1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska

79 393 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 885,98 KB

Nội dung

Những tác phẩm văn học chính của bà: Con gái của những mụ phù thủy được đưa vào Danh sách những cuốn sách hay toàn thế giới – Jan Christian Andersen, Giải thưởng của Ủy ban Ba Lan Hội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

HUYỀN THOẠI TRONG QUÀ CỦA CHÚA

CỦA DOROTA TERAKOWSKA

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

HUYỀN THOẠI TRONG QUÀ CỦA CHÚA

CỦA DOROTA TERAKOWSKA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 30

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Cấu trúc của luận văn 12

CHƯƠNG 1: ADAM, EWA VÀ MÓN QUÀ CỦA CHÚA 13

1.1 Adam 14

1.2 Ewa 20

1.3 Myszka – Món quà của Chúa 25

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ NHỮNG SONG CHIẾU HUYỀN THOẠI 31

2.1 Thời gian tuần hoàn và tiếp nối 31

2.2 Những song chiếu huyền thoại qua lăng kính thời gian 37

2.2.1.Sự đan cài câu chuyện sáng tạo của Chúa vào diễn biến cốt truyện 37

2.2.2.Những song chiếu huyền thoại 39

2.2.3.Diễn giải huyền thoại qua từng chương 43

CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN QUA NHỮNG BIỂU TƯỢNG 51

3.1 Trục không gian cao – thấp, trên - dưới 51

3.1.1 Không gian dưới nhà 51

Trang 4

3.1.2 Không gian phòng áp mái 56

3.2 Thế giới “thực” và thế giới “mơ” 64

3.3 Một số biểu tượng khác 69

3.3.1 Nước 69

3.3.2 Đất 69

3.3.3 Ánh sáng 70

3.3.4 Vườn 70

3.3.5 Táo 71

3.3.6 Cây 71

3.3.7 Ngày thứ tám……… ……… 74

PHẦN KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 5

MỞ ĐẦU

Dorota Terakowska là một trong những nữ văn sĩ nổi tiếng của nền văn học

Ba Lan đương đại Sinh ngày 30 tháng 8 năm 1938 tại Krakow, tốt nghiệp Khoa

Xã hội học Đại học Tổng hợp Jagielonski Krakow, Terakowska nhiều năm là biên tập viên của báo Gazeta Krakowska, tạp chí Przekrój, là người đồng sáng lập báo

Czas Krakowski Những tác phẩm văn học chính của bà: Con gái của những mụ

phù thủy (được đưa vào Danh sách những cuốn sách hay toàn thế giới – Jan

Christian Andersen, Giải thưởng của Ủy ban Ba Lan Hội đồng thế giới sách IBBY

1992), Chúa tể Lewaw (được xếp vào danh sách 10 cuốn sách vàng những năm 80 dành cho trẻ em, là sách đọc cho lớp VI), Tấm gương Ngài Gryms (best-seller, được tặng giải thưởng Maly Dong, trong cuộc thi Best-seller 1995), Nỗi cô đơn

của các thần linh (được công nhận là “cuốn sách của năm 1998”, Giải thưởng Ủy

ban Ba Lan IBBY, Giải thưởng của tạp chí Sách mới xuất bản), Nơi thiên thần

Giáng thế (“Cuốn sách hay nhất 1999”, Giải thưởng của Ủy ban Ba Lan IBBY), Con nhộng (best-seller năm 2001), ở Xứ Mèo, Chuyến du ngoạn điên rồ của bà Brygida trong thành Krakow, Gia đình, Con người là một địa chỉ tốt, Ngày và đêm của mụ phù thủy… Trong các tác phẩm văn học của mình, Terakowska thường đề

cập tới những vấn đề hóc búa của con người và cuộc sống hiện đại, những thân phận trớ trêu, cuộc đời của những người bị ruồng bỏ, ốm yếu, tật nguyền Bà dồn nhiều tâm huyết cho mảng đề tài thanh thiếu niên Năm 2002, bà được tặng Giải thưởng của Tổng thống Cộng hòa Ba Lan về sự nghiệp sáng tác và hoạt động nghệ thuật dành cho thanh thiếu niên

Ở Việt Nam, độc giả biết đến tên tuổi của Dorota Terakowska qua hai tiểu

thuyết Hoang thai và Quà của Chúa do dịch giả Lê Bá Thự dịch Hoang thai ra đời

năm 2001, kể về cô gái mới lớn có tên là Ewa sống tại thị trấn nghèo Bulgaria Cô khao khát được lên thành phố lớn sinh sống, thoát khỏi cảnh nghèo khổ nơi tỉnh lẻ,

mơ về một mối tình có thể đổi đời như trong phim Mỹ Nhưng vì nhẹ dạ cả tin, Ewa đã bị cưỡng dâm đến mức có thai Dù phải đối mặt với biến cố lớn trong đời

Trang 6

nhưng điều đó không đặt dấu chấm hết cho tất cả mà đối với Ewa, đó lại là sự mở đầu Với cô, thai nhi như trang nhật ký sống động, là lương tâm, mục đích sống của cô Tiểu thuyết có nhiều yếu tố bất ngờ, gay cấn, đa chiều, đề cập đến những vấn đề gần gũi với đời sống đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, những bức xúc của cuộc sống hiện đại và kinh tế thị trường vốn vẫn còn mới mẻ với người Ba

Lan Đặc biệt, Hoang thai còn là bức thông điệp dành riêng cho các bạn trẻ, nhất là

phái nữ ở tuổi mười tám, đôi mươi, cần nhìn nhận thế giới một cách tích cực, phải thực tế, không nên viển vông, ảo tưởng để tránh phải trả giá khôn lường Mặt khác, bản thân mỗi người cũng phải biết đương đầu, đối mặt với những “sự cố” trong

đời Hoang thai được tặng giải thưởng Witryna 2003, do các nhà sách và các nhà

xuất bản bình chọn, giành danh hiệu cuốn sách số một trong năm thuộc loại sự kiện xuất bản

Tiếp nối thành công của tiểu thuyết Hoang thai, năm 2009, Quà của Chúa

tiếp tục được ấn hành và nhanh chóng được nhiều bạn đọc Việt Nam tìm đọc, mến

mộ

Quà của Chúa là cuốn tiểu thuyết hiện đại kể về bé Myszka bị thiểu năng

tuần hoàn não Myszka được sinh ra trong một gia đình hoàn hảo với một người cha Adam thành đạt, giỏi làm ăn, lắm tham vọng và một người mẹ Ewa biết chăm

lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình Sự ra đời của em đã làm cuộc sống vốn bình yên của hai vợ chồng Adam và Ewa bị đảo lộn Tám năm Myszka tồn tại trên thế gian là tám năm em sống trong sự thiếu thốn tình thương của người cha và sự dò xét của những ánh nhìn thiếu thiện cảm Cuối truyện, Adam nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng lúc anh biết yêu thương con cũng là giây phút Myszka phải rời xa cuộc sống Như một sự bù đắp lại, Adam và Ewa có thêm một em bé gái thứ hai hoàn hảo, xinh đẹp như hai người thầm mong muốn

Nhiều bạn đọc Ba Lan cho rằng Quà của Chúa là một trong những cuốn tiểu

thuyết hay nhất, được họ thích nhất trong thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI Một số người còn cho đây là một kiệt tác văn chương Có một điều chắc

Trang 7

chắn, ngay sau khi ấn hành, Quà của Chúa đã trở thành tiểu thuyết best-seller hàng

đầu và từ năm 2001 đến nay, cuốn sách đã liên tục được tái bản với số lượng bản

in rất lớn, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Quả không quá khi nói rằng, Dorota Terakowska chính là Joanne Rowling của xứ sở “sương trắng nắng tràn”

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đất nước Ba Lan với diện tích tương đương Việt Nam và số dân khoảng 40

triệu người nhưng đã có tới bốn giải Nobel văn học gắn liền với tên tuổi của các

nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Henryk Sienkiewicz (Nobel 1905), Wladyslaw

Reymont (Nobel 1924), Czeslaw Milosz (Nobel 1980), Wislawa Szymborska

(Nobel 1996)

Tuy nhiên cho đến nay, bạn đọc nước ta vẫn còn ít biết đến nền văn học này,

ngoài một số ít các tác phẩm kinh điển đã được dịch ra tiếng Việt như Quo Vadis

và Trên sa mạc và trong rừng thẳm (H Sienkievicz), Thầy lang (Tadeusz Dolega Mostowicz), Con hủi (Helena Mniszek), Pharaon (Boleslaw Prus)… hay gần đây hơn là Thơ (Szymborska), Nghệ sĩ dương cầm (Władysław Szpilman) - một tác

phẩm được chuyển thể thành bộ phim cùng tên đã mang lại giải Oscar cho đạo diễn

Ba Lan Polanski năm 2003

Có lẽ vì thế, trong những năm gần đây, các dịch giả Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn tới nền văn học đỉnh cao này bằng cách giới thiệu nhiều tác phẩm văn học Ba Lan đương đại tới độc giả với mong muốn bạn đọc Việt Nam có thể hiểu thêm về cuộc sống và con người Ba Lan ngày hôm nay, qua đó nối nhịp cầu văn hóa giữa hai dân tộc, hai đất nước vốn đã có quan hệ ngoại giao tốt đẹp Có thể nói, đề tài của chúng tôi là một thể nghiệm nhằm khám phá văn học Ba Lan đương đại thông qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của cây bút nữ Dorota Terakowska

1.2 “Quà của Chúa” là cuốn sách đầu tiên trên thế giới viết về bệnh đao hấp dẫn

như vậy, cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết được đánh giá hay nhất của

thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI Thêm vào đó, việc chọn kiểu nhân vật bị

đao và viết về họ đã khẳng định sự sáng tạo, bước đi riêng của nhà văn Dorota

Trang 8

Terakowska Dẫu đây là một loại đề tài khó viết, song với tri thức uyên thâm, lối quan sát và cảm nhận tinh tế, nhà văn đã khai thác rất hiệu quả nét đẹp tâm hồn ẩn giấu bên trong của nhân vật bằng văn phong mượt mà, gợi cảm, bút pháp trữ tình,

hư thực đan xen, kịch tính cao khiến người đọc bị cuốn hút từ đầu đến cuối

Tác phẩm được xây dựng nhằm chứng tỏ khát vọng của con người muốn vươn lên làm chủ số phận và thế giới của mình Tuy chưa thành hiện thực, nhưng khát vọng này vẫn tồn tại, vẫn cháy bỏng Cuốn tiểu thuyết đầy tính nhân văn cao đẹp gây xúc động lòng người, khơi gợi niềm hứng thú thâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ thuật và cắt nghĩa thông điệp của nhà văn

1.3 Sự xâm nhập của huyền thoại vào trong các tác phẩm văn học từ lâu đã trở

thành dòng chảy bất tận với bao biến chuyển không ngừng Từ thế kỷ XX, huyền thoại lại bước vào văn chương với một tư thế mới, người ta bắt đầu khoác lên văn chương những huyền thoại mới mang đậm ý nghĩa mới mà con người hôm nay muốn gửi gắm

