5. Cấu trúc Luận văn
3.2 Không gian
Có thể nói không gian trong tiểu thuyết Cái trống thiếc được Grass bỏ nhiều công sức để kiến tạo. Nó là kiểu hòa trộn giữa không gian đời thường và không gian tôn giáo, không gian hiện thực và không gian tâm tưởng. Cái không gian đa chiều đa diện này đưa người đọc bước vào một thế giới đầy mê hoặc. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ xét đến một kiểu không gian rất đặc trưng cho huyền thoại hiện đại – kiểu không gian mà Kafka, Joyce hay sau này là Clezio (Nobel năm 2008) rất ưa chuộng - không gian mê lộ. Không gian mê lộ được kiến tạo bằng cách xếp liên tiếp các con đường, ngõ phố hay kể liên tiếp các vật nối dài trong một không gian vòng quanh tưởng như khép kín, chỗ nào cũng giống giống nhau, đem lại cho con người cảm giác bế tắc, mờ ảo, hoang mang muốn chạy trốn.
Nhân vật Oskar luôn có cảm giác khó chịu với khoảng sân của khu nhà mình, bởi “đối với Oskar, sân chứa đầy nguy hiểm… Sân có chiều rộng bằng cả khu nhà, nhưng chỉ sâu bảy bước, phía sau có một hàng rào gỗ quyét hắc ín, trên phủ dây thép gai, ngăn cách với các sân khác. Từ tầng áp mái, có thể nhìn thấy rất rõ cái mê cung bên trong khối nhà giới định bởi bốn phố: Labesweg phía sau, Herta và Louise hai bên, và Nữ thánh Marie cách một quãng ở đằng trước. Trong cái hình chữ nhật lớn bao gồm nhiều khoảng sân xệch xẹo ấy, còn có một xưởng sản xuất kẹo chống ho và mấy xưởng sửa chữa vặt” [159]. Ngay cả nhà hát thành phố cũng làm Oskar phát phiền: “Tòa nhà này làm tôi phát phiền, nhất là những cửa sổ có cột hai bên trong sảnh, lấp lánh những tia nắng xế của chiều tà càng lúc
63
càng pha thêm sắc đỏ” [171]. Những con phố, tòa nhà, hàng rào gỗ quét hắc ín
trên phủ đầy thép gai đã lấp đầy và khép kín không gian, tạo ấn tượng về một mê
cung vòng quanh. Không gian ấy còn bị bao trùm bởi tiếng đập vải – thứ âm thanh mà Oskar rất sợ nhưng không thể chống lại, ngay cả bằng tiếng trống của mình: “Một trăm mụ nội trợ, cánh tay để trần tròn trĩnh, tóc chít gọn trong một nút khăn, khuôn từ các nhà ra hàng núi thảm, quẳng đám tội đồ ấy lên những giá nhục hình, vớ lấy chày đập và không gian bỗng tràn ngập những tiếng dập dồn như sấm. Oskar chúa ghét cái khúc nhạc ngợi ca sự sạch sẽ ấy. Nó đấu tranh với tiếng ồn đó bằng cái trống của mình; tuy nhiên, ngay cả trên tầng áp mái cách xa nguồn sấm, nó vẫn chịu thua” [15,160]. Trong không gian này, con người cảm thấy mình bị đe dọa, bị rượt đuổi. Oskar đã cố gắng chạy trốn khỏi nó: “Lát sau, tiếng đập thảm thình thịch từ dưới sân vọng lên. Nó rượt theo tôi khắp các phòng, nó truy đuổi tôi riết đến nỗi, rốt cuộc tôi phải lẩn trốn vào tủ quần áo trong phòng ngủ, ở đó các áo măng tô, pa-đờ-xuy mùa đông mới đủ sức nhấn chìm đi cái âm lượng gớm ghiếc của tiếng ồn tiền Phục Sinh [15,257]. Con người bế tắc và bị đe dọa ngay trong không gian sống quen thuộc của mình.
Tuy không trực tiếp miêu tả sự hủy diệt dã man của chiến tranh nhưng cái không khí mà Grass thổi vào tác phẩm của mình qua những cái chết kỳ bí ghê rợn (dù không liên quan gì đến chiến tranh) vẫn gợi cảm giác về một thế kỷ ma quái, đầy chết chóc. Không gian ngoài tính chất chật hẹp gò bó còn bị phả thêm một luồng không khí chết chóc. Bức tượng gỗ Niobe tuy đã được cất giấu sâu dưới đáy hầm nhưng “người ta không thể nhốt tai họa trong một căn hầm. Nó thoát theo đường cống, tràn vào các ống dẫn ga và xâm nhập mọi hộ gia đình cùng với khí ga. Và không ai, khi đặt nồi súp trên ngọn lửa xanh, lại ngờ rằng tai họa đang nấu sôi bữa ăn tối của mình” [15,238]. Không gian được miêu tả như một mê cung ma quái giam hãm con người trong tai họa chết chóc. Cái chết luôn thường trực rình rập, đe dọa con người. Những cái chết không tìm được lời giải thích hợp lý tựa như có một thế lực ma quái nào đó chi phối.
