LIÊN VĂN BẢN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠ
3.1. Những thứ họ mang nhƣ một tiểu thuyết 1 Tổng quan về khái niệm tiểu thuyết
3.1.1. Tổng quan về khái niệm tiểu thuyết
Từ điển Văn học (NXB Thế giới, Đỗ Đức Hiểu,… chủ biên) định nghĩa tiểu thuyết là thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách, Bielinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” do chỗ nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 59 người”. Tiểu thuyết trình bày đời sống cá nhân và đời sống xã hội như những tố chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt được nhau, không ngốn nuốt được nhau đây là đặc điểm quyết định nội dung thể loại của thể loại tiểu thuyết. Mặc dù chịu sự quy định trước hết của “tính độc lập” ấy, câu chuyện số phận của một cá nhân vẫn có ý nghĩa khái quát chung, ý nghĩa bản thể. Đồng thời, sự giao tiếp của nhân vật tiểu thuyết với những lý tưởng, những mục tiêu của tập thể (xã hội, dân tộc, quốc gia) thường là điểm kết thúc, điểm đỉnh (cao trào) trong sự phát triển cái ý thức về bản thân (tự ý thức) của nhân vật, nhưng mọi ý đồ diễn tả các kết quả của điểm đỉnh ấy (triển khai thành hành động trong cốt truyện) đều đưa đến chỗ làm biến dạng cả bản chất nội dung lẫn cấu trúc thể loại của tiểu thuyết.
Sách Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên. NXB. Giáo dục, 2006) đã tổng kết lại những đặc trưng của tiểu thuyết như sau:
Tiểu thuyết có khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi. Ngoài khả năng tái hiện bức tranh mang tính tổng thể của đời sống xã hội, khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân cũng là một phẩm chất tiêu biểu của tiểu thuyết. Nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là “trọng điểm” để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội. Từ trong nguồn gốc xa xưa ý thức về số phận cá nhân vừa là nhân tố quyết định sự hình thành thể loại, vừa là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nó trong nhiều thời kỳ lịch sử. Nhân vật tiểu thuyết có thể là sự hóa thân hay được xây dựng từ những nguyên mẫu của đời sống kết hợp với năng lực hư cấu sáng tạo riêng của nhà văn.
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 60 gian, không gian cho phép người viết tiểu thuyết khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Đặc trưng của thể loại không chỉ thuận lợi cho việc nhà văn đưa một khối lượng lớn nhân vật vào tác phẩm mà còn tạo điều kiện để nhà văn đi sâu mô tả những “nếm trải” của số phận.
Các nhà tiểu thuyết chân chính bao giờ cũng biết kết hợp một cách hài hòa chặt chẽ vốn sống và năng lực hư cấu sáng tạo của mình để tiến hành quá trình điển hình hóa nhân vật. Vì vậy, hư cấu nghệ thuật là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Người viết tiểu thuyết có thể sử dụng những nguyên mẫu đời thực cho tác phẩm của mình nhưng hoàn toàn không bị lệ thuộc vào đó. Trong bức tranh toàn cảnh của văn học, nhân vật của tiểu thuyết thường đa dạng, phức tạp, nhiều màu sắc…
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của tiểu thuyết. Các thể loại khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng chủ đạo cho tác phẩm. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực. Nội dung của nó là sự pha trộn chuyển hóa lẫn nhau của các màu sắc thẩm mỹ: cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thiện lẫn cái ác, cái bi lẫn cái hài, cái đẹp lẫn cái xấu… Khác với tính chất thi vị, lãng mạn của các thể loại trữ tình, tiểu thuyết tái hiện hiện thực khách quan với đầy đủ tính chất phức tạp và đa dạng của nó.
Tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp, có khả năng tổng hòa những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ, kịch, ký. Ngoài ra tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 61 như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của câu chuyện. Sự tồn tại này là một ước lệ nghệ thuật cho bất cứ một hình thức tự sự nào. Trong tiểu thuyết người kể chuyện giữ một vai trò hết sức quan trọng: là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khăng khít: nhân vật – người kể chuyện – độc giả. Tuy vậy, không nhất thiết người kể chuyện phải đứng ở vị trí của nhân vật trung gian mà tác giả có thể giao chức năng ấy cho một nhân vật nào đó trong tác phẩm.
Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết không quá lệ thuộc vào trục chính của cốt truyện. Ngay giữa mạch chính của cốt truyện, người kể chuyện có thể dừng lại để phân tích cặn kẽ những đổi thay của hoàn cảnh cũng như diễn biến tâm lý của nhân vật. Dung lượng lớn của tác phẩm với những khoảng cách vô tận về không gian, thời gian tạo cho người viết tiểu thuyết vận dụng rộng rãi các hình thức kể chuyện: miêu tả, biểu hiện, bình luận, trữ tình…
Thể loại tiểu thuyết sẽ còn tiếp tục tồn tại vững bền cùng với thời gian. Với những ưu thế đặc biệt của mình, tiểu thuyết ngày càng trở nên bổ ích đối với nhận thức nghệ thuật của con người. Những xu hướng tìm tòi của các nhà cách tân tiểu thuyết phương Tây hiện đại không hề ngăn cản xu hướng vận động tích cực của tiểu thuyết thế kỷ XX.