LIÊN VĂN BẢN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠ
3.2. Những thứ họ mang nhƣ sự tổng hòa của các thể loại khác
Những thứ họ mang không chỉ là một tiểu thuyết mà còn là sự tổng hòa các thể loại, vừa là một tập truyện ngắn vừa là một cuốn hồi ký, một kịch bản điện ảnh xuất sắc. Các chương trong tập truyện đều có tên riêng, được xuất bản trong những thời điểm khác nhau với tư cách một truyện ngắn độc lập. Nhân vật chính, người kể chuyện trong truyện cũng có tên là Tim O‟Brien, nhiều chi tiết trong tác phẩm chính là những trải nghiệm mà tác giả đã từng trải qua trong thực tế.
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 71 này xuất hiện trong truyện ngắn kia, nhưng mỗi truyện dù dài hai trang đến vài chục trang đều có kết cấu hoàn chỉnh. Phong cách (Style) là truyện có dung lượng ngắn nhất trong tác phẩm. Câu chuyện là một trường đoạn, một cảnh quay chậm hình ảnh cô bé múa trước ngôi nhà bị thiêu rụi, tất cả người thân đều bị chết cháy trong nhà. Điệu múa của cô bé giống như một nghi lễ cổ xưa để tiễn đưa người thân vừa là cách cô chống chọi với nỗi đau quá lớn, hoặc có thể cô bé đã phát điên rồi. Hầu như toàn bộ xóm đã bị đốt trụi, vậy mà cô bé vẫn múa, mắt khép hờ, chân đất. Cô bé múa chủ yếu trên đầu ngón chân. “Nó tiến những bước ngắn tí trên mặt đất trước nhà nó, thỉnh thoảng xoay một vòng chậm, thỉnh thoảng tự cười với mình” [3,183] Tất cả mọi người đều chết, đều bị thiêu cháy, ảnh tượng vô cùng thê thảm, nhưng cô bé vẫn mơ màng, lặng lẽ và điềm tĩnh. Cái chết của người thân, làng xóm bị tàn phá không làm cô bé bận tâm, dường như cô bé chỉ biết đến thế giới riêng của mình… Nỗi đau quá lớn đã biến con người dần trở nên cô độc và vô cả.
Điệu múa của cô bé đã ám ảnh những người lính. Tay họ nhuốm máu vì chém giết, họ là những kẻ đi xâm chiếm đất nước của dân tộc khác, gieo nỗi đau và sự mất mát cho nhiều người, nhưng họ vẫn biết những điều họ làm là sai trái, là vô đạo đức. Khi nhân vật Azar cười cợt điệu bộ của cô bé, làm những cú nhảy và xoay người tức cười, thì Henry Dobbins đã túm lấy Azar từ phía sau, nhấc bổng hắn lên rồi đem hắn tới một cái giếng sâu và hỏi hắn có muốn bị vứt xuống đó không. Chỉ hai trang truyện nhưng sự tàn nhẫn của cuộc chiến tranh đã được khắc họa rõ nét.
Những thứ họ mang là truyện dài nhất trong cả tập truyện, tên của câu chuyện được lấy làm tên gọi cho toàn bộ tác phẩm. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong cả tập truyện. O‟Brien dùng văn học giúp độc giả
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 72 mường tượng ra thực tế những trải nghiệm của người lính ở Việt Nam. Cảm giác về cuộc chiến tranh chân thực đến mức có nhiều lúc ta không coi đây chỉ là một tác phẩm văn học nữa. O‟Brien liệt kê chi tiết những đồ vật mà người lính Mỹ ở Việt Nam mang. Sự liệt kê này thuộc về truyền thống kể chuyện anh hùng ca Homer được dùng trong Iliad. Chúng được tách ra thành một phần của câu chuyện và có nhịp điệu riêng của mình. Với những thứ từng người lính được mang theo, người đọc có thể khám phá và nhận biết cá tính của từng nhân vật. Ngoài vũ khí, đạn dược và đồ dùng mà bất cứ người lính nào cũng phải mang: dao bỏ túi, viên Trioxin châm lò, đồng hồ đeo tay, thẻ ghi tên, mỗi người tùy theo cá tính, sở thích cá nhân và chức năng, nhiệm vụ lại mang theo những thứ khác nhau:
Henry Dobbins do bự con nên mang theo đồ ăn, và là lính súng máy nên mang khẩu M–60, quấn băng đạn quanh ngực và vai. Dave Jensen coi trọng chuyện vệ sinh khi tác chiến hiện trường, thì mang bàn chải đánh răng, chỉ xỉa răng, xà phòng. Ted Lavender vốn hay sợ thì luôn mang bên mình thuốc an thần và thuốc phiện. Vì phải mang bốt đi rừng, Dave Jensen mang ba đôi tất cùng một lon bột bôi chân để phòng chứng bợt da chân. Norman Bowker mang nhật ký, Chuột Kiley mang truyện tranh, Kiowa mang Kinh Thánh vì là người mộ đạo, thiếu úy Jimmy Cross luôn mang theo tấm ảnh của người yêu.
