6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Không gian phòng áp mái
Phòng áp mái là không gian thứ hai xuất hiện trong tác phẩm và là không gian bao trùm toàn bộ của tiểu thuyết. Theo thống kê của chúng tôi, trong khoảng 400 trang của tiểu thuyết, có tới 106 lần Dorota Terakowska nhắc tới ba từ “phòng
áp mái”. Điều đó khẳng định rằng, phòng áp mái là không gian có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong tác phẩm, đặc biệt đối với nhân vật chính – bé Myszka. Thực tế, trong mắt vợ chồng Adam, phòng áp mái chỉ đơn giản là nơi chứa đựng những đồ đạc cũ từ hồi sinh viên của hai vợ chồng và những đồ của bà để lại nhưng trong mắt bé Myszka, nó lại là chốn riêng tư đầy bí ẩn với vô vàn những điều phi thường. Nơi đây giống như một thế giới muôn hồng ngàn tía, cho phép bé được vào vườn địa đàng, được sống cuộc sống thứ hai, được gặp Adam và Ewa của Chúa, được trò chuyện với Rắn và Đức Chúa Trời.
3.1.2.1. Phòng áp mái – Cuộc sống thứ hai của Myszka
Với ý nghĩ ban đầu giản dị, Myszka chọn phòng áp mái vì nó nằm ở vị trí cao nhất trong ngôi nhà, có thể quan sát mọi thứ xung quanh. Vì không có ai lên đó nên phòng áp mái là không gian riêng, nơi em có thể tập nhảy thoải mái và làm những điều mình muốn mà không sợ ánh mắt dò xét của bất cứ ai. Có lẽ ngay cả cô bé cũng không ngờ rằng, nơi đây lại tuyệt vời đến vậy.
Trong mắt Myszka, khi bật đèn, kho đồ cũ ấy chẳng có gì hay, nhưng lạ thay, khi tắt đèn, phòng áp mái lại như một sân khấu với rất nhiều điều kỳ diệu, làm cô bé tò mò thích thú.
Trước hết, phòng áp mái là nơi chứa đựng muôn sắc màu với đủ mức độ đậm nhạt khác nhau mà chỉ có Myszka mới có thể cảm nhận được. Căn phòng ấy, trong bóng tối, lần đầu tiên Myszka thấy màu đen được chia làm nhiều sắc độ từ màu xám đen tổ nhện tới màu đen của lớp bồ hóng dính dầy. Có thể nói, tác giả như hóa thân vào nhân vật miêu tả sự vật trong niềm hoan hỷ, giống như việc tìm ra một chân trời mới với bao điều tươi đẹp mà từ trước tới giờ em chưa bao giờ
được thấy. Giọng văn hồn nhiên, ngây thơ như đúng tâm hồn của một đứa trẻ: “mặt trời chiếu những tia nắng dài qua ô cửa nhỏ vào một vài trong những tạo vật đó và Myszka kịp nhìn thấy những quái vật óng vàng, lạ lẫm, múa may, được tạo nên bởi vô khối những hạt bụi xoáy tròn. Các quái vật này hình thù khác nhau và sống động.”[18;82].
Cuộc sống thường ngày dưới nhà tù túng, ngột ngạt. May thay, nhờ có phòng áp mái, cái nơi tưởng chừng như không cần thiết trong ngôi nhà có thể giúp Myszka cảm nhận sâu sắc hơn về sự sống, một sự sống đúng nghĩa mà không đơn thuần chỉ là tồn tại.
Bé Myszka lắng nghe và quan sát được mọi chuyển động của cuộc sống bên ngoài, điều mà từ khi sinh ra bé chưa bao giờ được biết.
Trước tiên, đó là âm thanh của tiếng nước: “Nước lộp bộp, rồi nước ngân nga, nước ào ào như thác đổ và nước hiện diện ở mọi nơi khắp chốn cho dù bị ngăn cách bởi những tấm màn, nước sát gần nhưng không nhìn thấy”[18;87]. Đoạn miêu tả vô cùng sinh động tạo cảm giác giống như người đọc được tận mắt chứng kiến sự việc đồng thời thấu hiểu được niềm vui sướng của Myszka khi lần đầu lắng nghe thanh âm của tiếng nước.
