Những song chiếu huyền thoại qua lăng kính thời gian

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Trang 39)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những song chiếu huyền thoại qua lăng kính thời gian

2.2.1. Sự đan cài câu chuyện sáng tạo của Chúa vào diễn biến cốt truyện

Theo diễn biến của câu chuyện, người đọc nhận ra trong Quà của Chúa có hai mạch truyện cùng tồn tại song song: mạch thứ nhất kể về quá trình Chúa sáng tạo sự sống, mạch kia kể về cuộc đời của cô bé Myszka. Với lối hành văn khéo léo, giàu kinh nghiệm, nữ nhà văn Ba Lan đã lồng ghép hai câu chuyện vào nhau một cách hài hòa, tinh tế.

Xuất hiện bốn lần trong tác phẩm, những đoạn văn miêu tả quá trình sáng tạo sự sống của Chúa thường xuất hiện vào lúc tình tiết câu chuyện trở nên gay cấn, khiến người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo của vấn đề. Nó có vai trò giống như quãng ngưng trong nghệ thuật trần thuật. Vì khi người đọc đang hối hả theo dõi dòng sự kiện trong tác phẩm thì bỗng nhiên tác giả lại chêm vào đó một đoạn tưởng chừng như không liên quan gì tới câu chuyện đang kể, nhưng thực chất nó giúp ta thả lỏng người để nhìn nhận đúng hơn về những gì sắp xảy ra với nhân vật.

Lần đầu tiên, quãng ngưng xuất hiện ngay sau khi Ewa sinh ra một bé gái có ngoại hình dị thường mang đặc trưng của bệnh đao (đôi mắt nhắm nghiền lồ lộ hai nếp nhăn vừa xếch vừa to). Sự kiện này trở thành biến cố quan trọng trong cuộc

sống hôn nhân vốn bình yên của Adam và Ewa. Trong lúc Ewa mơ màng nhớ lại tương lai tươi sáng mà Adam đã vạch sẵn cho đứa con trong bụng, một thực tế khác lại bày ra, chị lại vừa sinh ra một đứa bé không bình thường. Sự hoang mang, lo sợ điều không may mắn sẽ đến với mình của Ewa cũng chính là tâm trạng của người đọc đang hồi hộp chờ đợi điều sắp xảy ra phía trước. Mạch truyện tại đây được giãn ra bằng đoạn miêu tả: “Quà của Chúa bao gồm đất, trời, ngày và đêm, hoa và hạt giống…. Đó là ngày hôm trước của ngày đầu tiên, và cái ngày hôm trước ấy dài lê thê hàng năm trời.”[18;14]. Tưởng chừng cái việc Ngài tạo ra trời, đất này không nối tiếp với cái mạch truyện còn đang dang dở về dự cảm của Ewa nhưng thực tế, đoạn văn này đã giải thích rất rõ, trẻ em cũng nằm trong món quà mà Chúa ban tặng cho con người và không phải lúc nào điều Ngài tặng cũng là hoàn hảo. Ngày hôm trước chính là ngày Myszka trong bụng mẹ.

Sau đó, khi nhận ra những đặc điểm không bình thường của con gái, Ewa bắt đầu hoảng sợ. Trong khi chị đặt ra bao nhiêu câu hỏi cho cô y tá và những dự cảm không lành đang quẩn quanh thì Chúa vẫn tiếp tục công việc sáng tạo của mình: “Khô ráo. Ánh sáng trong bóng tối. Những âm thanh đanh vang vọng… Một cuộc hành trình dài, khi việc sáng tạo dài lâu”[18;17]. Mạch truyện ngưng đọng nhưng lại có khả năng tạo thêm kịch tính, kích thích trí tò mò của độc giả.

