Myszka – Món quà của Chúa

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Trang 27)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.Myszka – Món quà của Chúa

Giữa một bức tranh cuộc sống đang lên như diều gặp gió của đôi vợ chồng Adam và Ewa thì sự xuất hiện của bé Myszka giống như một mảnh ghép lệch lạc phá hỏng mọi thứ. Bao nhiêu kế hoạch đường đời của họ xem như đã đổ vỡ tất cả kể từ khi có Myszka.

Thế nhưng Myszka – cô bé tật nguyền đáng thương trong tác phẩm lại được xây dựng như là món quà của Chúa. Không phải vô tình khi trong tiểu thuyết có tới 17 lần nhắc tới cụm từ “quà của Chúa”. Cụm từ này thường xuất hiện vào thời điểm cao trào của mạch truyện, nhằm giãn độ căng của tác phẩm, đồng thời tăng thêm thời gian để người đọc bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề. Đó là lúc Ewa đang miên man dòng suy nghĩ về đứa con gái mình vừa sinh ra với những dự cảm chẳng lành, hay khi phải quyết định để lại Myszka cho trại đặc biệt nuôi dưỡng hay mang con về nhà chăm sóc… Quà của Chúa bao gồm trời, đất, cỏ, hoa thơm, cây cối, chim muông, sự sống và trong đó bao hàm cả con người. Vì là món quà mà Chúa dành tặng cho nhân gian nên người nhận có quyền đồng ý nhận hoặc từ chối nó.

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mọi thứ Ngài ban cho nhân loại đều hoàn hảo, tốt lành song món quà của Ngài lần này không như vậy. Myszka trong tiểu thuyết này là một đứa trẻ bị bệnh đao, thiểu năng trí tuệ, không giống như mong đợi của hai vợ chồng Adam và Ewa.

Myszka là nhân vật chịu nhiều đau thương, thiệt thòi nhất trong tác phẩm. Ngay từ khi chào đời, bé đã không nhận được sự chào đón của cha mẹ. Em là trường hợp hiếm hoi trong sáu đến bảy trăm ca sinh nở mắc chứng bệnh đao điển hình. Đó là chưa kể đến việc não bộ em còn có một vết thâm đen sẽ ức chế nhiều dây thần kinh. Với thân hình dị dạng, đầu óc chậm chạp, em không có được sự phát triển giống một đứa trẻ bình thường. Ba tuổi mới biết bò, bốn tuổi chập chững những bước đi đầu tiên và học cách phát âm từng âm tiết một trong khi đó là độ tuổi một đứa trẻ bình thường có thể chạy và nói thông mọi chữ. Việc nhảy múa là điều tưởng như dễ dàng đối với một đứa trẻ thì với Myszka, đó lại là khao khát cháy bỏng. Bởi cái thân hình nặng nề khiến em không thể nhấc nổi chân mình để múa theo điệu nhạc. Bé đã mang điều ước này vào tận trong giấc mơ: “Đêm nào Myszka cũng nằm mơ, thấy mình đang nhảy múa như một con bướm, bay lên cao, dù không bay cao được như những chú chim, chỉ cao hơn căn phòng nhỏ trên cùng chút xíu. “Mình bay lên chăng?”[18;77]. Niềm khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi cái vỏ bọc xấu xí để có thể nhảy múa như các bạn đồng lứa đã đi sâu vào ý nghĩ của Myszka.

Đứa bé đáng thương ấy dù bị tật nguyền về thể xác nhưng tâm hồn em rất phong phú. Em cũng có niềm mơ ước như ai, cũng muốn một lần được nhảy trước mặt bố và được bố khen con gái nhảy đẹp. Khi được vào Vườn và ăn táo, Myszka vẫn mơ mình có thể tự do nhảy múa được:“đêm nào Myszka cũng nằm mơ thấy mình múa như nghệ sĩ ba lê trên tivi, như bướm lượn trên hoa, như chim lượn giữa bầu trời và mặt đất. Bé đã biết múa cho cảm xúc như thế nào. Lâu nay bé chỉ mường tượng mà thôi. Bây giờ cảm xúc này là không thể tưởng tượng nổi, không so sánh được với bất kỳ cái gì, kể cả những xúc cảm mạnh mẽ nhất mà đôi khi bé có được khi múa thử một cách vụng về.

“Mình đang múa chăng?” – bé tự hỏi mình trong giấc chiêm bao, để khi tỉnh dậy lại chịu đựng cái sức ì thường nhật, song đau lòng này”.[18;199]

Sự trộn lẫn giữa thực - ảo trong đầu óc không bình thường của Myszka một mặt giúp em thỏa mãn được ước mơ nhảy múa và cảm nhận được nhảy là một điều tuyệt vời mà từ trước đến nay em không biết, mặt khác cũng là nỗi đau, khi thực tế, cơ thể em hoàn toàn bất lực, không thể cất nổi mình lên như trong giấc mơ.

