1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

77 780 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn; là cầu nối giữa các tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi rồi bơm vào nơi khan thiếu phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, hoạt đông cho vay của ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Nếu các doanh nghiệp không đầu tư vốn để mở rộng sản xuất thì khó có thể tồn tại lâu dài; các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức nếu không vay vốn tạo điều kiện phục vụ các nhu cầu cần thiết cho công việc, cuộc sống thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Với Ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động đem lại thu nhập lớn cho Ngân hàng, bù đắp các chi phí hoạt động khác và là một trong những hoạt động có tính chiến lược của Ngân hàng. Trong giai đoạn kinh tế đang phát triển và có nhiều biến đổi như hiện nay, có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, hoạt động cho vay của ngân hàng tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó vấn đề “Phân tích hiệu quả cho vay” nhằm nâng cao, mở rộng hoạt động cho vay giúp Ngân hàng có thể tăng cường hoạt động kinh doanh của mình, hội nhập với nền tài chính trong khu vực là rất cần thiết. Năm 20052006, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa các Ngân hàng nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao các năng lực tài chính của các tổ chức này. Tính đến 22007 đã có 34 Ngân hàng hoàn tất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG 3

I/ Lý luận chung về hoạt động của Ngân hàng thương mại 3

1/ Sự ra đời của ngân hàng thương mại 3

2/ Chức năng của Ngân hàng thương mại 4

II/ Nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại 5

1/ Nghiệp vụ nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 5

2/ Nghiệp vụ cho vay 6

3/ Các nghiệp vụ khác của Ngân hàng thương mại 7

3.1/ Cho thuê tài chính 7

3.2/ Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 8

3.3/ Nghiệp vụ thanh toán của NHTM 9

3.4/ Nghiệp vụ bảo lãnh 10

3.5/ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 11

3.6/ Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán 12

3.7/ Nghiệp vụ Ngân hàng điện tử 13

IV/ Nghiệp vụ cho vay của Ngân của Ngân hàng thương mại 13

1/ Một số quy định về cho vay 13

1.1/ Đối tượng cho vay 13

1.2/ Nguyên tắc cho vay vốn 14

1.3/ Điều kiện vay 14

2/ Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại 15

Trang 2

2.1/ Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay 15

2.2/ Dựa theo thời hạn cho vay 16

2.3/ Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay 17

3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng 18

3.1/ Các nhân tố ảnh hưởng thuộc về bản thân ngân hàng 18

3.2/ Các đối thủ cạnh tranh 21

3.3/ Sự phát triển của nền kinh tế 21

3.4/ Hệ thống pháp luật 22

4/ Vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với ngân hàng thương mại 22

V/ Tìm hiểu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long 24

1/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương 24

2/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chi nhánh Thăng Long 25

2.1/ Đặc điểm hoạt động 25

2.2/ Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng ban 26

2.3/Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 27

2.4/ Vài nét sơ bộ về hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long trong hai năm 2007, 2008 31

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG TỪ THÁNG 9/2007 ĐẾN 12/2008 34

I/ Mô tả dữ liệu: 34

1/ Danh sách các biến sử dụng: 34

2/ Bảng số liệu sử dụng: 36

II/ Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay 40

1/ Phân tích sơ bộ về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long (sử dụng thống kê mô tả) 40

Trang 3

1.1/ Cơ cấu tổng cho vay tại chi nhánh qua các tháng 9/2007 đến 12/2008 40

1.2/ Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn tại chi nhánh 41

1.3/ Cơ cấu cho vay ngoại tệ quy VND và cho vay VND tại chi nhánh 42

1.4/ Diễn biến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ 9/2007 đến 12/2008 43

2/ Cơ cấu tổng cho vay thể nhân tại các phòng giao dịch 45

2.1/ Cơ cấu tổng cho vay trung bình tháng tại các phòng giao dịch từ 11-2008 đến 1-2009 45

2.2/ Xem xét hiệu quả cho vay của các phòng giao dịch 47

3/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh (Dùng phân tích tương quan trong phần mềm SPSS) 50

3.1/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tổng lượng cho vay 50

3.2/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ .54

4/ Xây dựng mô hình hồi quy phân tích hiệu quả cho vay 60

4.1/ Mô hình hồi quy dư nợ cho vay phục thuộc vào tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn (Sử dụng phần mềm stata) 60

4.2/ Mô hình hồi quy tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng cho vay phụ thuộc vào tổng cho vay và nợ quá hạn (sử dụng phần mềm stata) 63

5/ Dự báo lượng cho vay theo phương pháp san mũ Holt- winter trong một số thời ký tiếp theo (sử dụng phần mềm Eviews) 66

6/ Một số đề xuất nhằm gia tăng lượng vốn cho vay của ngân hàng 68

6.1/ Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long: 68

6.2/ Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác cho vay của ngân hàng 69

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 4

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bảnnhất của ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn; là cầu nối giữa các tổchức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi rồi bơm vào nơi khan thiếu phục vụ cho mọinhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổchức khác trong xã hội

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, hoạt đông cho vay củangân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảmnhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và

có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trườngcòn non yếu Nếu các doanh nghiệp không đầu tư vốn để mở rộng sản xuất thìkhó có thể tồn tại lâu dài; các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức nếu không vayvốn tạo điều kiện phục vụ các nhu cầu cần thiết cho công việc, cuộc sống thì

sẽ gặp nhiều khó khăn Với Ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động đemlại thu nhập lớn cho Ngân hàng, bù đắp các chi phí hoạt động khác và là mộttrong những hoạt động có tính chiến lược của Ngân hàng

Trong giai đoạn kinh tế đang phát triển và có nhiều biến đổi như hiệnnay, có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển tạo nên sự cạnh tranhgiữa các ngân hàng, hoạt động cho vay của ngân hàng tuy đã đạt được nhiềuthành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn Do đó vấn đề “Phân tích hiệu quảcho vay” nhằm nâng cao, mở rộng hoạt động cho vay giúp Ngân hàng có thểtăng cường hoạt động kinh doanh của mình, hội nhập với nền tài chính trongkhu vực là rất cần thiết Năm 2005-2006, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóacác Ngân hàng nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao các năng

Trang 6

lực tài chính của các tổ chức này Tính đến 2-2007 đã có 34 Ngân hàng hoàntất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong thời gian thực tập tạiNgân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long, em xin lựa chọn đề tài

“Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt

Nam chi nhánh Thăng Long” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề được kết cấu như sau:

