Quan điểm của tác giả về sự thật và hƣ cấu

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong Những thứ họ mang của Tim O’Brien (Trang 36)

TIẾP BIẾN HIỆN THỰC VÀ HƢ CẤU

2.1. Quan điểm của tác giả về sự thật và hƣ cấu

“Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ như thế? Đi bộ đội, mình cảm thấy hơi mông lung trong việc nhìn nhận kẻ thù… Mặt mũi thằng Mỹ thế nào. Hẳn đó cũng là khuôn mặt người bị bóp méo xộc xệch. Hẳn đó là bộ mặt nhăn nhúm trước ánh sáng mặt trời” là những câu hỏi mà liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc còn khúc mắc vào những ngày cuối năm 1971 khi mới bắt đầu vào bộ đội. Với ông, “cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá” bởi “Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên”. Vậy với người Mỹ, đặc biệt là với những người lính Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, chiến tranh là gì, chiến tranh đem lại điều gì cho họ, cho thế hệ của họ?

Trong chiến tranh, kể cả người thắng, kẻ thua, cả hai bên đều chịu nhiều thương tổn và mất mát. Đó là thông điệp mà tác giả Tim O‟Brien gửi đến độc giả trong tác phẩm Những thứ họ mang. Từng phần của tác phẩm hoàn chỉnh Những thứ họ mang được tác giả viết trong hai mươi năm. Đã hơn bốn mươi năm kề từ khi bước ra khỏi cuộc chiến, ông vẫn bị ám ảnh bởi chiến tranh, bởi tội ác mà bản thân cũng như những đồng đội của mình

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 37 gây ra, những cái chết của đồng đội, của “kẻ thù”, của người dân Việt Nam: “Tôi mang trong mình kí ức về những bóng ma tại nơi có tên là Việt Nam, người Việt Nam và những đồng đội của mình, quan trọng hơn, tôi mang theo gánh nặng của trách nhiệm và cảm giác tội lỗi không thể nào xóa được” – (I carry the memories of the ghosts of a place called Vietnam – the people of Vietnam, my fellow soldiers. More importantly, I carry the weight of responsibility, and a sense of abiding guilt).

Những thứ họ mang cũng là nhan đề của tác phẩm được chọn đưa

vào giảng dạy ở cấp phổ thông và đại học ở Mỹ, được đánh giá là một trong những cuốn sách quan trọng nhất viết về chiến tranh. Mục đích của tác giả là làm lay động trái tim người đọc, làm cho họ cảm thấy chính xác những điều mà nhân vật trong tác phẩm trải qua trong thực tế cũng như những nghịch lý đạo đức và cuộc đấu tranh của con người.

Có thể nói, tác giả sử dụng thủ pháp liên văn bản xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Những thứ họ mang. Điểm có thể nhận ra trước nhất đó là việc Tim O‟Brien coi hiện thực cuộc sống là một văn bản, và những sự kiện, nhân vật, chi tiết trong cuốn sách của ông là “liên văn bản” từ văn bản đời sống hiện thực đó. Những thứ họ mang có nền tảng là những sự kiện, câu chuyện mà tác giả đã trải nghiệm thực tế trong chiến tranh ở Việt Nam, nhưng đây không phải là một cuốn nhật ký hay hồi ký mà là “fiction” – thể loại văn xuôi hư cấu. Tác phẩm không hoàn toàn chỉ thuật lại những sự thật “truth” mà còn có những hư cấu, hay chính xác hơn là lời nói dối “lies”. Sự thực và hư cấu trong Những thứ họ mang đan dệt vào nhau, tạo nên một tấm mạng liên văn bản mờ ảo thách thức người đọc tìm hiểu và hé mở nó.

