1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên văn bản trong Những thứ họ mang của Tim O’Brien

89 751 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Theo Nguyễn Minh Quân trong Liên văn bản – Sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn học, trong lý thuyết của việc đọc theo lối liên văn bản, các lý thuyết gia hậu hiện đại thường lưu

Trang 1

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong văn học nghệ thuật, nhân loại đã chứng kiến bao sự vận

động phát triển, từ manh nha đến lúc cực thịnh rồi thoái trào của chủ nghĩa lãng mạn (romanticism) chủ nghĩa cổ điển (classicism)… Chủ nghĩa hiện đại (modernism) rồi đến hậu hiện đại (postmodernism) vẫn đang tiếp tục là những giai điệu mạnh mẽ trong bản giao hưởng văn học thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI Không chỉ đặt vấn đề xem lại quan niệm về hiện thực đời sống, quan niệm về con người hậu hiện đại còn góp phần tạo ra những lý thuyết mới, những hệ thống thi pháp mới, những cách đọc mới Một trong số đó chính là Liên văn bản (intertextuality)

Không phải đến hậu hiện đại, khái niệm liên văn bản mới xuất hiện, nhưng ở hậu hiện đại liên văn bản đã mang diện mạo và nội hàm mới Nó trở thành một cách đọc, một phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương

về cả nội dung lẫn nghệ thuật, sâu xa hơn nữa là về lịch sử, thời đại, xã hội, phông văn hóa của tác giả cũng như vùng miền nơi tác phẩm thuộc về Thậm chí, khái niệm liên văn bản còn làm thay đổi cả nội hàm của khái niệm văn bản: không có một văn bản nào không phải là một liên văn bản

và ngược lại, liên văn bản nào cũng tồn tại như một văn bản

1.2 Cuộc chiến tranh với quân đội Mỹ đã lùi xa gần bốn mươi năm,

nhưng nỗi đau để lại cho người dân ở cả hai bờ chiến tuyến vẫn hiện hữu như nó chỉ mới rời đi ngày hôm qua Những câu chuyện từ “phía bên kia”

kể những truyện chân thực về chiến tranh, về những nỗi ám ảnh, hối hận,

sợ hãi… của người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam đã không còn hiếm

Trang 4

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 4

hoi Trong số đó, The things they carried – Những thứ họ mang của Tim

O‟Brien được đánh giá là một trong những tác phẩm văn chương hậu hiện

đại hay nhất về chiến tranh Việt Nam, được coi là Nỗi buồn chiến tranh

phiên bản Mỹ Tác giả là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và như lời Thống tướng Douglas Mac Arthur của quân đội Hoa Kỳ: “The soldier above all other prays for peace, for it is the soldier who must suffer and bear the deepest wounds and scar of war” – “Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn bất cứ ai, bởi chính người lính là người phải chịu đựng và mang những vết thương và sẹo chiến tranh nặng nề nhất” Được in hoàn chỉnh năm 1990, nhưng trong số hai mươi hai tác phẩm của toàn tập truyện, có mười truyện được in rải rác từ năm 1977 đến năm 1986 và đã đem lại cho Tim O‟Brien rất nhiều giải thưởng quan trọng

về truyện ngắn

Không đơn giản tái hiện lại không gian cuộc chiến với bao góc khuất,

tường thuật lại những sự thật xảy ra trong chiến tranh, Những thứ họ mang

đưa tới sự mới mẻ với những sáng tạo bút pháp mang tính thẩm mỹ hậu hiện đại Văn bản dường như được dệt nên bằng những tấm mạng chằng chịt, chồng chéo của sự thật, hư cấu, tưởng tượng, đan cài nhiều thể loại Người đọc muốn thưởng thức chúng cần có cách đọc hợp lý, và một trong

số đó là áp dụng cách tiếp cận liên văn bản

Bởi những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Liên văn bản trong

Những thứ họ mang của Tim O’Brien” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ

của mình Trên cơ sở lý luận về liên văn bản, chúng tôi mong muốn đóng góp một cách tiếp cận mới với câu chuyện “đầy sức mạnh, một chứng nhân gây xúc động về các trải nghiệm của một đại đội bộ binh tại Việt Nam đầy khơi gợi và ám ảnh”

Trang 5

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 5

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Theo Rjanskaya trong Liên văn bản – sự xuất hiện của lịch sử và

lý thuyết của vấn đề (Ngân Xuyên dịch) thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên

xuất hiện trong một tham luận của Kristeva nói về sáng tác của Bakhtin, đọc tại hội thảo do R.Barthes chủ trì năm 1966 Mùa xuân năm 1967, tham

luận được công bố dưới dạng một bài báo đăng trên tạp chí Critique (Phê

bình) với nhan đề: Bakhtin, le mot, le dialogue et le roman – Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết

Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm này có thể hiểu là “sự tương tác của các văn bản”, nhưng tùy vào lập trường nghiên cứu của các nhà khoa học

mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi, cách hiểu về thuật ngữ này có thể phân thành ba cách:

Thứ nhất, Liên văn bản như một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn,

ám chỉ, bình giải, nhại, vay mượn), cách hiểu này đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó Nếu hiểu liên văn bản theo cách này, thì liên văn bản đã tồn tại trong văn học Việt Nam từ thời trung đại, với việc trích dẫn các điển cố, điển tích trong các tác phẩm, ý nghĩa của các điển cố điển tích này thường không thay đổi

Thứ hai, liên văn bản được hiểu như một thuộc tính bản thể của văn

bản theo Barthes thì mọi văn bản đều là một liên văn bản với một văn bản khác Điều đó nghĩa là liên văn bản được nhận định như là sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau, giữa văn bản và độc giả, giữa văn bản và hiện thực Với ý nghĩa này, liên văn bản phản ánh một quy luật khách quan trong sự

Trang 6

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 6

tồn tại của văn học Và cách hiểu này là ý nghĩa cho thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên xuất hiện trong công trình của Kristeva

Theo Kristeva, tuy có sự quy chiếu hai chiều trên hệ toạ độ, trục ngang (horizontal axis) – thể hiện sự liên kết giữa tác giả và người đọc; và trục dọc (vertical axis) – biểu tượng cho sự liên kết một văn bản này đến những văn bản khác bà nhấn mạnh rằng, sự minh hoạ chỉ có tính cách tượng trưng hơn là sự xếp đặt cứng nhắc và máy móc vào một hệ thống như thế Theo bà, liên văn bản sẽ là sự toả lan ra mọi chiều không gian và thời gian, và việc theo đuổi một hướng nào đó là tuỳ thuộc vào sự chọn lựa của người đọc, của nhà phê bình và của người viết Theo Nguyễn Minh

Quân trong Liên văn bản – Sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn

học, trong lý thuyết của việc đọc theo lối liên văn bản, các lý thuyết gia

hậu hiện đại thường lưu ý đến những khía cạnh sau đây:

● Tính Biến Đổi (alterationality): tính chất biến đổi một sự kiện, một

tư liệu, một văn bản gốc bằng chính ý thức của người viết, sẽ giúp chứng minh thêm tính tự giác của người viết sử dụng kỹ thuật liên văn bản Liên

hệ đến tính biến đổi của intertextuality thể hiện bằng cách bắt chước (pastiche), châm biếm (parody) hay xoáy vặn (twisting), hoặc thuần tuý sắp xếp lại những chất liệu sẵn có (collage), có thể là tiểu sử cá nhân (biography) Tính biến đổi càng tinh tế bao nhiêu, ý thức về liên văn bản của người viết càng sâu sắc bấy nhiêu

● Tính Phê Bình Trong Sự Nhận Thức (criticality in compre–hension): Một quá trình đọc theo lối liên văn bản đối với một văn bản được viết theo lối liên văn bản phải được tiến hành theo bốn giai đoạn, phân tich, phá vỡ, kiến tạo và diễn dịch Dĩ nhiên, bước đầu tiên, người đọc phải nhận diện mức độ liên văn bản hiện diện trong một tác phẩm văn học

Trang 7

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 7

● Mức Độ Tiếp Nhận và Hợp Nhất (scale of adoption and incorporation): Đây là ý thức về kỹ năng tiếp nhận, đan xen và hợp nhất các chất liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào trong một văn bản Nhiều khi,

sự kết hợp khéo đến nổi, nếu không chú ý, chúng ta khó mà nhận ra được tính chất tương liên của những tầng ý nghĩa trong việc xếp đặt các dữ kiện

Thứ ba, khái niệm liên văn bản được triển khai trong lý thuyết của các

nhà hậu cấu trúc luận (post–structuralist) Pháp (R Barthes, J Derrida, J Lacan, M Foucault, J–F Lyotard, G Deleuze, F Guattari) và được các nhà giải cấu trúc luận (deconstructivist) Mỹ (P de Man, H Bloom, J Harmann, J H Miller) vay mượn với ý nghĩa gần như nghĩa gốc Theo quan niệm của họ, thế giới hiện ra với chủ thể trong ngôn ngữ; điều đó nghĩa là cả thế giới, cả tâm lý của chủ thể đều được cấu trúc theo các quy luật ngôn ngữ (tâm phân học của J Lacan); ngôn ngữ bị mất đi chức năng biểu hiện và không còn là cái biểu đạt siêu nghiệm (J Derrida), và như vậy, ý nghĩa nảy sinh không phải trong sự mô phỏng (mimesis), mà trong

ký hiệu (semiosis), tức là trong trò chơi tự do với nghĩa của các văn bản văn hóa Nói cách khác, thế giới được hiểu như một văn bản

Vì vậy, trong hầu hết các tác phẩm (văn bản) hậu hiện đại, người viết tạo ra càng nhiều yếu tố tự do trong ngôn ngữ bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu (trò chơi của ngôn ngữ Trong những trò chơi ngôn ngữ như thế, lằn ranh của mọi thể loại (genre) bị xoá mờ và biên giới của nhiều lĩnh vực nghệ thuật dần dần biến mất

2.2 Tác phẩm The things they carried của Tim O‟Brien được in hoàn

chỉnh ở Mỹ năm 1990, nhưng đến năm 2011, mới được dịch và xuất bản ở

Việt Nam với tên gọi Những thứ họ mang Tác phẩm đã nhanh chóng

giành được tiếng vang và được đưa vào chương trình giảng dạy trong

Trang 8

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 8

trường phổ thông và đại học ở Mỹ Tác phẩm gồm hai mươi hai truyện ngắn (hoặc chương truyện) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những sự kiện

chung và những nhân vật chung Sau khi Những thứ họ mang được xuất bản trên tạp chí Esquire tác phẩm đã nhận được giải National Magazine