_Lời nói đầu

_Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng thương mại và Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam.Vài nét về hoạt động của Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

_ Chương II: Phân tích hiệu quả cho vay của Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam chi nhánh Thăng Long từ 9/2007 đến 12/2008._ Kết luận

Với sự hiểu biết còn chưa thật đầy đủ về lý luận và bị hạn chế về sốliệu, đề tài của em không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót; em rất mongmuốn sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các cán bộ ngân hàng

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Thái Ninh, cô giáo HoàngThị Thanh Tâm cùng các cô chú, anh chị ở Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam chi nhánh Thăng Long đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình tìmhiểu thực tế hoạt động Ngân hàng và hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 7

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

CHI NHÁNH THĂNG LONG

I/ Lý luận chung về hoạt động của Ngân hàng thương mại

1 Sự ra đời của ngân hàng thương mại

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vậtquý cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát Đổi lại, người chủ sởhữu phải trả cho người giữ một khoản tiền công Khi công việc này mang lạinhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn,

và đa đại diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơigiữ tiền cho những người có tiền Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển,nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớntrong xã hội Khi nắm trong tay một lượng tiền, những người giữ tiền nảy ramột nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lượng tiền trong tay họ không phải bao giờcũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là có độ chênh lệch lượng tiền cầngửi và lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu Từ đó phát sinh nghiệp vụđầu tiên nhưng cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn vàcho vay vốn Ngân hàng thương mại phát triển qua ba giai đoạn như sau:

*Giai đoạn 1: từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Trong giai đoạn này hoạt động của Ngân hàng có hai đặc trưng:

_Các Ngân hàng hoạt động độc lập chưa tạo ra hệ thống, không chịu sựràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau

_ Mỗi Ngân hàng đều có những chức năng hoạt động như nhau bao gồmnhận ký thác của khách hàng, chiết khấu cho vay, phát hành giấy bạc ngân hàngvào lưu thông, thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ khác như đổi tiền chuyển ngân

Trang 8

*Giai đoạn 2: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XVIII lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về quy mô vàphạm vi Trong điều kiện ấy nhiều ngân hàng phát hành với nhiều loại khácnhau sẽ làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế, vì vậy nhà nước đãcan thiệp vào hoạt động của ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật đểhạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành

Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng được chia làm hai loại:

_ Các Ngân hàng không được phát hành tiền được gọi là ngân hàngtrung gian trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại

_ Các ngân hàng được phép phát hành tiền được gọi là ngân hàng phát hành

*Giai đoạn 3: từ đầu thế kỷ XX đến nay

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phần lớn các nước phát triểnđac được thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành, tuy nhiên cácngân hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân

Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng một cấp ra đời và tồn tại từ 1955 đến

1987 gắn liền với cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung Trong giai đoạn nàyNHNN vừa đóng vai trò NHTW vừa đóng vai trò trung gian Hệ thống ngânhàng hai cấp ra đời năm 1988 chia hệ thống ngân hàng làm hai loại: NHTW

là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và ngân hàng độcquyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông; ngân hàng trung gianđóng vai trò là doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tiền tệ

2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm

1997, định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan NHTM có

ba chức năng cơ bản đối với nền kinh tế:

_ Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian

Trang 9

thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

_ Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăngkhối tiền tệ cho nền kinh tế

_ Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực đểtạp ra “sản phầm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

II/ Nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại

1/ Nghiệp vụ nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng- một trung gian tài chính cung ứng vốnchủ yếu, hữu hiệu cho nền kinh tế Việc tạo lập và tổ chức quản lý vốn củangân hàng thương mại là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu đốivới NHTM Một ngân hàng bất kì nào cũng bắt đầu hoạt động của mình bằngnghiệp vụ huy động vốn còn gọi là nghiệp vụ tài sản nợ Ngân hàng có thểhuy động vốn dưới các hình thức sau đây:

_ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

_ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

_ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các

Trang 10

lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy độngvốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngânhàng mà còn có ý nghĩa quan trọng với khách hàng Đối với khách hàng,nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằmlàm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trongtương lai Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàngmột nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Cuối cùngnghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ của ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụtín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền chotiêu dùng

2/ Nghiệp vụ cho vay

Sau khi huy động được vốn, nắm trong tay một số tiền nhất định thì cácNHTM phải làm thế nào để hiệu qủa hóa những nguồn vốn này, nghĩa là tìmcách để khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, an toàn và đem lạinhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Một trong những hình thức sử dụng vốn rấtquan trong trong hoạt động kinh doanh của NHTM là cho vay Khi định nghĩa

về hoạt động cho vay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nói tóm lại, cóthể định nghĩa hoạt động cho vay của NHTM là việc chuyển nhượng tạm thờimột lượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang khách hàng vay (người sửdụng) để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Cho vay là quyền của NHTM Sự phát triển của hoạt động cho vay củaNgân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế Hơn nữathông qua hoạt động cho vay, NHTM có khả năng mở rộng lương tiền cung

Trang 11

ứng trên thị trường Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựngnhiều yếu tố rủi ro nên NHTM thường yêu cầu khách hàng vay phải tuân thủnhững điều kiện mang tính chất pháp lý nhằm đảm bảo trả nợ khi đến hạn.

Lãi thu được từ hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suấtcho nguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí dự trữ, chiphí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phírủi ro đầu tư, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng

Kinh tế ngày càng phát triển và có nhiều biến động, lượng cho vay củaNHTM gia tăng nhanh hơn trước và loại hình cho vay cũng vô cùng phongphú và đa dạng Tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển trong nhómnhững nước hàng đầu thế giới, hoạt động cho vay của các NHTM đã mở rộngdần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn Ngược lại , ở các nước đangphát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn so với cho vay dàihạn do nhiều nguyên nhân như thiếu độ an toàn và tin cậy cho các khoản đầu

tư dài hạn, tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô có nhiều biến động khó dự báođược, khung pháp lý và các chính sách kinh tế còn chưa được hoàn thiện Làmột phần của hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoạt động cho vay ra đời từbuổi đầu đã trở thành nghiệp vụ cơ bản và vô cùng quan trọng của ngân hàng

