Thế giới “thực” và thế giới “mơ”

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Trang 66)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Thế giới “thực” và thế giới “mơ”

Một trong những đặc trưng của nghệ thuật xây dựng không gian trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là tạo ra sự đan quyện giữa không gian thực và ảo, đan xen giữa cái bình thường và phi lý nhằm kiến tạo nên một thế giới nằm đâu đó giữa thực và ảo. Nhà văn cũng lựa chọn điểm xuất phát của bối cảnh truyện từ những không gian hiện thực rất gần gũi của cuộc sống, song điều đáng nói chính là tính chất kì bí, huyền hoặc đã xâm nhập, thấm đẫm không gian hiện thực ấy. Tính chất huyền ảo của không gian được tạo nên từ sự phá vỡ giới hạn không gian thông thường, mở rộng chiều kích, biên độ không gian về phía phi thực hay mộng ảo.

Quà của Chúa dẫn dắt người đọc ngay từ trang đầu, khi đứa bé còn nằm trong bào thai nước ối của người mẹ, đến lúc nó được sinh ra trong bệnh viện, vui chơi trong phòng áp mái, trong vườn hoa công viên, siêu thị… Cả một thế giới vừa thật, vừa ảo hiện lên trong tâm trạng, trong nỗi khát khao thương cảm của người mẹ về đứa con tật nguyền của mình. Tiếng nói bao trùm tiểu thuyết mang màu sắc huyền ảo ma thuật và tôn giáo. Không gian hiện thực – huyền ảo song hành, sóng đôi khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm.

Rất nhiều tình tiết trong câu chuyện cứ mơ hồ giữa ranh giới thực - ảo khiến đôi lúc người đọc không thể phân biệt được. Mọi sự vật xuất hiện trong thế giới ảo của Myszka đều được lý giải bằng dấu vết của hiện thực theo cách riêng của từng nhân vật.

Khi bé Myszka trèo lên phòng áp mái quan sát sự sống qua những tấm màn đen kỳ thú và phát hiện ra nước nhảy múa thì ở dưới nhà Ewa quan sát thấy bên ngoài trời đang đổ mưa.

Dù thực tế em sống cùng bố mẹ trong ngôi nhà sang trọng nhưng tâm hồn, suy nghĩ của em lại hoàn toàn thuộc về không gian trên phòng áp mái. Khi Myszka nghe thấy tiếng thở rất sâu của đất và quan sát thấy cỏ từ từ ló ra, trải đều trên mặt đất. Em hiểu rằng, Ngài đang sáng tạo ra cỏ, tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống. Tuy nhiên, điều này lại được Ewa lý giải bằng một sự việc rất thật khác hẳn Myszka. Ewa cũng cảm nhận được âm thanh của cỏ mọc nhưng chị biết đó là do ba ngày trước chị đã gieo hạt cỏ và giờ nó đang nảy mầm. Có thể thấy Myszka tồn tại trong trục không gian, thời gian hoàn toàn khác với bố mẹ. Em thuộc về một thế giới khác, thế giới của Chúa.

Một lần khác, khi đang say sưa ngắm nhìn bầu trời trên phòng áp mái. Đầu óc của bé tưởng tượng mình đang say sưa ca hát với đàn chim trời. Ước muốn được bay lên cùng đàn chim làm cho bé không thể kiềm chế được cảm xúc, vội

vàng bật đèn lên để nhảy theo lũ chim. Thế nhưng, thực tế, chân bé không thể nào uyển chuyển, thoát ra khỏi cơ thể nặng nề. Bỗng dưng từ đâu xuất hiện chiếc lông chim hạc màu hồng trên phòng áp mái. Điều này làm cho Ewa cũng phải ngạc nhiên và không thể lý giải nổi lông chim hạc này từ đâu ra. Bản thân người đọc cũng không hiểu tại sao những gì bé Myszka nhìn thấy trên bầu trời tưởng tượng ấy lại xuất hiện và để lại dấu tích trên thực tế. Không ai hiểu vì sao lại có chiếc lông chim trên phòng áp mái ngoài cô bé Myszka. Bởi em là người duy nhất chứng kiến và đồng sáng tạo cùng Chúa về tất cả sự vật.