Oskar muốn bứt phá ra khỏi cái mê cung đó, Oskar thèm khát một khoảng không bao la, trốn chạy những hàng rào thép gai, tiếng đập vải, không khí ma quái và bọn trẻ con bắt nạt mình: “Khoảng sân này và các khoảng sân khác trở nên quá nhỏ đối với tôi. Khát
64
thèm khoảng cách, không gian, toàn cảnh bao quát, tôi quyết định lợi dụng mọi dịp rời khỏi khu ngoại ô Labesweg, hoặc một mình, hoặc cùng với mẹ, để thoát khỏi những săn đuổi của bọn nấu xúp trong mảng sân đã trở nên quá nhỏ hẹp” [15,163]. Không chỉ con người, ngay cả “các mùi cũng cảm thấy gò bó trong những căn hộ hai phòng [15,290]. Tiếng thét là vũ khí để Oskar phá bỏ cái không gian tù túng giam hãm. Tiếng thét xé toạc những ô cửa kính im lìm của nhà hát thành phố, khiến cho cửa sổ đóng kín các khu phố bị nổ tung, và trong lớp học của cô Spollenhauer “tiếng thét thứ hai xóa sổ hàng ô kính ở giữa. Không còn bị chắn lối, không khí êm dịu của mùa xuân tràn vào lớp” [134].
Sự ám ảnh về một không gian tù túng, bế tắc mà ma quái là một đặc điểm mà các nhân vật của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại thường xuyên phải trải nghiệm. Trong các tác phẩm như Lâu đài, Vụ án của Kafka, loại không gian này cũng được xây dựng bao quanh nhân vật tạo nên một sự uy khiếp khủng khiếp và khó hiểu. Thế giới trở nên đầy đe dọa và bất khả tri đối với con người. Cảm quan này, tuy được thể hiện dưới hình thức khác, nhưng lại trùng khớp với cảm nhận về thế giới của con người thời cổ khi đối diện với tự nhiên rộng lớn và khó lường.
Bao quanh nhân vật một không gian bế tắc tù túng như thế, nhân vật của Grass luôn có một tâm lý chán ghét và sợ hãi thế giới. Ngay từ khi mới chào đời, Oskar đã có một “niềm khát khao muốn lộn trở về bào thai” nếu không có viễn cảnh về cái trống ngăn lại. Đến cuối tác phẩm, điều mà Oskar sợ nhất là phải rời khỏi bệnh viện tâm thần, mặc dù thời điểm ấy Oskar đã nắm trong tay mọi vinh quang. “Đúng là cái điều tôi vẫn sợ trong nhiều năm nay kể từ khi tôi đào tẩu: là họ tìm ra kẻ sát nhân thật, mở lại vụ án, tuyên bố tôi trắng án, cho tôi ra khỏi bệnh viện tâm thần này, lấy đi cái giường êm ấm của tôi, đẩy tôi ra ngoài phố lạnh, mưa gió, và buộc một gã Oskar ba mươi tuổi phải thu nạp môn đồ quanh bản thân gã và cái trống của gã” [15,948]. Quyết định thôi lớn ở tuổi lên ba là một cách để níu giữ những nét hồn nhiên thơ trẻ không bị thế giới của người lớn tha hóa, và lẩn trốn trong các không gian kín cũng là một biện pháp để trốn chạy thế giới bên ngoài. Điều này hình thành trong tác phẩm của Grass một loại không gian đặc trưng làm nơi trú ẩn cho nhân vật trước nỗi sợ hãi thế giới bên ngoài –
65