3/ Các nghiệp vụ khác của Ngân hàng thương mại

3.1/ Cho thuê tài chính

Ở Việt Nam, nghiệp vụ cho thuê tài chính được đề cập từ năm 1991.Sau đó, vào 17/5/1995, Ngân hàng nhà nước ra Quyết định số 149/QĐ-NH5

về Thể lệ tín dụng thuê mua và cuối năm 1995, lần đầu tiên có một văn bảndưới luật về hoạt động cho thuê tài chính ra đời – Nghị định 64/CP ngày9/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức vàhoạt động của Công ty cho thuê tài chính và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm

Trang 12

của một số năm tổ chức triển khai nghiệp vụ này tại Việt Nam, ngày 2/5/2001Thủ tướng chính phủ ban hàng nghị định 16/CP – Quy chế về tổ chức và hoạtđộng của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam Hiện nay trên thế giới, mỗiquốc gia khác nhau có khái niệm khác nhau về cho thuê tài chính, song ngàynay nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng định nghĩa về cho thuê tài chính củacông ty cho thuê tài chính quốc tế (IFC) là chính xác hơn và được định nghĩanhư sau:

“Cho thuê tài chính là một thỏa thuận mang tính hợp đồng cho phépmột bên (Bên đi thuê) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của Công tycho thuê (Bên cho thuê) và thực hiện các khoản chi trả định kỳ đã được quyđịnh cụ thể”

3.2/ Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu

Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay,vấn đề giao thương quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nênphổ biến và mở rộng không ngừng Điều này tạo nên nhiều cơ hội và tháchthức cho các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu của mỗi quốc gia Trong đó,đối với các nhà xuất khẩu, thực tế so với việc trao đổi hàng hóa nội địa thìthực hiện bán hàng ra thị trường thế giới mang lại rất nhiều lợi ích Đó là việccác nhà xuất khẩu có được lợi nhuận cao hơn, có điều kiện tiếp cận nhiềukhách hàng và có nguồn ngoại tệ dồi dào hơn Còn với chính phủ các nước,lĩnh vực xuất khẩu đem lại những nguồn thu nhập lớn từ nước ngoài, tạo việclàm, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế các nước Cùng với pháttriển xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu những hàng hóa cần thiết cho việc sảnxuất và tiêu dùng của nền kinh tế cũng cần quan tâm để có thể tập trung vốnvào sản xuất những loại hàng hóa là thế mạnh của mình

Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại từ giao thương quốc tế thì

sự cạnh tranh gay gắt trên một thị trường rộng lớn đòi hỏi các nhà xuất nhập

Trang 13

khẩu phải tìm kiếm một sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính cũng như về mặt kỹthuật từ các NHTM để đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh và đủ khả năng đểtiến hành một thương vụ quốc tế được an toàn bởi vì hoạt động xuất nhậpkhẩu luôn ẩn chứa các nguy cơ dẫn đến rủi ro và thất bại Ngoài những khókhăn thông thường như trong kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp tham giaxuất nhập khẩu còn phải đối đầu với những nguy cơ khác xuất phát từ nhiềuyếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch,khoảng cách địa lý, về loại hình thanh toán và những biến động tỷ giá hốiđoái, về sự khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiếtgiữa các chính phủ.

Mặt khác, tuy nói rằng hoạt động tài trợ là của ngân hàng dành cho cácdoanh nghiệp nhưng lợi ích không chỉ phát sinh cho các doanh nghiệp mà ởđây khi tài trợ ngân hàng cũng có một lợi ích rất lớn Hoạt động tài trợ manglại một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho ngân hàng Thực tếcho thấy, hầu hết tổ chức tài chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú trọngviệc cung ứng hệ thống dịch vụ ngân hàng quốc tế, hoặc hẹp hơn nữa-chuyêndoanh tài trợ ngoại thương Chính mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữangân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đông lực thúc đẩy hoạtđộng tài trợ xuất nhập khẩu ngày càng phát triến

3.3/ Nghiệp vụ thanh toán của NHTM

a Thanh toán qua Ngân hàng

*Thanh toán giữa các khách hàng

Khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, NHTM tiến hành mở tài khoản chokhách hàng ký gửi tiền Qua nghiệp vụ này một mặt ngân hàng huy động vốnđược từ khách hàng, mặt khác ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng cácdịch vụ ngân hàng khác Thanh toán giữa các khách hàng với nhau qua ngânhàng là một trong những dịch vụ ngân hàng gắn liền với việc mở tài khoản

Trang 14

đó Thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng là việc thanh toán bằngcách trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản củangười thụ hưởng thông qua nghiệp vụ kế toán thanh toán của ngân hàng Cácthể thức thanh toán đã được ban hành trong quy chế thanh toán qua ngân hàngbao gồm: thanh toán bằng ủy nhiệm chi; thanh toán bằng ủy nhiệm thu; thanhtoán bằng thẻ ngân hàng; thanh toán bằng thư tín dụng; thanh toán bằng séc.

* Thanh toán giữa các Ngân hàng

Trong trường hợp hai bên chi trả và thụ hưởng không có tài khoản ởcùng ngân hàng, việc thanh toán giữa các đơn vị sẽ dẫn đến yêu cầu thanhtoán giữa các ngân hàng với nhau Các cách thức thực hiện thanh toán giữacác ngân hàng thương mại bao gồm: thanh toán qua Ngân hàng nhà nước;thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng; thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngânhàng

b.Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế sử dụng một số phương tiện thanh toán chủ yếu nhưHối phiếu (Bill of Exchange hay Draft); Kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ, lệnhphiếu-promissory, note); séc (cheque)

Quan hệ thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua các phương thứcthanh toán (là toàn bộ quá trình, điều kiện qui định việc trả tiền và nhận muahàng của người mua, việc nhân tiền và giao hàng của người bán trong thươngmại quốc tế) , mỗi phương thức thanh toán thích ứng với điều kiện quan hệthanh toán cụ thể Có thể kể đến một số phương thức thanh toán sau: phươngthức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ

3.4/ Nghiệp vụ bảo lãnh

Bảo lãnh là một loại hình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vàogiữa những năm 1960 ở Mỹ; vào đầu những năm 1970, nghiệp vụ này bắt đầuđược sử dụng trong những giao dịch quốc tế Cho đến này, với khả năng ứng

Trang 15

dụng rộng rãi trong các loại giao dịch ( kể cả trong giao dịch tài chính và phitài chính, thương mại lẫn phi thương mại) nên vị trí của bảo lãnh ngân hàngngày càng được củng cố và mở rộng không ngừng, hầu hết các giao dịch lớntrong phạm vi nội địa cũng như trên phạm vi quốc tế đều có sự hỗ trợ của bảolãnh ngân hàng.

