5. Cấu trúc Luận văn
2.2.3 Chiến tranh và cái chết
Nói như các nhà phê bình huyền thoại thì bất kỳ sự kiện lịch sử đích thực nào sau đó cũng được thu xếp vào bộ khung cấu trúc huyền thoại có sẵn, đồng thời, chỉ là sự tái tạo chưa hoàn chỉnh, sự nhắc lại hình mẫu tuyệt đối của mình được định vị trong thời gian huyền thoại. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai gợi nhắc motif về những cuộc chiến tranh trong huyền thoại. Trong những anh hùng ca về chiến tranh có trong huyền thoại, cái chết và chiến tranh luôn không tách rời nhau. Meletinsky nhấn mạnh, huyền thoại và lịch sử luôn luôn đối lập nhau và đồng thời không thể tách rời nhau trong văn học huyền thoại hoá thế kỷ
37
XX [25,V]. Cái mà Meletinsky gọi là “sự sợ hãi lịch sử” trong các tác phẩm của Joyce, Thomas Mann và nhiều nhà văn huyền thoại hiện đại khác cũng trở nên ám ảnh và nhức nhối trong các tác phẩm của Gunter Grass. Nhân vật chính Oskar đã trải nghiệm nhiều cái chết của những người xung quanh, mỗi cái chết là một ám ảnh. Và có những cái chết mang tính chất kỳ bí như những lời nguyền.
Cái chết của Agnes – mẹ Oskar đã để lại cho Oskar một khoảng trống không thể lấp đầy. Agnes cũng được sinh ra dưới các chòm sao và các chòm sao này đã dự báo trước không chỉ tính cách mà còn cái chết của bà: “Mẹ tôi ra đời dưới chòm sao nhân sư chiếu mệnh. Tự tin, lãng mạn, kiêu kỳ và phù phiếm... sống cùng với sao kim ngôi nhà thứ tám tức ngôi nhà chết: dự báo chết bất đắc kỳ tử...” [15,39].
đây ta thấy xuất hiện motif “sự tiên liệu về cái chết”. Các nhà chiêm tinh học phương Tây và phương Đông cổ luôn tin vào mối liên hệ giữa các vì sao và số mệnh, họ thường dựa vào các vì sao trong mối tương quan với giờ sinh để đự đoán số phận một con người. Ngay từ lúc ra đời, Agnes đã được người kể chuyện (Oskar) dự báo về một cái chết bất đắc kỳ tử. Và quả vậy, nguyên nhân cái chết sau này của Agnes là do đột ngột ăn quá nhiều cá. Những tín hiệu đầu tiên báo trước cho cái chết của Agnes cũng hết sức kỳ lạ: những con lươn. Agnes đã tỏ ra khiếp sợ và một mực từ chối ăn những con lươn chui ra từ một cái đầu ngựa chết do Matzerath mua về, nhưng sau đó, Agnes đột nhiên lại ăn lươn, cá nhiều đến nỗi bị ngộ độc và chết cùng với cái thai trong bụng. Chưa xét đến tính chất ẩn dụ của hình ảnh những con lươn chui nhung nhúc ra từ cái đầu ngựa (chúng tôi sẽ có dịp nói ở phần sau của luận văn), nhưng sự xuất hiện của lươn như là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Agnes cũng mang tính kỳ bí báo trước tai họa. Lươn có thể gợi liên tưởng đến rắn do sự tương đồng về hình dáng. Trong các truyện cổ, sự xuất hiện của rắn thường báo trước tai họa, nhất là cái chết. Phân tâm học nhận thấy sự xuất hiện của rồng, rắn cũng nói lên nguy cơ
nhận thức bị các sức mạnh bản năng xâm chiếm hoàn toàn [15,79].
Sau cái chết của Agnes, Oskar còn phải chứng kiến cái chết của nhiều người và điều kỳ lạ là chúng đều không có một nguyên nhân gì rõ ràng, đều đột ngột và kỳ bí, nhiều khi đến mức vô lý không thể giải thích được.