Award vào năm 1987 và được in trong tập Những truyện ngắn hay nhất nước Mỹ do John Updike tuyển chọn cùng năm đó O‟Brien tiếp tục viết

truyện ngắn cho các tờ Atlantic Monthly, Harper’s và New Yorker, cũng như cho nhiều nhà xuất bản khác Các truyện ngắn khác trong tập Những

thứ họ mang được xuất bản trên The Massachusetts Review, Granta, Gentleman’s Quarterly và Playboy

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay ở trong nước chưa có bài viết

nào được công bố nghiên cứu về Tim O‟Brien hay Những thứ họ mang

Trong khi đó, ở nước ngoài, có một số bài viết nghiên cứu về cả tác giả và

Những thứ họ mang bằng tiếng Anh, chủ yếu tập trung vào nội dung cuộc

chiến được phản ánh trong tác phẩm và nghệ thuật kể chuyện hậu hiện đại:

Patrick A.Smith, Trò chuyện với Tim O’Brien (Conversations with

Tim O’Brien), Jackson: University Press of Mississippi, 2012

(http://hollis.harvard.edu), tập hợp mười sáu bài phỏng vấn Tim O‟Brien

về cuộc đời ông, tuổi thơ ở Minnesota, những năm tháng trưởng thành ở Midwestern và những năm tháng tham chiến ở Việt Nam Các bài phỏng vấn cũng tập trung thảo luận về các tác phẩm của Tim O‟Brien, trong đó

có Những thứ họ mang, từ đó cho người đọc thấy ranh giới giữa sự thật, ký

ức và sự tưởng tượng trong văn học, vai trò của chiến tranh trong xã hội và

kỹ thuật viết O‟Brien tiếp cận mỗi chủ đề với sự thẳng thắn làm hài lòng độc giả và các nhà phê bình

Susan Farrell, Cẩm nang phê bình về Tim O’Brien: Tham khảo văn

Trang 9

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 9

học về cuộc đời và tác phẩm của ông (Critical companion to Tim O’Brien:

a literary reference to his life and work), New York: Facts on File, 2011,

(http://hollis.harvard.edu), tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Tim O‟Brien

Airami C Bentz, Từ người lính đến người kể chuyện: Tái hiện về

chiến tranh Việt Nam qua văn xuôi hư cấu của Tim O’Brien, Gustav Hasford và Larry Heinemann (From soldiers to storytellers: reimaginings

of the Vietnam War through the fiction of Tim O’Brien, Gustav Hasford and Larry Heinemann), Havard University, 2007, http://hollis.harvard.edu, phân tích các sáng tác của Tim O‟Brien, qua đó tái hiện lại cuộc chiến tranh qua những chi tiết, sự kiện trong tác phẩm đồng thời so sánh hai vai trò người lính và nhà văn của ông,

Mark A Heberle, Nghệ sĩ bị chấn thương: Tim O’Brien và văn xuôi

hư cấu về Việt Nam (A trauma artist: Tim O’Brien and the fiction of Vietnam), Iowa City, IA: University of Iowa Press, 2001,

http://hollis.harvard.edu là những nhận định về các tác phẩm mang chủ đề chiến tranh của Tim O‟Brien

Christopher Donovan, Phản tự sự hậu hiện đại: Mỉa mai và người

đọc trong tiểu thuyết của Paul Auster, Don DeLillo, Charles Johnson và Tim O’Brien (Postmodern counternarratives: irony and audience in the novels of Paul Auster, Don DeLillo, Charles Johnson, and Tim O’Brien),

New York: Routledge, 2005, http://hollis.harvard.edu, phân tích so sánh tính hậu hiện đại trong sáng tác của Tim O‟Brien với các nhà văn Paul Auster, Don DeLillo, Charles Johnson

Stefania Ciocia, Việt Nam và phía kia: Tim O’Brien và quyền lực kể

chuyện (Vietnam and beyond: Tim O’Brien and the power of storytelling),

Trang 10

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 10

Liverpool: Liverpool University Press, 2012 http://hollis.harvard.edu, nghiên cứu sâu sắc về các sáng tác của Tim O‟Brien, nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của người kể chuyện trong các tác phẩm

Alex Vernon, Quân nhân một lần và mãi mãi, Ernest Hemingway,

James Salter, & Tim O’Brien (Soldiers once and still: Ernest Hemingway, James Salter, & Tim O’Brien), Iowa City: University of Iowa Press,

c2004, http://hollis.harvard.edu, phân tích, so sánh các tác phẩm viết về chiến tranh của Ernest Hemingway, James Salter và Tim O‟Brien

Mats Tegmark, Trong giày của một binh sĩ: Thông tin trong tự sự về

Việt Nam của Tim O’Brien (In the shoes of a soldier: communication

in Tim O’Brien’s Vietnam narratives), Uppsala: Ubsaliensis S Academiae:

Distributor, Uppsala University Library, 1998, http://hollis.harvard.edu, nghiên cứu những mô hình quen thuộc trong phần lớn sáng tác của Tim O‟Brien, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa thực tế và hư cấu trong các tác phẩm của ông

Ronald Baughman, Nhà văn Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam:

W.D Ehrhart, Larry Heinemann, Tim O’Brien, Walter McDonald, John

M Del Vecchio (American writers of the Vietnam War: W.D Ehrhart, Larry Heinemann, Tim O’Brien, Walter McDonald, John M Del Vecchio),

Detroit: Gale Research Inc., c1991, http://hollis.harvard.edu, nghiên cứu phong cách và sáng tác của các nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam: W.D Ehrhart, Larry Heinemann, Tim O‟Brien, Walter McDonald, John

M Del Vecchio

Tobey C Herzog, Viết về Việt nam, viết về cuộc đời: Caputo,

Heinemann, O’Brien, Butler (Writing Vietnam, writing life: Caputo, Heinemann, O’Brien, Butler), Iowa City: University of Iowa Press, c2008,

Trang 11

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 11

http://hollis.harvard.edu, tái hiện lại cuộc chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn từ phía quân đội Mỹ

Michele Friedlander, Siêu hư cấu và “Hành trang họ mang” của

O’Brien (Metafiction and O’Brien's The Things They Carried), 2000,

http://core.ecu.edu/engl/whisnantl, nghiên cứu về siêu hư cấu trong Những

thuận lợi trong việc nghiên cứu Chương 2: Liên văn bản từ góc độ tiếp

biến hiện thực và hư cấu

Việc so sánh bút pháp của Tim O‟Brien với các nhà văn viết về chiến tranh khác giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về phong cách và sự phát triển của dòng văn học chiến tranh trong nền văn học Mỹ, đặc biệt là trong văn chương hậu hiện đại

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của liên văn bản là đề cao vai trò của người đọc trong tiếp nhận Với người đọc hậu hiện đại, đọc không còn là kiểu thưởng thức thụ động thuần túy mà đọc đồng nghĩa với giải mã và tạo nghĩa cho văn bản

Bằng việc phân tích, soi chiếu Những thứ họ mang từ góc độ liên văn

bản, chúng tôi mong muốn có thể “bóc tách” tác phẩm, tìm ra được từng lớp văn bản chồng chéo, đan cài vào nhau cũng như những giao điểm của các văn bản và các “giải trình ngôn ngữ”

Trang 12

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 12

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu phân tích

vấn đề liên văn bản trong tác phẩm Những thứ họ mang của Tim O‟Brien

do Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nhà xuất bản Văn học in năm 2011

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong khuôn khổ bài viết này là liên văn bản

trong tập truyện Những thứ họ mang từ góc độ tiếp biến giữa hiện thực với

hư cấu và liên văn bản từ chủ đề

6 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ lí thuyết liên văn bản, để thực hiện đề tài này, chúng tôi

sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

– Phương pháp xã hội học

– Phương pháp tiểu sử

– Phương pháp liên ngành

– Phương pháp phân tích, tổng hợp

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Khái niệm liên văn bản

Chương 2: Liên văn bản từ góc độ tiếp biến hiện thực với hư cấu Chương 3: Liên văn bản từ góc độ thể loại

Trang 13

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 13

CHƯƠNG I KHÁI NIỆM LIÊN VĂN BẢN

Trước khi giới thuyết khái niệm liên văn bản, chúng tôi khảo sát sơ lược khái niệm hậu hiện đại và các vấn đề liên quan để làm cơ sở xác định

“Liên văn bản”

1.1 Khái niệm hậu hiện đại

1.1.1 Cảm quan triết học hậu hiện đại

Thuật ngữ “postmodern” – hậu hiện đại hình thành trong vốn từ vựng

triết học qua việc Jean – François Lyotard công bố tác phẩm La Condition

Postmoderne năm 1979 (tên tiếng Anh: The Postmodern Condition: A Report on Knowledge, 1984), ông dùng mô hình ngôn ngữ trò chơi của

Wittgenstein và những tư tưởng từ lý thuyết lời nói – hành động (speech act theory) để giải thích nguyên nhân cái ông gọi là sự biến đổi của nguyên tắc trò chơi trong khoa học, nghệ thuật và văn học từ cuối thế kỉ XIX Ông

mô tả văn bản như sư kết hợp hai trò chơi ngôn ngữ của nhà triết học và nhà văn Nơi nhà văn biết điều gì anh ta biết và điều gì anh ta không biết, nhà triết học cũng không biết nhưng lại đặt câu hỏi

Vì sự mơ hồ này, Lyotard khẳng định cách miêu tả “không cố gắng làm người khác tin điều gì là nguyên gốc hay thậm chí là sự thật” (“makes

no claims to being original or even true”), và giả thuyết “không nên thống nhất giá trị tiên đoán với thực tế, nhưng nên thống nhất giá trị chiến lược với câu hỏi được đặt ra” (“should not be accorded predictive value in relation to reality, but strategic value in relation to the questions raised”) [18,7] Cuốn sách trở thành một cuộc thử nghiệm việc kết hợp trò chơi của