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bênbảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, bao gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước,ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng chínhsách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam,ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phingân hàng thanh lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (gọi chung

là tổ chức tín dụng) Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng

3.5/ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ chủ chốt củaNHTM Nghiệp vụ này một mặt mua và bán ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầungoại tệ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuấtnhập khẩu Mặt khác nghiệp vụ này mang lại thu nhập “phi tín dụng” chongân hàng, góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng

Ở NHTM, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được thực hiện bởi phòngkinh doanh ngoại tệ, gồm hai bộ phận: bộ phận kinh doanh ngoại tệ trên thịtrường quốc tế và bộ phận kinh doanh ngoại tệ với khách hàng nội địa Nhânviên phòng kinh doanh ngoại tệ tùy theo mục đích có thể đòng vai trò là nhà

Trang 16

kinh doanh (dealer), nhà môi giới (broker), nhà đầu cơ (speculator) hay nhàkinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur).

Hầu hết các NHTM ở Việt Nam đều có hoạt động kinh doanh ngoại tệ.Tuy nhiên, tùy theo chiến lược hoạt động của mình có ngân hàng rất chútrọng hoạt động này cũng có ngân hàng không quan tâm lắm đến hoạt độngnày Các ngân hàng chú trọng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhưVietcombank, Eximbank, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á, thường cómột bộ phận chuyên kinh doanh trên ngoại tệ thị trường quốc tế và một bộphận chuyên kinh doanh ngoại tệ với khách hàng nội địa

3.6/ Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

NHTM không được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán Muốnkinh doanh chứng khoán ngân hàng thương mại phải lập công ty chứng khoánhạch toán độc lập nhưng trực thuộc ngân hàng Sở dĩ phải quy định như vậy lànhằm tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền

Hoạt động kinh doanh chứng khoán của NHTM bao gồm việc mua cổphiếu hoặc mua trái phiếu chính phủ, trái phiểu công ty Các hoạt động kinhdoanh này mang lại nguồn thu nhập lớn cho NHTM Tuy nhiên cũng cần lưu

ý việc đầu tư kinh doanh chứng khoán có các mục đích khác nhau: Có khoảnđầu tư kinh doanh tìm kiếm thu nhập; có khoản nhằm mục đích thanh khoảncòn thu nhập chỉ là phụ Trong quản trị ngân hàng bao giờ cũng phải dự trữcác chứng khoán ngắn hạn, đặc biệt là tín phiếu kho bạc, loại tín phiếu nàythường xuyên có lãi suất thấp, nhưng lại có tính thanh khoản cao, đáp ứngmục đích của ngân hàng là nâng cao khả năng thanh toán Ngoài các chứngkhoán ngắn hạn, việc đầu tư vào các chứng khoán dài hạn chủ yếu nhằm mụcđích tìm kiếm thu nhập

Trang 17

3.7/ Nghiệp vụ Ngân hàng điện tử

Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, hàng loạt các ngân hàng bắt đầucung ứng một chương trình phần mềm cho khách hàng nhằm giúp kháchhàng có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toáncho một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước,…Đến năm 1995,nghiệp vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) chính thức được triển khai thôngqua phần mềm Quicken của công ty Intuit Inc., với sự tham gia của 16 ngânhàng lớn nhất nước Mỹ Khi đó, khách hàng chỉ cần một máy vi tính, mộtmodem và phần mềm Quicken là có thể sử dụng được dịch vụ này Ngày nay,dịch vụ E-Banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cảcác châu lục khác, ở các nước phát triển dịch vụ này đã trở nên khá quenthuộc với khách hàng vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó

Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của mộtkhách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm : thu thập cácthông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoảnlưu ký tại ngân hàng đó và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới

IV/ Nghiệp vụ cho vay của Ngân của Ngân hàng thương mại

1/ Một số quy định về cho vay

1.1/ Đối tượng cho vay

Ngân hàng thương mại chỉ cho vay đáp ứng những nhu cầu vay vốn hợppháp theo quy định của pháp luật Ở các nước khác nhau có các quy định chovay khác nhau Ở Việt Nam theo quy định luật các tổ chức tín dụng, luậtNHNN và các văn bản hiện hành quy định tổ chức tín dụng không được chovay những nhu cầu vay vốn để thực hiện các nội dung sau:

_ Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành lên tài sản mà pháp luậtcấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi

Trang 18

_ Thanh toán các khoản chi phí để thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm._Đáp ứng các nhu cầu tài chính để giao dịch mà pháp luật cấm.

1.2/ Nguyên tắc cho vay vốn

Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các NHTM luôn phảituân thủ các nguyên tắc sau đây:

_Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay đều phải được xác định trước vềmục đích kinh tế Bởi vậy các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn,trước khi vay phải trình bày với ngân hàng mục đích của việc vay vốn, phảinộp cho ngân hàng các kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồngcung cấp và tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét, trên

cơ sở đó xác định kế hoạch cho vay Khi cho vay, ngân hàng cùng khách hànglập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng phải cam kết sử dụng tiền vayđúng mục đích và điều này được ghi trong hợp đồng tín dụng đó Ngân hàng

có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu khách hàng

sử dụng vốn vay sai mục đích ngân hàng phải áp dụng các biện pháp chế tàithích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng

_Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc lẫn lãi Tính hoàn trả làthuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của cácngân hàng khi cho vay, thu hồi nợ đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng thươngmại tồn tại và phát triển

1.3/ Điều kiện vay

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảmbảo các nguyên tắc như vừa nêu trên nhưng thực tế không phải khách hàngnào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này Do vậy, để giúp cho việcđảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi kháchhàng thỏa mãn một số điều kiện cho vay nhất định, bao gồm:

Trang 19

_ Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân

sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

_ Khách hàng có mục đích vay vốn hợp pháp

_ Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết._ Khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả

_ Khách hàng phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theoquy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2/ Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại

2.1/ Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay

*Cho vay để kinh doanh

Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay với mục đích để phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó

về tiền của doanh nghiệp Tài trợ vốn cho khách hàng kinh doanh chủ yếugồm hai loại: cho vay bổ sung vốn lưu động và cho vay khác như chiết khấuchứng từ có giá, cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất, cho vau theo hạn mứckhấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay theohạn mức tín dụng dự phòng và cho vay kinh doanh chứng khoán

* Cho vay tiêu dùng

Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vayvào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ cá nhân.Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồntiền được dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vaytiền Hình thức cho vay này mới chỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nềnkinh tế hàng hóa phát triển và những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiếngiới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi bao nhiêu hàng hóa khi mà nhu cầu tiêudùng có nhưng không có cầu thực sự Cho vay tiêu dùng bao gồm các hình

Trang 20

thức sau: cho vay cầm đồ, cho vay đảm bảo bằng thu nhập của người laođộng, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay.