Thêm một lần nữa có sự giao thoa giữa không gian thực - ảo khi Myszka gặp gỡ người đàn ông và người đàn bà trong khu vườn địa đàng. Cứ mỗi lần bước vào vườn, bé lại có cảm giác mọi suy nghĩ của mình đều thành hiện thực, dường như Ngài đã bê nguyên mọi thứ trong đầu em để tạo nên thế giới này. Cả hai con người xa lạ này cũng vậy, đều vô hồn như búp bê Ken và Barbie mà bố đã mua tặng em. Cô bé gặp hai sinh linh đầu tiên của Chúa trong trạng thái họ khỏa thân thì lát sau khi Myszka trở lại thực tế, tại phòng áp mái “Barbie và Ken nằm lăn quay trên nền nhà, bị lột hết quần áo”. Mẹ Myszka thì nghĩ con gái mang búp bê lên chơi cùng nhưng thực tế thì cô bé không không hiểu sao hai con búp bê lại ở đó: “Làm sao hai người lại ở trên này, khi mình có mang họ lên đây đâu?”.

Trên đây là những minh chứng điển hình cho lời khẳng định: không gian thực - ảo là không gian chủ đạo làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm Quà của

Chúa. Sự phối hợp ấy diễn ra nhịp nhàng, nhuần nhuyễn tới độ bản thân người đọc

cũng không xác định được đâu là thực, đâu là mơ. Có được điều này một phần là bởi tài năng của người nghệ sĩ, một phần khác chính là bởi tâm hồn của đứa trẻ tật nguyền vô cùng phong phú. Xuất phát từ cái khao khát được sống, được yêu thương và sáng tạo thế giới, bé Myszka giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống, biết trân trọng những món quà chưa hoàn thiện mà Chúa đã ban tặng cho nhân gian. Có thể mô tả sự giao thoa giữa hai không gian thực - ảo trong tác phẩm bằng sơ đồ dưới đây:

Từ sơ đồ trên có thể thấy, Myszka chính là ranh giới giữa hiện thực – huyền ảo, chỉ có Myszka mới đối thoại được với Ngài, chỉ có Ngài mới hiểu được thế giới của cô bé. Điều này đã lý giải được vô số những khúc mắc mà Ewa thấy trong cuộc sống thực từ chiếc lông chim hồng hạc cho đến sự xuất hiện của búp bê Ken và Barbie trên phòng áp mái. Đồng thời có thể thấy, thực tế cuộc sống khác xa so với những gì bé Myszka tưởng tượng. Thế nên, dù cố gắng tìm hiểu về bệnh tình của Myszka, Adam và Ewa cũng khó có thể nắm bắt được suy nghĩ của cô bé. Chỉ bằng tình thương, sự chăm sóc, nuôi dưỡng hàng ngày mới giúp Ewa nhận ra Myszka chính là món quà hoàn hảo mà Chúa đã ban tặng cho mình. Trong cơ thể tật nguyền dị dạng ấy, Myszka có thể hiểu được mọi thứ, nắm bắt và ý thức được về cuộc sống xung quanh, chỉ có điều bệnh tật đã kìm hãm, không cho em thể hiện được như những đứa trẻ bình thường.

Điều đặc biệt quan trọng hơn nữa có thể thấy, Myszka đóng vai trò cầu nối giữa hai bờ không gian hiện thực và huyền ảo, giữa cuộc sống sinh tồn khắc nghiệt nơi trái đất với cuộc sống tuyệt vời trên Vườn địa đàng. Tám năm tồn tại trên đời, cô bé đã chứng kiến thực tế từ cuộc sống của Adam, Ewa và những người xung quanh. Người ta chỉ mong muốn và giữ lại những gì hoàn hảo trong cuộc sống mà quên mất việc hoàn thiện chúng. Myszka chào đời không nhận được sự chào đón của Adam, thậm chí có lúc người mẹ sinh ra em cũng nghĩ rằng nên bỏ em lại cho trại đặc biệt và bắt đầu lại từ đầu. Cuộc sống ở dưới nhà của em bó hẹp trong căn nhà lạnh lẽo, nếu có ra ngoài cũng chỉ mang lại điều phiền toái cho bố mẹ. Những

THẾ GIỚI THỰC Cuộc sống thƣờng ngày của Adam – Ewa -> Họ cố gắng hiểu Myszka

->

THẾ GIỚI “MƠ” Thế giới hoàn hảo do Ngài tạo ra -> Chỉ có Ngài hiểu đƣợc Myszka RANH GIỚI

Myszka kiến tạo thế giới riêng của mình --> Nằm ngoài thế giới

người xung quanh nhìn em bằng ánh mắt ghê sợ, xa lánh. May mắn thay, em lại là người duy nhất biết được cuộc sống thiên đường trong khu vườn địa đàng. Nơi đó không tồn tại khổ đau, mọi ước muốn đều có thể thành hiện thực. Và đặc biệt, trong vườn địa đàng, mọi người đều yêu thương nhau, cùng nhau nhảy múa ca hát, sống trọn từng giây. Sự khác biệt quá lớn này làm cho Myszka đau đớn, tuyệt vọng. Bởi trên phòng áp mái, em là một cô bé hoàn toàn bình thường khỏe mạnh, có thể nhảy múa, có thể gọi bố và suy nghĩ mọi điều nhanh chóng nhưng thực tế ở dưới nhà em lại hoàn toàn không thể. Hàng ngày, Myszka vẫn cứ phải đối mặt với sự lạnh lùng, thờ ơ của người cha và sự bất lực khi bị cái vỏ bọc nặng nề kìm hãm mọi khả năng, ý nghĩ của em.