Thông qua câu chuyện, O‟Brien còn liệt kê khối lượng của những thứ khác nhau mà người lính Mỹ phải mang. Những điều này cho phép độc giả có thể tưởng tượng cảm giác khi mang chúng. Người đọc có xu hướng tin số lượng và khối lượng những thứ được nêu vì chúng quá cụ thể. O‟Brien biết điều này, và dùng khối lượng những thứ có thể nhìn thấy được để đặt vấn đề sức nặng của những thứ ẩn tàng (intangibles) đó là cảm xúc, gánh
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 73 nặng của những người lính khi trải qua chiến tranh. Một lần nữa, O‟Brien làm điều này để đưa thực tế cuộc chiến đến gần hơn với người đọc.
Hai gánh nặng vô hình trong hành trang của họ là sự hèn nhát và nỗi mất mát. Trong cuộc phỏng vấn cho Artful Dodge, Tim O‟Brien khẳng định ông không còn là nhà văn viết về chiến tranh mà viết về nhân cách con người. Chiến tranh đơn giản giúp ông miêu tả con người dưới những áp lực tinh thần cực đại, và áp lực này đã làm bộc lộ những tính cách, cá tính của từng người. Theo O‟Brien, những trải nghiệm chân thực về chiến tranh giúp những cảm xúc bị che giấu được bộc lộ. Khi Lee Strunk chết trên đường đến bệnh viện vì mất một chân do mìn, Dave Jensen cảm thấy nhẹ nhõm vì không phải thực hiện lời hứa giết Strunk nếu anh ta bị thương, điều này làm Jensen luôn cảm thấy mình là người hèn nhát. Khi O‟Brien ngôi trên con thuyền Elroy Berdahl và chỉ cách Canada hai mươi mét, nghĩ về việc chạy trốn, nhưng nỗi sợ hãi vì cái danh quân đào ngũ, nỗi sợ sự ô nhục, sự đàm tiếu đã làm Tim O‟Brien chùn bước và quyết định bước vào cuộc chiến tranh. Bản thân Tim cũng tự nhận mình là một người hèn nhát vì đã đi đến cuộc chiến tranh.
Như vậy, với một cuộc chiến tranh vô nghĩa mang mục đích xấu xa là xâm lược đất nước khác, người dũng cảm là dám đào ngũ, dám trốn lệnh nhập ngũ, dám đốt thẻ quân dịch dù hậu quả sau đó sẽ là tù tội, bị tuyên án tử hình ở tòa án binh, bị đánh đập, chứ không phải là “ngoan ngoãn” đi tham chiến và chết ở một nơi xa lạ. Mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn.
Trong thế kỷ 20, truyện chiến tranh Hoa Kỳ đã được định hình bởi Ernest Hemingway. Đặc điểm chung trong sáng tác của ông là sử dụng lối viết mô tả hiện thực theo trật tự tuyến tính, cơ sở ý tưởng của truyện đặt trên thế đối lập giữa đạo đức và tội ác, nhân vật chính giữ vai trò chứng
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 74 nhân và là người thuật lại câu chuyện một cách chi tiết và trung thực. O‟Brien là cây bút văn học chiến tranh hậu hiện đại, ông phá vỡ ý niệm về thể loại, không cố gắng vẽ lại thực trạng chiến tranh một cách có trật tự, mà để tác phẩm phát triển tự nhiên theo những dẫn dắt ngẫu nhiên của các sự kiện hư cấu. Nhân vật chính không còn là chứng nhân trung thực nữa, mà luôn tự mâu thuẫn. Sự thật trong truyện và sự thật ngoài thực tế đã có sự “vênh” nhau khá lớn.
Như vậy, văn chương về chiến tranh Việt Nam, ở Mỹ đã có những nỗ lực sáng tạo bút pháp mới mang tính thẩm mỹ hậu hiện đại. Những nỗ lực này đã góp phần thay đổi những khuôn sáo thẩm mỹ của truyền thống sáng tác truyện chiến tranh của thời hiện đại. Thông qua các giải pháp liên văn bản, O‟Brien đã hé lộ tội ác chiến tranh do đế quốc Mỹ gây nên trên đất nước Việt Nam.