2.2/ Dựa theo thời hạn cho vay

* Cho vay ngắn hạn

Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu

sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong thời hạndưới một năm Cho vay ngắn hạn trong những trường hợp sau:

Ngân hàng cho nhà nước vay để tài trợ nhu cầu chi tiêu của nhà nước.Hình thức phổ biến hiện nay là ngân hàng mua trái phiểu kho bạc phát hành.Khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ có trườnghợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn

Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tài chính như các Ngân hàng,các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản Một

số công ty chứng khoán vay vốn ngắn hạn cuả NHTM trong quá trình bảolãnh và phân phối chứng khoán cho công ty phát hành Phần lớn các khoảnvay này đều dựa trên uy tín của người vay

Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăngthêm cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượngđông nhất của các NHTM Phần lớn các khoản vay này có thế chấp hoặc cầm

cố tài sản

Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời

vụ hay các doanh nghiệp cần vay Ngân hàng để xây dựng, mở rộng cải tiến tàisản cố định thường là khách hàng chủ yếu của ngân hàng

* Cho vay trung và dài hạn

Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung dài hạn để mua trang thiết bị, xâydựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ với sự phát triển, nhu cầu vốn trung vàdài hạn ngày càng cao.Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển

Trang 21

Ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tàitrợ cho các quá trình hình thành tài sản cố định Kỳ hạn và khả năng chuyểnđổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp, các kếhoạch tương lai đều được ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu.

Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằmthực hiện các dự án nhất định có thể xin vay ngân hàng Một trong những yêucầu cho vay của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mụcđích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án Thẩm định dự án làđiều kiện để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay xác định khả năng hoàntrả của doanh nghiệp

2.3/ Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay

* Cho vay có bảo đảm

Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vayvốn, ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản

đó để thu hồi vốn vay khi người đó vi phạm hợp đồng tín dụng Quá trìnhcung ứng vốn của NHTM, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khốilượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hóa trên thị trường.Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồnvốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ sốvốn vay là rất cao vì thế các ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vayphải có tài khoản bảo đảm cho khoản vay

* Cho vay không có bảo đảm

Là các khoản cho vay mà ngân hàng không nắm giữ tài sản của người

đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc kháckhi ký hợp đồng tín dụng Những điều kiện này có thể là: người đi vay khôngđược giao dịch với ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanh của người đivay phải được ngân hàng quản lý Thông thường chỉ có những khách hàng có

Trang 22

quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín, hay nhữngkhách hàng mà ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vaykhông có bảo đảm.

3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng 3.1/ Các nhân tố ảnh hưởng thuộc về bản thân ngân hàng

a Nguồn vốn của ngân hàng

Một Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành sản xuấtkinh doanh thì phải có vốn hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự

có và vốn huy động

NHTM nằm trong hệ thống Ngân hàng chịu sự tác động của chínhsách tiền tệ, chịu sự quản lý của NHTW và tuân thủ các quy định của phápNgân hàng Một Ngân hàng có số vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốncàng cao và Ngân hàng sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh củamình

Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình nên hoạt độngcho vay sẽ ngày càng được tăng cường , số lượng và chất lượng cho vay ngàycàng lớn khi mà Ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh Khi nguồn vốn của Ngânhàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì Ngân hàng có thêm nhiều tiền cho kháchhàng vay, hoạt động cho vay theo đó sẽ được tăng cường và mở rộng Cònnếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ bỏ lỡnhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăngcường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế Nhưng nếu vốn quá nhiều, Ngân hàngcho vay ít so với lượng vốn huy động thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn.Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làmgiảm bớt lợi nhuận của Ngân hàng Nghiên cứu tình hình huy động vốn của

Trang 23

Ngân hàng là quan trọng khi muốn tăng cường hoạt động cho vay.

b Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải có phương hướng và chiếnlược kinh doanh trong từng thời kỳ phát triển Chiến lược kinh doanh phù hợpthì hoạt động cho vay sẽ được mở rộng

c Chính sách và thông tin về tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối vớimột khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí,phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn,

xử lý các khoản vay có vẫn đề…tất cả các yếu tố đó có tác động mạnh mẽ vàtrực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Nếu như tất cảcác yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứngđược nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành côngtrong việc tăng cường hoạt động cho vay nhưng vẫn đảm bảo được chất lượngtín dụng Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sáttình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động chovay của Ngân hàng

Một yếu tố không thể thiếu được quyết định đến hiệu quả và chất lượngcho vay của ngân hàng là việc nắm bắt những thông tin bên trong và bênngoài ngân hàng Thông tin bên trong là thông tin cung cấp cho biết rõ nhữngđiểm mạnh yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình Luồngthông tin bên ngoài bao gồm những thông tin về khách hàng, những biến đổicủa môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị pháp luật, các đối thủ cạnhtranh và nhu cầu của khách hàng…Nếu một ngân hàng nắm bắt kịp thờinhững thông tin đa dạng nói trên thì ngân hàng đó sẽ đưa ra những phươnghướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phùhợp Những thông tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của

Trang 24

ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lý và chủ động hơn Điều đó sẽgiúp cho ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chếđược những rủi roc ho những khoản vay của mình Ngược lại nếu thông tinkhông kịp thời, chính xác thì ngân hàng sẽ cho vay không hợp lý Cho vayquá thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp do lượng vốn đi vaychưa đủ để doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện nhưng nếu cho vay quá cao so vớinhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng thì Ngân hàng sẽ bị thua lỗkhi khách hàng không có khả năng trả hết nợ.

