Từ xưng hô góp phần bộc lộ đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh của nhân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 95)

7. Cấu trúc của luận án

2.4.1. Từ xưng hô góp phần bộc lộ đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh của nhân

của nhân vật trong tác phẩm

Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai khá là đa dạng (trong 10 cuốn tiểu thuyết có 217 nhân vật), với đủ thành phần và nghề nghiệp: người lính, công nhân, giáo viên, sinh viên (trong đó có gần 70% nhân vật là người lính hay đã từng là người lính); chức vụ vị thế xã hội cũng rất khác nhau: chỉ huy - người lính, giám đốc - nhân viên, giàu - nghèo)… Các nhân vật “sống” trong hai bối cảnh chủ yếu là trong chiến tranh và sau chiến tranh (Xem phần Phụ lục, bảng a. Danh sách tổng hợp các nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai).

Đặc điểm và tính cách của các nhân vật mà nhà văn đã xây dựng cũng rất phong phú, mỗi nhân vật có một đặc điểm, một tính cách nhất định, như chính bản thân con người trong đời sống. Có những nhân vật bộc lộ bản thân qua lời giới thiệu, miêu tả, nhận xét trực tiếp từ tác giả, có những nhân vật tự bộc lộ bản thân bằng hành động và ngôn ngữ của chính họ qua lời thoại.

Nhà văn chú trọng đến việc lựa chọn ngôn từ trong lời thoại để thể hiện đặc điểm tính cách của từng loại nhân vật. Nhà văn đã dụng công khắc họa khá sâu sắc nhiều loại nhân vật: nhân vật người lính (hoạt động trong bối cảnh chiến tranh), nhân vật là những con người bình thường (trong chiến tranh cũng như trong hòa bình) và nhân vật tiêu cực (có tính cách xảo trá, lươn lẹo và đểu giả). Qua từ xưng hô, cách xưng hô (thể hiện qua lời đối thoại), ta có thể hiểu rõ đặc điểm và tính cách của các nhân vật (trọng tâm là nhân vật người lính) như thế nào.

Danh sách các từ xưng hô trong lời thoại thật đa dạng. Trong tiểu thuyết Gió không thổi từ biển là các từ ngữ: cái nhà anh này, cô em, cô kia, thằng nhỏ, cha, ông bạn, mụ nhà tôi, bà nhà tôi, bà Tư Mập, chúng nó, má con nó, con vợ, sắp nhỏ, bà xã, anh Ba, mày, tao, bọn mày, các ông, hắn, người đàn bà, bà này, chúng mình, bác, cô Bảy, lão già, chú mày, mấy thầy, cha nội, kẻ non gan; trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng: anh Hai, tụi em, mày, thằng Ba, con nít, chị Ba,con nhỏ, Ba Sương, tôi, tao, anh em mình, má thằng Hùng, thằng con mẹ, con khẹc, cậu, đồng chí, ông, cô, tụi em, cha nội, chú mày, mình, cô ấy, ông bác sĩ, đồ tể, ả, bọn bay, lão tiền bối, bà vợ tôi, thằng lính, bà ấy, người đàn bà i nốc, nó, mấy cha, cánh đàn bà bọn này, bác sĩ con mẹ gì, Hùng trời gầm, Hùng ác ôn, ông cố nội, lão khọm, thằng Ba Thành, con khọm già, các bạn, cha nó, thằng ăn mày, cô bé xinh đẹp,

thằng cha này con giống, thằng cha nước lợ, con đàn bà; trong tác phẩm Ba

cháu, con gái, tiểu thư, nhóc tỳ, con nít gái, mày, con nhỏ cháu, mấy con ranh, bé con, nhỏ Út, con bé, thằng cha,cái con khỉ,cha tao, anh Sáu, anh Hai, thằng Ba Mập, Ba Đẩu này, mấy ả sồn sồn, ông anh, cái thằng tôi, Út ơi; trong Cuộc đời dài lắm: ông anh, cái cậu này, nhà chị, thằng trọng tài mặt con gái, bố mày, người hùng người hiếc gì đâu, Tuấn tử thần, đứa, lũ đàn bà, thằng cha, bà chủ, nhà chị, thằng em, Thủy, bọn em, thằng nhỏ, chị

em, con gái trời gầm, lão dở người, thằng bặm trợn, ông mãnh…trong Vòng

tròn bội bạc: thằng, hai ông bà già, Huấn còi, bọn mình, nhà mình, cô chủ, chú em nhà báo,chú mày, mày, tao, thủ lĩnh da đỏ, ấy, mụ xã tớ, cô nàng,

thiên thần, thằng cu, người đẹp, nhà báo… Trong Phố: mình, cậu Lãm, cái

nhà anh này, tớ, cậu, vợ chồng cậu, ông nỡm, đàn ông đàn ang…

Nhân vật người lính thường dùng những từ xưng hô thể hiện sự thân mật, bỗ bã, tự nhiên như đời thường. Trong đó, các từ xưng ngôi 1 có tần số sử dụng cao hơn hẳn các từ xưng cùng nhóm, đó là các từ: tao, tôi, tớ, mình, anh. Các từ ở phần ngôi 2 cũng tương tự, đó là các từ: mày, cậu, em…

(Xem phần Phụ lục, bảng b&c. Danh sách tổng hợp các đại từ nhân xưng và từ xưng hô khác trong tiểu thuyết của Chu Lai).

Cách xưng hô trong các lời thoại phản ánh đặc điểm nhân vật ở mấy mặt sau đây:

Về quan hệ giao tiếp: quan hệ cơ bản giữa các các nhân vật người lính là quan hệ ngang hàng (tôi - anh, đồng chí; tao - mày; tớ - cậu)…

Về thái độ: lời đối thoại giữa người nói và người nghe thể hiện tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng, dứt khoát.

Về tình cảm: vừa thể hiện sự trân trọng (tình đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp); vừa thể hiện sự thân mật, suồng sã (tình bạn bè, người thân).

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w