như vậy, cùng với các loại từ ngữ khác, chúng góp phần tô đậm thêm tính chất khẩu ngữ của ngôn ngữ nhân vật. Có thể thấy tục ngữ là những lời răn dạy có tính chất giáo huấn người đời, thành ngữ là cách nói tạo hình ảnh. Đó là nói chung về ý nghĩa và vai trò của chúng, còn khi ở trong ngữ cảnh, chúng mới “phát huy, hiện thực

hóa” cái tiềm năng của mỗi đơn vị. Cái ý nghĩa “tích cực hoặc tiêu cực” của thành ngữ và tục ngữ là tùy thuộc vào người sử dụng chúng, vào ngữ cảnh mà chúng hành chức trong đó.

3.4. Tiểu kết

Qua phân tích, có thể thấy, ấn tượng sâu sắc nhất trong ngôn ngữ nhân vật của Chu Lai là hệ thống từ ngữ thông tục xuất hiện với tần số khá cao, gồm các từ tục, các từ ngữ chửi rủa. Thái độ của nhân vật giao tiếp là bày tỏ sự giận dữ, bất bình; từ tục, lời chửi cũng có thể xuất hiện trong lời thoại giữa các nhân vật là đồng đội, bạn bè, nhưng không có ý coi thường mà là mang tính chất suồng sã, có khi hơi dung tục. Với lớp từ ngữ thông tục này, tính cách nhân vật, nhất là nhân vật người lính hiện lên trên từng trang viết như từ cuộc sống; lời thoại nhân vật không có khoảng cách so với lời nói thường. Chúng phần nào thể hiện được tính cách nhân vật: không né tránh điều gì trong cuộc sống, thái độ yêu ghét rõ ràng, trân trọng cái tốt đẹp, coi khinh, tỏ rõ thái độ đến bạo liệt nghiệt ngã với cái xấu...

Lớp từ ngữ khác, như: quán ngữ, các thành ngữ không có tỉ lệ dùng phổ biến như các lớp từ xưng hô và thông tục nhưng mỗi khi dùng trong lời thoại, các từ ngữ này có thể không mang thông tin chính nhưng đem lại cho thông tin của câu nói các giá trị khác, như: nhấn mạnh hay bổ sung thêm một tình ý nào đó, tạo một điểm nhấn nhất định về tình thái, về hình ảnh (thành ngữ) hoặc có ý rào đón, đưa đẩy, làm cho lời nói lịch sự, dễ được tiếp nhận (quán ngữ). Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của nhà văn cũng thấm đẫm chất suy tưởng, triết lý…

KẾT LUẬN

Từ góc độ giao tiếp, trên cơ sở của lý thuyết ngữ dụng học, lấy từ làm đơn vị khảo sát, đối tượng là ngôn ngữ nhân vật, luận án tập trung làm rõ đặc điểm đặc điểm ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai. Sau đây là một số kết luận chính:

1. Với hệ thống nhân vật đông đảo và phong phú, Chu Lai đã làm bật nổi đặc trưng ngôn ngữ nhân vật thông qua việc dùng một hệ thống từ ngữ mang đậm phong cách khẩu ngữ, khắc họa rõ đặc điểm và tính cách nhân

vật, tạo ấn tượng đặc sắc. Qua thống kê, phân loại các lớp từ ngữ trong 10

cuốn tiểu thuyết của Chu Lai, luận án có cơ sở để xác định:

Hệ thống từ xưng hô trong giao tiếp giữa các nhân vật xuất hiện với số lượng lớn và có tần số sử dụng cao. Qua từ xưng hô, có thể thấy khá rõ nhân thân của các nhân vật, bao gồm: giới tính, thành phần xuất thân, tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ và các thông tin khác. Nhân vật người lính trong tác phẩm có cách xưng hô rất bộc trực, tự nhiên đúng như tính cách của họ, dù ở nơi chiến hào ác liệt (trong thời chiến) hay trong công trường, nông trường, cuộc sống thường nhật (khi hoà bình);

Điểm nổi bật trong ngôn ngữ nhân vật của Chu Lai là hệ thống từ ngữ thông tục xuất hiện với tần số khá cao, gồm các từ tục, các từ chửi, lời chửi rủa. Chúng làm cho lời thoại nhân vật không có khoảng cách so với lời nói thường; qua đó bộc lộ hàm ý của nhà văn: thể hiện được tính cách nhân vật,

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w