Cũng từ không gian trên cao tại phòng áp mái, Myszka quan sát sự xuất hiện của ánh sáng nối tiếp sau màn mưa. Ánh sáng được cô bé cảm nhận “không vàng óng như mặt trời, cũng không vàng rộm nhưu bóng đèn điện mà là màu thanh thiên và lấp lánh trong màu thanh thiên này như thạch anh”. Và màu thiên thanh ấy với cô bé cũng có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau “từ màu giống như đôi mắt nhợt nhạt của ông đưa thư, cho đến màu xanh lam sặc sỡ, đậm đặc như màu thạch lựu… rồi bé thấy màu xanh làm lóa mắt đang diễn ra một chuyển động, nó sâu hoắm, sâu hơn cả nước, đúng ra là vô tận và những hình thù trắng như lông chim trôi trên màu thanh thiên… Đó là bầu trời”.[18;144]
Sắc màu của cuộc sống đến những thanh âm bình dị nhất của những giọt nước cũng làm cô bé tò mò thích thú. Trong cơ thể tật nguyền ấy chứa đựng khao khát được sống, sống một cách trọn vẹn.
Phòng áp mái được tác giả miêu tả giống như một sân khấu với rất nhiều những màn diễn khác nhau, đưa cô bé từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cũng có lẽ vì thế, trong căn nhà mà Adam và Ewa đã bỏ rất nhiều công sức và tiền của để gây dựng ấy, nơi mà Myszka yêu thích nhất không phải tiền sảnh rộng thênh thang hay phòng khách với những nội thất đắt tiền mà là phòng áp mái. Bởi chính tại nơi này, cô bé có thể thoát khỏi cái vỏ bọc nặng nề dị dạng, cảm nhận được sự sống một cách sinh động như nó vốn có.
Bóng tối của căn phòng đã mở ra bao điều kỳ diệu, từ nước, ánh sáng, bầu trời và giờ là đất: “Đất màu nâu xám, trần trụi và yếu ớt”, và từ đất lại ló ra những cái “mềm mại, nhiều lông tơ, thân quen đến lạ lùng”. Đó là cỏ!...cỏ đỏ trải đều trên mặt đất, một làn gió, mắt không nhìn thấy, mơn trớn cỏ, cỏ gợn sóng và tiếp tục mọc, mọc và mọc…”. [18;113]. Cỏ cũng đủ các màu sắc khác nhau, ban đầu đỏ, rồi tím, cuối cùng là đổi sang màu xanh: “Nom y như có người nào đó dùng cái bút lông khổng lồ chấm lên tấm thảm tím mềm mại những vệt xanh rộng mênh mông, tươi thắm”.
Mặc dù là lần đầu tiên thấy những sự vật lạ kỳ xuất hiện trước mắt nhưng Myszka không hề có cảm giác sợ sệt, thậm chí bé còn mạnh dạn đón nhận và tỏ ra vô cùng thích thú.
Nơi đây mới đích thực là cuộc sống của Myszka. Nó mang lại cho em biết bao điều kỳ thú, đòi hỏi sự khám phá không ngừng. Việc tạo ra phòng áp mái trong tác phẩm một mặt thể hiện sự khác biệt giữa hiện thực trần trụi của không gian dưới nhà với một không gian trẻ thơ muôn vàn sắc độ tại phòng áp mái, đồng thời từ đó muốn khẳng định Myszka dù thiểu năng trí tuệ nhưng em lại sở hữu một sức tưởng tượng vô biên về thế giới. Điều mà những người bình thường chưa chắc đã có được.
3.1.2.2. Khu vườn huyền diệu tràn ngập sức sống
Phòng áp mái không chỉ mở ra cho Myszka bầu trời, mặt đất, nước, sự sống của muôn loài chim thú, nơi đây còn chứa đựng một khu vườn huyền bí, ở đó có sự
tồn tại của người đàn ông, người đàn bà, đặc biệt là nhân vật Rắn. Khu vườn xuất hiện ở tấm màn thứ bảy, tấm màn cuối cùng với vô vàn điều thú vị của cuộc sống, là tấm màn khép lại sự sáng tạo của Chúa Trời.
Khu vườn sáng tạo ấy khác hẳn với thửa vườn trong khu nhà của họ, cũng không giống vườn bách thảo mà có lần mẹ đưa cô bé tới, cũng không giống công viên xinh đẹp ở trung tâm thành phố mà đây là một khu vườn vô cùng đặc biệt xuất hiện trong trí tưởng tượng của cô bé.
Khu vườn không đầu không cuối “ngập chìm trong nắng trời, trong các cung bậc khác nhau của bóng râm, trong cây cối tốt tươi, trong các sắc màu sặc sỡ đến ngỡ ngàng của hoa tươi, trong hằng hà sa số cây, quả, trong vầng hào quang của những đàn bướm vụt bay lên”[18;189]. Một khu vườn được miêu tả như tranh vẽ tràn trề sức sống được hợp thành từ muôn loài cây, chim muông đáng yêu với đầy đủ âm thanh vui nhộn như mời gọi ghé thăm: “Vườn trình tấu tiếng lao xao của những cây cao, tiếng sột soạt của cỏ dầy, tiếng vo vo của hang ngàn côn trùng có cánh và tiếng chim vỗ cánh như tiếng đàn thụ cầm”[18;190]. Sử dụng thủ pháp nhân hóa một cách nhuần nhuyễn, tác giả miêu tả vườn sinh động giống như con người. Vườn có thể trình tấu, vườn có thể chuyển động và đặc biệt hơn nữa là vườn có thể nói bằng “giọng hót của chim trời, tiếng rì rào của lá cây, tiếng róc rách của suối nhỏ, tiếng hươu cọ sống lưng vào thân cây…”[18;191].