Mọi sóng gió bắt đầu đổ xuống đầu Ewa khi bác sĩ chuẩn đoán đứa bé sinh ra bị bệnh đao. Cả vợ chồng Adam đều không tin nổi vào điều mình vừa nghe. Họ hoảng loạn xen lẫn lo sợ, thậm chí có lúc nghĩ rằng bác sĩ đã nhầm lẫn. Đặc biệt là Ewa, người mẹ đáng thương ấy đã khóc không thành tiếng, cầu cứu bất lực. Khi đó, quãng ngưng như muốn xoa dịu trái tim đau thương đang gào thét của người mẹ: “Chúa tạo ra thế giới có khởi đầu nhưng không có kết thúc… việc tạo ra các món quà mang trong mình các yếu tố bất ngờ” [18;24].

Ewa nuôi con bằng cách đọc Kinh thánh, cho con xem các chương trình ti vi, chăm sóc con. Nỗi đau nguôi ngoai dần và chuyển thành sự mệt mỏi thường trực. Giữa bộn bề lo toan, nuôi con biết đi, dạy con biết nói như những đứa trẻ khác, Chúa lại xuất hiện, quan sát sự sáng tạo của mình: “Dẫu mấy năm nay Ewa

không đọc to Kinh thánh nữa, Chúa trời vẫn làm công việc sáng tạo các thế giới của mình… ngắm nhìn những đứa con của mình đang nhảy múa.”[18;69].

Nhận thấy, sự đan cài các cảnh miêu tả sự sáng tạo của Chúa trong câu chuyện phần nào kéo giãn mạch tự sự đồng thời làm cho câu chuyện về cuộc đời Myszka thêm những sắc màu thú vị, kích thích trí tò mò, lôi cuốn người đọc. Phải chăng cuộc sống của con người đều diễn ra dưới sự sắp đặt và giám sát của Chúa?

2.2.2. Những song chiếu huyền thoại

Thời gian trong Quà của Chúa được xây dựng dựa trên bảy ngày sáng tạo của Chúa theo Kinh Thánh. Mặc dù không hoàn toàn trùng khít về mặt thứ tự và nội dung trong từng ngày nhưng rõ ràng thời gian truyện đã nhuốm màu huyền thoại. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng so sánh dưới đây:

STT Ngày Kinh thánh Quà của Chúa

1 Ngày thứ nhất

Ánh sáng và bóng tối Myszka quan sát ánh sáng từ phòng áp mái

2 Ngày thứ hai Bầu Trời và biển cả Lần đầu tiên Myszka nghe thấy thanh âm của tiếng nước. Nước ào ào, lộp bộp. 3 Ngày thứ ba Tách biển và Đất liền - Cây

cỏ mọc trên đất, tuỳ theo loại sinh trưởng và tái sinh theo từng giống hoa - quả -

hạt

Cô bé cảm nhận thấy từ đất màu nâu xám ló ra một cái gì đó mềm mại, nhiều lông

tơ. Đó là cỏ!

4 Ngày thứ tư Tạo dựng Mặt Trời, Mă ̣t Trăng cùng các vì tinh tú,

phân đi ̣nh ngày với đêm, thời tiết trên các vùng Trái

Myszka cùng Ngài sáng tạo mặt trời, mặt trăng hình tròn với trăng sao trên bầu

Đất. trời 5 Ngày thứ

năm

Tạo dựng các sinh vật sống và sinh sôi dưới nước, trên không các loa ̣i thủy sản, các

loại cầm.

Tại phòng áp mái, Myszka nhìn thấy hàng loạt các sinh

vật sống dưới biển, trên không, trong rừng…

6 Ngày thứ sáu Tạo dựng muôn thú trên mă ̣t đất và cuối cùng dựng lên loài người: cai quản thế

giới trần gian.

