LIÊN VĂN BẢN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠ
3.1.2. Những thứ họ mang nhƣ một tiểu thuyết
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Thuấn, trong bài viết Tiếp cận thể loại từ góc độ liên văn bản: Chủ nghĩa hình thức Nga – Mikhail Bakhtin – Gerard Genette thì sự phát sinh, phát triển của thể loại tiểu thuyết trong đời sống hiện đại chính là một biểu hiện cụ thể của quy luật vận động trên đây. Bakhtin chứng minh rằng trong thời cổ điển của văn học Hi Lạp, thời hoàng kim của văn học La Mã… “tiểu thuyết tồn tại một cách không chính
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 62 thức, ngoài thềm nền văn học lớn”. Khi tiểu thuyết tiến vào trung tâm, hút vào bản thân nó mọi thể loại khác, tiến trình pha trộn thể loại thực sự bắt đầu diễn ra ngay trong bản thân mỗi thể loại và trong toàn bộ hệ thống thể loại. Trong thực tế ta đã thấy sự pha trộn thể loại: không chỉ có kịch thơ và kịch văn xuôi mà ngay trong một vở kịch cũng thường có pha trộn thơ và văn xuôi, bi kịch và hài kịch pha trộn vào nhau. Tuy nhiên, Bakhtin cho rằng, không nên nhìn tiểu thuyết như một thể loại giữa các thể loại mà phải thấy tiểu thuyết là sản phẩm của thời hiện đại, đang sinh thành và chưa xong xuôi, nó là nhân vật chủ đạo của văn học thời hiện đại, lôi kéo tất cả các thể loại khác vào quỹ đạo của mình và “báo trước sự phát triển tương lai của toàn bộ văn học”.
Bakhtin đã xác định tiểu thuyết là thể loại “chủ âm” của hệ thống văn học trong tiến trình vận động của nó. Việc ông nhấn mạnh vào ý nghĩa của thể loại và dành mối quan tâm đặc biệt cho tiểu thuyết như một thể loại mang bản chất đối thoại, dân chủ và đang sinh thành, chưa hoàn tất là một đóng góp trí tuệ lớn cho nhân loại. Nếu trước đây, người ta cố gắng vạch ranh giới giữa các thể loại, hướng đến đúc kết, quy phạm hóa các thể loại thì ngày nay, người nghiên cứu và sáng tác tiếp cận thể loại theo một hướng khác: tìm kiếm những điểm mờ, những vùng chồng lấn, những sự pha trộn, tương tác giữa các thể loại trong hệ thống văn học nói riêng và hệ thống ngôn ngữ nói chung.
Như chúng ta đã biết, cội nguồn của thuật ngữ tính liên văn bản mà Kristeva sáng tạo ra được thấy trực tiếp ở Bakhtin và đằng sau nó, gián tiếp hơn, là quan niệm của các nhà hình thức Nga. Luận bàn của Bakhtin về về tính đối thoại (dialogism), về tiểu thuyết đa thanh (polyphony), hiện tượng dị ngôn (heteroglossia), diễn ngôn hai giọng (double voiced
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 63 discourse) và sự lai ghép (hybridization) cũng như những kiến giải sâu sắc về sự hình thành thể loại tiểu thuyết, về ngôn ngữ tiểu thuyết đã là cội nguồn cảm hứng và là những nội hàm quan trọng của tính liên văn bản được bàn luận rộng rãi ở phương Tây. Với G.Genette, tính liên văn bản bao gồm trong đó mối quan hệ thể loại giữa các văn bản.
Những thứ họ mang giống như tấm mạng được dệt nên bởi tầng tầng lớp lớp, được tập hợp lại từ nhiều tác phẩm được giải thưởng truyện ngắn của Tim O‟Brien. Nhưng xét từ góc độ thể loại, Những thứ họ mang vừa có thể coi là một tiểu thuyết vừa là tập hợp các tác phẩm truyện ngắn. Tác phẩm là một màn trình diễn tuyệt vời. Toàn bộ ảnh hưởng của cách kể chuyện truyền thống đã bị phá vỡ. Trong toàn bộ cuốn truyện, O‟Brien đã thu hút độc giả bằng những sự kiện trong chiến tranh, bằng điệu nhảy của ký ức và tấm màng ranh giới giữa hư và thực. Sự suy tưởng của O‟Brien về chiến tranh và ký ức, về bóng tối và ánh sáng tràn ngập toàn bộ tác phẩm tạo ra một tiểu thuyết hoàn hảo. O‟Brien đã viết một cuốn sách dữ dội và ngay lập tức người đọc có thể nghe thấy tiếng máy bay lên thẳng hay khói những quả bom na-pan màu tía trên nền bối cảnh của câu chuyện. Kí ức của O'Brien có thể dày vò ông trong nhiều năm, nhưng nó cũng là động lực và chất liệu để ông sáng tác nên những tác phẩm lay động lòng người.