Trang 14

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 14

ngôn ngữ hơn việc chỉ là một “báo cáo” khách quan

Trong ý kiến của Lyotard, kỉ nguyên máy tính đã biến đổi tri thức thành thông tin, thông điệp được mã hóa trong hệ thống truyền dẫn và liên lạc Việc nghiên cứu vấn đề này cần căn cứ vào thực tế về thông tin liên lạc gần đây như diễn đạt thông điệp, truyền đạt và tiếp nhận tin tức, quan trọng là phải tuân theo luật pháp để được chấp nhận Tuy nhiên, như Lyotard chỉ ra, vị trí, hoàn cảnh của việc đánh giá hay của cơ quan lập pháp cũng nằm trong ngôn ngữ trò chơi, và điều này đã đặt ra câu hỏi cho

sự hợp pháp cũng như tính chính thống Ông khẳng định, “có một mối liên

hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ khoa học với ngôn ngữ của đạo đức và ngôn ngữ chính trị” [18,8], và mối liên hệ này này tạo ra quan điểm văn hóa ở phương tây Vì thế khoa học kĩ thuật có vai trò quan trọng trong công tác của chính phủ, nhất là trong kỉ nguyên thông tin, nơi luôn cần có lượng máy móc khổng lồ được cài đặt để nghiên cứu và làm việc

Lyotard chỉ ra rằng khi khoa học cố gắng phân biệt bản thân nó khỏi việc kể chuyện sử thi và truyền thuyết trong mô hình trí tuệ bộ lạc, triết học hiện đại tìm kiếm cách kể chuyện chính thống cho khoa học trong mô hình “biện chứng của tinh thần, chú giải nghĩa của văn bản, sự giải phóng chủ thể lý trí hay hành động, hoặc việc tạo sản” “the dialectics of Spirit, the hermeneutics of meaning, the emancipation of the rational or working subject, or the creation of wealth,” [18, 105] Tuy nhiên, khoa học lại dùng ngôn ngữ trò chơi với nghĩa đen để loại trừ những điều khác, và trong khía cạnh này nó thay thế sự kể chuyện, bao gồm siêu kể chuyện trong triết học Điều này một phần do Lyotard đặc trưng hóa sự tăng trưởng khoa học và

kỹ thuật nhanh chóng trong nửa cuối thế kỉ XX, khi con người đã biến máy móc thành công cụ hoạt động phục vụ mình, nhiều hoạt động chân tay của

Trang 15

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 15

con người được máy móc thay thế [18,37] Điều này đã ăn mòn trò chơi suy đoán của triết học và thiết lập cho mỗi ngành khoa học sự tự do phát triển độc lập trên nền tảng của triết học và lối tổ chức có hệ thống Lyotard định nghĩa hậu hiện đại là sự ngờ vực về siêu kể chuyện Kết quả là phương pháp mới, lai tạp phát triển nhưng không liên quan tới truyền thống tri thức cũ, nhất là triết học, và điều này nghĩa là khoa học chỉ chơi trò chơi của riêng nó và không thể phù hợp với những chủ đề khác, như phong tục tập quán

Cảm quan hậu hiện đại không “than khóc” cho việc mất tính mạch lạc trong trần thuật Tuy nhiên, trần thuật biến mất để lại sự hợp lý cho tiêu chuẩn thống nhất mới: biểu hiện của hệ thống tạo ra tri thức trong mô hình

tư bản là thông tin Tính hợp lý của biểu hiện nghĩa là tăng cực đại dòng chảy thông tin và giảm đến mức tối thiểu sự tĩnh tại (hoạt động không thiết thực) trong hệ thống, vì vậy bất cứ điều gì không thể truyền đạt giống như thông tin phải bị loại bỏ Tiêu chuẩn biểu hiện đe dọa bất cứ điều gì không đáp ứng được yêu cầu của nó, như trần thuật suy đoán, với sự vô lý và loại trừ Tuy nhiên, tư bản cũng yêu cầu việc tái phát minh liên tục cái “mới” trong những trò chơi ngôn ngữ mới và việc biểu hiện nghĩa trực tiếp, và vì vậy, lỗi ngộ biện (paralogy) được hệ thống quy định một cách ngược đời

Về mặt này, sự phát triển hiện đại dưới các quy định được thiết lập đã đưa đến cho mô hình hậu hiện đại việc phát minh những luật lệ mới và thay đổi trò chơi

Lyotard bắt đầu câu hỏi về luật pháp trong Chỉ là trò chơi – Just

Gaming và Sự khác biệt: Lối tranh luận - The Differend: Phrases in Dispute, nơi ông kết hợp mô hình ngôn ngữ trò chơi với việc phân chia

quan năng của Kant (hiểu biết, tưởng tượng, lý do) cũng như sự phê phán

Trang 16

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 16

của Kant (lý thuyết, thực tiễn, mỹ học) để khám phá vấn đề của luật pháp

được trình bày trong Hậu hiện đại - The Postmodern Condition Tập ba cuốn Phê bình - Critique của Kant vì vậy cung cấp chất liệu khái niệm cho

việc nghiên cứu của Lyotard, nhất là trong phê bình mỹ học

Trong Hậu hiện đại là gì xuất hiện như phụ lục bản tiếng Anh của

The Postmodern Condition Lyotard nhấn mạnh tầm quan trọng của nghệ

thuật tiên phong trong mỹ học của cái cao cả Nghệ thuật hiện đại là biểu tượng của cảm quan cái cao cả, là cảm quan những điều không hiện hữu yêu cầu được đặt trong nhận thức bằng giác quan, vì thế đã chôn vùi tất cả mọi nỗ lực để làm được điều đó Nhưng khi nghệ thuật hiện đại đưa ra việc không hiện hữu như một nội dung bị thiếu trong mô hình cái đẹp, như trong Marcel Proust, nghệ thuật hậu hiện đại được minh họa bởi James Joyce, nêu ra sự không hiện hữu bằng việc từ bỏ cái đẹp, vì vậy từ chối cái

mà Kant gọi là sự thống nhất của giác quan Hơn nữa, theo Lyotard, một tác phẩm có thể trở thành hiện đại chỉ khi nếu nó là hậu hiện đại đầu tiên,

vì chủ nghĩa hậu hiện đại không đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa hiện đại mà nằm ở trạng thái non trẻ của chủ nghĩa hiện đại, trong nỗ lực trưng bày cái không hiện hữu, “và trạng thái này là bất biến” [18,79] Hậu hiện đại là sự lặp lại của hiện đại, mang tính chất mới và điều đó nghĩa là mỗi lần lặp lại yêu cầu sự đổi mới liên tục

Phương pháp phả hệ của Nietzsche được ứng dụng trong chủ quan hiện đại, là khía cạnh khác của triết học hậu hiện đại Michel Foucault ứng dụng bảng phả hệ tới những thời điểm tạo nên lịch sử hiện đại và những thử nghiệm của ông với cái chủ quan đặt ông vào những cuộc tranh luận về

hậu hiện đại Năm 1971, trong bài luận Nietzsche, Phả hệ, Lịch sử,

Foucault chi tiết hóa phóng tác của ông về phương pháp phả hệ trong

Trang 17

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 17

nghiên cứu lịch sử Trên hết, ông nói phả hệ “phản đối tìm kiếm cái nguyên bản” “opposes itself to the search for “origins” Bảng phả hệ nghiên cứu sự tình cờ và tính bất ngờ hội tụ trong những thời khắc quyết định tạo nên kỷ nguyên mới, khái niệm mới và thể chế mới Như Foucault nhấn mạnh: “Điều được tìm thấy trong thời kì mở đầu của lịch sử không phải là sự giống nhau của mẫu gốc, đó là sự khác nhau của những điều khác, đó là điều cách biệt” “What is found at the historical beginning of things is not the inviolable identity of their origin; it is the dissension of other things It is disparity” [dẫn theo 18,142] Nghiên cứu về Nietzsche, Foucault cho thấy lịch sử được diễn đạt như nguyên gốc và phát triển như một môn học đặc trưng, ví dụ, “cái hiện đại” mang tính hư cấu bắt nguồn

từ thực tế Nằm dưới sự hư cấu về cái hiện đại là cảm quan của sự tạm thời loại trừ những nhân tố cơ hội và tính ngẫu nhiên xuất hiện ở mọi thời điểm Tóm lại, lịch sử phát triển không ngừng và che đậy những gián đoạn đánh dấu những thời điểm nối tiếp nhau trong lịch sử

Foucault triển khai bảng phả hệ để tạo nên cái ông gọi là “counter–memory” – “phản kí ức” hay “sự chuyển dịch của lịch sử sang một mô hình thời gian hoàn toàn khác” [dẫn theo 18,60] Điều này đòi hỏi xóa đi đặc tính của chủ thể trong lịch sử bằng việc dùng chất liệu và kĩ thuật của việc nghiên cứu lịch sử hiện đại, Foucault đòi hỏi các nghiên cứu về phả

hệ sẽ phải dẫn tới việc tan rã của các chủ thể tri thức bởi tính liên tục của chủ thể sẽ bị phá vỡ bởi các bước gián đoạn và sự tình cờ mà các nghiên cứu lịch sử đã không phát hiện ra

Nhà phê bình toàn diện và xuất sắc nhất của triết học hậu hiện đại là

Jürgen Habermas Trong Diến ngôn triết học hiện đại ông đối diện với chủ

nghĩa hậu hiện đại ở mức độ xã hội và “hoạt động giao tiếp” Ông không

Trang 18

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 18

bênh vực khái niệm chủ thể được quan niệm như ý thức hoặc cái tôi tự trị, chống lại cuộc công kích của những nhà hậu hiện đại, nhưng ủng hộ những luận chứng trong sự kết nối liên chủ thể (inter–subjectivity) tương phản với những kế hoạch thực nghiệm tiên phong Ví dụ, ông khẳng định Nietzsche, Heidegger, Derrida và Foucault đưa ra sự mâu thuẫn biểu hiện trong lối phê bình chủ nghĩa hiện đại bằng các khái niệm và phương pháp

mà chỉ các lý lẽ hiện đại mới đưa ra được

Ông chỉ trích chủ nghĩa Dionysus – triết lý bi quan của Nietzsche như một hành động đề bù vào việc mất mát tính thống nhất trong văn hóa phương Tây ở thời kì tiền hiện đại do tôn giáo gây ra Cảm quan của Nietzsche về sự bi quan mới trong nghệ thuật hiện đại hơn nữa dựa vào mỹ học hiện đại, nghệ thuật đạt được sức mạnh bằng việc tự tách ra khỏi khoa học và tôn giáo trong thế kỉ Ánh sáng hiện đại, dẫn đến sự biến mất của tính thống nhất hữu cơ mà Nietzsche cố gắng khôi phục thông qua nghệ thuật [dẫn theo 21,81–105] Habermas thấy Heidegger và Derrida là những người tiếp tục “Lòng tin vào việc cứu rỗi sự bi quan” Ví dụ, Heidegger tiên liệu được sự trải nghiệm tồn tại mới được rút lại Tuy nhiên, Habermas cho rằng sự rút lui của việc tồn tại là kết quả của triết học bị đảo ngược trong chủ thể, nơi sự phá hủy chủ thể của Heidegger dẫn tới hi vọng của sự thống nhất, sự thống nhất của cái vô ngã [dẫn theo 21,160]