Là tiểu thuyết hiện đại, Quà của Chúa ẩn chứa “hàm lượng ma thuật” khá

cao, nhiều chương đoạn mang đậm màu sắc Thiên chúa giáo Tác phẩm đưa người đọc vào thế giới huyền ảo, hư hư, thực thực, khi trần thế, lúc thiên đường, khi vườn nhà, lúc vườn địa đàng, nơi con người được trò chuyện với Đức Chúa Trời Nhờ có huyền thoại, người đọc nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn, của thế giới mơ ước vượt lên cái hiện thực trần gian, cái thân thể tật nguyền trong cô bé tội nghiệp Myszka, từ

đó hướng người đọc tới cuộc sống cao thượng, trong sáng và nhân hậu hơn Đề tài khai thác những đặc điểm và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết nhằm nhận biết sâu sắc hơn về những giá trị nghệ thuật của tác phẩm

2 Lịch sử vấn đề

Quà của Chúa là tác phẩm mới được dịch cách đây không lâu (năm 2009)

nên nguồn tài liệu nghiên cứu về tác phẩm còn rất hạn chế Rải rác đây đó có một vài nhận định chủ yếu giới thuyết về nội dung tác phẩm mà chưa có bất cứ công trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ về các khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết

Trang 9

Nhận xét về giá trị cao đẹp mà tác phẩm đem lại cho người đọc, N.V.N trên

báo Sài Gòn tiếp thị đã viết: Quà của Chúa là “một cuốn sách đẹp và có sức mạnh

xoa dịu chứ không mang đến một liều thuốc an thần để chúng ta lãng quên hay trốn tránh những nghịch cảnh”.[19]

Đứng trên bình diện đề tài tiểu thuyết, nhà thơ Vân Long trên báo Sức khoẻ

và đời sống khẳng định: “Có thể nói bà Dorota Terakowska là nhà văn nữ của thế

giới đã khai thác đến độ sâu nhất tâm lí và tấm lòng người mẹ qua những hoàn cảnh hết sức nhạy cảm và cá biệt như cuốn sách này”.[20]

Đánh giá về những đóng góp to lớn mà tác phẩm mang lại cho người đọc, nhà văn Vân Đình Hùng đưa ra nhận xét: “Cốt truyện Quà của Chúa được nữ văn

sĩ Ba Lan Dorota Terakowska kể lại với văn phong riêng, đầy nữ tính và nhân văn Cách nhìn cuộc sống đời thường qua lăng kính của bà thật khác thường, nhân vật trong truyện của bà cũng thật khác thường… Quà của Chúa của Dorota Terakowska và những tác phẩm dịch khác của Lê Bá Thự đem đến cho người đọc trong nước những khám phá thú vị về đất nước Đại Bàng Trắng và nền văn học Ba Lan đương đại”

Theo một cách rất riêng, nhà thơ Văn Đắc cũng đã bảy tỏ niềm xúc động trào dâng sau khi gấp lại cuốn tiểu thuyết: “Tôi có cảm giác, đó là các chương của một trường ca về khát vọng sống của con người Lời ca về sự nhiệm màu của tạo hóa, lời tụng kinh Đấng Cứu Thế, lời vỗ về của Chúa, “sức mạnh và sự vĩ đại của Chúa được phản ánh trong con người tật nguyền” Có thể nói, những trang viết khó nhất và cũng cao siêu nhất chính là tác giả đã tưởng tượng ra một thế giới khát khao đầy mơ mộng của đứa bé tật nguyền Dịch giả Lê Bá Thự thật sự giàu vốn từ ngữ để dịch rõ ý, rõ tình Nhiều chương đoạn như những bài thơ văn xuôi thuần Việt… Tôi dừng bút, thở nhẹ nhàng theo làn gió trong vườn – Quà của Chúa, mà nhà văn – dịch giả Lê Bá Thự đã tìm đến và mở ra cho chúng ta”.[21]

Riêng bản thân dịch giả Lê Bá Thự, khi được phóng viên báo điện tử Tổ

quốc – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỏi lý do vì sao lựa chọn dịch tiểu thuyết Quà của Chúa, ông đã trả lời thẳng thắn: “Vì đây là tác phẩm tôi thích, tôi thích vì

Trang 10

tôi thấy nó độc đáo, nó độc đáo vì đề tài lạ và khó viết, khó viết mà viết rất hay, rất hay vì miêu tả nội tâm nhân vật và khai thác cái đẹp ẩn giấu bên trong cái bề ngoài rất tài tình, tài tình đến độ làm chúng ta xúc động trào nước mắt, ngạc nhiên và khâm phục” [22]

Để đánh giá chính xác giá trị của dịch phẩm và công lao của người dịch, Ban

Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng bằng khen cho tác phẩm dịch Quà của

Chúa, trong khuôn khổ Giải thưởng văn học thường niên 2010

Tóm lại, cho đến nay chưa có đề tài nào mang tên “Huyền thoại trong Quà của Chúa của Dorota Terakowska” Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khai

thác tiểu thuyết Quà của Chúa trên bình diện nghệ thuật của tác phẩm

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố huyền thoại hiện hữu trong cấu trúc tác phẩm làm nên giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật của nó

Huyền thoại (Tiếng Anh: myth; tiếng Nga: mif; tiếng Pháp: mythe) là một

thuật ngữ được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học khác nhau Trong luận văn của mình, chúng tôi chỉ giới hạn đề cập những vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài

Theo Bách khoa từ điển Wikipedia (Wikipedia Encyclopedia), huyền thoại

(myth) bắt nguồn từ “mythos” trong tiếng Hy Lạp (nghĩa là “câu chuyện”, “tác

phẩm tự sự”), “liên quan đến những câu chuyện mà một nền văn hoá nhất định tin

là thực, những câu chuyện này sử dụng cái siêu nhiên để cắt nghĩa những sự kiện

tự nhiên, để giải thích bản chất của vũ trụ và con người”

Trong nghĩa hẹp, huyền thoại được dùng để xác định một thể loại văn học

dân gian Ở đây, có khi huyền thoại được sử dụng hoán đổi với truyền thuyết, hay

truyện cổ dân gian P Brunel gọi đó là “một tình trạng mơ hồ về thuật ngữ vĩnh

viễn không thể triệt tiêu hoàn toàn như ta muốn”

Tuy nhiên, trong nghĩa rộng hơn, người ta nói đến huyền thoại như những tác phẩm được sáng tạo với tư duy huyền thoại, kiểu tư duy tiền logic và thần bí,

Trang 11

mang tính ẩn dụ, biểu trưng, tái hiện những quan niệm khái quát, trừu tượng trong hình thức cụ thể cảm tính

Theo cách nói thông thường, cũng như cách hiểu rộng nhất, huyền thoại là

“một điều tưởng tượng nào đó”, đối lập với thực tại Trong Thi pháp huyền thoại,

E.M.Meletinski tóm tắt bản chất của huyền thoại trong bốn điểm:

(1) Trong các xã hội nguyên thuỷ, huyền thoại có quan hệ chặt chẽ với nghi

lễ, ma thuật và thực hiện chức năng duy trì trật tự (cả tự nhiên lẫn xã hội ), kiểm tra

Ở Việt Nam, thuật ngữ myth được dịch là thần thoại và huyền thoại, trong

đó thần thoại được hiểu là những câu chuyện kể về thế giới cổ xưa, huyền thoại là

thần thoại được viết theo kiểu mới, đưa vào nhiều ý nghĩa và nội dung hiện đại theo chủ quan của nhà văn Nó bao hàm nghĩa rộng hơn thần thoại, không chỉ hướng đến các câu chuyện cổ xưa, các huyền thoại cổ đại mà bao chứa cả huyền thoại hiện đại Với mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng cách hiểu thứ hai, áp dụng huyền thoại trong văn học hiện đại để nghiên cứu tác phẩm Từ đó, có thể kể ra đây một số định nghĩa tiêu biểu về huyền thoại:

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, huyền thoại được hiểu là những câu

chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu, toàn nhân loại, thường dưới dạng biểu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người [10;35]

Trong tập bút ký Huyền thoại ngày nay, Roland Barthes cho rằng huyền

thoại gắn chặt với ngôn ngữ và thông tin, trong đó đặc trưng của nó là một “hệ

Trang 12

thống thông báo” hay một “thông điệp” Ý nghĩa của huyền thoại thường có nguyên cớ thông qua các loại suy

Như vậy, dù có rất nhiều định nghĩa, cách nhìn nhận khác nhau về khái niệm

“huyền thoại”, nhưng tựu trung lại nội hàm của huyền thoại có thể xác định trên ba

ý lớn sau: Huyền thoại là những câu chuyện kể về những điều kỳ diệu, hoang

đường, có nguồn gốc trong dân gian sơ khai; nhân vật của huyền thoại thường là những người phi thường có khả năng đặc biệt hay có những đặc điểm kỳ lạ; và cuối cùng, huyền thoại là phương tiện để phản ánh hiện thực, có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu, thường được thể hiện dưới dạng biểu tượng

Từ thế kỷ XX trở đi, sự gia tăng các yếu tố huyền thoại trong các sáng tác văn học thời kỳ này ngày càng rõ rệt Đặc biệt, huyền thoại đi sâu vào đời sống thể loại không phải chỉ ở một vài hiện tượng riêng lẻ, mà ngược lại những sáng tác

huyền thoại đã hình thành nên một dòng tiểu thuyết: tiểu thuyết huyền thoại

Huyền thoại tác động lên thể loại, phá vỡ những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết thông thường, biến đổi tất cả các cấp độ của cấu trúc thể loại từ hệ thống nhân vật, kết cấu – cốt truyện, không – thời gian, cấp độ ngôn từ và cấu trúc chủ thể trần thuật Ở đây, luận văn xin được nhấn mạnh ba yếu tố có liên quan đến đề tài, đó là nhân vật, không gian và thời gian

Về phương diện nhân vật, trong huyền thoại, con người lúc này không còn là một hiện tượng tự trị, bị tách ra khỏi tập thể và thế giới thiên nhiên xung quanh Khi đặt con người vào thế giới vĩ mô, huyền thoại đồng nhất đời sống con người với các chu kì của thiên nhiên, đó không phải là một giai đoạn mang tính tuyến

tính, nằm giữa sự ra đời và cái chết mà như là một chu kì lặp lại liên tục Vì

J.Frazer coi tính chu kì là đặc trưng nổi bật nhất của huyền thoại, nghi lễ “Cành vàng” theo ông, dựa trên cơ sở chu kỳ của thiên nhiên – sự trỗi dậy và héo tàn Sự phát triển và khô héo được gắn liền với lễ thành hôn, cái chết và sự phục sinh của con người và các vị thần Mặt khác, trong hầu hết các tiểu thuyết huyền thoại của

thế kỉ XX, ta có thể thấy ở các nhân vật chính đều thấp thoáng “bóng dáng” của

Trang 13

các nhân vật huyền thoại, cuộc đời, các sự kiện liên quan đến nhân vật đó đều cần