Chúa tiếp tục công việc tạo dựng muôn thú trên mặt

đất: bò, dê, lợn con, gà, hươu cao cổ, thỏ, nai, voi… 7 Ngày thứ

bảy

Thiên Chúa nghỉ ngơi. Myszka bước vào khu vườn huyền diệu với Rắn, cây

Táo, người đàn ông và người đàn bà che đậy bằng

lá vả

8 Ngày thứ tám

Myszka về với Chúa

Từ bảng thống kê chúng ta có thể thấy, về cơ bản, bố cục thời gian các ngày trong tiểu thuyết có nhiều nét tương đồng so với Kinh thánh. Toàn bộ những sáng tạo trong các ngày từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy của Myszka đều giống với quá trình tạo sự sống của Đức Chúa trời. Đọc Quà của Chúa mà người ta có cảm giác giống như mình đang đọc Kinh thánh vậy! Một loạt các hệ thống biểu tượng được sử dụng trong tác phẩm đều được lấy từ Kinh thánh: ánh sáng, bóng tối, mặt

trăng, mặt trời, cây, táo, người đàn ông, người đàn bà… Chỉ có điều Dorota

Terakowska ở đây đã viết lại Kinh thánh theo một phong cách rất riêng. Nó hiện thực hóa những sáng tạo của Chúa trong bảy ngày qua đôi mắt của Myszka – một

đứa trẻ tật nguyền, bị bệnh đao. Người duy nhất giao cảm được với Chúa không phải là một người bình thường như Adam và Ewa mà lại là đứa bé tật nguyền, đầu óc dị thường, chân tay chậm chạp. Em có thể nghe được giọng thở, tiếng nói lặp đi lặp lại “Cái này tốt” của Ngài, cùng Ngài sáng tạo sự vật trên phòng áp mái, trong khu vườn địa đàng. Vì một điều đơn giản, Myszka được xây dựng trong truyện là món quà của Chúa. Bên ngoài em là một cô bé bị đao, thiểu năng trí tuệ nhưng ẩn giấu trong đó là một thế giới nội tâm phong phú. Để hiểu được em phải biết mở lòng bằng cả tình thương, sự trân trọng giống như lời bác sĩ đã nói với Adam: “Nếu anh không đủ khả năng trao cho đứa trẻ này tình yêu, thì hay hơn cả là anh để cháu ở lại đây. Đứa trẻ như thế này đòi hỏi sự hi sinh” [18;129]. Cái đẹp bên trong luôn đáng quý hơn cái đẹp bên ngoài.

So sánh giữa truyện với Kinh thánh, ta dễ dàng nhận ra độ vênh về mặt thời gian, nằm ở ngày thứ bảy. Đây là ngày nghỉ ngơi của Chúa sau một khoảng thời gian dài Ngài sáng tạo ra sự sống từ trời đất, cây cỏ, chim muông đến con người trong Kinh thánh. Nhưng ở Quà của Chúa, nữ nhà văn Ba Lan lại không cho đó là khoảng thời gian ngưng nghỉ, thậm chí, ngược lại, đó lại là ngày sáng tạo ra vô vàn những sự vật như Rắn, táo, con người, cây táo, lá vả… Tính theo các chương trong tiểu thuyết, chúng ta thấy có tới tám chương lặp đi lặp lại ngày thứ bảy, tạo cho người đọc cảm giác ngày thứ bảy cứ kéo dài bất tận. Phải chăng Dorota Terakowska hiểu được cái mong muốn của Myszka, muốn cho em được cảm nhận thêm khoảnh khắc yêu thương từ gia đình mình, đặc biệt là người cha – Adam? Tám năm sống trên đời, điều ước duy nhất của cô bé đáng thương ấy chính là nhận được một tình yêu thương trọn vẹn, đặc biệt là từ người cha của mình.