Thực tế ở nước ta, việc tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủcòn gặp nhiều khó khăn nên khả năng cho vay của ngân hàng còn nhiều hạn chế

d Năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của ngân hàng Nó thể hiện ở những mặt sau:

_ Khả năng chuyên môn: người lãnh đạo ngân hàng có khả năng chuyên môntốt sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành vì kiến thức và kinhnghiệm của nhà quản lý sẽ tạo được uy tín không chỉ đối với cấp dưới mànhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

_ Khả năng phân tích và phán đoán giúp ban lãnh đạo dự đoán chính xácnhững thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch đinh chínhxác các chiến lược, xác định chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp

_ Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khảnăng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên,khách hàng Nó còn gồm những kỹ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏngđoán, quyết toán trong công việc

e Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị

Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngânhàng chính là hình ảnh của Ngân hàng Do vậy với những kiến thức, kinh

Trang 25

nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêmgiá trị dịch vụ, đề xuất các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh của ngânhàng Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu chuyển thông tin từ kháchhàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng.

Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngânhàng Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng

sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiệnkhó khăn Điều đó làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hútđược nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay Ngược lại việctrang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạtđộng, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều cóthể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thựchiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay

3.2/ Các đối thủ cạnh tranh

Các NHTM hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh.Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì vậy đểngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu

so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động củamình vượt đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thuhút khách hàng gửi và vay tiền từ ngân hàng mình

3.3/ Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Nó tạo môitrường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay

Bất cứ ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối và tác động nhiều mặt củacác chu kỳ kinh tế Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh

Trang 26

nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng Mặt khác nền kinh tế phát triển, thunhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêudùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo triển vọng cho vaytiêu dùng…Ngược lại nền kinh tế bị suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khảnăng hấp thụ vốn do đó dư thừa ứ đọng vốn, hoạt động cho vay không nhữngkhông được mở rộng mà còn bị thu hẹp.

3.4/ Hệ thống pháp luật

Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiệncho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực chovay Đây là cơ sở pháp lý để ngân hàng khiếu bại, tố cáo khi có tranh chấpxảy ra

Sự thay đổi những chủ trương chính sách về ngân hàng cũng gây ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế,chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây sáo chộn hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng trả nợcho ngân hàng Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động chovay của NHTM

4/ Vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với ngân hàng thương mại

Cho vay là một phần của hoạt động tín dụng và là hoạt động chủ yếu củaNHTM Với vị trí khá quan trọng, hoạt động cho vay có vai trò sau:

_Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩycác hoạt động khác của ngân hàng phát triển Nhờ có hoạt động cho vay màcác đơn vị kinh tế có thể vay vốn của ngân hàng đầu tư cho hoạt động sảnxuất kinh doanh, lợi nhuận thu được vừa chi trả cho các chi phí của ngân

Trang 27

hàng, vừa làm gia tăng lượng vốn huy động của ngân hàng.

_ Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn.Vốn sản xuất kinh doanh của cá chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục vàbiểu hiện qua các hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sảnxuất, tạo thành chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kếtthúc của một vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ Trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn củadoanh nghiệp luôn đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ- sản xuất- lưuthông Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời Đây là hiện lượngmang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kỳnền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết vấn

đề hòa vốn NHTM với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trungphân phôi lại tiền tệ, điều hòa cung và cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã gópphần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp không bị gián đoạn

_ Hoạt động cho vay góp phần điều hòa cung –cầu hàng hóa trên thịtrường Doanh nghiệp khi vay vốn chỉ thu được lợi nhuận cũng như có khảnăng trả nợ Ngân hàng khi doanh nghiệp tiệu thụ hết số sản phẩm đã sản xuất

ra, hay phải có một bộ phận người tiêu dùng có khả năng mua sản phẩm đó

Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có đủ

số tiền để mua hàng hóa mình muốn Họ chỉ có đủ khả năng mua sau một thờigian dài tích lũy Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ tuần hoàn vốn bị ngưngtrệ, doanh nghiệp sẽ không đủ thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quay sảnxuất Do đó ngân hàng cho vay là giải pháp có lợi cho đôi bên, góp phần điềuhòa cung cầu dịch vụ cho nền kinh tế

_ Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cân đối, hợp

lý thông qua các chính sách cho vay, định hướng chung của nhà nước Bằng

Trang 28

những công cụ tín dụng ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay ưu đãi nhữngngành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng vànhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

_ Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng, ứngdụng công nghệ mới Thông qua hoạt động vay vốn của Ngân hàng, doanhnghiệp dùng đồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại,đổimới dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sảnphẩm thỏa mãn nhu cầu trong và ngoài nước Như vậy hoạt động cho vay mởrộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúpdoanh nghiệp sản xuất ngày càng hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh

V/ Tìm hiểu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long 1/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT Việt Nam chính thức thành lậptheo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng

12 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHTW(nay là NHNN) Theo quyết định nói trên NHNT Việt Nam là ngân hàng đầutiền và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh

tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đốingoại khác (vận tải, bảo hiểm), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,quản lý vốn ngoại tệ gửi các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủtrong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ các nưỡc Xã hội chủ nghĩa (cũ)

…Ngoài ra NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sáchquản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của nhà nước và về quan hệvới NHTW các nước, các tổ chức Tài chính tiền tệ các nước

Ngày 21 tháng 9 năm 1996, được sự ủy quyền của TTCP, thống đốcNHNN đã ký quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập NHNT theo môhình tổng công ty 90,91 được quy định tại quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07

Trang 29

tháng 03 năm 1994 của TTCP.

Trải qua hơn 46 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểmcuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình đa năng với 58chi nhánh, 1 sở giao dịch, 87 phòng giao dịch và 4 công ty con trực thuộc trêntoàn quốc; 2 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài, với đội ngũcán bộ gần 6500 người Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanhliên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực kinh doanhkhác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…Tổng tài sảncủa NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghièn tỷ VNĐ(tương đương 10, 4 tỷ USD) , vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VNĐ, đápứng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chi nhánh

Hà Nội, được thành lập ngày 03 tháng 3 năm 2003

Chi nhánh cấp II NHNT Cầu Giấy được nâng thành cấp I – Chi nhánhNHNT Cấu Giấy trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyếtđịnh số 935/QĐ.NHNT.TCCB ngày 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quảntrị NHNT Việt Nam

Ngày 01/8/2007, Chi nhánh NHNT Cầu Giấy được đổi tên thànhNHNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Nay là Ngân hàng TMCP VNChi nhánh Thăng Long) theo quyết định số 567/NHNT – TCCB – ĐT ngày

Trang 30

11/7/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113024542 ( Đăng

ký lần đầu ngày 02 tháng 07 năm 2008)

* Hình thức sở hữu vốn:

Hoạt động theo ủy quyền của công ty nhà nước

* Trụ sở chính:

Số 98 Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội

_ Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam – Chi nhánh Thăng Long

_ Tên tiếng Anh: Joint stock commercial bank for Trade of Viet Nam –Thang Long Branch

_ Tên viết tắt: Vietcombank Thăng Long

* Tổng số cán bộ, công nhân viên: 100 người.