Đối mặt với bệnh tật trong cơ thể là một lẽ nhưng nỗi đau lớn nhất mà cô bé đáng thương ấy phải chịu đựng chính là sự lạnh lùng, vô cảm của người cha – Adam trong suốt tám năm em tồn tại trên đời. Khác với những đứa trẻ bình thường, khi chúng chào đời đều nhận được sự hân hoan chào đón, tình yêu thương của những người thân, đặc biệt là cha và mẹ - người đã sinh ra chúng thì Myszka lại không có được điều may mắn đó. Chỉ vì em xấu xí, dị dạng mà người cha sẵn sàng bỏ em lại trại nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật nếu không có sự cương quyết của người mẹ. Adam coi Myszka là nguyên nhân gây nên mọi đổ vỡ trong kế hoạch đường đời của mình. Với anh, Myszka như một người xa lạ không liên quan tới cuộc sống của anh. Cùng sống trong một mái nhà nhưng chưa bao giờ Myszka cảm nhận được tình yêu của bố dành cho mình. Thế nhưng, em luôn yêu bố, muốn nhảy cho bố xem và đợi bố khen “con nhảy rất đẹp”. Cái giây phút hạnh phúc ngắn ngủi để em cảm nhận được tình yêu của bố cũng là lúc em sắp phải về với Chúa. Lần đầu tiên trong suốt tám năm sống trên đời, em mới biết được cái nắm tay của bố, nó ấm áp và hạnh phúc biết bao!

Bù đắp lại, Myszka lại có một nội tâm phong phú hơn người bình thường. Tác giả đã khai thác nét đẹp bên trong từ cái vỏ bọc xấu xí bên ngoài một cách rất tài tình. Bên trong cái hình hài dị dạng, cái đầu tật nguyền của đứa trẻ bị bệnh đao là cả một thế giới nội tâm muôn hồng ngàn tía, tiềm ẩn nhiều ma thuật. Cô bé Myszka tật nguyền biết tìm chỗ cho mình, kiến tạo cho mình một thế giới riêng: đẹp, an toàn, không có cái ác và không hoàn thiện. Myszka tựa hồ như một con nhộng, bên trong lớp vỏ bọc của con nhộng này đang náu mình một con bướm đẹp,

một tâm hồn nhiều khát vọng chẳng khác gì người bình thường. Và phòng áp mái chính là chốn riêng tư đầy bí ẩn của bé. Thế giới trên phòng áp mái bao gồm đất, trời, cỏ cây, ánh sáng, vườn, con ngườis… được vẽ ra trong mắt bé vô cùng sinh động, ngập tràn sức sống. Giọng văn hồn nhiên, ngây thơ đúng như tâm hồn của một đứa trẻ “mặt trời chiếu những tia nắng dài qua ô cửa nhỏ vào một vài trong những tạo vật đó và Myszka kịp nhìn thấy những quái vật óng vàng, lạ lẫm, múa may, được tạo nên bởi vô khối những hạt bụi xoáy tròn. Các quái vật này hình thù khác nhau và sống động.”[18;82].

Ở đây, ngay tại phòng áp mái này, bé có thể nhận biết được mọi sắc màu sau tấm màn đen vĩ đại, nào là màu bàng bạc của ánh sáng yếu ớt lọt vào từ ô cửa nhỏ; màu xám hoàn hảo như bộ com lê của bố hay màu tối như trời lúc nhá nhem… Không dừng lại ở những sắc màu rộn ràng tươi vui ấy, bé còn lắng nghe và quan sát được mọi chuyển động của cuộc sống bên ngoài, điều mà từ khi sinh ra bé không hề hay biết từ nước đến ánh sáng, đất, bầu trời, cây cỏ mọc… Những đoạn văn miêu tả tinh tế từng chuyển động của trời đất từ những giọt nước mưa đến sự xuất hiện của bầu trời xanh làm người đọc hiểu được rằng, trong cái thân hình xấu xí của Myszka ẩn chứa một tâm hồn thật đẹp, biết khát khao được sống và được giao hòa cùng thiên nhiên, đất trời.

Hãy lặng nghe một đoạn văn miêu tả sự xuất hiện của mặt trời trong đôi mắt hồn nhiên, ngây thơ của Myszka: “Hình vuông bắt đầu nổi sóng, run rẩy, mất dần các góc và chậm rãi, chậm rãi, biến thành hình tròn. Khi hình tròn đã tròn xoe thì óng ánh rất mạnh, đến nỗi Myszka phải quay mặt sang chỗ khác. Cùng lúc đó bé hiểu:

- Mặt trời! – bé thét lên sung sướng.”

Mặt trăng cũng được bé cảm nhận rất ngộ nghĩnh: “Mặt trăng đã mất mũi và hóa thành một lưỡi liềm bé tí xíu, thế nhưng liền sau đó bắt đầu phình ra và trở thành một cái bánh sừng bò, sau đó thành hình tròn khuyết và sau chót trăng tròn”[18;146].

Cũng từ không gian trên cao này, cô bé còn thấy được sự sinh tồn của hàng triệu sinh linh từ những con cá voi, bạch tuộc, rắn biển rồi đến cả đàn chim nhảy múa trên bầu trời, những chú hươu cao cổ, chú thỏ đứng thẳng bằng hai chân, chú voi gầm rú, chú nai vểnh tai ngơ ngác… Tất cả thế giới tự nhiên tràn đầy sức sống cứ hiện dần ra trong mắt Myszka ngay tại căn phòng chật chội này.

Lạ thay, trong tâm hồn của đứa bé bị bệnh đao, bị ức chế nhiều hoạt động lại có thể tưởng tượng ra một bức tranh cuộc sống sinh động nhiều màu sắc đến vậy! Từ nơi căn phòng chật chội, bụi bặm, bóng tối bao quanh, Myszka đã hiểu thế nào là giai điệu của cuộc sống bên ngoài. Cái điều mà bé cảm thấy, nghe thấy từ không gian phòng áp mái ấy có thể những người lớn như Adam hay Ewa cũng chưa chắc đã thấu hiểu hết được. Nơi đây giống như cầu nối giữa Myszka với sự sống, đồng thời cũng chính là nơi giúp tâm hồn cô bé được tự do, là nơi chắp cánh cho những ước mơ bình dị của một đứa bé khuyết tật được bay cao và bay xa hơn nữa trong cuộc sống này…

Với tri thức uyên thâm, lối quan sát và cảm nhận tinh tế, Dorota Terakowska đã miêu tả đời sống nhân vật rất sâu sắc. Nhiều đoạn người đọc có cảm giác, nhà văn đã hóa thân vào chính tâm hồn thơ dại của Myszka mà nhìn mọi thứ xung quanh, quan sát và cảm nhận sự sinh sôi của cỏ, đất, nước, ánh sáng tại phòng áp mái… Có thể nói, những trang viết khó nhất và cũng cao siêu nhất chính là viết về thế giới khát khao đầy mơ mộng của đứa bé tật nguyền. Dorota Terakowska đã rất thành công trong việc mô tả nội tâm của các nhân vật, cho ta thấy cái đẹp bên trong rất đa dạng và phong phú, bất chấp cái xấu bên ngoài, khiến người đọc xúc động đến trào nước mắt.

Theo dõi trong tác phẩm, ta có thể thấy, nhà văn đã rất nhiều lần sử dụng điểm nhìn của Myszka để miêu tả sự vật (8/18 chương). Rõ ràng, Myszka sinh ra là một đứa trẻ tật nguyền, ngoại hình nặng nề, chậm chạp nhưng chính em lại được tác giả chọn để bày tỏ cảm nhận thế giới xung quanh nhiều nhất. Chính nhờ tác giả xoáy sâu vào điểm nhìn của cô bé tật nguyền, người đọc mới thấm thía hơn khao khát được sống, được sáng tạo thế giới, được yêu thương như bao đứa trẻ bình

thường khác của Myszka. Thế giới trong mắt cô bé luôn tồn tại những điều bình yên, hoàn hảo.

Có thể nói, sự huyền ảo ở đây có tác dụng kỳ diệu, như khoác thêm đôi cánh mới cho mơ ước khó thành hiện thực của cô bé tật nguyền Myszka. Đồng thời qua đó, nhà văn cũng muốn khẳng định, dù ngoại hình của cô bé có khiếm khuyết thế nào đi chăng nữa thì bên trong tâm hồn em vẫn rất đẹp, rất đáng trân trọng. Đây cũng như một lời nhắn nhủ của Thượng đế dành cho những bậc làm cha làm mẹ như Adam và Ewa, có được Myszka chính là có được món quà quý giá, vì thế, thay vì chối bỏ, hãy mở lòng đón nhận đứa trẻ đáng thương tội nghiệp này và dành cho nó tất cả tình yêu thương trọn vẹn.