Trong Những thứ họ mang, số phận của từng nhân vật được khắc họa rõ nét: Jimmy Cross, Norman Bowker, Rat Kiley, Mitchell Sanders, Henry Dobbins, Kiowa, Tim O‟Brien, Curt Lemon, Ted Lavender. Tim O‟Brien còn sống và trở về, trở thành một nhà văn và viết lại những câu chuyện mình từng chứng kiến, từng trải qua trong chiến tranh. Ted Lavender bị bắn vào đầu, Lee Strunk chết đâu đó phía bên kia Chu Lai. Curt Lemon
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 64
giẫm lên một quả mìn 105 ly khi đang chơi đuổi bắt “Hai mươi năm sau, tôi vẫn còn thấy ánh nắng trên mặt Lemon. Tôi vẫn còn thấy hắn xoáy người, ngoảnh lại nhìn chuột Kiley, đoạn hắn phá lên cười và bước cải nửa bước kỳ khôi đó từ bóng râm ra ngoài nắng, mặt hắn bất thần nâu lại và ngời chói, và khi chân hắn giẫm xuống, ngay khoảnh khắc đó, ắt hẳn là hắn nghĩ chính ánh nắng đang giết chết hắn. Không phải ánh nắng. Mà là quả mìn 105 ly. Nhưng nếu tôi không thể nào kể đúng câu chuyện, kể về ánh nắng có vẻ như tụ lại quanh hắn, nhắc hắn lên nâng hắn lên cao tận trên cây, nếu tôi có thể bằng cách nào đó tái tạo cái màu trắng chết người của ánh sáng đó, cái ánh lóe nhanh, cái nhân và cái quả hiển nhiên, thì bạn hẳn sẽ tin điều cuối cùng mà Lemon tin, mà đối với hắn chắc hẳn là sự thực cuối cùng”. [3,117]. Kiowa bị trúng đạn trên cánh đồng phân, Norman Bowker dù còn sống trở về từ chiến tranh đã treo cổ tự tử tại nhà vì những ám ảnh từ cuộc chiến…
Từng mảng kí ức được gợi lại, hồi tưởng lại, chiến tranh hiện rõ trong từng mảnh ghép của Những thứ họ mang. Hai mươi hai truyện ngắn là hai mươi hai chương truyện khác nhau về cuộc sống, về cái chết, về những cuộc phục kích, ném bom, về sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng. Dù được sáng tác trong những thời điểm khác nhau, có tính hoàn chỉnh và độc lập của truyện ngắn nhưng các câu chuyện có mối tương quan chặt chẽ và thống nhất với nhau. Nhân vật trong chương này lại xuất hiện trong chương kia. Câu chuyện về cái chết của nhân vật này lại tiếp tục mạch kể trong những câu chuyện sau.
Chiến tranh ở Việt Nam đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi trong lòng của những người đã từng tham chiến. Những câu chuyện được kể lại đã chạm vào trái tim của người đọc, người nghe, giúp họ cảm nhận được
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 65 cùng những điều mà nhân vật đã trải qua, cả những mâu thuẫn và những cuộc đấu tranh về đạo lý. Theo Tim O‟Brien, trong một cách nào đó, mặc
dù ở trên bề mặt, Những thứ họ mang là cuốn sách về chiến tranh, nhưng
ông chưa bao giờ chỉ nghĩ về nó đơn giản như thế. Thậm chí ngay cả khi đang được viết, nó đã là một câu chuyện kể chứa đựng tất cả những gánh nặng chất chồng trong suốt cuộc đời một con người, một người lính.