2.2/ Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng ban

Mô hình tổ chức hiện tại của Chi nhánh Thăng Long là mô hình hiệnđại, việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòngđảm nhiệm NHNT Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long có cơ cấu như sau:

* Thành phần Ban Giám Đốc:

Giám đốc: Nguyễn Mĩ Hào

Phó giám đốc: Nguyễn Tiến Đạt

Trang 31

_ Phòng giao dịch Kim Liên – Ô chợ dừa.

_ Phòng giao dịch Lê Văn Lương

_Phòng giao dịch Lạc Long Quân

_ Phòng giao dịch Phố Vọng

2.3/Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

a.Chức năng, nhiệm vụ phòng Hành chính Nhân sự:

* Đối với công tác Hành chính quản trị:

_ Đảm bảo địa điểm giao dịch với khách hàng sạch sẽ, gọn gang, an toàn,thuận tiện, văn minh, lịch sự

_ Chuẩn bị chu đáo các buổi tiếp khách hàng

_ Đôn đốc việc chấp hành nội qui, quy chế của cơ quan, của ngành

_ Đảm bảo tốt các phương tiện làm việc cho các phòng

_ Kho tàng gọn gàng, ngăn nắp

_ Xây dựng, tổng hợp, tham gia quản lý và lập kế hoạch mua sắm tài sảnhàng năm

*Công tác văn thư:

_ Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi các công văn chứng từ, giấy tờ cholãnh đạovà cán bộ trong Chi nhánh một cách chu đáo, kịp thời Mở sổ theodõi công văn chuyển đến, chuyển đi, người nhận, nơi cần chuyển đến tránhgây thất lạc Bảo quản và lưu trữ công văn một cách khoa học đảm bảo tốtviệc tra cứu của các bộ phận liên quan

_ Trường hợp để chậm, thất lạc công văn, chuyển sai (do chủ quan củanhân viên làm công tác văn thư) tùy theo mức độ sẽ có hình thức xử lý: nhắcnhở, cảnh cáo, khiển trách bằng văn bảng, trừ lương

*Công tác tổ chức cán bộ và phát triển mạng lưới:

_ Quản lý lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh,tham mưu cho ban lãnh đạo về tuyển dụng, bố trí cán bộ

Trang 32

_ Tham gia hội đồng nâng bậc lương hàng năm cho CBCNV, tham giahội đồng khen thưởng, kỷ luật.

_ Tham gia đóng BHYT, BHXH cho CBCNV tại Chi nhánh theo đúngquy định của pháp luật

_ Xây đựng kế hoạch phát triển mạng lưới của toàn Chi nhánh

_ Hàng năm, xây dựng phương án tuyển dụng cán bộ, kế hoạch đào tạo

và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh

b Chức năng, nhiệm vụ phòng Ngân quỹ:

_ Thực hiện quy trình thu chi tiền mặt nhanh gọn, đảm bảo tính chínhxác cao

_ Thực hiện các nghiệp vụ về lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt kịpthời cho các đơn vị và tổ chức kinh tế

_ Thực hiện đúng chế độ niêm phong, đóng gói, chế độ bảo quản vậnchuyển tiền trên đường đi một cách an toàn tuyệt đối

_ Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời chính xác._ Thực hiện nghiêm túc chế độ ra vào kho

_ Nghiêm cứu vận dụng và thực hiện tốt các quy định, quy trình theoquyết định số 149/QĐ-NHNT.QLNQ ngày 20 tháng 07 năm 2006 của Hộiđồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc Ban hành Quy địnhgiao nhận, bảo quản, vận chuyển, Quy trình thu, chi tiền mặt, tài sản quý, giấy

tờ có giá, ấn chỉ quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam

c Chức năng, nhiệm vụ cán bộ phòng Kế toán – Thanh toán & Dịch vụ:

_ Tổ chức, bố trí quầy giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học,văn minh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới giao dịch và thực hiệncác dịch vụ Ngân hàng được thuận lợi

Trang 33

_ Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn khách hàng thựchiện giao dịch tận tình chu đáo góp phần thực hiện tốt chính sách khách hàng,đảm bảo quyền lợi khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chinhánh.

_ Cập nhật, ghi sổ chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtrên cơ sở đó đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và Ngân hàng

_ Giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng các loại tài sản tại Chi nhánh

_ Kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh và tổ chức hạch toán chi tiết, hạchtoán tổng hợp đảm bảo nhanh gọn chính xác trên cơ sở đảm bảo an toàn vốncho khách hàng và ngân hàng

_ Thực hiện đúng pháp lệnh thống kê Kế toán, chế độ chi tiêu tài chínhcủa Nhà nước và của ngành quy định Giữ gìn bí mật số liệu và thực hiện đầy

đủ chế độ thông tin báo cáo

_ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng quy trình củangành và thông lệ quốc tế

d Chức năng, nhiệm vụ cán bộ phòng quan hệ khách hàng:

_ Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp có tính khả thi để mở rộng đầu tư tín dụng

_ Giải thích hướng dẫn khách hàng về quy chế cho vay và lập hồ sơ vayphù hợp với văn bản chế độ quy định, ban hành

_ Thu thập thông tin khách hàng một cách chính xác phục vụ cho côngtác thẩm định và áp dụng chính sách tín dụng phù hợp

_ Chịu trách nhiệm khiểm tra các tài liệu khi khách hàng gửi đến cũngnhư các thông tin về khách hàng và phương án, dự án vay vốn, biện pháp bảođảm tiền vay

_ Cán bộ quan hệ khách hàng phải ghi rõ trong tờ trình thẩm định ý kiến của

Trang 34

mình về chấp nhận hay từ chối cho vay và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình._ Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, số liệu lien quan đến kháchhàng, dự án, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay, thunợ…theo yêu cầu của Hội đồng tín dụng.

