Ngôn ngữ hội thoại

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 31)

7. Cấu trúc của luận án

1.1.4. Ngôn ngữ hội thoại

Việc nghiên cứu hội thoại tất yếu liên quan đến việc làm rõ ngôn ngữ hội thoại. Ngôn ngữ hội thoại là một trong những vấn đề đã được đặt ra trong ngôn ngữ học nói chung, ngữ dụng học và ngôn ngữ học văn bản nói riêng của ngôn ngữ học hiện đại. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về lĩnh vực này, như: O. M. Moskalskaija, I. R.Galperin, J. Lyon (dẫn theo Phan Mậu Cảnh, 2008)... Ở trong nước, giới Việt ngữ học khi nói đến lĩnh vực văn bản và ngữ dụng học cũng có những cuốn tiểu thuyết đạt giải nhiều tác giả đề cập đến vấn đề hội thoại như Đỗ Hữu Châu (2003), Diệp Quang Ban (1998), Trần Ngọc Thêm (2005), Đỗ Thị Kim Liên (2005)...

Qua các nghiên cứu, có thể thấy, ngôn ngữ hội thoại là loại ngôn ngữ thuộc phong cách hội thoại, tức là “Việc tổ chức, xây dựng lời nói dưới dạng

hội thoại” [52; tr.219]. Hội thoại có thể thể hiện trong giao tiếp hàng ngày (thuộc phong cách khẩu ngữ) hay xuất hiện trong tác phẩm văn học (thuộc phong cách nghệ thuật), tức là đều dưới dạng lời nói (có sự trao đáp bằng lời qua lại giữa các nhân vật giao tiếp). Ngôn ngữ hội thoại “là hình thái nói, nhưng có cách nói tuỳ tiện (gọi là khẩu ngữ); có cách nói trau dồi, trong cách nói trau dồi này, có cách nói thông thường, văn nghệ hoặc khoa học. Ở hình thái viết cũng vậy, có cách viết hệt như khẩu ngữ, có cách viết thông thường, văn nghệ hoặc khoa học. Đó là các dạng khác nhau trong việc vận dụng các phương tiện của ngôn ngữ toàn dân, gọi là các phong cách” [52; tr.215].

Theo các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (văn xuôi tự sự) có hình thức tổ chức theo lối mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên thể hiện trong cách sử dụng từ ngữ, các kiểu câu, các yếu tố ngữ âm... Đó là điều mà Hegel gọi là cái nôm na của tác phẩm tự sự [68; tr.175]. Điều này đúng với ngôn ngữ nhân vật thể hiện qua lời thoại nhân vật. Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần chủ yếu trong kết cấu lời nói của tác phẩm tự sự, vừa thể hiện tư tưởng của nhân vật, của tác phẩm vừa là “khúc xạ những ý chỉ của tác giả và do đó, đến một mức độ nhất định, có thể được coi là ngôn ngữ thứ hai của tác giả” [68; tr.195]...

Tóm lại, khái niệm hội thoại, những vấn đề liên quan đến hội thoại theo quan điểm và kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu, làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong các chương tiếp theo của luận án.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w