Khuôn khổ rộng lớn của tiểu thuyết với sự bao la, vô tận của thời gian, không gian cho phép người viết tiểu thuyết khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Những thứ họ mang đã phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc chiến với những mất mát, những nỗi ám ảnh, những bóng ma,... Số phận, cuộc đời, diễn biến nội tâm, những trăn trở, day dứt trong tinh thần của nhân vật được khắc họa chân thực và rõ nét. Đặc biệt, tâm lý “muốn trả thù và giết chóc” của các nhân vật được đào sâu đến tận cùng. Sau cái chết của Ted Lavender, đồng đội của anh ta dẫn quân vào làng Thần Khê – một ẩn dụ cho cuộc thảm sát Mỹ Lai chém giết: “Họ bắn gà, bắn chó, họ làm cỏ cái làng tới nơi tới chốn, họ gọi pháo tới dập cả làng và nhỉn cảnh tàn phá tan hoang, rồi họ hành quân vài giờ suốt buổi trưa nóng bức” [3,29]. Hay khi Curt Lemon giẫm lên quả mìn 105 ly, đồng đội của anh ta, Chuột Kiley tìm thấy một con nghé của Việt Cộng và hành hạ con nghé đến chết, anh ta khóc, vì xót thương cho người bạn, và xót thương cho cả chính bản thân mình, vì kết cục của Curt Lemon rồi sẽ là kết cục của anh ta và nhiều người khác nữa.
Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật cũng là một phẩm chất tiêu biểu của tiểu thuyết. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ nét trong Những thứ họ mang, nội tâm của nhân vật chính Tim O‟Brien được khắc họa vô cùng
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 66 chân thực, từ khi bắt đầu nhận được giấy gọi đi tham chiến đến những tháng ngày ở Việt Nam, khi chứng kiến những cảnh giết chóc của bản than và đồng đội.
Vào tháng Sáu năm 1968, một tháng sau khi tốt nghiệp trường Macalester, Tim bị động viên đi đánh nhau ở một cuộc chiến mà ông căm ghét. Dù lúc đó mới hai mươi mốt tuổi, còn trẻ và “ngây thơ về chính trị”, nhưng Tim vẫn thấy cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam “hình như là sai trái”. Máu một số người đang đổ ra vì những lý do khập khiễng. Tim không thấy được sự thống nhất nào về mục đích hay sự đồng thuận về triết học, lịch sử, luật pháp cho cuộc chiến phi nghĩa này cả. Bản thân các sự kiện cũng bị che phủ trong mơ hồ bất định: Cuộc chiến này xảy ra nhằm phục vụ cho mục đích gì? Chiến tranh giải phóng dân tộc hay sự xâm hấn? Ai phát động nó, khi nào, tại sao? Chiến hạm USS Maddox của Mỹ đã gặp chuyện gì ở Vịnh Bắc Bộ? Vai trò của Hồ Chí Minh là gì? Tất cả những câu hỏi đó cứ xoay vần trong đầu óc Tim, thế nào mới là đúng, mới là chính xác? Tim không biết thế nào mới là đúng, mới là sai. Điều duy nhất chắc chắn trong mùa hè đó là sự phân vân về đạo đức. Quan điểm của Tim từ đó đến nay là đừng nên gây chiến nếu không biết vì sao. Nếu một đất nước dấn vào chiến tranh, nó phải có niềm tin hợp lẽ vào công lý và sự chẳng đặng đừng của việc mình làm. Ta không thể sửa chữa sai lầm của mình. Một khi người ta đã chết, ta không làm cho họ thôi không chết nữa.
Sự dằn vặt về đạo đức xảy ra trong tâm trí nhân vật Tim. Tim cảm thấy mình quá tốt với cuộc chiến này, quá thông minh, quá từ ái, và không thể ra tay giết người chẳng vì lý do gì. Tim tức giận, phẫn nộ, tại sao Lyndon Johnson không đưa mấy đứa con gái xinh xắn của mình tham chiến hay gia đình đẹp đẽ của Westmoreland không được đưa ra tiền
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 67 tuyến? Tại sao những con người yêu chuộng hòa bình lại bị đẩy ra chiến trận. Sự giận dữ dần chuyển sang nỗi tự thương thân âm ỉ. Những cung bậc cảm xúc của nhân vật Tim được đẩy lên đến tận cùng khi Tim nghĩ đến chuyện chạy trốn sang Canada. Bản năng khuyên nhủ Tim nên làm việc đó, Lý trí muốn Tim ngừng lại. Đó là một kiểu thần kinh phân liệt, một sự giằng xé về đạo đức. Tim không sao quyết định được, chàng trai hai mốt tuổi sợ chiến tranh và sợ cả sự lưu vong. Anh sợ phải rời xa khỏi cuộc sống của mình, khỏi bạn bè khỏi gia đình, sợ đánh mất sự tôn trọng từ bố mẹ, sợ luật pháp, sợ bị trách móc chê cười. Sự giằng co, mâu thuẫn xảy ra trong tâm trí nhân vật. Từ phẫn nộ anh trở nên kinh hoàng hoang mang tội lỗi buồn phiền và sợ hãi.