được soi chiếu lí giải từ cốt truyện huyền thoại

Về yếu tố không – thời gian, tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX cố gắng kết hợp các nguyên tắc tổ chức không – thời gian của cả tiểu thuyết và huyền thoại Một mặt tiểu thuyết huyền thoại vẫn hướng về phía thì tương lai nhưng mặt khác lại diễn ra quá trình “nén” chặt thời gian quá khứ, tương lai và thời hiện tại Quá khứ, tương lai được xếp song song với hiện tại Để tạo ra độ nén, các nhà văn thế

kỉ XX thường gắn không-thời gian với thế giới bên trong, chiều sâu tâm lí nhân vật

Thời gian huyền thoại là cách thức làm cho một câu chuyện hiện thực bị tách ra khỏi bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội của nó Thời gian huyền thoại thường trải màu sắc bàng bạc của nó qua sự tái điệp thời gian (xét trong trật tự niên biểu)

và những câu chuyện xảy lặp từ quá khứ đến hiện tại (của một nhân vật hay một số nhân vật), những đoạn ngưng của hồi ức, trữ tình ngoại đề khiến người đọc khó

nắm bắt thời gian, sự mờ hóa thời gian Đặc điểm quan trọng nhất của thời gian

huyền thoại là tính tuần hoàn tiếp nối Quan niệm về tính chu kỳ, tuần hoàn của

thế giới trong cảm quan cổ đại đã hình thành một trong những thủ pháp quan trọng nhất của thi pháp huyền thoại hóa, thủ pháp vẫn thường được tiếp nhận như là sự

tự phát quay trở về với các chu kỳ của huyền thoại cổ đại

Trong khi đó, không gian huyền thoại được hiểu là không gian pha lẫn thực

và hư Người đọc cảm giác mình đặt chân đến một miền đất vừa hư vừa thực

Không gian huyền thoại thường có tính biểu tượng Không gian huyền thoại không nhất thiết phải là không gian kỳ bí như trong thần thoại: thiên đường, địa ngục hay miền đất xa lạ Nó là hiện thực ngay trong cuộc sống của chúng ta

Quà của Chúa là một tiểu thuyết có chứa các chi tiết mang màu sắc huyền

thoại như một phẩm chất nghệ thuật, đó cũng là cách nhà văn biểu tượng hóa các xung đột để người đọc suy ngẫm về điều cốt lõi: sự bất toàn của tạo hóa và thái độ ứng xử của con người trước sự bất toàn đó

Trang 14

Luận văn khảo sát tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska trên ba

khía cạnh cơ bản: nhân vật, không gian và thời gian trong sự song chiếu rõ nét với huyền thoại về sự ra đời của con người và vạn vật

Nghiên cứu được làm trên bản dịch Quà của Chúa của dịch giả Lê Bá Thự,

NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2009

Nhiệm vụ chính của đề tài là phân tích, cắt nghĩa đặc điểm, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của các yếu tố huyền thoại trong cấu trúc tác phẩm

Hướng nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích giải mã thông điệp nghệ thuật của nhà văn, đồng thời góp phần nhận biết một phong cách tiểu thuyết Ba Lan đương đại

Do tính chất tổng hợp của luận văn nên chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: cấu trúc, phê bình huyền thoại, phê bình thi pháp học, và một số các thao tác: phân tích, tổng hợp, thống kê Trong đó, phương pháp chính là phương pháp cấu trúc, chia tách văn bản thành các lớp để tìm hiểu, đi sâu phân tích

và phương pháp phê bình huyền thoại, đứng dưới góc độ huyền thoại để soi chiếu vào tác phẩm

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Adam, Ewa và món quà của Chúa

Chương 2: Thời gian và những song chiếu huyền thoại

Chương 3: Không gian qua những biểu tượng

Trang 15

CHƯƠNG 1

ADAM, EWA VÀ MÓN QUÀ CỦA CHÚA

Nhân vật văn học chính là linh hồn tạo nên sức sống của tác phẩm văn học thuộc mọi thể loại Đó không chỉ là phương tiện khái quát nghệ thuật, thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc sống mà còn là thước đo tài năng và sự sáng tạo của tác giả

Quà của Chúa của Dorota Terakowska dài gần 400 trang xoay quanh ba

nhân vật chính: vợ chồng Adam, Ewa và đứa con tật nguyền – Myszka Ngoài tên

tiểu thuyết Quà của Chúa mang đậm màu sắc Thiên Chúa giáo, tên hai nhân vật

chính (Adam và Ewa) trong tác phẩm cũng gợi nhắc đến tên hai con người đầu tiên xuất hiện trong quá trình sáng tạo sự sống của Chúa trời

Theo Kinh Cựu ước, Thiên Chúa tạo dựng thế giới muôn loài trong sáu ngày Ngày thứ sáu là ngày con người được dựng lên từ đất, người đầu tiên đó chính là Adam Sau đó, Người tạo ra một khu vườn (Eden – vườn địa đàng) và đặt người nam ở đó, để làm việc và trông nom nó, đồng thời cho phép anh ta ăn tất cả các loại quả từ cây trong vườn trừ Cây Nhận thức Tốt và Xấu Chúa cũng tạo ra các loài thú Và khi Adam thấy cô đơn nơi vườn địa đàng, cần một người để phụ giúp nhưng không loài vật nào muốn, Chúa đã làm Adam ngủ và tạo ra một người phụ nữ từ xương sườn số bảy bên trái của anh ta Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên của loài người – Ewa

Theo học thuyết của giáo phụ Kito, trước khi phạm tội, ông Adam và bà Ewa mặc trên mình chiếc áo choàng của đức hạnh không thể hủ bại, những dục

Trang 16

vọng nội tâm của họ đều phải quy phục lý trí Theo Augustine, họ có tri thức thực nghiệm về Chúa trời Chúa hiện lên và nói chuyện với họ, thuở ấy, họ không có nỗi ưu phiền lo lắng và có thể dốc lòng thờ Chúa Sau khi phạm tội, niềm diễm phúc ấy không còn nữa và người phạm lỗi đầu tiên là Ewa, người đã cám dỗ Adam

Từ câu chuyện trong Kinh thánh về hai sinh linh đầu tiên của thế giới loài người, Dorota Terakowska đã dựng nên một câu chuyện với hai nhân vật mang cùng tên gọi đó (Adam-Ewa) theo một cách rất đời thực của xã hội hiện đại

1.1 Adam

Adam – chồng của Ewa, cha của Myszka được xây dựng trong tác phẩm với rất ít các chi tiết miêu tả ngoại hình, chủ yếu thông qua cách cảm nhận của Myszka Trong sự liên tưởng của cô con gái, người cha có nét tương đồng với người đàn ông quảng cáo điện thoại di động trên ti vi Đó là người đàn ông có:

“hàm răng trắng như răng chó sói, đầu chải bóng mượt… nói quá nhanh, vẻ hài lòng và đầy tự tin, bảnh bao, lịch sự, điện thoại áp bên tai, tay xách cặp đen, đang

rất vội vàng…” Sở dĩ Myszka liên tưởng bố với ông quảng cáo trên ti vi là bởi cả

hai người đều có những điểm chung, và điểm chung lớn nhất chính là sự trốn chạy Adam lúc nào cũng vội vã, không có thời gian dành cho con gái Tuy nhiên trong mắt Myszka, bố luôn đẹp, trang nhã và lịch sự

Adam có giọng nói lạnh lùng, gắt gao Điều này được Myszka cảm nhận rõ nét nhất Với em, giọng nói của bố không du dương dễ nghe như giọng của mẹ Dù

em không hiểu được bố nói gì vì bố nói rất nhanh nhưng Myszka vẫn cảm nhận được nó giống như “những chiếc kim nhỏ” đâm vào tai hay như “cái máy khoan” xoáy sâu vào hai lỗ tai Myszka đôi khi lại “chấn động như luồng gió gắt, ác hiểm trước cơn giông, thình lình đổi hướng – và im bặt” làm em đau buốt

Adam trong tác phẩm là một người đàn ông thành đạt, giàu có, nhiều tham vọng Adam là người rất giỏi chuyên môn, anh trở nên có giá đối với công ty chuyên làm dịch vụ săn tìm tài năng, đối với việc tìm kiếm cán bộ lãnh đạo trong ngành tin học Trong một tương lai không xa, nếu được người Mĩ tin tưởng, anh có

Trang 17

thể trở thành chủ tịch hội đồng quản trị Chưa bao giờ Adam gặp thất bại trong

kinh doanh “Anh chạm tay vào cái gì là y rằng cái đó biến ngay thành vàng, cứ

như ở cung vua Midas vậy Mỗi quyết định có liên quan tới đầu tư vốn của công

ty, các khoản mua bán, hợp nhất, chuyển dịch vốn hoặc thay đổi nhân sự của công

ty đều rất thành công”[18;97] Vai trò lãnh đạo trong công ty của Adam là rất lớn Mọi sóng gió thương trường có khắc nghiệt đến đâu cũng không đủ sức quật ngã khả năng kinh doanh phi thường của Adam

Chính bởi thành công trong sự nghiệp nên Adam luôn xây dựng cuộc sống theo một nguyên tắc đã được tính toán kỹ lưỡng Mọi diễn biến trong cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ đều được Adam lên kế hoạch cẩn thận Vì thế, anh luôn nhắc đi nhắc lại với Ewa cụm từ: “Kế hoạch làm ăn của gia đình chúng ta” Không giống những người bạn cùng trang lứa sau khi kết hôn đều sinh con ngay, thậm chí một vài người bạn của Ewa còn có con ngay trong trường đại học, Adam và Ewa quyết định có con sau khi anh đã tính toán kỹ trong máy tính cái gọi là “nợ và vốn” Khi

đó Adam 37 tuổi, Ewa 35 Và thế là Myszka chào đời Đứa bé không chỉ là kết quả của tình yêu giữa Adam và Ewa mà còn là nơi Adam gửi gắm biết bao dự định, kế hoạch đường đời Ngay từ khi đứa bé còn trong bụng mẹ, Adam đã vẽ ra một

tương lai định sẵn Nếu là một hoàng tử, “mai kia nó sẽ là một ngôi sao lớn của

ngành tin học và thị trường chứng khoán”, còn nếu nó là con gái, Adam đã vạch ra cho con một tương lai gói gọn trong mười một từ: “Một trường đại học danh tiếng, một người chồng ưng ý” Cũng chính bởi Adam đã hy vọng quá nhiều, đã vẽ ra một màu hồng tươi sáng nên anh khó chấp nhận nổi sự thật rằng, Myszka – con gái anh là một đứa trẻ tật nguyền, bị bệnh đao và thiểu năng trí tuệ

Chưa kể đến, Adam còn là người đề cao tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu sự hoàn hảo Chỉ cần nhìn cách họ trang trí cho ngôi nhà có thể biết Adam cầu toàn đến mức nào Toàn bộ không gian ngôi nhà của họ đều do chuyên gia tư vấn hảo hạng thiết kế:“Tiền sảnh rộng, phòng ngủ của hai vợ chồng, phòng sinh hoạt chung, phòng khách đột xuất, bếp liền phòng ăn, phòng làm việc của Adam, phòng khách, hai nhà tắm – và phòng cho con Nhà hầm và phòng áp mái Tầng trệt, tầng