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 38 với tác giả, nhiều chi tiết trong cuộc đời nhân vật trùng với tác giả, cả hai đều có độ tuổi ngang nhau, có quê ở Minnesota, tốt nghiệp trường Macalester sau đó theo học ở Đại học Havard, cùng là nhà văn, cùng viết tác phẩm có tựa đề Nếu tôi chết ở một vùng chiến sựĐi theo Cacciato, trở thành lính bộ binh ở Việt Nam lúc hai mươi mốt tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa Tim O‟Brien của Những thứ họ mang và Tim O‟Brien – nhà văn là một. Tim O‟Brien – tác giả không hề có con gái trong thời điểm viết Những thứ họ mang, khi nhận được lệnh đi quân dịch, ông cũng không hề tìm cách bỏ trốn đi Canada,… Biện pháp mờ hóa đã làm cho Những thứ họ mang mang hơi hướng một cuốn tự truyện. Thực tế và hư cấu tồn tại song hành trong tác phẩm. Không phải đến hậu hiện đại, thủ pháp mờ hóa, xóa mờ ranh giới, đường viền giữa tác giả – nhân vật – người kể chuyện mới xuất hiện, những Josep K. trong Vụ án và K. trong Lâu đài của Franz Kafka cho thấy, ngay trong văn học hiện đại, mờ hóa đã xuất hiện và dần khẳng định được vai trò quan trọng của nó.

Tim O‟Brien cũng không xác định rõ ranh giới giữa sự thật và hư cấu trong tác phẩm của mình: “Trong chiến tranh ta đánh mất cảm quan cái gì là xác định do đó là cảm quan về bản thân sự thực và do đó cũng có thể nói trong một câu chuyện chân thực về chiến tranh chẳng có gì là tuyệt đối thực” [3,114]. Không có chi tiết, sự kiện, nhân vật nào trong Những thứ họ mang là tuyệt đối thực, là xác định nhưng cũng không hoàn toàn chỉ là hư cấu và tưởng tượng. Sự mơ hồ len lỏi trong từng câu chuyện, trong từng ngóc ngách của con chữ, làm người đọc nhiều khi bối rối.

Mục đích của tác giả là “tôi muốn bạn cảm thấy những gì tôi đã cảm thấy. Tôi muốn bạn biết tại sao sự–thật–trong–truyện đôi khi thật hơn là sự–thật–có–xảy–ra” [3,239]. Hai khái niệm story–truth và happening–truth

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 39 được tác giả phân biệt rất rõ ràng. Hiện thực cuộc sống là một văn bản với những sự thật có xảy ra, còn trên trang sách những điều phô bày ra trước độc giả là một liên văn bản từ văn bản hiện thực với những sự thật trong truyện:

“Đây là sự–thật–có–xảy–ra. Tôi có thời là lính. Có nhiều người lính, những cơ thể thật với những khuôn mặt thật, nhưng hồi đó tôi còn trẻ và tôi sợ không dám nhìn. Còn giờ, hai mươi năm sau, tôi chỉ còn lại cái trách nhiệm vô nhân diện và nỗi đau buồn vô nhân diện.

“Đây là sự–thật–trong–truyện. Hắn là một thanh niên chừng hai mươi tuổi, mảnh mai, chết, hầu như khôi ngô, tuấn tú. Hắn nằm chính giữa một lối mòn đất sét đỏ quạch gần làng Mỹ Khê. Hàm hắn lọt vào trong họng hắn. Một mắt hắn nhắm, mắt kia là một cái lỗ hình ngôi sao. Tôi giết hắn” [3, 239].

“Tôi” ở đây có thể là Tim O‟Brien – tác giả cũng có thể là Tim O‟Brien – người kể chuyện, “protagonist” – vai chính trong tác phẩm. O‟Brien – tác giả cũng từng khẳng định rằng “vai trò của ông không phải là giải quyết những bí mật còn đang ẩn giấu mà là mở rộng chúng ra, để làm cho người đọc nghĩ về cuộc sống trong khía cạnh mơ hồ. Chúng ta chỉ là con người nên chúng ta không thể biết được mọi thứ”. (“My role is not to solve mysteries, but to expand them… To ultimately make readers think of their lives in terms of ambiguity. It‟s the human condition and we‟re uncertain about almost everthing”). Sự thật chỉ có thể được trả lời có hoặc không, nhưng với Tim O‟Brien, sự thật là vừa có vừa không:

“Ba, kể sự thật đi” Kathleen có thể nói “ba có từng giết ai không?” Và tôi có thể nói thành thật “Dĩ nhiên là không”. Hoặc tôi có thể nói thành thật: “Có” [3,239].