Sở dĩ Chúa Trời, đấng tối cao của muôn loài lựa chọn một em bé tật nguyền, thiểu năng trí tuệ như Myszka làm ranh giới giữa thế giới thực và thế giới “mơ” cũng là bởi Myszka được xây dựng để trở thành món quà hoàn hảo của Chúa: dù bị thiểu năng, bị ức chế mọi hoạt động sống nhưng trí tưởng tượng của em phong phú hơn người bình thường để giao cảm với thế giới sáng tạo của Chúa. Vẻ đẹp tâm hồn của Myszka là thế giới ước mơ cao thượng vượt lên trên cái hiện thực trần gian, có sức lay động lớn tới suy nghĩ của người đọc, hướng chúng ta phải sống cao thượng, trong sáng và nhân hậu hơn.

Đồng thời, việc mở ra một không gian địa đàng bên cạnh cái sự thật trần trụi của cuộc sống cũng là một cách lấy cái đẹp lấn át cái xấu, cái thiện đè lên cái ác. Sức ảnh hưởng của tác phẩm chính là ở đó. Trong tiểu thuyết này, Myszka không thuộc về thế giới thực, tinh thần em thuộc về thế giới ảo do chính em tạo ra mà bố mẹ em không thuộc về đó. Em muốn mình thuộc về thế giới thiên đường với sự bình yên, thanh thản, không có sự dò xét, đố kỵ - một thế giới hoàn hảo.

Nhà văn đã khéo léo xây dựng nên kiểu không gian giao cắt giữa hiện thực và huyền ảo thông qua tâm hồn của một cô bé bị thiểu năng về trí tuệ. Qua đó nhà văn muốn gửi gắm thông điệp tới tất cả chúng ta: hãy yêu thương, trân trọng những

sinh linh bé bỏng tội nghiệp, không hoàn hảo, hãy đón nhận chúng như một món quà tuyệt vời của Chúa trời.

3.3. Một số biểu tƣợng khác

Quà của Chúa là tiểu thuyết hiện đại độc đáo, từ đề tài cho đến văn phong

của người viết. Tuy nhiên, cái làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ của tác phẩm lại nằm ở chính tính chất huyền thoại mà Dorota Terakowska đã khai thác.

Và điểm nổi bật nhất làm nên tính huyền thoại của tác phẩm chính là bởi nhà văn đã sử dụng những ẩn dụ huyền thoại – một trong những biểu hiện quan trọng của thi pháp huyền thoại. Chúng ta có thể thấy hàng loạt các ẩn dụ huyền thoại được sử dụng trong tác phẩm.

3.3.1. Nước

Nước được tác giả xây dựng trong tác phẩm là sự sáng tạo đầu tiên của Chúa. Về mặt biểu tượng, nước được coi là khối vật chất chưa phân hóa, là hình tượng của số lượng vô cùng lớn của nhưng khả năng diễn biến, chứa đựng toàn bộ cái tiềm tàng, cái phi hình, mầm mống của mọi mầm mống… Nước tượng trưng cho nguồn sống; phương tiện thanh tẩy; trung tâm tái sinh. Nước là vật chất khởi thủy, là nguồn gốc, phương tiện chuyển tải sự sống (Hơi thở của sự sống), trung tâm của sự thanh bình và ánh sáng, là một ốc đảo; tính thanh khiết. Nước biểu trưng cho sự sống.

Trong tác phẩm, nước được miêu tả qua sự cảm nhận của cô bé Myszka. Thanh âm của tiếng nước vô cùng sinh động, ào ào như thác đổ: “Nước lộp bộp, rồi nước ngân nga, nước ào ào như thác đổ và nước hiện diện ở mọi nơi khắp chốn cho dù bị ngăn cách bởi những tấm màn, nước sát gần nhưng không nhìn thấy… Nước nhảy múa”[18;87]. Đôi mắt ngây thơ của đứa trẻ lên tám – Myszka nhìn nước giống như một hiện tượng kỳ thú mà em chưa bao giờ được biết. Với em, nước là sự bắt đầu cho cuộc sống rộn rã, tươi vui nơi phòng áp mái.