Mọi thứ trong vườn cứ hiển hiện trước mắt của Myszka như chào mời cô bé bước chân vào khám phá. Vườn giống như một món quà mà Đức Chúa Trời ban tặng cho cô bé tật nguyền, để em có thể biết rằng, cuộc sống vốn đã diệu kỳ, nhiều màu sắc, rộn ràng và đáng sống!
Một điều thú vị hơn nữa đó là sự xuất hiện của Rắn. Dường như chất huyền thoại, màu sắc Thiên Chúa giáo đã thấm vào từng trang văn của Dorota Terakowska khi tác giả đặt Rắn vào trong khu vườn mê hoặc này. Rắn ở đây cũng được miêu tả phi thực tế: “Con rắn dài đến nỗi Myszka không thấy đuôi của nó. Hay là nó không có đuôi? Thay vào đó rắn có lớp da tuyệt đẹp: đen, óng ánh bởi những đường hoa văn màu, gấp khúc chạy ngang thân, đánh dấu các vòng đen và
nhấn mạnh chiều sâu óng ánh của màu này”[18;190]. Lạ thay, thường ngày, cô bé rất sợ rắn trên ti vi nhưng khi gặp Rắn trong khu vườn Myszka không thấy sợ.
Rắn trong khu vườn được miêu tả như một nhà thông thái, có thể giao tiếp với con người, có thể khuyên Myszka nên làm việc gì, nó có thể đọc được ý nghĩ người khác và luôn xuất hiện cùng trái táo. Rắn và Táo trong Kinh Thánh đã trở thành biểu tượng của sự nhận biết và cám dỗ cũng xuất hiện ở đây, ngay trong khu vườn này. Rắn luôn xuất hiện mỗi khi Myszka băn khoăn suy nghĩ về mọi thứ và đưa ra lời khuyên. Còn ăn táo giúp cho Myszka có thể thoát khỏi cái vỏ bọc nặng nề bay nhảy, múa hát, đồng thời suy nghĩ mọi việc một cách nhanh chóng.
Chưa kể đến, trong khu vườn với nhiều màu sắc hài hòa ấy còn xuất hiện hai nhân vật có tên là Adam và Ewa. Người đàn bà và người đàn ông trong vườn địa đàng này khác hẳn với những người thực trong cuộc sống mà Myszka từng gặp nhưng lại hoàn toàn trùng khít với hai sinh linh mà Chúa sáng tạo theo Kinh Thánh. Họ thuần túy về hình thức, đơn giản về suy nghĩ. Nếu thực tế cô bé thấy bố mẹ mình mặc quần áo thì hai người trong vườn lại luôn trong tình trạng khỏa thân. Cơ thể của họ cũng khác biệt so với bố mẹ Myszka khiến em tò mò. Mặc dù họ được tạo ra với dáng vóc rất hoàn hảo: người đàn bà với bộ ngực nhô cao, nhọn và hoàn toàn vô hồn, còn người đàn ông cũng không khác gì búp bê Ken mà Myszka hay chơi, cả hai đều không có gì ở chỗ kết thúc hai chân.
Rõ ràng, có thể thấy, khu vườn mà Myszka thấy trên phòng áp mái chứa đựng muôn ngàn điều thú vị khiến cô bé tò mò thích thú. Đó không chỉ là nơi tràn đầy ánh sáng, âm thanh màu sắc của muôn loài cây cối, chim thú mà còn có cả những nhân vật lần đầu tiên em tiếp xúc. Thế nhưng em không cảm thấy sợ sệt. Phải chăng, bé Myszka cũng chính là món quà của Chúa, cũng thuộc về nơi vườn địa đàng này nên khi bắt gặp những nhân vật lạ lùng như Rắn, Adam và Ewa cô bé cảm thấy rất thân quen.
3.1.2.3. Nơi biến ước mơ thành hiện thực
Ở dưới nhà, cô bé Myszka với ngoại hình dị thường mang tính đặc trưng của trẻ bị bệnh đao: “đôi mắt xếch, lồi, miệng há hốc, lưỡi thè lè đè lên môi dưới, đầu
bẹt cá trê, lồi lõm…” bốn tuổi mới biết bò, sáu tuổi mới biết đi, chưa bao giờ nói rõ tiếng, trí nhớ rất kém không thể buộc nổi dây giầy nhưng ở trên phòng áp mái, trong khu vườn này, mọi điều lại hoàn toàn khác.
