CHUYÊN đề tốt NGHIỆP “ nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long”

71 608 0
CHUYÊN đề tốt NGHIỆP “ nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại ngân hàng ngoại thương việt nam  chi nhánh thăng long”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN đề tốt NGHIỆP “ nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long”

Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] LỜI CẢM ƠN “Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô khoa Ngân hàng- Tài chính- Đại học kinh tế quốc dân, đặc biệt là của thầy giáo – PGS. TS. Đàm Văn Huệ, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này Đồng thời em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Namchi nhánh Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại chi nhánh, nhiệt tình giúp em trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn!” 1 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7 1.1.1.Khái niệm NHTM 7 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 8 1.2.Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 14 1.2.1.Khái niệm, mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay 14 1.2.2.Phương pháp phân tích tài doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 15 1.2.3.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 20 1.2.4. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 28 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 34 2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN Thăng Long 34 2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NHNT Thăng Long 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả Chi nhánh Thăng Long 36 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long 5 năm sau khi thành lập 36 2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long 40 2.2.1. Qui trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại NHNT- chi nhánh Thăng Long 40 2.2.2. Minh họa về phân tích tài chính một doanh nghiệp cụ thể 44 2.3.Đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long 51 2.3.1.Những kết quả đã đạt được 51 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 52 2 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH THĂNG LONG 57 3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động của NHNT- chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 57 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của chi nhánh NHNT Thăng Long 58 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 58 3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 59 3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 60 3.2.4. Thực hiện chuyên môn hóa phân tích và quản lý khách hàng 61 3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp 62 3.2.6. Một số giải pháp khác 64 3.3. Kiến nghị 66 3.3.1. Với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 66 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Qui trình tín dụng tổng quát Nguồn: Giáo trình Tín dụng ngân hàng- Học viện Ngân hàng- Nhóm tập thể biên soạn 3 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] Bảng 2: Tổng hợp dư nợ tín dụng Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2003-2007 Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng( qui VNĐ) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2003-2007 Bảng 4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính trong ba năm 2005-2007 của Công ty cổ phần Sông Đà 909 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005-2007 của công ty cổ phần Sông Đà 909 Bảng 5: Tổng hợp công tác tín dụng tại NHNT- chi nhánh Thăng Long Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2006-2007 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thăng Long Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long Hình 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu huy động vốn theo loại tiền Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2003-2007 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. NHTM: Ngân hàng thương mại 2. NHTM NN: Ngân hàng thương mại Nhà nước 3. NHNT: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 4 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] 4. CBTD: Cán bộ tín dụng 5. NH ĐT & PT: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 6. SXKD: Sản xuất kinh doanh 7. TSLĐ: Tài sản lưu động 8. TSCĐ: Tài sản cố định 9. LNST: Lợi nhuận sau thuế LỜI MỞ ĐẦU Những năm vừa qua, hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đổi mới cả về lượng và chất, góp phần quan trọng vào sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế. Trước hết là chưa đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, sau là hiệu quả kinh doanh còn chưa cao và còn bộc lộ nhiều rủi ro. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính ngày càng phát triển, mở rộng làm cho mức độ cạnh 5 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] tranh giữa các NHTM trên thị trường quốc tế và ngay cả thị trường nội đia đang ngày một gay gắt. Điều kiện kinh tế xã hội mới luôn biến đổi khó lường đặt các Ngân hàng trước bài toán phải giải quyết đó là phải nâng cao năng lực quản trị Ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính Ngân hàng. Giải quyết được bài toán trên là điều kiện tiên quyết để các NHTM Việt Nam duy trì được sự phát triển ổn định, bền vững và đảm bảo sức cạnh tranh trong giai đoạn kinh tế mới. Trong chiến lược quản trị rủi ro tài chính của Ngân hàng thì quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng luôn được các Ngân hàng xem xét, chú trọng. Muốn thực hiện tốt việc hạn chế rủi ro tín dụng thì công tác phân tích