Tiểu kết: Quà của Chúa đã bày ra một tình huống truyện rất đắt: Cặp vợ chồng Adam và Ewa sống rất hạnh phúc và đang mong chờ một đứa con. Đến một ngày Chúa ban cho họ món quà vô giá đó – nhưng nó không hoàn hảo: đứa con mắc bệnh đao. Thời gian cốt truyện trải dài tám năm là quãng thời gian thử thách người đàn ông và người đàn bà đó ứng xử ra sao với món quà từ Chúa. Các cảnh thực - ảo đan xen khiến câu chuyện nửa hư nửa thực. Sự hiện hữu các hình ảnh

Chúa (Ngài), rắn, vườn, nước, đất, cỏ, cây táo… như kéo người đọc trở lại huyền

thoại về ngày ra đời của sự sống.

Với ba nhân vật ít ỏi: Adam, Ewa và đứa con gái tật nguyền Myszka, tác phẩm cũng đủ làm nên sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả. Đọng lại trong tâm trí người đọc sau khi gấp lại trang sách là hình ảnh một người mẹ biết chịu đựng, hi sinh, chấp nhận đối mặt với mọi khó khăn để bảo vệ, nuôi dưỡng con; một người cha thừa bản lĩnh trong kinh doanh nhưng lại thiếu dũng cảm đối mặt với khó khăn trong cuộc đời, nhưng từ sâu thẳm vẫn là tình phụ tử thiêng liêng cao cả; và một cô con gái đáng thương đoản mệnh, chịu nhiều thiệt thòi trong suốt tám năm tồn tại nhưng bù lại, cô bé lại cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp, đáng sống. Nhà văn đã khéo léo lồng chút màu huyền thoại của các nhân vật trong Kinh thánh vào xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình khiến câu chuyện trở nên thú vị, nhiều điều thần bí, kích thích trí tò mò nơi người đọc. Nguồn cảm hứng vô hình

nào đó của Dorota Terakowska đã đưa bà về với Kinh thánh về những sinh linh đầu tiên do Chúa sáng tạo để tô điểm thêm cho nhân vật trong tác phẩm của mình giàu sức sống, nhằm làm bật ý nghĩa nhân văn cao đẹp của tiểu thuyết.

CHƢƠNG 2

THỜI GIAN VÀ NHỮNG SONG CHIẾU HUYỀN THOẠI 2.1. Thời gian tuần hoàn và tiếp nối

Tiểu thuyết Quà của Chúa được chia làm 18 chương, đánh theo thứ tự: Ngày

hôm trước, ngày thứ nhất, ngày thứ hai…. Ngày thứ tám, ngày đầu tiên. Tám ngày

của Thánh kinh được tác giả đặt tương ứng với tám năm nhân vật trung tâm – Myszka sống trên thế gian.

Sự tuần hoàn và tiếp nối về mặt thời gian được thể hiện rõ nét qua bố cục các chương trong tiểu thuyết. Chúng tôi có bảng thống kê sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S T T

Các chƣơng Sự kiện

Adam-Ewa Myszka

1 Ngày hôm trước Ewa sinh ra em bé bị bệnh đao Bào thai cảm giác an toàn trong bụng mẹ

2 Ngày thứ nhất:

Thánh Kinh

Ewa nghĩ về sự thay đổi trong cuộc sống hôn nhân với Adam kể từ khi có Myszka.

Chị tin rằng phép màu trong

Myszka chưa đầy một tuổi với ngoại hình dị dạng.

Kinh Thánh có thể cứu vãn hoàn cảnh hiện tại của con gái chị.

bò, bốn tuổi tập đi, sáu tuổi bắt đầu tự đi và nói được nhiều hơn

3 Ngày thứ nhất:

Phòng áp mái

Adam – Ewa tiếp tục tranh cãi căng thẳng về việc đưa Myszka vào trại đặc biệt

Myszka lên tám bắt đầu phát hiện ra phòng áp mái

4 Ngày thứ hai:

Nước

Ewa nghe thấy tiếng nước tưởng con gái nghịch nước quên vặn vòi trong nhà bếp nhưng thực tế là do ngoài trời đang đổ mưa

Lần đầu tiên cô bé nhìn thấy nước nhảy múa, thấy bầu trời từ phòng áp mái

5 Ngày thứ ba: Đất Adam miên man suy nghĩ về bất hạnh trong cuộc sống của gia đình anh.

Ewa nghe thấy âm thanh lạ. Chị phát hiện ra ba ngày trước chị gieo hạt cỏ, nay nó đã bắt đầu mọc lên từ đất.

Myszka thấy biển cỏ mênh mông mọc ra từ đất

6 Ngày thứ tư: Ánh sáng

Adam nhớ lại kỷ niệm cùng Ewa tại vùng hồ Mazury.

Sinh nhật tám tuổi của con gái, Adam đã mua tặng Myszka một món quà: búp bê Ken và Barbie

Sinh nhật lần thứ tám của Myszka, cô bé đã cùng Ngài chỉnh sửa mặt trăng và mặt trời

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Trang 27)