Trang 18

một và tầng áp mái”[18;36] Vốn là người hoạt động kinh doanh nên Adam rất mê phong thủy Từ ngoại thất nhà đến nội thất của ngôi nhà đều phải tuân theo nguyên

tắc phong thủy: “góc phải tầng trên của căn nhà sẽ làm phòng ngủ, một vị trí đảm

bảo cho vợ chồng sống hạnh phúc cho đến khi đầu bạc răng long, còn góc bên trái

sẽ là phòng làm việc của Adam, một vị trí đắc địa đối với công việc chuyên môn

và con đường làm ăn của anh chồng”[18;36]

Anh là một người chồng rất mực yêu thương vợ, vun vén cho hạnh phúc gia đình Chỉ cần nhìn cảnh Adam bế Ewa trên tay mình trong tiếng chuông gió ngân nhẹ nhàng là đủ hiểu tình yêu hai người dành cho nhau Cuộc sống của gia đình Adam chỉ còn thiếu mỗi đứa con khỏe mạnh nữa thôi là hạnh phúc của họ viên mãn Đứa con là khao khát mãnh liệt nhất của Adam và Ewa khi sự nghiệp của cả hai đã chín muồi Adam đã miệt mài lao động suốt quãng thời gian của tuổi trẻ vì mong muốn đứa con sau khi chào đời sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn bố

mẹ của nó trước kia Sẽ là tuyệt vời nếu Myszka chào đời là một đứa bé khỏe mạnh, trí tuệ thông minh thừa hưởng từ bố và mẹ Chỉ cần có vậy, cuộc sống của

họ sẽ là lý tưởng, là đáng mơ ước Thế nhưng, Myszka lại là một đứa bé tật nguyền, mắc bệnh đao ở thể nặng Đứa con của Adam lại rơi vào trường hợp hiếm hoi nhất trong sáu trăm, bảy trăm ca sinh nở Mọi kế hoạch đường đời của Adam dường như tan vỡ kể từ khi Myszka xuất hiện Vốn là một người cầu toàn, thích cái

hoàn hảo, Adam không tin nổi một sinh linh cực kỳ “phi thẩm mỹ” với “hai con mắt nhắm nghiền lồ lộ hai nếp nhăn vừa xếch vừa to” như Myszka lại là con gái

mình

Thế giới nội tâm của Adam diễn biến vô cùng phức tạp, xáo trộn, không nhất quán Là một doanh nhân bản lĩnh, quyết đoán trên thương trường, Adam không ngờ mình lại gục ngã ngay trước bão táp trong gia đình mình

Anh luôn tránh né hiện thực bằng cách chối bỏ sự xuất hiện của con gái Chính bởi cái vị trí đỉnh cao trong sự nghiệp khiến Adam cầu toàn trong mọi thứ Anh sợ người khác nhìn mình với ánh mắt thương hại Vì vậy, Adam tìm mọi cách thuyết phục Ewa bỏ lại Myszka cho trại đặc biệt nuôi dưỡng Dù là người đàn ông

Trang 19

trụ cột trong gia đình nhưng khi đứng trước khó khăn, Adam không chọn cách đối mặt mà từ chối, tìm mọi cách che giấu nó Lỗi lầm đầu tiên và lớn nhất của Adam chính là ở thái độ này

Khi Ewa quyết định mang Myszka về nuôi nấng, chăm sóc, Adam trốn tránh

sự thật bằng cách sống trong một căn phòng tách biệt với hai mẹ con Ngôi nhà kể

từ khi có Myszka đã thay đổi hoàn toàn Nếu như trước kia, ngôi nhà ấy là sự đồng điệu của hai tâm hồn duy mỹ, yêu thích sự hoàn hảo thì nay, nó là sự tách biệt rõ rệt thành hai không gian khác nhau giữa căn phòng làm việc của Adam và căn phòng ngủ của hai mẹ con Ewa Để tránh nhìn thấy đứa con gái xấu xí, dị dạng, anh bắt đầu chuyển từ phòng ngủ của hai vợ chồng sang phòng làm việc, chuyển tất cả đồ đạc từ “gối, chăn lông chim, gối nhỏ, chăn len của Adam Không lâu sau

đó, bộ đồ mộc mới được đặt trong phòng làm việc: chiếc đi văng nhỏ không ăn nhập với nội thất căn phòng”[18;38] Mấy hôm sau là chiếc đi văng màu mận tím, cái màu loè loẹt không ăn nhập chút nào với màu xám lạnh của phòng làm việc, cái màu xám mà đúng ra phải hoà đồng với “màu xanh nhạt, gam màu tạo dễ dàng cho

sự tập trung”; hay “Vải giả da bọc cửa màu nâu thẫm, hoàn toàn trái nghịch với

tiền sảnh màu phớt hồng lịch sự” Dần dần, khoảng cách giữa Adam và Ewa ngày

càng lớn Họ tách biệt nhau về giờ ăn sáng, sau đó là giờ ăn tối Câu chuyện họ nói với nhau cũng thưa dần, đối đáp chỉ xảy ra khi nào thật cần thiết Giờ đây, ngôi nhà

ấy không còn là không gian tràn ngập tình yêu thương mà là nơi ẩn chứa bao điều phiền muộn, là ngôi nhà của sự im lặng, sự chết mòn trong cảm xúc giữa Adam và Ewa Sâu xa, chúng ta có thể hiểu được chính Adam là người tạo ra khoảng cách

ấy Bởi anh không đủ dũng cảm để đón nhận sự thật nên luôn tìm cách trốn tránh, chối bỏ Chính anh mới là người cô đơn trong ngôi nhà của mình Một mình Adam sống lặng lẽ, đi đi về về không ai hay với một bên là hai mẹ con Ewa và Myszka hàng ngày trò chuyện, mẹ thêm hiểu con gái, con gái biết yêu thương mẹ Chỉ có mình Adam là “tật nguyền” trong tâm hồn

Thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, anh luôn tìm cách đổ lỗi cho Ewa khi cô sinh ra một đứa bé tật nguyền Anh cho rằng, bệnh đao là do di truyền, chính bệnh

Trang 20

mất trí nhớ của bà Ewa đã ảnh hưởng đến Myszka Adam luôn cảm thấy sợ khi bị soi mói bởi những ánh mắt nhìn Myszka… Không ít lần trong tác phẩm, tác giả đề cập đến điều này: “anh, một người chỉ biết có thành đạt và quen với thành công, dắt tay một sinh linh bất lực, dị thường đi trên phố, thì đó là công khai thú nhận mình thất bại chứ còn gì Anh nghĩ, có lẽ anh không chịu đựng nổi những cái nhìn đầy thương hại hoặc tò mò của thiên hạ.”[18;95] Bởi thế, Adam thường xuyên mang nỗi ám ảnh về đứa con tật nguyền vào trong những giấc mơ: “Adam nằm mơ thấy Myszka lột sạch quần áo, trần truồng ngay tại ngã tư đông người qua lại nhất của thành phố, gần văn phòng của anh”[18;290]

Khảo sát trong tác phẩm, có tới ba chương liên tiếp nhà văn đặt điểm nhìn

trần thuật vào Adam (chương: Ánh sáng; Sự sống; Sự sống tiếp theo) Điều đó

chứng tỏ, Adam thường xuyên quan sát mọi thứ diễn ra quanh mình Anh suy nghĩ miên man về cuộc sống và về đứa con gái bé bỏng tật nguyền Dù bên ngoài anh tỏ

ra không quan tâm, nhất quyết chối bỏ sự có mặt của Myszka, nhưng trong sâu thẳm trái tim người đàn ông này vẫn ẩn chứa tình yêu thương Adam thường nấp sau cánh cửa quan sát con gái, bí mật theo dõi bệnh tình của con, luôn luôn trăn trở

về con Giống như Ewa, anh mua rất nhiều sách về căn bệnh này để tìm hiểu Nhưng khác vợ ở một điểm, đó là anh thường mong chờ những điều vô vọng, khó

có thể xảy ra trong hiện tại mà không tìm cách giải quyết nó Adam tỏ ra căm ghét

số phận và luôn đặt câu hỏi: tại sao họ không sinh con khi khoa học đã tiến thêm một bước trong khả năng điều khiển các gien, khi đó sẽ không bao giờ có chuyện

đứa bé chào đời bị bệnh đao, hay giá Myszka không có mặt trên đời thì cuộc sống

của họ chắc đơn giản bội phần…

Đôi lúc tình yêu của người cha lại trỗi dậy trong anh giúp anh có thể hiểu con gái nói gì, mong muốn điều gì Có khi Adam nhận biết âm thanh phát ra từ miệng con gái còn nhanh hơn cả Ewa Anh hiểu Myszka nói “nhaaa” không phải là

bố mà nghĩa là nhảy Người bố ấy thấy nghẹn họng khi nghĩ đến cái mong muốn đầy bất lực của con gái, đó là được nhảy nhẹ nhàng, thanh thoát như những đứa trẻ khác Lúc này, Dorota Terakowska như đứng về phía Adam, nói hộ suy nghĩ trong

Trang 21

lòng anh: “Anh hiểu rằng sinh linh bé bỏng tật nguyền này cũng có nhu cầu như mọi đứa trẻ khác, cảm nhận có lẽ cũng như chúng, có khi còn mạnh mẽ hơn là đàng khác, tuy vậy cái vỏ bọc thân tàn của bé không thích bé, giống như con nhộng giam cầm bó mình trong một chú bướm, chỉ có điều đến lúc nào đó rồi chú bướm

sẽ bay đi – còn chú bướm này, chú bướm náu mình trong cơ thể Myszka sẽ không bao giờ bay đi được”[18;98] Xúc động hơn nữa, trong lần sinh nhật tám tuổi của con gái mình, Adam đã mua tặng con gái búp bê Barbie và Ken Anh chờ đợi tiếng bước chân con gái, tiếng thở phì phò nặng nhọc, nhìn hành động nhận quà của con qua cánh cửa mà nghẹn ngào

Hiểu được tâm tư của đứa con gái tội nghiệp cùng những vất vả nhọc nhằn của Ewa hằn sâu lên đôi mắt mệt mỏi thế nhưng Adam vẫn không chiến thắng nổi tính ích kỷ trong con người mình Sự giằng co đầy mâu thuẫn giữa một bên là tình phụ tử thiêng liêng với một bên là sự chối bỏ hiện thực, tránh né sự thật luôn tồn tại trong suy nghĩ của Adam

Dường như ở đây có sự song chiếu tương đồng giữa nhân vật Adam trong tiểu thuyết với Adam trong Kinh thánh Adam do Chúa sáng tạo nên tượng trưng cho con người thứ nhất và hình ảnh của Chúa trời; là thứ nhất trong trật tự của tạo hóa, là đỉnh điểm của thế giới được sáng tạo, là sinh linh tối cao mang tính người; được Chúa trời sáng tạo nên, mang hình ảnh Chúa nhưng không phải là Chúa Adam tượng trưng cho lỗi lầm nguyên thủy, sự sa đọa về tinh thần, sự lạm dụng tự

do một cách phi lý, sự chối từ mọi lệ thuộc

Trong tác phẩm, Dorota Terakowska xây dựng nhân vật Adam mạnh mẽ trong kinh doanh nhưng lại thiếu bản lĩnh trong đời sống Anh trốn tránh sự thật chỉ vì sợ người khác chê cười và coi đứa con gái xấu xí là thất bại, ảnh hưởng đến danh tiếng Sự trả giá cho việc thiếu trách nhiệm mà Adam đã làm chính là lúc nhận ra yêu thương khi đã quá muộn mằn Suốt tám năm Myszka lớn lên, chưa một lần anh ngó ngàng tới việc chăm sóc con Anh ruồng bỏ con và phó mặc bổn phận nuôi nấng ấy cho Ewa Anh dành suốt mười năm của tuổi trẻ để gây dựng sự nghiệp nhưng không có nổi một ngày trọn vẹn dành cho con gái Để đến cuối cùng