Không nằm ngoài ý nghĩa là bản thể của vũ trụ, tượng trưng cho chức năng sản sinh và tái sinh, gốc của mọi sự sống, “đất” trong tác phẩm được miêu tả đúng đặc trưng của nó. Đất sinh sôi ra cỏ và cây cối, hoa trái mọc trên nó.

“Đất màu nâu xám, trần. Myszka không ngạc nhiên khi trên vạt cỏ tự nhiên xuất hiện những bông hoa. Sau đó đất thở mạnh, rên la, xoay thân mình ra tứ phía, như một con thú khổng lồ. Và lúc này từ dưới mặt đất cây bắt đầu lớn. Cùng với tiếng kêu răng rắc, xuất hiện những thân cây to, cành lá sum suê, tạo nên những tán cây phi thường. Chúng càng lớn càng to hơn. Sừng sững. Những lùm cây thẫm đen và đường viền rành rọt hiện rõ dưới nền trời trong xanh khiến Myszka liên tưởng tới bức tranh trong sách mà mẹ đã chỉ cho bé xem”[18;115].

3.3.3. Ánh sáng

Quà của Chúa miêu tả ánh sáng trong sự quan sát của Myszka vô cùng độc

đáo với sự hình thành của bầu trời, mặt trăng, mặt trời, các vì tinh tú. Ánh sáng tượng trưng cho sự sống, sự cứu rỗi, hạnh phúc do Chúa trời ban cho. Ngược lại với bóng tối là biểu tượng của điều ác, của bất hạnh, trừng phạt, sa đọa và cái chết. Đức ChúaGiexu là ánh sáng của trần gian.

“Bỗng nhiên ở hai bên bầu trời xuất hiện hai hình thù quái đản. Tại nửa màu thanh thiên, xuất hiện chẳng hiểu từ đâu, một hình vuông vàng óng. Một hình tam giác lao vào khoảng tối, giống màu xanh sẫm. Hình vuông vàng óng lấp lánh đến nỗi Myszka nheo mắt, khó khăn lắm mới quan sát được. Tam giác có màu lạnh của bạc…”[18;146].

3.3.4. Vườn

Vườn là biểu tượng của thiên đường trên mặt đất, của vũ trụ; là trung tâm, của thiên đường trên trời; là hình tượng của các trạng thái tinh thần như lúc được sống trên thiên đường. Vườn có nhiều cây, lá… Vườn thể hiện một ước mơ về thế giới, đưa ta ra ngoài thế gian này.

Trong tiểu thuyết, Vườn được miêu tả không giống khu vườn thực tại nhà của Myszka mà nó hiện hữu giống như một thế giới sinh động, tràn trề sức sống với “cây cối tốt tươi, trong các sắc màu sặc sỡ đến ngỡ ngàng của hoa tươi, trong hằng hà sa số cây, quả, trong vầng hào quang của những đàn bướm vụt lên”. Khu vườn mang đến những điều kỳ diệu giúp Myszka thực hiện được những điều mơ ước mà dưới nhà em không thể nào làm được. Lần đầu tiên trong suốt tám năm tồn

tại trên đời, Myszka có thể nói rành rọt từng câu, có thể nhảy múa xoay vòng và đặc biệt là em có thể suy nghĩ nhanh về mọi vấn đề. Chỉ tại khu vườn của Chúa, ước muốn của Myszka mới có thể trở thành hiện thực.

3.3.5. Táo

Quả táo (cây táo): Là phương tiện để hiểu biết, nhưng lúc thì nó là quả của

cây đời, khi thì nó là quả của cây nhận biết về cái Thiện, cái Ác: sự nhận biết thống hợp mang lại sự bất tử còn sự nhận biết tách biệt dẫn đến sự sa ngã; đây cũng là quả của tri thức, ma thuật và thiên khải, là thức ăn kỳ diệu; thứ cây của Thế giới khác; là thứ quả duy trì tuổi trẻ, biểu tượng của sự luôn luôn đổi mới và trẻ mãi không già.

Táo trong Quà của Chúa mang đến phép màu kỳ diệu, giúp Myszka có thể nói được, suy nghĩ nhanh nhẹn như đứa trẻ bình thường. Nhờ ăn táo, Ewa cảm giác yêu đời, sống tích cực hơn, Adam có thể tìm ra lời lý giải về bệnh tật của con gái và nhận ra lỗi lầm của mình trong suốt tám năm qua.

3.3.6. Cây

Cây là biểu tượng của sự sống trong tiến hóa liên tục, trong sự vươn lên về phía trời, cây gợi nhớ toàn bộ hàm nghĩa biểu trưng của chiều thẳng đứng. Mặt khác, nó cũng được dùng để biểu thị tính tuần hoàn của biến hóa vũ trụ: sự chết và

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)