Habermas cũng chỉ trích Derrida vì đã không phân rõ ranh giới giữa triết học và văn học trong văn bản để đem lại những luận cứ hợp lý và logic vào phạm vi của tu từ học Trong trường hợp này, Derrida hi vọng tránh được lỗi logic của việc tự quy chiếu (self–reference) trong phê bình luận cứ Tuy nhiên, khi Habermas nhấn mạnh: Bất kì ai đảo lộn hoàn toàn việc phê bình luận cứ trong phạm vi của tu từ học để làm cùn đi nghịch lý

Trang 19

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 19

tự quy chiếu, cũng làm cùn đi thanh gươm trong việc tự phê bình Ông cho rằng Foucault không thể giải quyết thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại trong mối quan hệ với cách tiếp cận biểu hiện ở phạm vi khách thể, sự phủ nhận tự quy chiếu của những khẳng định vững chắc, và sự phê bình mang tính biện hộ

Phê bình hậu hiện đại của Habermas dựa trên cơ sở mâu thuẫn biểu hiện và nghịch lý tự quy chiếu đã xếp đặt tinh thần và giới hạn cho cuộc tranh luận phê bình hiện nay Trong khi những nhà hậu hiện đại đã loại bỏ lối phê bình này hoặc đáp lại bằng phản chiến lược tu từ học Ví dụ, Lyotard đã loại bỏ khái niệm mối liên hệ liên chủ thể, điều này được các nhà phê bình hậu hiện đại khác nhất trí, đây được coi là mục tiêu cơ bản của diễn ngôn Những nhà hậu hiện đại hưởng ứng với Habermas do thực

tế ông nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại nghiêm túc và không bác bỏ

nó như những nhà phê bình khác Ông có thể đọc kỹ lưỡng các văn bản hậu hiện đại và cố gắng làm chúng dễ hiểu hơn, dù những luận chứng đó nhiều khi còn rời rạc Ông cũng đồng ý với các nhà hậu hiện đại rằng mục tiêu của cuộc tranh luận nên tập trung vào cái hiện đại bởi nó được nhận ra trong thực tiễn và thể chế hiện đại, hơn là trong lý thuyết nhận thức hay chỉ trong ngôn ngữ học Trong khía cạnh này, mối quan tâm của Habermas với mối liên hệ liên chủ thể giúp làm sáng tỏ cơ sở mà các nhà hiện đại – hậu hiện đại tiếp tục tranh luận

1.1.2 Hậu hiện đại trong văn học

Chủ nghĩa hậu hiện đại mang đến sự khác biệt cho mọi lĩnh vực của nghệ thuật và vốn tri thức mà chúng ta hằng biết, trong đó có văn học Giống như văn học hiện đại, văn học hậu hiện đại là một phần của sự phát triển lịch sử và văn hóa – xã hội Nó được coi là cách đặc trưng để mô tả

Trang 20

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 20

đời sống và văn hóa hậu hiện đại “Bản sắc” của hậu hiện đại trong văn học có thể tóm lại trong những đặc điểm chính sau:

Trong văn bản văn học hậu hiện đại, ý tưởng về cái nguyên bản và tính xác thực bị suy yếu dần và bị nhại (parody) Tác phẩm văn học hậu hiện đại có thể sử dụng những hình thái, thể loại văn học cũ cùng các đoạn trích dẫn, ám chỉ và các phương thức khác để cấu kết lại ý nghĩa trong những ngữ cảnh khác nhau để biểu lộ sự khác biệt giữa mô hình quá khứ

và hiện tại như đã được đề cập đến trong Văn học của sự cạn kiệt của John

Barth Ông chỉ ra toàn bộ những hình thái cũ của nghệ thuật và yêu cầu khả năng sáng tạo văn học từ những phong cách, hình thái, thể loại văn học

đã tồn tại trước đây

Tác phẩm nhại là kiểu sáng tác văn học phổ biến trong thời hậu hiện đại Đó có thể là kiểu nhại giữa tác phẩm này bao gồm hình tượng nhân vât, cốt truyện,… với tác phẩm khác, hay nhại trong chính một tác phẩm, giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa người kể chuyện với các nhân vật… Những tác phẩm văn học hậu hiện đại mô phỏng các thể loại văn học phổ biến như trinh thám, kinh dị, thần thoại,… được thay đổi và nhại đi, mang theo những tầng bậc ý nghĩa khác so với bản gốc (bản được

“parody”) Trong tiểu thuyết Lịch sử thế giới trong 10 ½ chương của nhà

văn Anh Julian Barnes, cuốn Kinh Cựu ước được kể lại từ cái nhìn của một con gián Nhại trong văn học có thể được tìm thấy trong tác phẩm của John Fowles, Angela Carter, A.S Byatt, John Banville, Tobby Litt, Patrick Mc Cabe, Donald Barthelme, Robert Coover, Richard Brautigan, Kurt Vonnegut, Paul Auster, Murray Bail, Michael Wilding, Peter Carey, Timothy Findley, Margaret Atwood,…

Văn học hậu hiện đại thường đặt câu hỏi về trạng thái hư cấu tới mức

Trang 21

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 21

trở thành siêu hư cấu Siêu hư cấu nghĩa là một tác phẩm văn học ngụ ý chính nó và nguyên tắc cơ bản của việc tạo dựng siêu hư cấu là các kĩ thuật

và phương thức kể chuyện khác nhau Thủ pháp siêu hư cấu sẽ phá vỡ những quy ước và những tham vọng minh họa cho hiện thực Những tác phẩm đó “chúng tự xác định như là cái gì đấy khác biệt so với kinh nghiệm của ta đã nếm trải trong thế giới thực, chứ không chỉ là bản sao của thế giới thực… con người thích những thế giới trong trí tưởng tượng thuộc điều bất khả bởi vì chính cái bất khả cũng có nét mê hoặc” [1,46]

Cách hiểu đơn giản nhất về siêu hư cấu là “hư cấu về sự hư cấu”, nhưng tác phẩm hư cấu hậu hiện đại còn đi xa hơn Waugh đã định nghĩa

về siêu hư cấu như sau: “Siêu hư cấu là thuật ngữ được dùng trong văn bản viết hư cấu thu hút sự chú ý tới trạng thái của văn bản một cách có ý thức

và có hệ thống như là một tạo tác để đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa thực

tế và hư cấu Để đưa ra các phương pháp xây dựng lối phê bình này, các bài viết không chỉ nghiên cứu cấu trúc cơ bản của truyện kể hư cấu, mà còn khám phá tính hư cấu khả thi của thế giới bên ngoài văn bản “…a term given to fictional writing which self–consciously and systematically draws attention to its status as an artifact in order to pose questions about the relationship between fiction and reality In providing a critique of their own methods of construction, such writings not only examine the fundamental structures of narrative fiction, they also explore the possible fictitiousness of the world outside the literary/fictional text” [40, 1] Bằng cách dùng những yếu tố siêu hư cấu, các nhà văn hậu hiện đại đã chỉ ra sự khác biệt giữa thực tế đời sống và sự thực trong văn bản, nhấn mạnh ngôn ngữ “hoạt động” dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau chứ không chỉ dựa vào thực tế Đồng thời, việc dùng các yếu tố siêu hư cấu cũng chỉ ra tính

hư cấu trong tiểu thuyết, truyện ngắn,… liên quan đến cả độc giả trong

Trang 22

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 22

việc tạo nghĩa của văn bản, và chỉ ra sự khác biệt giữa nghệ thuật trong quá khứ và hiện tại, giữa cảm quan quá khứ và cảm quan hiện đại Siêu hư cấu

có thể được trình bày bằng các cách thức như trích dẫn, ám chỉ, diễn giải, nhại, châm biếm, liên văn bản,…

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tác phẩm văn học hậu hiện đại liên quan chặt chẽ đến siêu hư cấu là liên văn bản Đây là thuật ngữ được nhà phê bình Julia Kristeva diễn giải trong mối tương quan giữa các văn bản thông qua những phương thức và kĩ thuật khác nhau Tuy nhiên, mối liên hệ này không chỉ mang tính máy móc riêng lẻ, mà là sự chuyển đổi sáng tạo của những văn bản được nhắc đến trong những bối cảnh văn hóa và ngôn ngữ khác nhau Theo Julia Kristeva, một tác phẩm văn học không chỉ là sản phẩm của một tác giả đơn lẻ mà là của những mối quan hệ với các văn bản khác và cấu trúc của ngôn ngữ: Bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên bằng những tấm khảm của trích dẫn, và văn bản nào cũng là sự hấp thu và biến đổi từ văn bản khác “Any text is constructed of a mosaic of quotations; any text is the absorption and

transformation of another” (Kristeva, Desire in language: A semiotic

approach to literature and art, Columbia University Press, 1980, 66)

Ý nghĩa của liên văn bản sau đó biến đổi như Silvia Pokrivčáková và

Anton Pokrivčák bình luận chi tiết trong Tìm hiểu về văn học –

Understanding Literature Lý thuyết liên văn bản của Julia Kristeva bắt

nguồn từ ý tưởng của Bakhtin về “tiểu thuyết đa thanh” có nhiều giọng, nhiều cách hiểu một văn bản như một phần của văn bản khác Bà đưa ra biểu đồ gồm hai trục: trục ngang bao gồm các mối liên kết giữa tác giả và người đọc, trục đứng bao gồm các mối liên kết giữa văn bản này với những văn bản khác Quy chiếu một văn bản lên cả hai trục ta sẽ thấy nguyên tắc