Khác với Thánh kinh, trong tác phẩm còn xuất hiện thêm ngày thứ tám. Sự chênh lệch về mặt thời gian này so với Kinh thánh không chỉ là sự sáng tạo mà bao hàm trong đó chính là ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ngày thứ tám xuất hiện để người cha Adam có thể kịp nhận ra tình yêu thương với cô con gái bé bỏng mà lâu nay mình chối bỏ, kịp để cho tình phụ tử thiêng liêng được trỗi dậy. Đồng thời, có

thêm ngày thứ tám ngắn ngủi ấy để Myszka có thể đón nhận tình yêu của cha mình, được sống một ngày trọn vẹn trong tình cảm gia đình đầm ấm mà bấy lâu bé không có được. Đây giống như ân huệ cao cả mà Chúa đã ban tặng cho riêng Myszka.

Mặt khác, ngày thứ tám xuất hiện cũng để tăng thêm kịch tính cho câu chuyện. Vào phút chót, khi Adam nhận ra lỗi lầm của mình cũng là giây phút Myszka sắp lìa xa cõi đời. Adam có đủ thời gian để anh làm việc, vun đắp cho sự nghiệp của mình. Anh cũng có đủ thời gian để tìm hiểu về quá khứ đau thương của gia đình mình. Thế nhưng anh lại không có được thời gian bù đắp lại những thiệt thòi mà cô con gái đã phải gánh chịu suốt tám năm qua. Khi tìm ra lời giải về mọi thứ, quay trở lại với ngôi nhà thân thương của mình cũng là lúc Myszka sắp trở lại với Chúa. Những trang viết cuối cùng của tác phẩm thấm đẫm nước mắt hối hận của người cha, bởi tám năm qua anh đã tự làm tâm hồn mình khuyết tật. Sống giữa những người thân mà Adam luôn cô đơn, chính “Adam mới tật nguyền chứ không phải Myszka”. Đúng, chính sự ích kỷ, thiếu bản lĩnh trong cuộc sống đã giết chết tâm hồn, tình thương của Adam. Để đến cuối cùng khi anh nhận ra điều đó thì đã quá muộn. Như một lời nhắn gửi sâu sắc tới người đọc, tác phẩm giúp ta nhận ra một điều: hãy yêu thương khi còn có thể, hãy cứ mở lòng mình, sống nhân hậu chan hòa và yêu mọi thứ. Cái kết của tác phẩm thật nhân văn và có hậu khi tác giả cho tất cả những đứa trẻ tật nguyền chịu thiệt thòi trên trần giới lúc về với Chúa được vui chơi, nhảy múa nơi thiên đường, bất luận khiếm khuyết hay tật nguyền.

2.2.3. Diễn giải huyền thoại qua từng chương

Quà của Chúa có thể không hoàn toàn là một tiểu thuyết huyền thoại, song

các chương đoạn trong tác phẩm dung chứa hàm lượng huyền thoại lớn. Điều này không chỉ thể hiện rõ qua cách đặt tên từng chương (theo các biểu tượng trong Kinh thánh) mà còn khẳng định qua nội dung mỗi chương. Có sự tương đồng đến mức tuyệt đối giữa vấn đề mỗi chương đề cập với tên gọi của nó.

Chương mở đầu tiểu thuyết Quà của Chúa được tác giả đặt tên: Ngày thứ

nhất: Thánh Kinh. Rõ ràng, ấn tượng ban đầu của người đọc khi cầm cuốn tiểu

thuyết này đã được định hình rằng, nội dung tác phẩm sẽ liên quan đến Chúa, đến Kinh thánh và những gì thuộc về thế giới mầu nhiệm, giàu sức tưởng tượng.