Trang 22

khi tìm ra nguyên nhân bệnh đao của Myszka là do di truyền từ người anh trai tật nguyền Adas, lần đầu tiên trong suốt tám năm ròng, Adam mới “ôm chặt bàn tay

bé nhỏ của con gái mình” Mọi sự hối lỗi của anh không còn kịp nữa Anh không tin sự thật rằng con gái bé bỏng của mình đang hấp hối: “Không Không phải Không phải bây giờ, không thể như vậy được” Những trang viết cuối cùng trên hành trình tìm về với yêu thương của Adam thấm đẫm nước mắt Anh ân hận vì suốt quãng thời gian qua đã không dành cho con tình yêu thương, che chở của một người cha Con gái tật nguyền tội nghiệp của anh đáng lẽ ra phải được nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương nhiều hơn những đứa trẻ bình thường để bù đắp lại những

thiệt thòi mà cuộc sống đã lấy đi của nó Adam buông ra câu hỏi đầy bất lực: “Anh

phải làm gì bây giờ hả em?” Điều anh muốn làm cho con gái để sửa chữa tất cả lỗi lầm trước kia dường như đã quá muộn Liên tiếp những câu nói thừa nhận sự thật của Adam: “Em biết không… anh đã có một người anh tật nguyền, bị bệnh Down”; “Khi con gái ra chào đời, anh đã bị thất vọng, nhưng…” Như tiếng nấc nghẹn ngào, trái tim người cha ấy đang đau xót tột cùng trước sự ra đi vội vàng của

cô con gái, vì anh chưa làm được điều gì cho con, chưa một lần làm tròn trách nhiệm của một người cha

Biến cố lớn xuất hiện trong gia đình Adam cũng chính là phép thử tuyệt vời cho bản lĩnh của các nhân vật, để từ đó giá trị nhân văn của tác phẩm được người đọc cảm nhận một cách sâu sắc và lắng đọng nhất

1.2 Ewa

Ewa – nhân vật có cái tên trùng với sinh linh thứ hai do Chúa tạo ra trong sáu ngày sáng tạo sự sống của mình Theo Kinh thánh, Ewa được lấy ra từ xương sườn của Adam lúc Adam ngủ nên người ta có niềm tin là người đàn bà phụ thuộc

và kém quyền người đàn ông Ewa là người phụ nữ đầu tiên, người vợ đầu tiên, là

bà mẹ của loài người Ewa biểu thị cho phần cảm tính và yếu tố phi lý tính ở con người Cũng có thể, trong nguồn cảm hứng bất tận của mình, Dorota Terakowska

đã xây dựng nhân vật Ewa dựa trên hình tượng người đàn bà đầu tiên của Chúa

Trang 23

Ewa trong Quà của Chúa là một người vợ, một người mẹ khiến chúng ta

khâm phục bởi nghị lực, lòng can đảm và sự hi sinh vô bờ bến Tác giả đặt nhân vật người mẹ ấy vào trường hợp bi thảm nhất, chị đã sinh ra một đứa con bị bệnh đao, vừa dị dạng vừa thiểu năng trí tuệ Niềm hạnh phúc ngọt ngào trong cuộc sống hôn nhân với Adam khiến nhiều người phải ghen tị của chị dường như chấm hết khi có sự ra đời của Myszka Chị không tin nổi vào tai mình khi nghe bác sĩ nhi khoa thốt ra từ “Down” ở phút thứ mười ba khi khám bệnh cho đứa trẻ sơ sinh Giống như tiếng sét ngang tai, giông tố đang ập xuống đầu Ewa Người phụ nữ đáng thương đến tội nghiệp ấy cũng như bất cứ ai đều mong muốn những điều tốt đẹp trong cuộc sống Chị không thể ngờ điều kém may mắn lại rơi vào gia đình đang đẹp như mơ của chị Cũng bởi cái hiện thực đau lòng này mà không ít lần Ewa phủ nhận sự tồn tại của con gái mình: “trong đầu người mẹ nẩy ra một ý nghĩ:

… nó có thể chết cơ mà! Nó có thể chết, lúc đó mình sẽ sinh đứa con khác, bình thường” Chị bắt đầu mong muốn những điều không thể: “Xin phái đến cho tôi một thầy phù thủy có thể làm thay đổi con gái tôi!” Chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông cho cảm xúc của Ewa lúc này Phản ứng của người mẹ ấy trước hiện thực quá tàn nhẫn ấy là chối bỏ, là không muốn đối mặt

Hơn ai hết, chị hiểu chồng mình – một người chồng luôn thành công trong mọi việc sẽ khó lòng chấp nhận sự ra đời của một đứa trẻ tật nguyền Vì thế, lúc đầu Ewa đã gật đầu tán thành ý kiến của chồng: “Đúng Như thế là hay Xuất viện không có đứa bé này và quên Quên Xóa khỏi cuộc đời này mấy tháng đó đi Không bao giờ nghĩ tới nữa” Những câu văn ngắn nối tiếp nhau diễn tả ý nghĩ của Ewa mà hàm chứa trong đó biết bao thương cảm, đau xót Tiếng kêu cứu bất lực, thất thanh của chị khi nghe tiếng con gái khóc: “Cứu tôi với…giúp…”

Cho mãi về sau này, trong suốt quá trình nuôi dạy Myszka, vẫn có nhiều lần Ewa mơ rằng có ai đó đã đánh tráo con của chị Chị luôn thấy con gái của mình khỏe mạnh, xinh xắn bình thường như mọi đứa trẻ khác Sở dĩ linh cảm đó xuất hiện là bởi chất chứa trong trái tim người mẹ ấy là một tình yêu thương vô bờ bến

Trang 24

Chị mong những điều tốt đẹp đến với con của mình Cũng vì thế, Ewa càng ngày càng thương con nhiều hơn

Khác với Adam, chị không chọn cách trốn tránh sự thật mà sẵn sàng đối mặt với khó khăn Bị buộc phải chọn giữa chồng và con gái, chị đã quyết định chọn con gái Bởi hơn ai hết, chị hiểu đứa con tật nguyền của mình rất cần tình yêu, và chỉ có chị, người sinh ra nó mới làm nổi việc này Sự can đảm ấy có căn nguyên sâu xa từ tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp mà Ewa dành cho đứa con mình dứt ruột sinh ra

Nếu Adam cương quyết lạnh lùng chối bỏ Myszka bao nhiêu thì chị lại kiên nhẫn, chịu đựng, dành tất cả tình yêu của mẹ với đứa con, vượt lên mọi cô đơn khắc nghiệt để nuôi dưỡng, dạy dỗ con Đón Myszka về nuôi thay vì đưa con vào trại đặc biệt tức là chị đã chấp nhận sự phản đối của chồng, đồng thời hiểu rằng, những tháng ngày về sau, chị sẽ phải đối mặt với khó khăn một mình, đơn độc mà không có Adam bên cạnh động viên, giúp đỡ Tình cảm gắn bó keo sơn của hai vợ chồng cũng sẽ dần rạn nứt Ngôi nhà ấm áp yêu thương mà Adam và Ewa đã gắng sức vun đắp suốt quãng thời gian tuổi trẻ giờ sẽ thay đổi, tách biệt Vẫn biết là vậy nhưng Ewa luôn tin quyết định của mình là đúng Bởi sinh con ra, người mẹ nào cũng cần có trách nhiệm yêu thương con, chăm sóc con Dù nó có xấu xí, dị dạng

đi chăng nữa thì nó vẫn là con mình Đó là thực tế người ta phải chấp nhận mà không thể trốn tránh

Việc đầu tiên chị làm để đối mặt với bệnh tật của con gái mình đó là tìm hiểu về bệnh đao qua các loại sách Giá sách trong phòng Ewa bắt đầu được bổ sung thêm những cuốn sách mới Giờ đây, Ewa cũng không để ý tới việc nó có phù hợp với nội thất căn phòng không nữa, miễn là nó cung cấp được những nội dung chị cần Điều Ewa quan tâm duy nhất lúc này chính là sự phát triển của Myszka Khuôn mặt chị toát lên sự mệt mỏi: “Ewa, khổ sở vì đêm đêm phải trông con, ngủ không giờ giấc, thức dậy vẫn còn ngái ngủ, hai mắt trũng sâu, để lại tự nhủ rằng,

đã trọn ngày – thì bao giờ cũng vậy, đôi mắt của người mẹ này trước tiên phải nhìn vào Myszka”[18;41] Nhờ những cuốn sách y học và hàng ngày hàng giờ quan sát

Trang 25

con, Ewa đã thêm hiểu và yêu con hơn: “Mẹ yêu con – Ewa nói, áp chặt con gái

vào người mình, tỏ tình trong cơn xúc động”

Ewa biết rằng bệnh đao là vô phương cứu chữa nhưng chị lại tin rằng phép màu trong Kinh thánh có thể giúp con gái chị trở lại bình thường Niềm tin bất diệt

ấy phần nào đã an ủi, vỗ về, tiếp thêm sức mạnh cho Ewa để chị tiếp tục chăm sóc cho đứa con tội nghiệp

Với những đặc trưng điển hình của bệnh đao, cơ thể Myszka phát triển không bình thường, trí óc chậm chạp, ba tuổi biết bò, bốn tuổi chập chững những bước đi đầu tiên Thế nhưng, Ewa vẫn kiên nhẫn dạy con phát âm từng âm tiết một

“Maa…” Chị vui sướng tột độ khi con có thể nói được “Maa…” lúc ba tuổi Chị còn thuê cô giáo riêng để dạy con phát âm Quan tâm đến con hàng ngày, Ewa nhanh chóng hiểu được những điều Myszka mong muốn dù bé nói chưa tròn tiếng

“Chuuuu” là Chúa, “Ta! Ô” là người đàn ông trong quảng cáo trên ti vi…

Mệt mỏi vì đương đầu với bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp của con gái Ewa còn thường xuyên phải đối mặt với những lời lẽ cay độc của Adam Những cuộc cãi vã nảy lửa bắt đầu xảy ra kể từ khi Ewa mang Myszka về nhà Adam đổ lỗi tất cả bệnh tật của Myszka đều do di truyền từ người bà mất trí nhớ của Ewa Nếu Adam ruồng rẫy, cương quyết đưa Myszka vào trại đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật, không muốn nhìn thấy đứa trẻ dị dạng ấy trong nhà thì ngược lại, Ewa lại ra sức bảo vệ, che chở cho con: “Không phải vậy! anh không biết con! Anh không hiểu con, anh không thấy thứ em nhận thấy được ở con Con gái cảm nhận tất cả, hiểu tất cả, chỉ không biết chọn từ mà thôi – mẹ nói liền một mạch ra chiều xin lỗi” [18;74] Nuôi dưỡng đứa con tật nguyền, Ewa luôn luôn đơn độc, không một ai giúp đỡ, nay chị lại phải đối đầu với sự xung đột quan điểm của người chồng Nếu là người đàn bà khác, chắc hẳn chị đã gục ngã Nhưng chính tình yêu đối với đứa con tội nghiệp đã tiếp thêm cho chị nghị lực sống Dần dần, tình mẫu

tử trong Ewa ngày một nhân lên, giúp chị có thêm động lực vượt qua tất cả khó khăn trong cuộc sống Chị sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì con