Trang 23

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 23

chung: mọi văn bản được viết và đọc đều phải lệ thuộc vào những quy ước

đã hiện diện từ trước Kristeva gọi đó là những giải trình ngôn ngữ

Chủ nghĩa hậu hiện đại xem văn bản được viết ra là giao điểm của vô vàn văn bản: văn bản của quá khứ, của thực tại, của tương lai, của từng vùng miền Theo thể loại, đó là văn bản bao gồm truyện, thơ, kịch, theo loại hình, là văn bản của văn chương, hội họa, kiến trúc,… Mục đích của liên văn bản là đề cao vai trò của người đọc trong tiếp nhận Người đọc không còn thưởng thức thụ động văn bản mà tham gia vào quá trình giải

mã, tạo nghĩa cho văn bản Nhà văn khi viết phải chú ý đến độc giả và tạo nên nhiều khoảng trống cho văn bản

Trong khi văn học hiện đại chú ý đến chiều sâu của văn bản thì văn học hậu hiện đại lại nhấn mạnh đến bề mặt của văn bản Theo quan điểm của Frederic Jameson, vẻ bề ngoài và ý nghĩa trực tiếp – có thể coi là đặc điểm chính thức quan trọng nhất của tất cả nền chủ nghĩa hậu hiện đại Các tác giả hậu hiện đại loại bỏ khả năng tìm và phản ánh chiều sâu ý nghĩa, đồng thời nhấn mạnh trò chơi tự do của biểu tượng, kí hiệu dẫn tới việc gợi nên văn bản – đó là ngôn ngữ không được hiểu như việc bộc lộ khách thể hữu hình hay những sự thật sâu sắc, mà là những kí hiệu

Theo quan điểm của Anton Pokrivčák, trong diễn ngôn hậu hiện đại

“Sự tạo nghĩa được cho là thiếu nền tảng siêu nghiệm và được chi phối bởi trò chơi của bề mặt kí hiệu Tính ngẫu nhiên của trò chơi phơi bày khái niệm tổng quát phổ biến” – “Meaning–production is supposed to lack any transcendal grounding and is governed only by the play of „surface‟ signifiers The randomness of this play discloses the general concept–as–

generalization” (Pokrivčák, Postmodern Being and Text, Žilka, T.(ed.),

1998, 40) Theo ông, điều này dẫn tới việc tạo ra đặc trưng của những trích

Trang 24

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 24

dẫn “citational” trong mỗi kí hiệu, thực tế cuộc sống được coi như một văn bản

Một ảnh hưởng quan trọng trong việc tạo thành nền văn học hậu hiện đại và nguồn gốc cho việc tạo ra những kĩ thuật tự sự hậu hiện đại là phá

bỏ dần dần những nguyên tắc bắt chước và sự mô tả hiện thực Những

khuynh hướng này xuất hiện sớm dù chưa thành hệ thống trong Gargantua

và Pantagruel, Don Quijote, tiểu thuyết Cuộc sống và quan niệm của Tristam Shandy của Laurence Sterne trong đầu thế kỉ XVIII, hoặc tiểu

thuyết Jacques La Fataliste của tác giả Denis Diderot Sau đó tính tương

đối trong việc mô tả hiện thực, sự không chắc chắn, chồng chéo trong những giọng tự sự khác nhau, thực tế và hư cấu, mặc dù được dùng cho nhiều mục đích khác nhau hơn chỉ là văn học hậu hiện đại, như triết học hư

vô hay triết học duy ngã Việc loại bỏ hoàn toàn tính hợp lý và nguyên tắc bắt chước (đã ảnh hưởng rất lớn đến các tác tác giả hậu hiện đại) có thể tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại châu Âu như Franz Kafka, Robert Musil, Marcel Proust, James Joyce, Virginia Woolf, William Faulkner và các tác giả trong “thế hệ mất mát” của Mỹ

1.2 Nội hàm khái niệm “liên văn bản”

Theo Rjanskaya trong Liên văn bản – sự xuất hiện của lịch sử và lý

thuyết của vấn đề, thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên xuất hiện trong một

tham luận của Kristeva nói về sáng tác của Bakhtin, đọc tại hội thảo do R.Barthes chủ trì năm 1966 Mùa xuân năm 1967, tham luận được công bố

dưới dạng một bài báo đăng trên tạp chí Critique (Phê bình) với nhan đề:

Bakhtin, le mot, le dialogue et le roman – Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết

Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm này có thể hiểu là “sự tương tác của

Trang 25

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 25

các văn bản”, nhưng tùy vào lập trường nghiên cứu của các nhà khoa học

mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi, cách hiểu về thuật ngữ này có thể chia làm ba loại:

Thứ nhất, Liên văn bản như một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn,

ám chỉ, bình giải, nhại, vay mượn), cách hiểu này đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó Nếu hiểu liên văn bản theo cách này, thì liên văn bản đã tồn tại trong văn học Việt Nam từ thời trung đại, với việc trích dẫn các điển cố, điển tích trong các tác phẩm, ý nghĩa của các điển cố điển tích này thường không thay đổi

Thứ hai, liên văn bản được hiểu như một thuộc tính bản thể của văn

bản theo Barthes thì mọi văn bản đều là một liên văn bản với một văn bản khác Điều đó nghĩa là liên văn bản được nhận định như là sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau, giữa văn bản và độc giả, giữa văn bản và hiện thực Với ý nghĩa này, liên văn bản phản ánh một quy luật khách quan trong sự tồn tại của văn học Và cách hiểu này là ý nghĩa cho thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên xuất hiện trong công trình của Kristeva

Theo Kristeva, tuy có sự quy chiếu hai chiều trên hệ toạ độ, trục ngang (horizontal axis) – thể hiện sự liên kết giữa tác giả và người đọc; và trục dọc (vertical axis) – biểu tượng cho sự liên kết một văn bản này đến những văn bản khác bà nhấn mạnh rằng, sự minh hoạ chỉ có tính cách tượng trưng hơn là sự xếp đặt cứng nhắc và máy móc vào một hệ thống như thế Theo bà, liên văn bản sẽ là sự toả lan ra mọi chiều không gian và thời gian, và việc theo đuổi một hướng nào đó là tuỳ thuộc vào sự chọn lựa

Trang 26

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 26

của người đọc, của nhà phê bình và của người viết Theo Nguyễn Minh

Quân trong Liên văn bản – Sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn

học, trong lý thuyết của việc đọc theo lối liên văn bản, các lý thuyết gia

hậu hiện đại thường lưu ý đến những khía cạnh sau đây:

● Tính Biến Đổi (alterationality): tính chất biến đổi một sự kiện, một

tư liệu, một văn bản gốc bằng chính ý thức của người viết, sẽ giúp chứng minh thêm tính tự giác của người viết sử dụng kỹ thuật liên văn bản Liên

hệ đến tính biến đổi của intertextuality thể hiện bằng cách bắt chước (pastiche), châm biếm (parody) hay xoáy vặn (twisting), hoặc thuần tuý sắp xếp lại những chất liệu sẵn có (collage), có thể là tiểu sử cá nhân (biography) Tính biến đổi càng tinh tế bao nhiêu, ý thức về liên văn bản của người viết càng sâu sắc bấy nhiêu

● Tính Phê Bình Trong Sự Nhận Thức (criticality in comprehension): Một quá trình đọc theo lối liên văn bản đối với một văn bản được viết theo lối liên văn bản phải được tiến hành theo bốn giai đoạn, phân tich, phá vỡ, kiến tạo và diễn dịch Dĩ nhiên, bước đầu tiên, người đọc phải nhận diện mức độ liên văn bản hiện diện trong một tác phẩm văn học

● Mức Độ Tiếp Nhận và Hợp Nhất (scale of adoption and incorporation): Đây là ý thức về kỹ năng tiếp nhận, đan xen và hợp nhất các chất liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào trong một văn bản Nhiều khi,

sự kết hợp khéo đến nổi, nếu không chú ý, chúng ta khó mà nhận ra được tính chất tương liên của những tầng ý nghĩa trong việc xếp đặt các dữ kiện

Thứ ba, khái niệm liên văn bản được triển khai trong lý thuyết của các

nhà hậu cấu trúc luận (post–structuralist) Pháp (R Barthes, J Derrida, J Lacan, M Foucault, J–F Lyotard, G Deleuze, F Guattari) và được các nhà giải cấu trúc luận (deconstructivist) Mỹ (P de Man, H Bloom, J

Trang 27

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 27

Harmann, J H Miller) vay mượn với ý nghĩa gần như nghĩa gốc Theo quan niệm của họ, thế giới hiện ra với chủ thể trong ngôn ngữ; điều đó nghĩa là cả thế giới, cả tâm lý của chủ thể đều được cấu trúc theo các quy luật ngôn ngữ (tâm phân học của J Lacan); ngôn ngữ bị mất đi chức năng biểu hiện và không còn là cái biểu đạt siêu nghiệm (J Derrida), và như vậy, ý nghĩa nảy sinh không phải trong sự mô phỏng (mimesis), mà trong

ký hiệu (semiosis), tức là trong trò chơi tự do với nghĩa của các văn bản văn hóa Nói cách khác, thế giới được hiểu như một văn bản

Vì vậy, trong hầu hết các tác phẩm (văn bản) hậu hiện đại, người viết tạo ra càng nhiều yếu tố tự do trong ngôn ngữ bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu (trò chơi của ngôn ngữ Trong những trò chơi ngôn ngữ như thế, lằn ranh của mọi thể loại (genre) bị xoá mờ và biên giới của nhiều lĩnh vực nghệ thuật dần dần biến mất

Từ intertexo mang nghĩa hòa hợp, đan cài, thêu dệt trong tiếng Latin

áp dụng trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng Liên văn bản – intertextuality, intertextualite do Julia Kristeva đề xuất để tạo nên lý thuyết văn bản như một mạng lưới hệ thống kí hiệu được đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác của việc thực hành biểu hiện trong văn hóa Bằng việc đặt cấu trúc văn học trong hiện thực (được coi như một văn bản) liên văn bản sẽ khắc phục những giới hạn của chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa cấu trúc bằng việc định hướng văn bản theo ý nghĩa lịch sử xã hội trong việc tương tác của các mã văn hóa, diễn ngôn hoặc các giọng khác nhau trong văn bản Tóm lại, văn bản không phải là một hệ thống đóng và độc lập