Có thể nói, trong tác phẩm, Grass đã sáng tạo ra một không gian độc nhất vô nhị trong văn học Đức nói riêng và văn chương thế giới nói chung, vừa mang tính hài hước sinh động, vừa có tính chất biểu tượng cao – không gian dưới bốn lớp váy của bà ngoại Anna. Hài hước là bởi khi kẻ phóng hỏa Joseph Koljaiczek bị cảnh vệ truy đuổi được Anna cho chui vào bốn tầng váy của mình, mặc dù đang sợ hãi, ông cũng đồng thời làm luôn cái việc là giúp Anna thụ thai mẹ của Oskar – Agnes. Không gian dưới bốn lớp váy cũng bởi thế mang tầm vóc của vũ trụ: “Anh ta đã biến mất dưới cái váy cùng với nỗi sợ của mình...Và tất cả im lìm như trong ngày đầu tiên của cuộc Sáng Thế hay Tận Thế” [15,32]. Dưới bốn lớp váy, cả một thế giới tươi đẹp, hồn nhiên mở ra, khác với hiện thực rối loạn mà nhân vật đang sống:
“Tôi tìm châu Phi dưới những cái váy hoặc có lẽ là Napoli, nơi mà – như quý vị đều biết – ai cũng muốn được thấy trước khi chết. Đó là đường phân thủy, tụ điểm của mọi dòng nước; nơi đây, những ngọn gió đặc biệt thường xuyên thổi, hoặc chẳng có ngọn gió nào hết; nơi đây, khô và ấm mà lại có tiếng mưa xào xạc; nơi đây, những con tàu cập bến hoặc nhổ neo ra khơi; nơi đây, Oskar ngồi bên Chúa Trời, cha chúng ta, vốn yêu sự ấm áp; nơi đây, quỷ Xa tăng lau cái ống nhòm của hắn và các thiên thần chơi trò bịt mắt bắt dê; dưới những cái váy của bà tôi, bao giờ cũng là mùa hè, ngay cả vào cái thời điểm phải thắp nến trên cây nô en hoặc đi lùng những quả trứng cho ngày lễ Phục Sinh, ngay cả vào dịp Lễ Các Thánh. Không ở đâu tôi có thể thuận hòa với quyển lịch hơn dưới những lớp váy của bà ngoại tôi” [15,210].
Đây là một không gian mang dáng dấp của không gian huyền thoại khi các ranh giới bị xóa nhòa, không còn khoảng cách địa lý, cũng không còn ranh giới thiện ác. Nó gợi nhớ về thế giới bản nguyên trong thần thoại, không bị xói mòn bởi những biến động của một nền văn minh ngày càng bộc lộ nhiều bất ổn.
Những ngọn gió đặc biệt thường xuyên thổi, tiếng mưa xào xạc, Chúa Trời, quỷ
Xa tăng lau cái ống nhòm của hắn và các thiên thần chơi trò bịt mắt bắt dê – một
thế giới tươi đẹp, hồn nhiên hiện ra dưới bốn lớp váy. thế giới đó, thời gian đường như ngừng lại, bao giờ cũng là mùa hè và không ở đâu Oskar có thể thuận
66
Không gian dưới bốn lớp váy là nơi làm dịu đi nỗi đau của Oskar khi mất mẹ, là nơi đem lại cảm giác bình yên và xa lánh thế giới bên ngoài: “Hễ thấy bà là Oskar lại muốn thi đua với ông ngoại Koljaiczek náu dưới bốn tầng váy của bà và, nếu có thể, chả bao giờ thở hít bên ngoài nơi trú ẩn yên tĩnh này nữa” [15,355]. Những năm tháng sau này, được chui vào dưới bốn chiếc váy của bà ngoại Anna luôn là niềm khao khát khắc khoải của nhân vật chính: “Giờ đây, có ai cho tôi chui vào dưới váy? Ai cho tôi náu khỏi ánh sáng ban ngày và ánh đèn? Ai mang cho tôi cái mùi bơ mềm hơi khăn khẳn mà bà tôi thường trữ cho tôi dưới váy để tôi ăn cho lên cân. Tôi ngủ thiếp đi dưới bốn lớp váy của bà, gần kề nguồn sinh thành ra mẹ tội nghiệp của tôi và cũng lặng yên như mẹ” [15,280].
Không gian dưới bốn lớp váy là nơi khởi nguồn cho mọi câu chuyện được kể. Vượt lên trên ý nghĩa hiện thực, nó mang dáng dấp của nơi khai sinh, cội nguồn, một thế giới bản nguyên trong sáng, ấm áp mà con người luôn khao khát được trở về để tìm sự bình an che chở trước những tha hóa của cuộc đời.