Nhân vật tiểu thuyết có thể là sự hóa thân hay được xây dựng từ những nguyên mẫu của đời sống kết hợp với năng lực hư cấu sáng tạo riêng của nhà văn. Ngay Tim O‟Brien, nhân vật chính trong tác phẩm cũng có tên tuổi trùng với tác giả, nhiều chi tiết trong cuộc đời nhân vật trùng với tác giả, cả hai đều có độ tuổi ngang nhau, có quê ở Minnesota, tốt nghiệp trường Macalester sau đó theo học ở Đại học Havard, cùng là nhà văn, cùng viết tác phẩm có tựa đề Nếu tôi chết ở một vùng chiến sự và Đi theo Cacciato, trở thành lính bộ binh ở Việt Nam lúc hai mươi mốt tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa Tim O‟Brien của Những thứ họ mang và Tim O‟Brien – nhà văn là một. Tim O‟Brien – tác giả không hề có con gái trong thời điểm viết Những thứ họ mang, khi nhận được lệnh đi quân dịch, ông cũng không hề tìm cách bỏ trốn đi Canada,… Biện pháp mờ hóa đã làm cho Những thứ họ mang mang hơi hướng một cuốn tự truyện. Thực tế và hư cấu tồn tại song hành trong tác phẩm.
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 68 thân ái tặng cho những người ở Đại đội Alpha, đặc biệt là cho Jimmy Cross, Norman Bowker, Rat Kiley, Mitchell Sanders, Henry Dobbins và Kiowa”. Tất cả những cái tên xuất hiện trong lời đề từ này đều là những nhân vật xuất hiện trong tập truyện. Trong thực tế, Tim O‟Brien tham gia vào lực lượng bộ binh tiểu đoàn 5, Bộ binh 46 của quân độ Hoa Kì, và ông không tham chiến cùng những người có tên như trên. Họ có thể là nhân vật hư cấu nhưng hình tượng họ có thể xuất phát từ những nhân vật có thật trong cuộc chiến, Tim O‟Brien qua quá trình quan sát tổng kết từ thực tế đã khắc họa nhân vật một cách chân thực.
Tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của câu chuyện. Sự tồn tại này là một ước lệ nghệ thuật cho bất cứ một hình thức tự sự nào. Trong tiểu thuyết người kể chuyện giữ một vai trò hết sức quan trọng: là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khăng khít: nhân vật – người kể chuyện – độc giả. Những thứ họ mang sử dụng hai ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng Tôi) và ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri).
Trong các truyện kể ở ngôi thứ ba thì người kể chuyện đều vắng mặt, họ là người kể chuyện ẩn tàng (covertness) và cả người nghe chuyện cũng vậy, họ là ngoại truyện. Với ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện dùng để chỉ bản thân mình với tư cách là chủ thể của lời nói, ngôi thứ hai người phát ngôn dùng để chỉ người nghe, ngôi thứ ba là sự tổng hợp quy chiếu của cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Theo như Todorov thì: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng. Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện, người kể chuyện không nói như các nhân vật
Nguyễn Hoàng Cúc – Cao học Văn K56 Page 69 tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật và nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt”. Theo Manfred Jahn, người kể chuyện ẩn giấu phải có một giọng điệu ẩn giấu và không xác định, tức là giọng điệu trung tính, và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Những thứ họ mang cũng hoàn thành xuất sắc công việc đó. Chương Trên cánh đồng đơn giản với giọng kể trung tính cùng những chi tiết dữ dội, đã phơi bày một sự thật đầy đau đớn. Toàn bộ hành động, suy nghĩ và diễn biến nội tâm nhân vật được tái hiện lại “con mắt” của người kể chuyện ngôi thứ ba:
“Khi bình minh lên trung đội gồm mười tám lính dàn thành một hàng lỏng lẻo rồi bắt đầu lội bì bõm cạnh nhau qua lớp bùn dày của cánh đồng