Kristeva giới thiệu liên văn bản như phép hoán vị của văn bản

“permutation of texts” trong công trình kí hiệu học của sự phân tầng và loại hình học văn bản để định rõ sự sắp xếp các văn bản khác nhau trong

Trang 28

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 28

văn bản xã hội và lịch sử Điểm giao nhau của việc thực hành kí hiệu và phát ngôn là tư tưởng, cách đọc liên văn bản được “cụ thể hóa” ở các cấp độc cấu trúc khác nhau của mỗi văn bản Mượn từ những thành tố trong

“vòng tròn” Bakhtin, hệ tư tưởng miêu tả việc tạo ra kí hiệu (sự kết hợp xã hội hoặc hoặc sự tương tác ý thức hệ) trong thực tế xã hội điển hình như

“chân trời ý thức hệ được cụ thể hóa” “materialized ideological horizon” Trong sự tương tác đang phát triển vào liên văn bản, Kristeva thay đổi đáng kể lý thuyết tương thoại của Bakhtin (tập trung vào phát ngôn hơn là văn bản, tạo ra sự xen kẽ giữa các thể loại văn bản đa dạng, đề xuất các khái niệm “phức điệu” – “polyphony”, “từ nhị thanh” – “double–voiced word”, “đa thanh” – “heteroglossia” Liên văn bản được phát triển từ lối phê bình Marxist theo lý thuyết của các nhà hình thức Nga, biện pháp lạ hóa “defamiliarization” được áp dụng còn bỏ qua sự thay đổi lịch sử

“diachrony”

Theo Kristeva, liên văn bản được kết hợp trước hết với “ý thức hệ về

kí hiệu” Từ năm 1966 đến năm 1974, liên văn bản là khái niệm quan trọng được lý thuyết hóa như một sự phủ định trong mối quan hệ phân bố với cấu trúc vòng quanh của tiểu thuyết và biểu tượng Phân tích của bà về sự giao nhau của chủ đề, cái biểu hiện và sự thực hành văn hóa trong văn bản tập trung vào quy luật biến đổi, việc tạo văn bản cũng cấu thành liên văn bản ở trong nó, bao gồm sự đối lập, hoán vị và tính biến đổi bất định Kristeva cũng đề cập đến sự phát sinh văn bản được đề xuất trong khái niệm liên quan “văn bản di truyền” “genotext” (cái biểu hiện, chủ thể phát ngôn, thay đổi chuỗi ngôn ngữ) và “văn bản hiện tượng” “phenotext” (mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, phần còn lại và dấu vết của hoạt động lịch sử và tâm lý) Sau đó, bà tập trung vào khái niệm cái tôi (self) như một khía cạnh liên văn bản

Trang 29

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 29

Chức năng của liên văn bản như một cách biểu thị vị trí nào đó gây ra cuộc tranh luận phê bình của nhóm Tel Quel ở Pháp trong phê bình chủ nghĩa cấu trúc qua sự kết hợp và mở rộng tác phẩm của Ferdinand de Sausure, Karl Marx và Sigmund Freud: cái chết của tác giả, cái chết của chủ thể Phân tích văn bản không còn quan tâm đến ý nghĩa, đến mối quan

hệ của ngôn ngữ với điều ám chỉ, mà chú trọng đến ý nghĩa, mối quan hệ của kí hiệu và văn bản trong tương tác kí hiệu học (semiosis) Khái niệm

về văn bản của Kristeva như “sự sáng tạo” (productivity) (Problèmes de la

structuration du texte) được đánh đồng với liên văn bản như sự kết hợp

nhiều văn bản mà nó đồng thời là đọc lại, nhấn mạnh, hoán vị và chiều sâu

“junction of several texts of which it is simultaneously the rereading, accentuation, condensation, displacement and depth”

Việc tạo ra tính xuyên ngôn ngữ học – “translinguistic” đã tạo ra sức ảnh hưởng trong việc giải thích quan điểm của Roland Barthes: “Khái niệm liên văn bản là cái đem đến cho lý thuyết văn bản chiều kích của xã hội: không theo con đường của một phạm vi đồng nhất, của sự mô phỏng

có chủ ý, mà phụ thuộc vào con đường mang tính phổ biến rộng rãi” (“the concept of intertext is what brings to the theory of text the volume of its social dimension: not according to the path of an identifiable filiation, of a voluntary imitation but according to that of dissemination”) [18,1015] Liên văn bản là sự thống nhất của văn bản, là trò chơi vô hạn của ký hiệu học, tạo sức ảnh hưởng lên cuộc cách mạng ngôn ngữ văn chương chống lại sự khép kín của cái biểu hiện trong diễn ngôn tượng trưng Trong khi tất cả văn bản đều có khả năng không đồng nhất, mức độ sai sót của việc phá vỡ tính thống nhất biểu tượng được nhận ra chỉ trong tình trạng lịch sử–xã hội đặc trưng

Trang 30

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 30

Thuật ngữ liên văn bản nhanh chóng trở thành chủ đề nghiên cứu trong giới phê bình Pháp vào những năm 1970, có những định nghĩa trái chiều nhau, thậm chí thiếu chính xác và sáo rỗng Có nhiều mâu thuẫn trong lý thuyết: liên văn bản không thể nhận ra liên văn bản: sự mênh mông chỉ có thể được biết đến thông qua việc thiếu vắng hiện tượng có thể

đo lường được (Culler: Presupposition and Intertextuality, 1976) Kết quả

là, có nhiều tranh cãi về liên văn bản, một số nhấn mạnh sức “công phá” văn bản “thuần khiết” số khác tìm kiếm cách phân loại quá trình sáng tạo văn bản nhờ đó nghiên cứu việc phá bỏ các quy luật sáng tạo văn bản thông thường

Jacques Derrida cho rằng không có văn bản nào nằm ngoài một văn bản khác, ông quan tâm đến liên văn bản và ký hiệu học Liên văn bản liên quan đến một khái niệm của văn bản là “hyphology”, tính hòa lẫn, đan dệt vào nhau Tính khác biệt về khái niệm vi phạm quy luật logic của tính phản mâu thuẫn “Giải cấu trúc – deconstruction là lý thuyết liên văn bản cần thiết trong tất cả các diễn ngôn bởi mỗi văn bản hay phát ngôn đều đan dệt vào nhau”

Phần lớn các nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ liên văn bản “giới hạn” tập trung vào mối quan hệ giữa một vài văn bản Liên văn bản phát triển trong hệ thống kí hiệu học của việc tạo văn bản phi tuyến tính, loại bỏ thuyết tiến hóa của lịch sử cho mối quan hệ giữa kí hiệu mang chức năng

kí hiệu học Umberto Eco cho rằng liên văn bản là một mô hình siêu mã hóa “over–coding” tạo nên bối cảnh giữa các văn bản tương tự Khái niệm liên quan là “extra–coding”, mã hóa bên ngoài Michael Riffaterre phát triển cách tiếp cận này tới việc hình thành, tiếp nhận văn bản trái với giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử, bằng cách để mối quan hệ của văn bản tới

Trang 31

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 31

liên văn bản song song với việc hình thành, tiếp nhận kí hiệu tác động lên độc giả trong lý thuyết về kí hiệu học của Charles S Peirce Riffaterre phân biệt “intertext” (toàn bộ các văn bản có thể liên quan đến văn bản được xem xét) và “intertextuality” (sự tiếp nhận ý nghĩa văn học trong văn bản từ độc giả) Khái niệm của Riffaterre kết hợp biến đổi kí hiệu học với

sự suy luận của độc giả khi việc đọc và đọc lại là để xác định vị trí những đơn vị riêng biệt trong một hệ thống, người đọc phát hiện việc sai ngữ pháp (sự lệch hướng không giải thích được trong quy luật ngôn ngữ thông thường), cấu trúc giả định của một liên văn bản bị ẩn

Riffaterre giải thích về những điều còn mơ hồ đã đặt sự nghịch lý của liên văn bản chỉ có ý nghĩa trong tính thống nhất không thể chia cắt được trong luật lệ và sự phá luật những đặt tính không thể quyết định được thành hoạt động cần phải vượt qua trong quá trình đọc hiểu của độc giả Hoạt động của việc tạo ra liên văn bản được chuyển từ văn bản sang độc giả, đây là một quá trình nhận thức luận Sự mở rộng khái niệm cuối cùng dẫn đến giới hạn của hàm ý, bởi mối liên hệ được làm cho dễ hiểu lại có cấu trúc nhỏ, theo trật tự của từ hay cụm từ, một sự ám chỉ đến văn bản văn học khác – đặt ra những câu hỏi thuộc về phong cách

Liên văn bản là mô hình thông thường của việc tạo văn bản theo Riffaterre, cũng theo Gerrard Genette, người mô tả văn học như cấp độ thứ hai tạo nên từ các mảnh văn bản khác và tạo nên bản đồ chung cho việc đọc Ông giới hạn thuật ngữ liên văn bản bao gồm những trích dẫn, sự ám chỉ, sự mô phỏng – tính nội tại của văn bản “intratextuality” bao gồm những mối quan hệ trong tác phẩm của một nhà văn – sau đó phân biệt những quan hệ giữa “xuyên văn bản” “transtextual” với “architextuality” (quan hệ tương tác của các loại diễn ngôn, thể loại văn học) và “cận văn

Trang 32

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 32

bản” “paratextuality” (mối quan hệ giữa văn bản văn học và văn bản xã hội qua tiêu đề, lời mở đầu, sự minh họa) Loại thứ tư của mối quan hệ xuyên văn bản nằm giữa “hypotext” (văn bản dưới) và “hypertext” (siêu văn bản) trung gian qua điểm thứ ba của mô hình chung hoặc trong toàn bộ mối quan hệ giữa nhại và mô phỏng Khái niệm “palimpsest” là một bước tiến

bộ thuộc nhận thức xét về phạm vi của sự xếp đặt văn bản, nó hoàn thiện tính chính xác trong phép phân loại của Genette, qua quan điểm hình thức trong mô hình giống – loại cổ điển của việc tạo văn bản, nó làm hẹp lại sức mạnh truyền đạt của thuật ngữ Nó giới hạn nhiều ngụ ý của “liên văn bản” đến những câu hỏi về phong cách học và bỏ qua sự chồng chéo về mặt xã hội và xung đột của văn bản