38
Cái chết của Herbert Truczinski tựa như sự gánh chịu một lời nguyền do
vi phạm các điều cấm kỵ. Bức tượng Niobe – một người đàn bà bằng gỗ màu
xanh, khỏa thân với đôi mắt sâu màu hổ phách chính là nguyên nhân cái chết của Herbert. những nơi bức tượng này đi qua, những người sở hữu hay chứa chấp bức tượng đều phải chịu những cái chết thảm khốc. Thế kỷ 17, nguyên mẫu của bức tượng – một cổ gái điếm bị hỏa thiêu, thương gia Portinari – người thuê điêu khắc bức tượng phải treo cổ tự tử , thợ điêu khắc bị chặt cả đôi bàn tay tài hoa. Từ đó bức tượng nàng Niobe lưu lạc qua tay các thương nhân, hải tặc, các vị tướng quân, các vị vua, rồi các các viện bảo tàng... nhưng ở đâu, Niobe cũng gây tai họa chết chóc một cách hết sức kỳ bí và không thể lý giải. Người ta coi nàng là hiện thân của ma quỷ. Sự có mặt của nàng ở bảo tàng Hải Quân thành phố đã một lần nữa gây ra cái chết hết sức khó hiểu cho Herbert – người bảo vệ bảo tàng và là bạn của Oskar: “Trong cơn cuồng dục, anh đã giựt một cái rìu thủy thủ hai lưỡi khỏi dây xích an toàn; một lưỡi, anh chém vào Niobe còn lưỡi kia, trong đà tấn công điên dại, cắm ngược trở lại vào chính anh” [15,326].
Cái chết của ông chủ Hầm Hành Snmuh cũng là một cái chết có nhiều yếu tố kỳ bí. Snmuh có thói quen đi săn chim nhưng chưa bao giờ bắn quá mười hai con chim sẻ trong một buổi chiều. Buổi chiều hôm ấy, Snmuh đã bắn con chim sẻ thứ mười ba và ông phải trả giá bằng mạng sống của mình. Snmuh trên đường về đã đâm xe xuống một hố sỏi sâu bảy mét. Oskar, bà Snmuh và hai người bạn ngồi cùng xe chỉ bị thương nhẹ nhưng Snmuh thì đã chết. Khi xe đi qua hố sỏi thì “hàng trăm, có khi là hàng nghìn con sẻ từ các hàng rào, bụi rậm và vườn cây ăn quả ào ra phủ một bóng lớn mênh mông lên chiếc Mercedes, đâm sầm vào kính đằng trước và làm bà Snmuh hoảng hồn. Chỉ bằng sức mạnh của mình, chim sẻ đã gây ra tai nạn và cái chết của Snmuh” [15,881]. Kỳ lạ hơn, khi đếm lại số chim sẻ ông Snmuh đã bắn chết, Oskar chỉ đếm được mười hai con sẻ mà không tìm thấy con thứ mười ba.
Câu chuyện về Niobe và các vật hiến sinh của nó có tính chất như những câu chuyện ly kỳ lưu truyền trong dân gian, như một lời nguyên cổ xưa không thể giải trừ và tiếp tục gây tai họa trong thời hiện đại cho những kẻ dám vi phạm điều cấm kỵ, còn câu chuyện về cái chết của ông chủ Hầm Hành thì lại mang
39
dáng dấp một sự trả thù của tự nhiên khi con người vượt quá giới hạn cho phép. Grass đã khéo léo đan cài huyền thoại vào cuộc sống hiện thực, đặt nhân vật sống trong một nền văn minh chứa đầy những điều kỳ bí huyễn hoặc. Cái chết do Niobe hay con chim sẻ thứ mười ba gây ra cũng vô nghĩa, phi lý và thường trực như những cái chết do chiến tranh gây ra. Sự hoang mang, sợ hãi, hoài nghi và không thể lý giải - cảm giác khi con người nguyên thủy đối diện với thế giới tự nhiên huyền bí được hình tượng thành các thế lực thần thánh hay ma quỷ lại một lần nữa sống lại trong tác phẩm của Grass và trùng khớp với cảm nhận của con người về chiến tranh thế giới lần thứ hai, về cơn ác mộng lịch sử mà họ đang muốn tỉnh lại. Cái chết của nhân viên bưu chính cuối cùng của sở Bưu chính Ba Lan - Victor Weluhn (xem phần phân tích biểu tượng cái trống ở trên) hay của nữ y tá – sơ Dorothea cũng đậm chất ma quái kỳ bí như thế. Sự hoang mang và bất lực của con người hiện đại trước hiện thực, trước thế giới lại một lần nữa viện cầu đến huyền thoại để thể hiện.