Trang 26

Khác với người chồng luôn sợ ánh mắt dò xét của thiên hạ, Ewa sẵn sàng mang con gái tới siêu thị, công viên, vườn hoa… để con được vui chơi, nô đùa như những đứa trẻ bình thường khác Trái tim nhân hậu đầy tình yêu thương đã giúp Ewa vượt qua sự xấu hổ của bản thân Có lần Myszka lột hết quần áo nhảy trong siêu thị, trước lời xỉ vả của đám đông, Ewa gạt bỏ hết mọi nỗi sợ hãi, lấy hết sức bình sinh mặc quần áo cho con và đưa con ra khỏi cửa hàng Chỉ hành động ấy thôi cũng đủ để ta hiểu người mẹ ấy can đảm tới mức nào Chị thường xuyên lo lắng cho tương lai của con nếu một ngày không còn mẹ ở trên đời Dù đứa trẻ khuyết tật

ấy là nỗi khiếp sợ với mọi người nhưng với Ewa, Myszka lại chính là bảo bối, là lý

do để chị sống Vì thế, Ewa thường không cho ai động vào con gái chị Chị ra sức bảo vệ Myszka trước hai người đàn bà ở Ban cứu tế xã hội Ewa phủ nhận việc đưa con chị đến trường đặc biệt chẳng qua cũng chỉ bởi chị không muốn rời xa con nửa bước, sợ xa con sẽ không ai chăm sóc cho nó như chị đã làm: “Không… Sẽ không dạy với dỗ gì hết Và sẽ không có chuyện dạy con tôi đan giỏ Vẽ trên kính hay dán

bì thư cũng không Không phải ở mức độ tật nguyền này Không phải ở tình trạng của con tôi; ngoài bệnh đao nó còn bị tổn thương não bộ… còn tôi không muốn đưa con tôi vào trung tâm dành cho những đứa trẻ bị khuyết tật nặng”[18;315]

Dường như Dorota Terakowska dành cả tác phẩm của mình để diễn tả cảm giác của một người mẹ sinh ra đứa con tật nguyền, can đảm, hy sinh mọi thứ để nuôi dạy con cho tốt Rất nhiều lần trong giấc mơ, tác giả nói hộ mong muốn cao đẹp khác hẳn với hiện thực đau buồn của người mẹ đáng thương ấy:“Ewa không nằm trên đi văng đọc sách Mang ghế xếp ra đặt trên bãi cỏ, chị nằm mơ mơ màng màng Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê chị thấy Adam đang chậm rãi tiến lại gần con gái và nói:

- Myszka ơi, đưa tay cho…Bố con mình đi dạo chơi

Chị, Ewa, cũng đưa tay cho bé cầm và ba người, bố mẹ và con, dạo chơi trên con đường trong công viên Dưới nắng trời hình ảnh này biến đổi đủ bảy sắc cầu

vòng, hạnh phúc như trong các bộ phim mà Ewa thích xem”.[18;188]

Trang 27

Lạ thay, cứ nằm mơ là Ewa thấy con mình lành lặn như mọi đứa bé khác Giấc mơ phần nào tạo động lực cho Ewa tiếp tục công việc chăm sóc Myszka, yêu thương con hơn nữa mà quên đi cái thực tại trước mắt, đồng thời nhen nhóm trong chị hy vọng về những điều tốt đẹp sau này Quả thật, đến cuối cùng, gia đình bé nhỏ của chị sum vầy trong hạnh phúc với sự ra đời của đứa bé thứ hai khỏe mạnh, xinh đẹp

Nếu như Ewa của Chúa phụ thuộc vào quyền năng của người đàn ông bao nhiêu thì Ewa của Dorota Terakowska lại mạnh mẽ bấy nhiêu Một mình chị đơn độc trên bước đường nuôi dưỡng Myszka nhưng chị không hề yếu đuối, gục ngã, thậm chí còn tỏ ra rất bản lĩnh, sẵn sàng bảo vệ con, chấp nhận mọi khiếm khuyết của con, coi đó là món quà của Chúa và hoàn thiện nó theo cách của riêng mình Trên hết, người đọc cảm nhận ở Ewa đó là một tình yêu thương con vô bờ bến, sự

hi sinh và lòng vị tha cao cả

1.3 Myszka – Món quà của Chúa

Giữa một bức tranh cuộc sống đang lên như diều gặp gió của đôi vợ chồng Adam và Ewa thì sự xuất hiện của bé Myszka giống như một mảnh ghép lệch lạc phá hỏng mọi thứ Bao nhiêu kế hoạch đường đời của họ xem như đã đổ vỡ tất cả

kể từ khi có Myszka

Thế nhưng Myszka – cô bé tật nguyền đáng thương trong tác phẩm lại được xây dựng như là món quà của Chúa Không phải vô tình khi trong tiểu thuyết có tới

17 lần nhắc tới cụm từ “quà của Chúa” Cụm từ này thường xuất hiện vào thời

điểm cao trào của mạch truyện, nhằm giãn độ căng của tác phẩm, đồng thời tăng thêm thời gian để người đọc bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề Đó là lúc Ewa đang miên man dòng suy nghĩ về đứa con gái mình vừa sinh ra với những dự cảm chẳng lành, hay khi phải quyết định để lại Myszka cho trại đặc biệt nuôi dưỡng hay mang con về nhà chăm sóc… Quà của Chúa bao gồm trời, đất, cỏ, hoa thơm, cây cối, chim muông, sự sống và trong đó bao hàm cả con người Vì là món quà mà Chúa dành tặng cho nhân gian nên người nhận có quyền đồng ý nhận hoặc từ chối nó

Trang 28

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mọi thứ Ngài ban cho nhân loại đều hoàn hảo, tốt lành song món quà của Ngài lần này không như vậy Myszka trong tiểu thuyết này là một đứa trẻ bị bệnh đao, thiểu năng trí tuệ, không giống như mong đợi của hai vợ chồng Adam và Ewa

Myszka là nhân vật chịu nhiều đau thương, thiệt thòi nhất trong tác phẩm Ngay từ khi chào đời, bé đã không nhận được sự chào đón của cha mẹ Em là trường hợp hiếm hoi trong sáu đến bảy trăm ca sinh nở mắc chứng bệnh đao điển hình Đó là chưa kể đến việc não bộ em còn có một vết thâm đen sẽ ức chế nhiều dây thần kinh Với thân hình dị dạng, đầu óc chậm chạp, em không có được sự phát triển giống một đứa trẻ bình thường Ba tuổi mới biết bò, bốn tuổi chập chững những bước đi đầu tiên và học cách phát âm từng âm tiết một trong khi đó

là độ tuổi một đứa trẻ bình thường có thể chạy và nói thông mọi chữ Việc nhảy múa là điều tưởng như dễ dàng đối với một đứa trẻ thì với Myszka, đó lại là khao khát cháy bỏng Bởi cái thân hình nặng nề khiến em không thể nhấc nổi chân mình

để múa theo điệu nhạc Bé đã mang điều ước này vào tận trong giấc mơ: “Đêm nào Myszka cũng nằm mơ, thấy mình đang nhảy múa như một con bướm, bay lên cao,

dù không bay cao được như những chú chim, chỉ cao hơn căn phòng nhỏ trên cùng chút xíu “Mình bay lên chăng?”[18;77] Niềm khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi cái vỏ bọc xấu xí để có thể nhảy múa như các bạn đồng lứa đã đi sâu vào ý nghĩ của Myszka

Đứa bé đáng thương ấy dù bị tật nguyền về thể xác nhưng tâm hồn em rất phong phú Em cũng có niềm mơ ước như ai, cũng muốn một lần được nhảy trước mặt bố và được bố khen con gái nhảy đẹp Khi được vào Vườn và ăn táo, Myszka vẫn mơ mình có thể tự do nhảy múa được:“đêm nào Myszka cũng nằm mơ thấy mình múa như nghệ sĩ ba lê trên tivi, như bướm lượn trên hoa, như chim lượn giữa bầu trời và mặt đất Bé đã biết múa cho cảm xúc như thế nào Lâu nay bé chỉ mường tượng mà thôi Bây giờ cảm xúc này là không thể tưởng tượng nổi, không

so sánh được với bất kỳ cái gì, kể cả những xúc cảm mạnh mẽ nhất mà đôi khi bé

có được khi múa thử một cách vụng về

Trang 29

“Mình đang múa chăng?” – bé tự hỏi mình trong giấc chiêm bao, để khi tỉnh dậy lại chịu đựng cái sức ì thường nhật, song đau lòng này”.[18;199]

Sự trộn lẫn giữa thực - ảo trong đầu óc không bình thường của Myszka một mặt giúp em thỏa mãn được ước mơ nhảy múa và cảm nhận được nhảy là một điều tuyệt vời mà từ trước đến nay em không biết, mặt khác cũng là nỗi đau, khi thực tế,

cơ thể em hoàn toàn bất lực, không thể cất nổi mình lên như trong giấc mơ

Đối mặt với bệnh tật trong cơ thể là một lẽ nhưng nỗi đau lớn nhất mà cô bé đáng thương ấy phải chịu đựng chính là sự lạnh lùng, vô cảm của người cha – Adam trong suốt tám năm em tồn tại trên đời Khác với những đứa trẻ bình thường, khi chúng chào đời đều nhận được sự hân hoan chào đón, tình yêu thương của những người thân, đặc biệt là cha và mẹ - người đã sinh ra chúng thì Myszka lại không có được điều may mắn đó Chỉ vì em xấu xí, dị dạng mà người cha sẵn sàng bỏ em lại trại nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật nếu không có sự cương quyết của người mẹ Adam coi Myszka là nguyên nhân gây nên mọi đổ vỡ trong kế hoạch đường đời của mình Với anh, Myszka như một người xa lạ không liên quan tới cuộc sống của anh Cùng sống trong một mái nhà nhưng chưa bao giờ Myszka cảm nhận được tình yêu của bố dành cho mình Thế nhưng, em luôn yêu bố, muốn nhảy cho bố xem và đợi bố khen “con nhảy rất đẹp” Cái giây phút hạnh phúc ngắn ngủi

để em cảm nhận được tình yêu của bố cũng là lúc em sắp phải về với Chúa Lần đầu tiên trong suốt tám năm sống trên đời, em mới biết được cái nắm tay của bố,

nó ấm áp và hạnh phúc biết bao!