Harold Bloom có cách tiếp cận với những câu hỏi trên rất khác biệt,

từ khía cạnh tính dục bị ẩn trong văn bản Trong Sự lo lắng của ảnh hưởng (The anxiety of Influence) ông đã phát triển lý thuyết các kiểu loại phép tu

từ của việc thay đổi văn bản hay “tỷ lệ xét lại” “revisionary ratios” Sáu loại của việc “đọc nhầm” (misreading) hoặc “việc đánh giá thấp” (misprision) đã chỉ ra triển vọng của “mối quan hệ nội văn chương” (intrapoetic relationships) Ẩn dụ của “sự hư cấu” đã làm rõ hơn những vấn đề của chủ nghĩa duy tâm mà các nhà lý thuyết về mối quan hệ văn bản đã bỏ qua Bloom xác nhận một lần nữa mô hình phát triển của lịch sử văn học như một hệ thống ký hiệu đồng đại Tác giả/tác phẩm/truyền thống

là những thuật ngữ có tầm quan trọng trong lý thuyết của Bloom về mối liên hệ văn bản, không phải văn bản/diễn ngôn/văn hóa

Những nhà lý luận của Đức làm việc với khái niệm liên văn bản của Pháp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận đối thoại của Bakhtin, cho đó là lý thuyết nền của phát ngôn Họ nhấn mạnh việc phát

Trang 33

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 33

ngôn, nhất là hoạt động đọc hay làm sáng tỏ văn bản, sự cụ thể hóa những

ám chỉ, nhại hay motif Liên quan đến kí hiệu học, thực tế lịch sử, liên văn bản được đặt trong quá trình thực hành văn bản của độc giả, mối quan hệ

liên văn bản được hiểu như một cách chú giải văn bản, hay thời điểm xác

định văn bản (the moment of the identity of texts) Nó không chỉ được

nghiên cứu như Sản phẩm thẩm mỹ (Produktionsastheticsche) như Kristeva

đề xuất, mà còn phải được ghi nhận như một Tiếp nhận thẩm mỹ

(Rezeptionsasthetische) trong lý thuyết truyền đạt Phê bình duy vật của Kristeva về văn bản không có chủ thể và làm lệch sự nhận dạng tác phẩm, Stierle đưa ra câu hỏi về mặt nhận dạng và liên chủ thể trong văn bản

Công trình nghiên cứu của trường phái Tartu nhất là của Iuri Lotman

về phát triển kí hiệu học trong văn hóa và lý thuyết hóa sự phân cấp của

“giải cấu trúc” đã tạo nên văn bản và những quan điểm đồng đại khác biệt trong mối quan hệ văn bản Khái niệm của Lotman về “extratextual” –

“ngoài văn bản” liên quan đến toàn bộ các yếu tố định trước trong văn bản

và toàn bộ các khả thể được lựa chọn “the ensemble of fixed elements in the text to the ensemble of elements from which the choice was made” [38,89–90] Nhại và cuộc luận chiến ngầm được đánh giá từ thuật ngữ

“extratextual”, liên quan đến lý thuyết đối thoại của Bakhtin

Marc Angenot nhấn mạnh thuật ngữ liên văn bản thiếu vắng một cách đáng ngạc nhiên trong tác phẩm của một số nhà lý luận về diễn ngôn xã hội Liên kết “liên văn bản” (sự lưu thông và dịch chuyển của hệ tư tưởng) với “interdiscursivity” (tương tác của những chân lý tiếp giáp nhau) ông nhắm tới thay đổi sự phân tích tính tương quan văn bản thành định vị quy luật hay khuynh hướng định nghĩa lịch sử đặc thù trong diễn ngôn xã hội Tầm quan trọng của việc phân tích văn bản tăng lên, liên văn bản được kết

Trang 34

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 34

hợp với tính lịch sử, tính hệ thống và việc thực hành phát ngôn văn bản, văn bản dân tộc học được tạo ra trong văn bản nhân chủng học, âm nhạc được tiếp nhận, các mô hình nghệ thuật khác nhau như sách, phim ảnh đan dệt vào nhau, tạo ra quan hệ thuyên chuyển trong phân tâm học Liên văn bản hiện nay được nhắc đến với tư cách một thuật ngữ phê bình nhiều hơn

là một thành phần diễn ngôn (trong cảm quan của Foucault, liên văn bản là một sư pha trộn của bản thể học, thực hành các quy luật của văn bản)

1.3 Tiểu kết

Chương 1 của luận văn chúng tôi tập trung đi vào khảo sát sơ lược khái niệm hậu hiện đại và các vấn đề liên quan để làm cơ sở xác định khái niệm liên văn bản Giống như văn học hiện đại, văn học hậu hiện đại là một phần của sự phát triển lịch sử và văn hóa – xã hội Nó được coi là cách đặc trưng để mô tả đời sống và văn hóa hậu hiện đại

Tính hậu hiện đại trong văn học có thể tóm lại trong những đặc điểm chính sau: nhại (sử dụng những hình thái, thể loại văn học cũ cùng các đoạn trích dẫn, ám chỉ và các phương thức khác để cấu kết lại ý nghĩa trong những ngữ cảnh khác nhau để biểu lộ sự khác biệt giữa mô hình quá khứ và hiện tại), siêu hư cấu và liên văn bản

Có nhiều cách hiểu về liên văn bản Khái niệm liên văn bản được triển khai trong lý thuyết của các nhà hậu cấu trúc luận (post–structuralist) Pháp và được các nhà giải cấu trúc luận (deconstructivist) Mỹ vay mượn Theo quan niệm của họ, thế giới hiện ra với chủ thể trong ngôn ngữ; điều

đó nghĩa là cả thế giới, cả tâm lý của chủ thể đều được cấu trúc theo các quy luật ngôn ngữ; ngôn ngữ bị mất đi chức năng biểu hiện và không còn

là cái biểu đạt siêu nghiệm (J Derrida), và như vậy, ý nghĩa nảy sinh không phải trong sự mô phỏng (mimesis), mà trong ký hiệu (semiosis), tức

Trang 35

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 35

là trong trò chơi tự do với nghĩa của các văn bản văn hóa Nói cách khác, thế giới được hiểu như một văn bản

Liên văn bản là sự thống nhất của văn bản, là trò chơi vô hạn của ký hiệu học, tạo sức ảnh hưởng lên cuộc cách mạng ngôn ngữ văn chương chống lại sự khép kín của cái biểu hiện trong diễn ngôn tượng trưng Cách tiếp cận văn bản theo lối hậu hiện đại mở ra một “cách đọc” mới và sáng tạo, đòi hỏi cả tác giả và độc giả phải tìm tòi lối sáng tác mới và thay đổi tầm đón đợi của mình

Trang 36

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 36

CHƯƠNG 2

LIÊN VĂN BẢN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP BIẾN HIỆN THỰC VÀ HƯ CẤU

Từ chương lí thuyết trên, chúng tôi vận dụng lí thuyết liên văn bản vào phân tích các tác phẩm của Tim O‟Brien để chỉ ra những cách tân nghệ thuật của truyện ngắn hậu hiện đại và ý nghĩa nhân văn của tác giả được chuyển tải trong văn bản

2.1 Quan điểm của tác giả về sự thật và hư cấu

“Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ như thế? Đi bộ đội, mình cảm thấy hơi mông lung trong việc nhìn nhận kẻ thù… Mặt mũi thằng Mỹ thế nào Hẳn đó cũng là khuôn mặt người bị bóp méo xộc xệch Hẳn đó là bộ mặt nhăn nhúm trước ánh sáng mặt trời” là những câu hỏi mà liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc còn khúc mắc vào những ngày cuối năm 1971 khi mới bắt đầu vào bộ đội Với ông, “cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá” bởi “Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên” Vậy với người Mỹ, đặc biệt là với những người lính Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, chiến tranh là gì, chiến tranh đem lại điều gì cho

Trang 37

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 37

gây ra, những cái chết của đồng đội, của “kẻ thù”, của người dân Việt Nam: “Tôi mang trong mình kí ức về những bóng ma tại nơi có tên là Việt Nam, người Việt Nam và những đồng đội của mình, quan trọng hơn, tôi mang theo gánh nặng của trách nhiệm và cảm giác tội lỗi không thể nào xóa được” – (I carry the memories of the ghosts of a place called Vietnam – the people of Vietnam, my fellow soldiers More importantly, I carry the weight of responsibility, and a sense of abiding guilt)

Và Những thứ họ mang cũng là nhan đề của tác phẩm được chọn đưa

vào giảng dạy ở cấp phổ thông và đại học ở Mỹ, được đánh giá là một trong những cuốn sách quan trọng nhất viết về chiến tranh Mục đích của tác giả là làm lay động trái tim người đọc, làm cho họ cảm thấy chính xác những điều mà nhân vật trong tác phẩm trải qua trong thực tế cũng như những nghịch lý đạo đức và cuộc đấu tranh của con người

Có thể nói, tác giả sử dụng thủ pháp liên văn bản xuyên suốt toàn bộ

tác phẩm Những thứ họ mang Điểm có thể nhận ra trước nhất đó là việc

Tim O‟Brien coi hiện thực cuộc sống là một văn bản, và những sự kiện, nhân vật, chi tiết trong cuốn sách của ông là “liên văn bản” từ văn bản đời sống hiện thực đó Những thứ họ mang có nền tảng là những sự kiện, câu chuyện mà tác giả đã trải nghiệm thực tế trong chiến tranh ở Việt Nam, nhưng đây không phải là một cuốn nhật ký hay hồi ký mà là “fiction” – thể loại văn xuôi hư cấu Tác phẩm không hoàn toàn chỉ thuật lại những sự thật “truth” mà còn có những hư cấu, hay chính xác hơn là lời nói dối

“lies” Sự thực và hư cấu trong Những thứ họ mang đan dệt vào nhau, tạo

nên một tấm mạng liên văn bản mờ ảo thách thức người đọc tìm hiểu và hé

mở nó

Tim O‟Brien, nhân vật chính trong tác phẩm cũng có tên tuổi trùng

Trang 38

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 38

với tác giả, nhiều chi tiết trong cuộc đời nhân vật trùng với tác giả, cả hai đều có độ tuổi ngang nhau, có quê ở Minnesota, tốt nghiệp trường Macalester sau đó theo học ở Đại học Havard, cùng là nhà văn, cùng viết

tác phẩm có tựa đề Nếu tôi chết ở một vùng chiến sự và Đi theo Cacciato,

trở thành lính bộ binh ở Việt Nam lúc hai mươi mốt tuổi, nhưng điều đó

không có nghĩa Tim O‟Brien của Những thứ họ mang và Tim O‟Brien –

nhà văn là một Tim O‟Brien – tác giả không hề có con gái trong thời điểm

viết Những thứ họ mang, khi nhận được lệnh đi quân dịch, ông cũng không

hề tìm cách bỏ trốn đi Canada,… Biện pháp mờ hóa đã làm cho Những thứ

họ mang mang hơi hướng một cuốn tự truyện Thực tế và hư cấu tồn tại

song hành trong tác phẩm Không phải đến hậu hiện đại, thủ pháp mờ hóa, xóa mờ ranh giới, đường viền giữa tác giả – nhân vật – người kể chuyện

mới xuất hiện, những Josep K trong Vụ án và K trong Lâu đài của Franz

Kafka cho thấy, ngay trong văn học hiện đại, mờ hóa đã xuất hiện và dần khẳng định được vai trò quan trọng của nó

Tim O‟Brien cũng không xác định rõ ranh giới giữa sự thật và hư cấu trong tác phẩm của mình: “Trong chiến tranh ta đánh mất cảm quan cái gì

là xác định do đó là cảm quan về bản thân sự thực và do đó cũng có thể nói trong một câu chuyện chân thực về chiến tranh chẳng có gì là tuyệt đối

thực” [3,114] Không có chi tiết, sự kiện, nhân vật nào trong Những thứ họ

mang là tuyệt đối thực, là xác định nhưng cũng không hoàn toàn chỉ là hư

cấu và tưởng tượng Sự mơ hồ len lỏi trong từng câu chuyện, trong từng ngóc ngách của con chữ, làm người đọc nhiều khi bối rối

Mục đích của tác giả là “tôi muốn bạn cảm thấy những gì tôi đã cảm thấy Tôi muốn bạn biết tại sao sự–thật–trong–truyện đôi khi thật hơn là sự–thật–có–xảy–ra” [3,239] Hai khái niệm story–truth và happening–truth

Trang 39

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 39

được tác giả phân biệt rất rõ ràng Hiện thực cuộc sống là một văn bản với những sự thật có xảy ra, còn trên trang sách những điều phô bày ra trước độc giả là một liên văn bản từ văn bản hiện thực với những sự thật trong truyện:

“Đây là sự–thật–có–xảy–ra Tôi có thời là lính Có nhiều người lính, những cơ thể thật với những khuôn mặt thật, nhưng hồi đó tôi còn trẻ và tôi sợ không dám nhìn Còn giờ, hai mươi năm sau, tôi chỉ còn lại cái trách nhiệm vô nhân diện và nỗi đau buồn vô nhân diện

“Đây là sự–thật–trong–truyện Hắn là một thanh niên chừng hai mươi tuổi, mảnh mai, chết, hầu như khôi ngô, tuấn tú Hắn nằm chính giữa một lối mòn đất sét đỏ quạch gần làng Mỹ Khê Hàm hắn lọt vào trong họng hắn Một mắt hắn nhắm, mắt kia là một cái lỗ hình ngôi sao Tôi giết hắn” [3, 239]

“Tôi” ở đây có thể là Tim O‟Brien – tác giả cũng có thể là Tim O‟Brien – người kể chuyện, “protagonist” – vai chính trong tác phẩm O‟Brien – tác giả cũng từng khẳng định rằng “vai trò của ông không phải

là giải quyết những bí mật còn đang ẩn giấu mà là mở rộng chúng ra, để làm cho người đọc nghĩ về cuộc sống trong khía cạnh mơ hồ Chúng ta chỉ

là con người nên chúng ta không thể biết được mọi thứ” (“My role is not

to solve mysteries, but to expand them… To ultimately make readers think

of their lives in terms of ambiguity It‟s the human condition and we‟re uncertain about almost everthing”) Sự thật chỉ có thể được trả lời có hoặc không, nhưng với Tim O‟Brien, sự thật là vừa có vừa không:

“Ba, kể sự thật đi” Kathleen có thể nói “ba có từng giết ai không?” Và tôi có thể nói thành thật “Dĩ nhiên là không” Hoặc tôi có thể nói thành thật: “Có” [3,239]

Trang 40

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 40

Những thứ họ mang không chỉ nằm giữa ranh giới của cái thực, cái hư

cấu, của sự thật ngoài đời, sự thật trong truyện mà còn là tác phẩm siêu hư cấu, Robert Scholes ban đầu đặt tên thuật ngữ này là sự dối trá hay lối tưởng tượng được chi phối một cách đạo đức “ethically controlled fantasy” Theo Waugh, siêu hư cấu “là thuật ngữ được dùng trong văn bản viết hư cấu thu hút sự chú ý tới trạng thái của văn bản một cách có ý thức

và có hệ thống như là một tạo tác để đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa thực

tế và hư cấu Để đưa ra các phương pháp xây dựng lối phê bình này, các bài viết không chỉ nghiên cứu cấu trúc cơ bản của truyện kể hư cấu, mà còn khám phá tính hư cấu khả thi của thế giới bên ngoài văn bản” (…a term given to fictional writing which self–consciously and systematically draws attention to its status as an artifact in order to pose questions about the relationship between fiction and reality In providing a critique of their own methods of construction, such writings not only examine the fundamental structures of narrative fiction, they also explore the possible fictitiousness of the world outside the literary/fictional text)

Siêu hư cấu đề xuất kĩ thuật viết mà theo đó văn bản rọi sáng bản chất của nó qua một cấu trúc hư cấu bằng cách tham cứu chính nó Việc “tự tra cứu” này là một dạng thức văn chương đặc biệt của cung cách mỉa mai hậu hiện đại Mục đích trình bày bếp núc của quá trình hư cấu đó nhằm giúp người đọc nhận thức rằng sẽ chẳng có cái gì được gọi là hiện thực khách quan thuần túy, hiện thực bên ngoài mà chỉ là hiện thực của một cái nhìn, một quan niệm nào đó về thế giới bên ngoài trong tác phẩm văn chương Truyện siêu hư cấu nhắc nhở chúng ta những gì được viết trong văn bản đơn thuần là chuyện bịa đặt Có thể hiện thực chỉ là một “cú hích” khơi dòng cảm hứng còn lại câu chuyện được viết ra đều dựa vào kinh nghiệm chủ quan của nhà văn, hoàn toàn không phải là chuyện “tấm gương phản

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. John David Barrow, Nghịch lý thị giác, in trong Điều bất khả, giới hạn của khoa học & khoa học của giới hạn, Diệp Minh Tâm dịch, Nxb Tri thức 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịch lý thị giác", in trong" Điều bất khả, giới hạn của khoa học & khoa học của giới hạn
Nhà XB: Nxb Tri thức 2012
2. Lê Huy Bắc, Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận, NXB.Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận
Nhà XB: NXB.Đại học Sư phạm
3. Tim O‟Brien, Những thứ họ mang, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NXB.Văn học, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thứ họ mang
Nhà XB: NXB.Văn học
4. Phương Lựu, Lý thuyết văn học hậu hiện đại, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết văn học hậu hiện đại
Nhà XB: NXB. Đại học Sư phạm
5. Lộc Phương Thủy (chủ biên), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX
Nhà XB: NXB. Giáo dục
6. Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, NXB. Hội nhà văn, Hà Nội, 2003.B. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết
Nhà XB: NXB. Hội nhà văn
7. Georges Van Den Abbeele (trans.), The Differend: Phrases in Dispute Minneapolis: University of Minnesota Press Lyotard, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Differend: Phrases in Dispute
8. Michael Agar, The Postmodern link between academia and practice. RSS Feed National Association for the Practice of Anthropology Bulletin, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Postmodern link between academia and practice. RSS Feed National Association for the Practice of Anthropology Bulletin
10. Christopher Butler, A Very Short Introduction to Postmodernism, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Very Short Introduction to Postmodernism
11. Paul Erickson và Liam Murphy, A History of Anthropological Theory. 3 rd Ed. Toronton: University of Toronto Press, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A History of Anthropological Theory
12. Greenfield, What Psychology can do for anthropology, or why anthropology took postmodernism on the chin, American Anthropologist, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What Psychology can do for anthropology, or why anthropology took postmodernism on the chin, American Anthropologist
13. Marvin Harris, Theories of Culture in Postmodern Times. Walnut Creek, CA: Altamira, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theories of Culture in Postmodern Times
14. Lawrence Kuznar, Reclaiming a Scientific Anthropology. Lanham, MD: Altamira, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reclaiming a Scientific Anthropology
15. Matthew Johnson, Archaeological Theory: An Introduction. 2 nd Ed. Wiley–Blackwell, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Archaeological Theory: An Introduction
16. Scott Lash, Sociology of Postmodernism. London: Routledge. 1990 17. Bruno Latour, The Pasteurization of France. Cambridge: Harvard,1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sociology of Postmodernism". London: Routledge. 1990 17. Bruno Latour, "The Pasteurization of France
18. Jean–Franỗois Lyotard, The Postmodern Condition: A Report on Knowledge. Manchester, UK: Manchester University Press, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Postmodern Condition: A Report on Knowledge
19. Jean–Franỗois Lyotard, The Postmodern Explained. Sidney: Power Publications, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Postmodern Explained
20. George Marcus và Michael Fischer, Anthropology as Cultural Critique. An Experimental Moment in the Human Sciences. Chicago:University of Chicago Press, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anthropology as Cultural Critique. An Experimental Moment in the Human Sciences
43. Bùi Văn Nam Sơn, Triết học hậu hiện đại, http://cafehocthuat.blogspot.com/2011/10/triet-hoc-hau-hien-ai-bui-van-nam-son.html Link
44. Phạm Xuân Thạch, Nỗi buồn chiến tranh – viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=10635#more-10635 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w