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 40

Những thứ họ mang không chỉ nằm giữa ranh giới của cái thực, cái hư cấu, của sự thật ngoài đời, sự thật trong truyện mà còn là tác phẩm siêu hư cấu, Robert Scholes ban đầu đặt tên thuật ngữ này là sự dối trá hay lối tưởng tượng được chi phối một cách đạo đức “ethically controlled fantasy”. Theo Waugh, siêu hư cấu “là thuật ngữ được dùng trong văn bản viết hư cấu thu hút sự chú ý tới trạng thái của văn bản một cách có ý thức và có hệ thống như là một tạo tác để đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa thực tế và hư cấu. Để đưa ra các phương pháp xây dựng lối phê bình này, các bài viết không chỉ nghiên cứu cấu trúc cơ bản của truyện kể hư cấu, mà còn khám phá tính hư cấu khả thi của thế giới bên ngoài văn bản”. (…a term given to fictional writing which self–consciously and systematically draws attention to its status as an artifact in order to pose questions about the relationship between fiction and reality. In providing a critique of their own methods of construction, such writings not only examine the fundamental structures of narrative fiction, they also explore the possible fictitiousness of the world outside the literary/fictional text).

Siêu hư cấu đề xuất kĩ thuật viết mà theo đó văn bản rọi sáng bản chất của nó qua một cấu trúc hư cấu bằng cách tham cứu chính nó. Việc “tự tra cứu” này là một dạng thức văn chương đặc biệt của cung cách mỉa mai hậu hiện đại. Mục đích trình bày bếp núc của quá trình hư cấu đó nhằm giúp người đọc nhận thức rằng sẽ chẳng có cái gì được gọi là hiện thực khách quan thuần túy, hiện thực bên ngoài mà chỉ là hiện thực của một cái nhìn, một quan niệm nào đó về thế giới bên ngoài trong tác phẩm văn chương. Truyện siêu hư cấu nhắc nhở chúng ta những gì được viết trong văn bản đơn thuần là chuyện bịa đặt. Có thể hiện thực chỉ là một “cú hích” khơi dòng cảm hứng còn lại câu chuyện được viết ra đều dựa vào kinh nghiệm chủ quan của nhà văn, hoàn toàn không phải là chuyện “tấm gương phản

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 41 ánh thế giới khách quan”. Đơn giản đó chỉ là một “trò chơi sáng tạo ngôn từ” thông qua việc kết hợp từ ngữ trên liên tưởng tới những cách sử dụng ngôn ngữ, những diễn ngôn đã từng tồn tại bằng cách liên văn bản nó với những văn bản được chúng ta tiếp xúc từ trước.

Mỗi nhà văn sẽ có cách siêu hư cấu của riêng mình. Mục đích của cách làm này, một mặt cho người đọc xâm nhập vào quá trình sáng tạo, mặt khác tạo cho người đọc cảm nhận được sự bịa đặt trong thao tác kể chuyện của tác giả. Siêu hư cấu khiến người ta dễ tin hơn vào điều người kể đang kể. Đặc biệt khi người kể xuất hiện ở ngôi thứ nhất và xưng tôi. Những gì “tôi” kể đều xuất phát từ sự chiêm ngắm trực tiếp của “tôi” ngay cả thao tác bịa đặt cũng vậy. Người đọc có thể xâm nhập vào thao tác đó, trở thành “nhân chứng” thậm chí là cả “người viết” ngay lúc văn bản đang được viết ra.

Nhân vật Tim O‟Brien thường khẳng định “Tôi bốn mươi ba tuổi” và “Tôi là một nhà văn” trong suốt tác phẩm của mình, trực tiếp khẳng định vai trò của mình là một nhà văn, và những điều ông viết ra chỉ là hư cấu: “Tôi nay bốn ba tuổi, là nhà văn, cuộc chiến đã qua lâu. Hầu hết những gì về cuộc chiến khó mà nhớ được. Tôi ngồi nơi máy chữ này, nhìn chăm chăm xuyên qua con chữ mà thấy Kiowa chìm vào bùn sâu của một cánh đồng cứt, hay Curt Lemon treo lủng lẳng thành từng mẩu trên cây và trong khi tôi viết về những điều đó sự nhớ lại trở thành một thứ kiểu như là tái diễn” [3, 48–49].