Bù đắp lại, Myszka lại có một nội tâm phong phú hơn người bình thường Tác giả đã khai thác nét đẹp bên trong từ cái vỏ bọc xấu xí bên ngoài một cách rất tài tình Bên trong cái hình hài dị dạng, cái đầu tật nguyền của đứa trẻ bị bệnh đao

là cả một thế giới nội tâm muôn hồng ngàn tía, tiềm ẩn nhiều ma thuật Cô bé Myszka tật nguyền biết tìm chỗ cho mình, kiến tạo cho mình một thế giới riêng: đẹp, an toàn, không có cái ác và không hoàn thiện Myszka tựa hồ như một con nhộng, bên trong lớp vỏ bọc của con nhộng này đang náu mình một con bướm đẹp,

Trang 30

một tâm hồn nhiều khát vọng chẳng khác gì người bình thường Và phòng áp mái chính là chốn riêng tư đầy bí ẩn của bé Thế giới trên phòng áp mái bao gồm đất, trời, cỏ cây, ánh sáng, vườn, con ngườis… được vẽ ra trong mắt bé vô cùng sinh động, ngập tràn sức sống Giọng văn hồn nhiên, ngây thơ đúng như tâm hồn của một đứa trẻ “mặt trời chiếu những tia nắng dài qua ô cửa nhỏ vào một vài trong những tạo vật đó và Myszka kịp nhìn thấy những quái vật óng vàng, lạ lẫm, múa may, được tạo nên bởi vô khối những hạt bụi xoáy tròn Các quái vật này hình thù khác nhau và sống động.”[18;82]

Ở đây, ngay tại phòng áp mái này, bé có thể nhận biết được mọi sắc màu sau tấm màn đen vĩ đại, nào là màu bàng bạc của ánh sáng yếu ớt lọt vào từ ô cửa nhỏ; màu xám hoàn hảo như bộ com lê của bố hay màu tối như trời lúc nhá nhem… Không dừng lại ở những sắc màu rộn ràng tươi vui ấy, bé còn lắng nghe và quan sát được mọi chuyển động của cuộc sống bên ngoài, điều mà từ khi sinh ra bé không hề hay biết từ nước đến ánh sáng, đất, bầu trời, cây cỏ mọc… Những đoạn văn miêu tả tinh tế từng chuyển động của trời đất từ những giọt nước mưa đến sự xuất hiện của bầu trời xanh làm người đọc hiểu được rằng, trong cái thân hình xấu

xí của Myszka ẩn chứa một tâm hồn thật đẹp, biết khát khao được sống và được giao hòa cùng thiên nhiên, đất trời

Hãy lặng nghe một đoạn văn miêu tả sự xuất hiện của mặt trời trong đôi mắt

hồn nhiên, ngây thơ của Myszka: “Hình vuông bắt đầu nổi sóng, run rẩy, mất dần

các góc và chậm rãi, chậm rãi, biến thành hình tròn Khi hình tròn đã tròn xoe thì óng ánh rất mạnh, đến nỗi Myszka phải quay mặt sang chỗ khác Cùng lúc đó bé hiểu:

- Mặt trời! – bé thét lên sung sướng.”

Mặt trăng cũng được bé cảm nhận rất ngộ nghĩnh: “Mặt trăng đã mất mũi và hóa thành một lưỡi liềm bé tí xíu, thế nhưng liền sau đó bắt đầu phình ra và trở thành một cái bánh sừng bò, sau đó thành hình tròn khuyết và sau chót trăng tròn”[18;146]

Trang 31

Cũng từ không gian trên cao này, cô bé còn thấy được sự sinh tồn của hàng triệu sinh linh từ những con cá voi, bạch tuộc, rắn biển rồi đến cả đàn chim nhảy múa trên bầu trời, những chú hươu cao cổ, chú thỏ đứng thẳng bằng hai chân, chú voi gầm rú, chú nai vểnh tai ngơ ngác… Tất cả thế giới tự nhiên tràn đầy sức sống

cứ hiện dần ra trong mắt Myszka ngay tại căn phòng chật chội này

Lạ thay, trong tâm hồn của đứa bé bị bệnh đao, bị ức chế nhiều hoạt động lại

có thể tưởng tượng ra một bức tranh cuộc sống sinh động nhiều màu sắc đến vậy!

Từ nơi căn phòng chật chội, bụi bặm, bóng tối bao quanh, Myszka đã hiểu thế nào

là giai điệu của cuộc sống bên ngoài Cái điều mà bé cảm thấy, nghe thấy từ không gian phòng áp mái ấy có thể những người lớn như Adam hay Ewa cũng chưa chắc

đã thấu hiểu hết được Nơi đây giống như cầu nối giữa Myszka với sự sống, đồng thời cũng chính là nơi giúp tâm hồn cô bé được tự do, là nơi chắp cánh cho những ước mơ bình dị của một đứa bé khuyết tật được bay cao và bay xa hơn nữa trong cuộc sống này…

Với tri thức uyên thâm, lối quan sát và cảm nhận tinh tế, Dorota Terakowska

đã miêu tả đời sống nhân vật rất sâu sắc Nhiều đoạn người đọc có cảm giác, nhà văn đã hóa thân vào chính tâm hồn thơ dại của Myszka mà nhìn mọi thứ xung quanh, quan sát và cảm nhận sự sinh sôi của cỏ, đất, nước, ánh sáng tại phòng áp mái… Có thể nói, những trang viết khó nhất và cũng cao siêu nhất chính là viết về thế giới khát khao đầy mơ mộng của đứa bé tật nguyền Dorota Terakowska đã rất thành công trong việc mô tả nội tâm của các nhân vật, cho ta thấy cái đẹp bên trong rất đa dạng và phong phú, bất chấp cái xấu bên ngoài, khiến người đọc xúc động đến trào nước mắt

Theo dõi trong tác phẩm, ta có thể thấy, nhà văn đã rất nhiều lần sử dụng điểm nhìn của Myszka để miêu tả sự vật (8/18 chương) Rõ ràng, Myszka sinh ra là một đứa trẻ tật nguyền, ngoại hình nặng nề, chậm chạp nhưng chính em lại được tác giả chọn để bày tỏ cảm nhận thế giới xung quanh nhiều nhất Chính nhờ tác giả xoáy sâu vào điểm nhìn của cô bé tật nguyền, người đọc mới thấm thía hơn khao khát được sống, được sáng tạo thế giới, được yêu thương như bao đứa trẻ bình

Trang 32

thường khác của Myszka Thế giới trong mắt cô bé luôn tồn tại những điều bình yên, hoàn hảo

Có thể nói, sự huyền ảo ở đây có tác dụng kỳ diệu, như khoác thêm đôi cánh mới cho mơ ước khó thành hiện thực của cô bé tật nguyền Myszka Đồng thời qua

đó, nhà văn cũng muốn khẳng định, dù ngoại hình của cô bé có khiếm khuyết thế nào đi chăng nữa thì bên trong tâm hồn em vẫn rất đẹp, rất đáng trân trọng Đây cũng như một lời nhắn nhủ của Thượng đế dành cho những bậc làm cha làm mẹ như Adam và Ewa, có được Myszka chính là có được món quà quý giá, vì thế, thay

vì chối bỏ, hãy mở lòng đón nhận đứa trẻ đáng thương tội nghiệp này và dành cho

nó tất cả tình yêu thương trọn vẹn

Tiểu kết: Quà của Chúa đã bày ra một tình huống truyện rất đắt: Cặp vợ

chồng Adam và Ewa sống rất hạnh phúc và đang mong chờ một đứa con Đến một ngày Chúa ban cho họ món quà vô giá đó – nhưng nó không hoàn hảo: đứa con mắc bệnh đao Thời gian cốt truyện trải dài tám năm là quãng thời gian thử thách người đàn ông và người đàn bà đó ứng xử ra sao với món quà từ Chúa Các cảnh thực - ảo đan xen khiến câu chuyện nửa hư nửa thực Sự hiện hữu các hình ảnh

Chúa (Ngài), rắn, vườn, nước, đất, cỏ, cây táo… như kéo người đọc trở lại huyền

thoại về ngày ra đời của sự sống

Với ba nhân vật ít ỏi: Adam, Ewa và đứa con gái tật nguyền Myszka, tác phẩm cũng đủ làm nên sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả Đọng lại trong tâm trí người đọc sau khi gấp lại trang sách là hình ảnh một người mẹ biết chịu đựng,

hi sinh, chấp nhận đối mặt với mọi khó khăn để bảo vệ, nuôi dưỡng con; một người cha thừa bản lĩnh trong kinh doanh nhưng lại thiếu dũng cảm đối mặt với khó khăn trong cuộc đời, nhưng từ sâu thẳm vẫn là tình phụ tử thiêng liêng cao cả;

và một cô con gái đáng thương đoản mệnh, chịu nhiều thiệt thòi trong suốt tám năm tồn tại nhưng bù lại, cô bé lại cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp, đáng sống Nhà văn đã khéo léo lồng chút màu huyền thoại của các nhân vật trong Kinh thánh vào xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình khiến câu chuyện trở nên thú vị, nhiều điều thần bí, kích thích trí tò mò nơi người đọc Nguồn cảm hứng vô hình

Trang 33

nào đó của Dorota Terakowska đã đưa bà về với Kinh thánh về những sinh linh đầu tiên do Chúa sáng tạo để tô điểm thêm cho nhân vật trong tác phẩm của mình giàu sức sống, nhằm làm bật ý nghĩa nhân văn cao đẹp của tiểu thuyết

CHƯƠNG 2 THỜI GIAN VÀ NHỮNG SONG CHIẾU HUYỀN THOẠI

2.1 Thời gian tuần hoàn và tiếp nối

Tiểu thuyết Quà của Chúa được chia làm 18 chương, đánh theo thứ tự: Ngày

hôm trước, ngày thứ nhất, ngày thứ hai… Ngày thứ tám, ngày đầu tiên Tám ngày

của Thánh kinh được tác giả đặt tương ứng với tám năm nhân vật trung tâm –

Myszka sống trên thế gian

Sự tuần hoàn và tiếp nối về mặt thời gian được thể hiện rõ nét qua bố cục

các chương trong tiểu thuyết Chúng tôi có bảng thống kê sau:

Chị tin rằng phép màu trong

Myszka chưa đầy một tuổi với ngoại hình dị dạng

Myszka ba tuổi biết

Trang 34

Kinh Thánh có thể cứu vãn hoàn cảnh hiện tại của con gái chị

bò, bốn tuổi tập đi, sáu tuổi bắt đầu tự đi

và nói được nhiều hơn

3 Ngày thứ nhất:

Phòng áp mái

Adam – Ewa tiếp tục tranh cãi căng thẳng về việc đưa Myszka vào trại đặc biệt

Myszka lên tám bắt đầu phát hiện ra phòng áp mái

4 Ngày thứ hai:

Nước

Ewa nghe thấy tiếng nước tưởng con gái nghịch nước quên vặn vòi trong nhà bếp nhưng thực tế là do ngoài trời đang đổ mưa

Lần đầu tiên cô bé nhìn thấy nước nhảy múa, thấy bầu trời từ phòng áp mái

5 Ngày thứ ba: Đất Adam miên man suy nghĩ về

bất hạnh trong cuộc sống của gia đình anh

Ewa nghe thấy âm thanh lạ Chị phát hiện ra ba ngày trước chị gieo hạt cỏ, nay nó đã bắt đầu mọc lên từ đất