Ở dưới kia, bé ao ước có thể nhảy nhẹ nhàng và thanh thoát giống như “Kopciuszko yêu dấu trong buổi khiêu vũ. Như con bướm giữa ngày hè”. Bởi với Myszka, nhảy múa là biểu hiện của niềm vui tột độ, nhảy múa là giải thoát nên lúc nào bé cũng ra sức nhảy múa. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Cô bé hoàn toàn bất lực: “Những cố gắng hết mức và vô vọng cố làm cho đôi chân bứt khỏi nền nhà, những cái vung vẩy tội nghiệp của đôi cánh tay mềm yếu, không vâng lời, những động tác gây sốc cố uốn cong thân người không cân đối”[18;107]. Những động tác khiêu vũ dị thường, nặng nhọc của cô bé trở thành nỗi khiếp sợ của Adam. Cũng bởi vậy, cô bé gửi gắm ước muốn khiêu vũ của mình vào những giấc mơ, lúc nào cũng mơ “mình bay lên chăng?”
Giờ đây, ngay tại khu vườn này, ước mơ của cô bé hoàn toàn có thể thành hiện thực sau khi ăn hết quả táo nhiệm màu. Lần đầu tiên trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Myszka không còn cảm nhận thấy sức nặng của thân hình vụng về: “Bé quay tròn như con bướm đang bồng bềnh trên bãi cỏ, như chiếc lá rơi trong gió, như ong mật bên trên đài hoa. Đôi cánh tay nhỏ bé, mảnh mai của bé uốn cong như hai cành của một cây non, còn chân dài mảnh mai, khoẻ, tung lên cao như một nữ vận động viên nhào lộn thực thụ, rồi một chân lại được đá lên, cao bằng thân người, còn chân kia đứng trên các đầu ngón chân”[18;194]. Không phải trong mơ mà chính tại nơi này – tại khu vườn thân thương và rất đỗi quen thuộc này, Myszka có thể nhảy múa được – cái khao khát giản dị mà bất cứ đứa trẻ bình thường nào đều có thể làm được.
Những đoạn văn miêu tả đan xen giữa cuộc sống thực dưới nhà với cuộc sống trong khu vườn tưởng tượng của Myszka khiến người đọc phải trăn trở suy nghĩ. Bởi rõ ràng, cái hiện thực cay đắng vẫn tồn tại. Điều em khao khát được nhảy múa chỉ có thể xảy ra trong vườn địa đàng, không phải là thực tế.
Thêm vào đó, cũng ngay tại khu vườn này, Myszka biến thành một cô bé xinh đẹp không chỉ biết múa giỏi mà còn biết nói năng lưu loát và suy nghĩ mọi điều nhanh như gió. Mặc dù dưới nhà mẹ Myszka đã cố gắng kiên nhẫn dạy em cách phát âm từng từ, thậm chí thuê thêm giáo viên dạy kèm để em tập nói nhưng khả năng của Myszka cũng chỉ dừng lại ở việc nói được những từ có một, “cùng lắm là hai âm tiết mà nghĩa của chúng đôi khi Ewa phải đoán”. Vậy mà, trong vườn này, khi bé ăn một quả táo, em trở thành một con người hoàn toàn khác. Bé có thể nhảy được tít mù, có thể phân biệt được màu sắc, và đặc biệt có thể nói chuyện một cách rõ ràng và rành mạch với Rắn, Adam và Ewa. Bé còn có thể gọi như hát với mọi cung bậc cảm xúc. Ngay cả điều em khao khát nhất khi nói đó là gọi một câu “Bố yêu quý ơi” cũng có thể thực hiện được. Khu vườn mang lại cho Myszka quá nhiều điều tuyệt diệu mà ở dưới nhà cô bé không bao giờ có được. Nó giống như món quà mà Chúa ưu ái dành riêng tặng em bé tật nguyền như Myszka. Tuy nhiên khu vườn ấy chỉ có riêng Myszka biết, riêng Myszka cảm nhận được nó. Và những ước mơ thành hiện thực trên khu vườn đều không thể mang xuống dưới nhà. Đó cũng là điều khiến em đau lòng.
Không ít những đoạn văn chúng ta bắt gặp bé Myszka can thiệp vào sự sáng tạo sự sống của Chúa. Bởi những gì Chúa sáng tạo nên chưa hẳn là hoàn hảo, Ngài không biết nó có tốt hay không? Myszka phát hiện ra thân các cây táo nhẵn thín và nâu sẫm mà lẽ ra nó phải nứt nẻ và xám xịt. Vì thế, khi Ngài thốt lên câu “Cái này