Các nhân vật của Grass cũng thường tìm đến một không gian khép kín nữa để lẩn trốn trước thế giới đầy đe dọa bên ngoài, đó là tủ quần áo. Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ của Oskar “lúc nào cũng trốn lủi, không dưới gầm giường thì trong tủ quần áo... Cô bé Agnes chỉ thích lẩn trốn và tìm thấy trong sự ẩn náu ấy một cảm giác an toàn như Joseph núp dưới bốn lớp váy của Anna” [15,45]. Sau này, con trai bà cũng được di truyền thói quen kỳ lạ này. Oskar thích chui vào gầm bàn, gầm giường, và đặc biệt là tủ quần áo để từ đó quan sát những gì đang xảy ra mà người lớn cố tình che giấu, hoặc để trốn chạy sự rượt đuổi đe dọa của thế giới bao quanh cậu: “Lát sau, tiếng đập thảm thình thịch từ dưới sân vọng lên. Nó rượt theo tôi khắp các phòng, nó truy đuổi tôi riết đến nỗi, rốt cuộc tôi phải lẩn trốn vào tủ quần áo trong phòng ngủ, ở đó các áo măng tô, pa-đờ-xuy mùa đông mới đủ sức nhấn chìm đi cái âm lượng gớm ghiếc của tiếng ồn tiền Phục Sinh” [15,257]. Tủ quần áo luôn hấp dẫn Oskar một cách đặc biệt, như lời mời gọi bước vào một thế giới khác : “Hắn quyết hiến mình cho cái tủ quần áo đang rạng hai tay đón hắn vào cái ngày tươi mát của Ngày Đầu cuộc Sáng Thế” [15,806]. Trong cái không gian Ngày đầu của cuộc Sáng Thế ấy, Oskar được trở lại quá khứ, khi mẹ tội nghiệp của cậu chưa chết, khi đàn hải âu trắng xóa vây
67
quanh cái đầu ngựa và những con lươn trên đập chắn sóng trong buổi chiều dạo chơi của gia đình Matzerath và Bronsky. Một loạt các hình ảnh quá khứ, cả thực, cả tưởng trượng, nỗi ám ảnh về mụ phù thủy đen hay những con lươn đen bóng, đàn hải âu trắng, giấc mơ về sơ Dorothea, về cái thắt lưng màu đen của nàng... được trộn lẫn với nhau trở về như một đoạn băng vừa rõ ràng, vừa hư ảo trải ra trước mắt nhân vật chính. Đây là nơi Oskar có thể được sống với trí tưởng tượng của mình, được đi lại tự do giữa quá khứ và thực tại, giấc mơ và hiện thực, khác với cái trật tự tuyết tính thời gian nhiều khi trở nên khắc nghiệt của thế giới thực. Không gian dưới bốn lớp váy hay không gian trong chiếc tủ quần áo trở nên đặc biệt bởi nó chứa đựng sự tự do của con người. đó, người ta có thể sống với sự hồn nhiên của chính mình, tìm được sự bình yên và che chở. Chúng giống như các lối mở vào một thế giới khác trong các câu chuyện cổ. Alice đi vào xứ sở thần tiên thông qua một cái giếng, Từ Thức phiêu du chốn bồng lai thông qua một hang đá... Quan niệm về sự tồn tại song song của các thế giới khác nhau luôn chi phối tâm thức con người thời cổ và họ luôn cố gắng tạo ra những lỗi mở để vào các thế giới ấy mỗi khi cảm thấy thất vọng và bất lực trước thế giới thực mà họ đang sống. Những nhân vật của Grass cũng vậy, họ tìm tới các không gian khép kín như một phản ứng tự vệ yếu ớt trước thế giới khốc liệt bên ngoài. Đó là hoàn cảnh thuận lợi để huyền thoại và tôn giáo nảy sinh.
Các không gian khép kín được xây dựng không chỉ biểu hiện nỗi sợ hãi của con người trước thế giới mà còn phản ánh nỗi cô đơn của họ. Con người muốn thu mình trong các không gian kín để từ chối mọi giao tiếp. “Cái giường của tôi... có thể là tôn giáo của tôi nếu như ban quản trị bệnh viện chấp nhận cho sửa đổi đôi chỗ: tôi muốn nâng cao chấn song sắt lên để trốn tránh mọi tiếp xúc” [15,22]. Con người không thể hiểu lẫn nhau. Hộ cô đơn, nhưng nỗi cô đơn của họ lại bị cào bằng cá tính. Những con người mờ nhạt, những nỗi cô đơn cũng mờ nhạt “vì cá tính đã mất tiêu, vì con người là cô đơn, mà giờ mọi người đều cô đơn y hệt nhau, bị tước mất nỗi cô đơn cá thể và hợp thành một khối đoàn kết vô danh không có nhân vật chính”[15,25]. Ngay cả với y tá Bruno – người ngày ngày chăm sóc Oskar trong viện tâm thần, Oskar cũng không thể tìm sự đồng cảm: “Bất chấp tình bạn của chúng tôi và nỗi cô đơn của mỗi chúng tôi, cái còn lại chỉ là một khối vô danh không có nhân vật chính” [15,25]. Giữa người với người không còn chất kết dính, tất cả đều là những cá thể rời rạc trong một thế giới đang trên đà phân rã khốc liệt. Họ chỉ biết trốn vào thế giới
68
của riêng mình, sống với những tưởng tưởng và tâm trạng của riêng mình, đóng cửa với thế