Với vị trí là chương mở đầu, khoảng thời gian trong Ngày thứ nhất này kéo dài từ lúc Myszka nửa năm tuổi cho đến lúc bé sáu tuổi. Đó là cả quá trình diễn biến phức tạp với những biểu hiện bất thường mang tính đặc trưng của trẻ bị bệnh đao. Sáu năm Myszka lớn lên là sáu năm gia đình của Ewa và Adam chống chọi với những biến động. Adam lạnh lùng, ruồng bỏ và không một lần quan tâm tới việc chăm sóc Myszka. Anh còn thường xuyên có những trận cãi vã, đổ lỗi bệnh tật do gen di truyền từ phía Ewa. Nhưng ngược lại, Ewa lại tỏ ra là một người mẹ mẫu mực, yêu thương chăm sóc cho con gái hết lòng. Người đọc có thể cảm nhận sáu năm nuôi nấng Myszka của Ewa chỉ trong gần chục trang sách nhưng thực tế với người mẹ, đó là khoảng thời gian kéo dài đằng đẵng kèm theo những mệt mỏi. Ta thường xuyên bắt gặp Ewa trong tình trạng “hai mắt trũng sâu”, đi ngủ vào bảy giờ sáng để thức dạy vào giờ ăn trưa. Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, Myszka lại là đứa trẻ bị bệnh đao với những biểu hiện đỉnh điểm nhất. Không có sự trợ giúp, động viên của người chồng, Ewa một mình phải làm việc bằng hai, luôn sẵn sàng ứng phó với bất cứ hành động nào của con gái. Ở đây, nhà văn đã tập trung vào điểm nhìn của Ewa để người đọc có thể dõi theo diễn biến tâm trạng của người mẹ khi sinh ra đứa con tật nguyền. Chị đã cố gắng tìm hiểu, đọc các loại sách về bệnh đao để có thể nắm bắt được ý nghĩ của con gái, mong có thể dạy cho con những điều cần thiết. Xuất phát từ việc tìm hiểu căn bệnh, Ewa hiểu được đây

là bệnh vô phương cứu chữa và vì thế, chị đã nghĩ đến “phép màu”, chỉ có phép màu mới có thể biến hiện thực trước mắt chị trở nên tươi đẹp hơn. Chỉ có phép màu trong cuốn sách Thánh kinh ngày bé chị đọc mới đem lại cho chị hy vọng. Cuốn Kinh thánh mô tả lại quá trình sáng tạo của Chúa trời. Ngài đã tạo ra tất thảy sự sống trên trái đất này từ ánh sáng, bóng tối, bầu trời, mặt đất… cho đến con người. Nhờ đọc Kinh thánh, Ewa hiểu được rằng: “Tất thảy những gì Chúa tạo ra đều kì diệu và tốt lành. Chính chúng ta, con người, chúng ta đã xử sự xấu đối với chúng”.

Và một điều đặc biệt nữa, Myszka có cảm hứng với những gì liên quan đến Kinh thánh. Thường trẻ bị bệnh đao, đầu óc chậm phát triển, Myszka lên ba mới bắt đầu biết bò, lên bốn mới chập chững bước đi đầu tiên, lên sáu mới có thể tự đi được. Vì vậy, rất khó để có thể dạy em làm việc gì. Ewa muốn dạy con tập nói. Chị đã bắt đầu bằng việc đọc Kinh thánh cho con nghe. Em thường rất chăm chú khi nghe mẹ đọc. Myszka đặc biệt thích những trang đầu của Kinh thánh, miêu tả về việc tạo ra thế giới, vì thế Ewa thường xuyên đọc đi đọc lại mấy trang đầu. Mặc dù cô bé không thể nghe và cũng không thể hiểu được những điều trong Kinh đề cập tới nhưng vẫn tỏ ra rất say mê. Thậm chí, nếu vào giờ quen thuộc mà mẹ chưa đọc Kinh, em còn bò đến gần chiếc bàn nhỏ, trên đó có đặt quyển Thánh kinh, có vẻ như chờ mẹ lại cầm cuốn sách lên tay để đọc.

Đến bản thân Ewa cũng không ngờ Thánh kinh lại có sức mạnh kinh ngạc đến thế, “sức mạnh nhiệm màu”. Nhờ đọc Kinh, Myszka đã bắt đầu bập bẹ nói được tiếng đầu tiên. Lạ thay, tiếng đó không phải là bà, là ba giống như những đứa

Một phần của tài liệu Huyền thoại trong tiểu thuyết Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Trang 39)