_ Tư vấn cho Ban lãnh đạo trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng tíndụng, kiểm tra trước và sau khi cho vay

_ Nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định các hợp đồng gia hạn nợ, cơ cấu mộtcách chặt chẽ

_ Tuân thủ chặt chẽ Quy chế cho vay và Quy trình tín dụng của NHNTquy định trong từng thời kỳ

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng kế toán thanh toán và Dịch vụ

Phòng ngân quỹ

Phòng giao dịch Lạc Long Quân

Phòng hành chính nhân sự

Phòng giao dịch phố vọng

Tổ kiểm tra nội bộ

Trang 35

2.4/ Vài nét sơ bộ về hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long trong hai năm 2007, 2008

Năm 2007 và 2008 là hai năm có rất nhiều chuyển biến kinh tế với ViệtNam Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ,các rào cản thương mạicủa Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế Theonhận định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì việc Việt Nam gia nhậpWTO sẽ là động lực đến các ngân hàng cạnh tranh và phát triển; trả lời phỏngvấn thống đốc Lê Đức Thúy có phát biểu như sau: “Với việc gia nhập WTOchúng ta phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các thị trường tài chính, dịch vụngân hàng Các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng dưới nhiều hìnhthức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường ViệtNam Và như vậy, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng nội địa cũng tănglên Về phía các ngân hàng Việt Nam, đương nhiên sẽ gặp những khó khănthách thức mới, cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh để không bịthua thiệt ngay trên chính "sân nhà" Và chúng tôi cũng hiểu, đây cũng làđộng lực để ngành phát triển vững hơn, nhanh hơn Tôi tin là sự chuẩn bị củacác ngân hàng Việt Nam cũng bảo đảm vị thế cạnh tranh nhất định trong cuộcchơi mới này.” Trước nhiều cơ hội và thách thức cho ngành tài chính ngânhàng phát triển, kinh tế-xã hội nước ta trong năm 2008 diễn ra trong bối cảnhtình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường Giá dầu thô và giánguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong nhữngtháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàngtrong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tàichính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suygiảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địabàn cả nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư

Trang 36

Trong hai năm kinh tế- xã hội có nhiều biến động như vậy, hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Longnói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng có nhiều thành tích đáng chú

của Ban lãnh đạo NHNT Việt Nam: tập trung phát triển doanh nghiệp vừa vànhỏ, nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời tập trung phát triển các doanhnghiệp đã có thương hiệu trên thị trường Bên cạnh đó, mảng tín dụng thểnhân cũng được quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng củacác cá nhân và hộ gia đình Đến 31/12/2007 dư nợ của Chi nhánh là 1.200 tỷquy VNĐ tăng 118% so với cuối năm 2006 Trong đó: Cho vay ngắn hạn đạt

640 tỷ quy VNĐ tăng 49% so với năm 2006 và cho vay trung dài hạn đạt 560

tỷ quy VNĐ tăng 700% so với năm 2006 Năm 2008, tổng số vốn sử dụng là

2700 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư tín dụng là 1755 tỷ quy VND chiếm 65%,tiền gửi tại TW là 945 tỷ quy VND chiếm 35% tổng số vốn sử dụng Kết quảnăm 2008, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long đã có sự tăngtrưởng mạnh mẽ: Dư nợ cho vay đạt 1755 tỷ quy VND tăng 60% so với năm

2007, vượt 40% kế hoạch TW giao

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long tiếp tụctuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các quyđịnh cho vay; loại hình cho vay cũng rất phong phú, đa dạng như cho vayngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển sảnxuất kinh doanh, cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm Đặc biệt tronghai năm qua, Vietcombank Thăng Long chú trọng đến việc cho vay phát triểncác doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời tập trung phát triển các doanh nghiệp

đã có thương hiệu trên thị trường; mảng tín dụng thể nhân và chất lượng tíndụng không ngừng được nâng cao Xuất phát từ thực tế đó, một vấn đề vôcùng quan trọng có tính chất sống còn đối với hoạt động cho vay của ngân

Trang 37

hàng nói chung và Vietcombank Thăng Long nói riêng là phân tích hiệu quảcho vay của ngân hàng Hiệu quả cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố như tổng nguồn vốn huy động được để cho vay, việc ngân hàng

có xem xét, đánh giá đúng hiệu quả của dự án hay kế hoạch sản xuất kinhdoanh, khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của khách hàng vay đúng hạn, khảnăng bảo đảm bảo tín dụng bằng tài khoản thế chấp hay điều kiện môi trường

có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ,…Một trong những chỉ tiêu căn bản đểđánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng là khả năng thu hồi nợ đúnghạn của ngân hàng được thể hiện qua tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ Tỷtrọng này càng nhỏ chứng tỏ khả năng hoàn trả nợ và lãi của khách hàng vay

là lớn, tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, chất lượng tín dụng càngbảo đảm Tỷ trọng này được xác định như sau:

Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ= nợ quá hạn các loại/ tổng dư nợTrong năm 2008, tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) tăng cao, lãi suất huyđộng và cho vay được điều chỉnh liên tục cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến

cơ cấu cho vay và hiệu quả cho vaycủa ngân hàng Để cùng hiểu rõ hiệu quảhoạt động cho vay của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long,chúng ta cùng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay, ởchuyên đề này em xin đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cho vay

và tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Trang 38

Các biến sử dụng trong phần phân tích này bao gồm:

Time: thời gian quan sát theo tháng

Tg_ckh: tiền gửi có kỳ hạn

Tg_kkh: tiền gửi không kỳ hạn

Hdnt_vnd: huy động ngoại tệ đã quy đổi sang VND

Tgusd: tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) tính trung bình hàng tháng

Hd_vnd: huy động VND

Thd: tổng huy động

v_nh: lượng cho vay ngắn hạn

v_dh:lượng cho vay

vnt_vnd: lượng cho vay ngoại tệ đã quy đổi sang VND

v_vnd: lượng cho vay VND

tcv: tổng cho vay

nqh_nh: nợ quá hạn ngắn hạn

nqh_dah: nợ quá hạn dài hạn

nqh: tổng nợ quá hạn

tt_nqh: tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

tt_nqhnh: tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ

tt_nqhdh: tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ

lcvnh_usd: lãi suất cho vay ngắn hạn USD

Ngày đăng: 23/03/2015, 05:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng -TS. Nguyễn Minh Kiều Khác
2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại -Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội Khác
3. Hướng dẫn sử dụng stata8 –TS. Trần Thái Ninh Khác
4. Giáo trình thống kê thực hành- Ngô Văn Thứ-Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
5. Giáo trình Kinh tế lượng nâng cao-Trường Đại hoc Kinh tế quốc dân 6. Tạp chí Ngân hàng số 1,2,3,4/2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w