Myszka thấy biển cỏ mênh mông mọc ra

Sinh nhật lần thứ tám của Myszka, cô

bé đã cùng Ngài chỉnh sửa mặt trăng

và mặt trời

7 Ngày thứ năm: Sự Adam nấp sau cánh cửa và Myszka cảm nhận

Trang 35

sống quan sát hoạt động của hai mẹ

con Ewa Anh hiểu mọi ngôn ngữ diễn đạt của con gái và càng căm ghét số phận

cuộc sống vui nhộn của hàng trăm loài vật khác nhau từ cá voi, bạch tuộc, rắn biển, chim trời đến chó sói, hổ báo…

8 Ngày thứ sáu: Sự

sống, tiếp theo

Adam lo lắng với sự im ắng không như thường lệ trong ngôi nhà

Myszka tiếp tục cảm nhận sự sống tiếp diễn với bầu trời, mặt đất, chim muông, hươu cao cổ…

và trò chuyện với Rắn

10 Ngày thứ bảy: Táo Ewa dẫn con đi siêu thị Không

may Myszka ăn táo và gặp sự

cố khiến nhiều người khó chịu

Ewa đã dũng cảm bảo vệ con

Adam phải đến giải quyết và thấy xấu hổ vì phải nhận Myszka là con mình

Myszka ăn táo trong siêu thị và nhảy múa nghĩ rằng mình đang

ăn táo trong Vườn

11 Ngày thứ bảy:

Ngày nghỉ

Adam nghỉ phép mấy ngày và

đi tìm rõ nguyên nhân về bệnh

Trang 36

đao của Myszka

Ewa tìm Anna để tâm sự về tương lai của Myszka

13 Ngày thứ bảy:

Adam và Ewa

Adam tìm gặp bà trong bệnh viện để hỏi về tai nạn của bố mẹ; Ewa yêu đời trở lại, bắt tay sửa soạn lại khu vườn

Myszka nằng nặc đòi lên phòng áp mái

Myszka nhận ra sự khác biệt giữa người đàn ông và người đàn

bà trong khu vườn với bố mẹ mình

15 Ngày thứ bảy: Tội

lỗi

Ewa dẫn con vào ngôi vườn đằng sau nhà với những cành cây khô héo, hoa biến mất

Chị đã cố gắng bảo vệ con khỏi những người ở Ban cứu tế và nghĩ rằng Adam đã liên lạc với

họ

Myszka không nghĩ ngôi vườn Ngài ban lại thiếu sức sống như thế này

Adam và Ewa trong khu vườn muốn có con, muốn được xuống hạ giới Myszka đã chỉ cách

Trang 37

cho họ

16 Ngày thứ bảy: Cây Cây táo trĩu quả với vị rất lạ

mọc trong khu vườn nhà Ewa

Chỉ cần ăn quả táo trên cây, mẹ Myszka đã cười tươi suốt cả ngày

Adam cũng ăn quả táo từ cây trong vườn và anh đã biết mình cần tìm câu trả lời về bệnh đao của con gái

Myszka biết Ngài đã ban tặng cây táo cho

mẹ Myszka

Em đã hướng dẫn cho Adam và Ewa trong khu vườn tìm trái táo màu nhiệm để có thể xuống hạ giới

17 Ngày thứ tám Myszka qua đời trong sự tiếc

nuối ân hận của Adam

Myszka gặp gỡ các bạn có cùng cảnh ngộ

và hiểu thêm về tình yêu thương của bố

18 Ngày đầu tiên:

Trang 38

Như đã nói ở phần mở đầu, đặc trưng tiêu biểu nhất của thời gian huyền

thoại chính là tính tuần hoàn và tiếp nối Trong tác phẩm Quà của Chúa, cách đặt

tên chương trong tiểu thuyết cho thấy rõ nét đặc tính này Thời gian chảy trôi tuần

tự từ ngày hôm trước, ngày thứ nhất… đến ngày thứ tám và cuối cùng lại bắt đầu bằng ngày đầu tiên Kết cấu các chương của tiểu thuyết làm người ta liên tưởng đến một guồng quay định sẵn được tính từ điểm khởi đầu (ngày hôm trước) quay tròn quay tròn đến điểm kết thúc (ngày thứ tám) và rồi lại bắt đầu vòng quay mới bằng ngày đầu tiên Cái hay trong sự sáng tạo của Dorota Terakowska nằm ở chỗ,

tám ngày – tên của các chương cũng trùng với số năm Myszka được sống trên đời, tám năm khắc khoải chờ đợi yêu thương từ phía người cha, tám năm được chứng kiến cuộc sống muôn màu, muôn vẻ từ phòng áp mái Sau khi cuộc đời của cô bé

đáng thương Myszka kết thúc ở ngày thứ tám, chuỗi ngày dài đau khổ, thiếu thốn

tình thương và sự cảm thông của những người xung quanh của Myszka khép lại

cũng là lúc câu chuyện tiếp tục mở ra ngày đầu tiên với sự ra đời của cô con gái

thứ hai nhà Adam và Ewa và bắt đầu một chu kỳ mới của một sự sống mới

Theo dõi cốt truyện, chúng ta có thể thấy, tính tuần hoàn, tiếp nối còn thể

hiện rõ ở các lớp sự kiện Trong ngày hôm trước, tác giả miêu tả đứa con sắp được

sinh ra của đôi vợ chồng trẻ Adam và Ewa Đứa bé đang cảm thấy an toàn và ấm

áp trong môi trường nước ối của người mẹ Nơi này được miêu tả khá yên bình, ấm

áp, còn ngoài kia, tức cuộc sống bên ngoài có vô vàn những cái nhìn xa lạ, dửng dưng cùng bao mối nguy hiểm đang rình rập Đây là chi tiết mở đầu truyện, nó mang tính chất dự đoán, đón trước cho một cái kết đã định sẵn rằng đứa bé này sẽ nhanh chóng trở về bên Chúa, nơi mà nó vốn thuộc về Và không ngoài dự đoán,

đến ngày thứ tám, Myszka đã trút hơi thở cuối cùng trong cái nắm tay rất chặt của

người cha Kết thúc sự tồn tại của Myszka cũng là lúc câu chuyện mở ra một mạch

truyện mới mang tên ngày đầu tiên Ở đó, ta lại bắt gặp một sinh linh mới ra đời, là

em gái của Myszka - đứa bé khỏe mạnh, xinh đẹp mà vợ chồng Adam mơ ước Cái vòng tròn của sự sống cứ sinh sôi nảy nở, lặp đi lặp lại và còn tiếp diễn mãi về sau

Nếu có ngày thứ tám ắt sẽ có ngày đầu tiên Đó là quá trình lao động không ngừng

Trang 39

nghỉ của Chúa trong quá trình tạo nên sự sống Sắc màu tôn giáo, tính huyền thoại của tác phẩm chính là nằm ở đó

Cũng nhờ tính chất tuần hoàn, tiếp nối này, người đọc thấm thía hơn về giá

trị cuộc sống Việc từ ngày thứ tám quay lại ngày đầu tiên trong tác phẩm chính là

sự nhấn mạnh: cuộc đời giống như một guồng quay, mọi thứ vẫn cứ chảy trôi không ngừng, sẽ không phải chỉ có một Myszka mà sẽ còn rất nhiều em bé khuyết tật, bị đao, thiểu năng trí tuệ khác nữa ra đời Vậy nên, điều con người nên làm ở đây không phải là chối bỏ, ruồng rẫy mà chính là mở lòng đón nhận chúng như một món quà chưa hoàn hảo mà Chúa đã ban tặng cho cuộc sống Bản thân mỗi người hãy sống tốt hơn, rộng mở, nhân ái và trân trọng từng hơn nữa giây phút quý giá trên đời

2.2 Những song chiếu huyền thoại qua lăng kính thời gian

2.2.1 Sự đan cài câu chuyện sáng tạo của Chúa vào diễn biến cốt truyện

Theo diễn biến của câu chuyện, người đọc nhận ra trong Quà của Chúa có

hai mạch truyện cùng tồn tại song song: mạch thứ nhất kể về quá trình Chúa sáng tạo sự sống, mạch kia kể về cuộc đời của cô bé Myszka Với lối hành văn khéo léo, giàu kinh nghiệm, nữ nhà văn Ba Lan đã lồng ghép hai câu chuyện vào nhau một cách hài hòa, tinh tế

Xuất hiện bốn lần trong tác phẩm, những đoạn văn miêu tả quá trình sáng tạo sự sống của Chúa thường xuất hiện vào lúc tình tiết câu chuyện trở nên gay cấn, khiến người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo của vấn đề Nó có vai trò giống như quãng ngưng trong nghệ thuật trần thuật Vì khi người đọc đang hối hả theo dõi dòng sự kiện trong tác phẩm thì bỗng nhiên tác giả lại chêm vào đó một đoạn tưởng chừng như không liên quan gì tới câu chuyện đang kể, nhưng thực chất nó giúp ta thả lỏng người để nhìn nhận đúng hơn về những gì sắp xảy ra với nhân vật

Lần đầu tiên, quãng ngưng xuất hiện ngay sau khi Ewa sinh ra một bé gái có ngoại hình dị thường mang đặc trưng của bệnh đao (đôi mắt nhắm nghiền lồ lộ hai nếp nhăn vừa xếch vừa to) Sự kiện này trở thành biến cố quan trọng trong cuộc

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Tuấn Ảnh, (2005), Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại, Nghiên cứu văn học, 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2005
2. Lại Nguyên Ân, (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2003
3. Lại Nguyên Ân, (1991), Văn học huyền thoại, huyền thoại văn học trên con đường dân chủ hóa, Tạp chí Văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học huyền thoại, huyền thoại văn học trên con đường dân chủ hóa
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1991
4. M. Bakhtin, (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, dịch giả Phạm Vĩnh Cư, Bộ Văn hóa thông tin và thể thao, Trường Viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
5. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2001
6. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 2002
7. Hà Minh Đức (chủ biên), (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
8. S. Freud, (2002), Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học nhập môn
Tác giả: S. Freud
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
11. Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
12. Đào Duy Hiệp, (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
13. IU.M. Lotman, (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc văn bản nghệ thuật
Tác giả: IU.M. Lotman
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2004
14. Phương Lựu, (2004), Lí luận và phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2004
15. E.M. Meletinsky, (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp của huyền thoại
Tác giả: E.M. Meletinsky
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2004
16. Nhiều tác giả, (1999), Văn học phương Tây, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1999
17. Trần Đình Sử, (2002), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
18. Dorota Terakowska, (2009), Quà của Chúa, dịch giả Lê Bá Thự, NXB Phụ nữ. Một số bài báo, trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quà của Chúa", dịch giả Lê Bá Thự, NXB Phụ nữ
Tác giả: Dorota Terakowska
Nhà XB: NXB Phụ nữ. "Một số bài báo
Năm: 2009
22. Báo điện tử Tổ quốc – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 23. http://vienvanhoc.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Tổ quốc – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch "23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w