Tất cả những nhân vật trong Những thứ họ mang có thể là nhân vật có thật, có thể là hư cấu hoàn toàn, nhưng cũng rất có thể là hình tượng được tạo nên từ nguyên mẫu ngoài đời. Từ tình bạn kì lạ của Dave Jensen và Lee Strunk, kế hoạch trả thù Bobby Jorgenson, lính cứu thương không có

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 42 kinh nghiệm gần như đã giết chết người kể chuyện, tinh thần hỗn loạn của nhân vật chính khi câu cá trên dòng sông mưa, luôn muốn tìm cách thoát khỏi cuộc chiến bằng cách trốn sang Canada đến Marry Ann Bell, cô bạn gái mười bảy tuổi, mắt xanh, tóc vàng của Mark Fossie cuối cùng bị thu hút vào cuộc chiến.

Với O‟Brien, khái niệm sự thật về cơ bản mang tính cá nhân và mơ hồ, như ông viết trong tiểu thuyết Trong hồ của Rừng (In the Lake of the Woods): “Chúng ta thường nói dối – để tìm kiếm những sự thực ẩn chứa sau đó… Chúng ta tìm sự thật, nhưng không phải tất cả” (How often do we lie awake speculating-seeking some hidden truth…. We find truth inside, or not at all). Những sự chắc chắn nằm giữa sự thiếu chắc chắn là cái mà nhà thơ John Keats gọi là “khả năng phủ nhận” (negative capability), đó là khi con người ở trong tình trạng thiếu chắc chắn, lạc lối giữa những bí mật, nghi ngờ. Mối quan hệ với sự thật như vậy có được tốt nhất thông qua kể chuyện bởi “Những câu chuyện là dành cho sự vĩnh hằng, khi ký ức đã bị xóa sạch, khi chẳng còn gì để nhớ ngoài câu chuyện” [3,56].

Liên quan đến sự thật, việc kể chuyện và mối quan hệ giữa sự thật – kể chuyện, Tim O‟Brien tập trung vào việc kể những sự thật trong chiến tranh từ những trải nghiệm của bản thân trong chiến tranh đến khi trở về nhà. Một trong những nhà văn viết về chiến tranh rất thành công là Ernest Hemingway, những truyện ngắn trong tập Trong thời đại của chúng ta (In our time) của Hemingway đã là tiền đề quan trọng cho việc sáng tác

Những thứ họ mang của Tim O‟Brien.

Trong truyện ngắn Người lính trở về (Soldier’s Home) Hemingway để nhân vật chính Harold Krebs, trở về nhà sau Chiến tranh thế giới I, trở nên lạnh nhạt, dửng dưng, lạc lõng giữa gia đình, người thân và xã hội. Những

Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 43 trải nghiệm của một người cựu binh có thể cung cấp cảm quan về mô hình và làm đối trọng những hỗn độn, rối loạn và sự vô nghĩa của chiến tranh. Nhưng nỗ lực để chạm đến sự thật tuyệt đối của một sự kiện bị ngăn lại bởi nhiều vấn đề, bởi nhiều yếu tố trong chiến tranh ngăn cản bất cứ ai cố gắng tim hiểu và hình dung về nó. Nhà văn, phóng viên Michael Herr cho rằng bản chất của chiến tranh làm tăng sự khó khăn trong việc giải thích điều gì đã xảy ra trong thực tế, và ông chứng minh quan điểm này bằng giai thoại tóm tắt từ cuốn sách Công văn (Dispatches) của ông: “Người tuần tra đi lên núi. Một người đàn ông quay lại. Anh ta chết trước khi nói với chúng tôi điều gì đã xảy ra” (Patrol went up the mountain. One man came back. He died before he could tell us what happened).

Trong Going after Cacciato của Tim O‟Brien, nhân vật Rhallon nói rằng “Sau cuộc chiến, mỗi người lính lại có những câu chuyện khác nhau để kể, vô cùng khác nhau” (After a battle each soldier will have different stories to tell, vastly different stories). Thực tế cuộc sống là một văn bản, và mỗi người lại có một liên văn bản khác nhau từ văn bản gốc đó, và không văn bản nào là hoàn toàn đúng sự thật hay hoàn toàn giả dối. Chúng ta không thể biết chắc chắn về sự thật tuyệt đối. Hư cấu chứng minh ý nghĩa vàng của sự thật tuyệt đối và giấc mơ tuyệt đối. Hư cấu không phản đối hay cố gắng “nhận dạng” sự thật mặc dù trong tình trạng khẩn cấp của chiến tranh, hư cấu thường chỉ khắc họa những điều xấp xỉ với thực tế.

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong Những thứ họ mang của Tim O’Brien (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)