tài chính khách hàng phải được thực hiện một cách rất nghiêm túc và đạt chất lượng cao. Việc tiến hành phân tích tài chính khách hàng trong toàn bộ quá trình thực hiện tín dụng của Ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một mặt, nhằm cung cấp các thông tin xác thực về tình hình tài chính của khách hàng để ngân hàng có thể quản lí khoản vay hiệu quả, mặt khác cũng tạo điều kiện cho Ngân hàng có những quyết định tín dụng phù hợp, đem lại lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long, em đã tập trung đi sâu, nghiên cứu chuyên đề: Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long” Nội dung chuyên đề tập trung nghiên cứu qui trình, nội dung và các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp mà hiện tại Chi nhánh đang sử dụng để làm rõ những vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính khách hàng nói riêng và chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng. Trên cơ sở đó, nội dung đề án có đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Chi nhánh. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chuyên đề là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập, các số liệu từ các Báo cáo kết quả kinh doanh và các thông tin có được từ quá trình tiếp xúc, phỏng vấn các 6 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] cán bộ tín dụng và cán bộ tại các phòng ban trong Chi nhánh. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tỷ số, liên hệ, cân đối… Cấu trúc của chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại NHNT VN- chi nhánh Thăng Long CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm NHTM Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính điển hình trong nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói chung. Theo chức năng có thể phân chia làm hai loại hình ngân hàng chủ yếu, đó là: Ngân hàng trung ương (Ngân hàng Nhà nước) và các ngân hàng thương mại. Trong đó,mỗi quốc gia có một ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương ngoài chức năng là một trung gian tài chính còn là một công cụ hiệu quả của Chính phủ các nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Do đó, ngân hàng trung ương có mục tiêu hoạt động không chỉ hướng đến lợi nhuận. Các NHTM cung cấp nhiều dịch vụ tài 7 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] chính đa dạng hơn và là tổ chức trung gian tài chính được dân chúng lựa chọn phổ biến. Theo Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là một tổ chức tín dụng thực thi các dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật và các qui định khác để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cho vay cung cấp các dịch vụ thanh toán. Một cách tiếp cận khác, dựa trên phương diện các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cấp có thể định nghĩa: NHTM là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng , tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM Theo Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay(hoạt động tín dụng của ngân hàng) được xác định: Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Trong đó hoạt động cho vay là phổ biến nhất. 1.1.2.1. Phân loại cho vay Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên những tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để xác lập các qui trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa trên các tiêu chí sau: • Mục đích sử dụng vốn vay Dựa vào căn cứ này cho vay thường được chia làm các loại sau: Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua và xây dựng bất động sản, nhà cửa, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay công nghiệpthương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. 8 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu… Cho vay các định chế tài chính( financial institution loans) bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quĩ tín dụng và các định chế tài chính khác. Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị. • Thời hạn cho vay Theo căn cứ này cho vay được chia làm ba loại sau: Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 1 năm và được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay trung hạn: Theo qui định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư, mua sắm các tài sản cố định, cải tiến và đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đàu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều,… Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên năm năm thời hạn tối đa có thể lên tới 20-30 năm, một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 40 năm. 9 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàngcho vay ngắn hạn, nhưng từ năm 70 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sangkinh doanh tổng hợp và một trng các mục tiêu đó là nâng cao tỷ trọng trong cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng. • Mức độ tín nhiệm với khách hàng Theo căn cứ này cho vay được chia làm hai loại: Cho vay không đảm bảo và cho vay có đảm bảo. Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần đến một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. Cho vay có bảo đảm là loai cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự đảm bảo của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lí để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Trong những năm 90 các ngân hàng chỉ được phép cho vay có bảo đảm trừ các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả và cho vay hộ nông dân, từ 5 triệu đồng trở xuống. Ngày 29/12/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ- CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, theo Nghị định này việc cho vay không đảm bảo được mở rộng hơn so với trước đây, cho phép các tổ chức tín dụng được lựa chọn khách hàng để cho vay không đảm bảo khi cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống. Tuy nhiên, khách hàng vay không đảm bảo phải có đầy đủ các điều kiện sau: 10 [...]... Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN Thăng Long 2.1.1 Lịch sử hình thành chi nhánh NHNT Thăng Long Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính. .. niệm, mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay 1.2.1.1 Khái niệm Trước khi quyết định có cấp vốn theo hồ sơ xin vay vốn cho khách hàng hay không thì ngân hàng luôn thực hiện việc phân tích tín dụng Phân tích tín dụng chia làm hai lãnh vực là: phân tích tài chính phân tích phi tài chính Trong đó: Phân tích tài chính phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương... rằng Ngân hàng đã cấp thêm được nhiều khoản vay mới có chất lượng tốt, ngược lại, Ngân hàng đang có thêm những khoản vay kém chất lượng, gây nên rủi ro lớn hơn cho Ngân hàng 30 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.5.1 Chất lượng nguồn thông tin phân tích Chất lượng. .. khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng Phân tích tài chính gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh; Phân tích hệ số tài chính; Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Phân tích các dự báo tài chính 1.2.1.2 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay Thực chất, phân tích tài chính trong phân tích. .. nhất để đánh giá chất lượng phân tích tài chính khách hàng của các NHTM Tuy nhiên, ngươi ta vẫn thường dùng một số các chỉ tiêu sau đây để xem xét, đánh giá chất lượng phân tích tài chính khách hàng trong cho vay của NHTM Nhóm các chỉ tiêu định tính • Việc chấp hành qui trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của Ngân hàng Cụ thể là việc tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp có tuân... lợi nhuận cho ngân hàng ngăn ngừa khả năng mất vốn của Ngân hàng • Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong phân tích Nếu ngân hàng ứng dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại trong phân tích tài chính doanh nghiệp thì việc phân tích sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và ngân hàng cũng lựa chọn được các khách hàng tốt, nâng cao chất lượng phân tích cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nhóm các... tiến hành phân tích cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của Ngân hàng bởi áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay là rất lớn, chỉ có các ngân hàng luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành vay vốn mới thu hút được nhiều khách hàng Tuy nhiên, thời gian phân tích nhanh cũng phải gắn liền với chất lượng phân tích tốt thì khoản vay mới... tín dụng và uy tín của ngân hàng Có thể nói chất lượng nguồn thông tin mà ngân hàng sử dụng phân tích đóng vai trò tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng phân tích 1.2.5.2 Phương pháp phân tích Trên thực tế có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp đang được các ngân hàng áp dụng như phương... quan trọng của chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm đó Như vậy, có thể hiểu nghĩa chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng như sau: Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các đặc tính của phân tích đáp ứng với yêu cầu và mục đích của Ngân hàng Thông tin và phương pháp xử lý thông tin phục cho phân tích, sự phù hợp của các chỉ tiêu phân tích là những... quản trị Ngân hàng Ngoại thương, thay đổi tên giao dịch của Ngân hàng ngoại thương Cầu Giấy thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2007 Trụ sở của Chi nhánh vẫn đặt tại số 98 Hoàng 35 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Đến nay Chi nhánh đã đi vào hoạt động theo mô hình Chi nhánh cấp . vấn đề cơ bản về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng. tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG. 52 2 Nguyễn Thị Thu Phương [Chuyên đề tốt nghiệp] CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH THĂNG LONG 57 3.1. Định

Ngày đăng: 25/05/2014, 20:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Khái niệm NHTM

      • 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM

        • 1.1.2.1. Phân loại cho vay

        • 1.2.2.2. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng

        • 1.2.2.3. Qui trình tín dụng NHTM

        • 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM

          • 1.2.1. Khái niệm, mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay

            • 1.2.1.1. Khái niệm

            • 1.2.1.2. Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay

            • 1.2.2. Phương pháp phân tích tài doanh nghiệp trong cho vay của NHTM

              • 1.2.2.1. Phương pháp so sánh

              • 1.2.2.2. Phương pháp tỷ số

              • 1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont

              • 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM

                • 1.2.3.1. Phân tích tỷ trọng các báo cáo tài chính

                • 1.2.3.2. Phân tích dòng tiền

                • 1.2.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính

                • 1.2.3.4. Lập bảng tài trợ

                • 1.2.4. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM

                  • 1.2.4.1. Khái niệm

                  • 1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan