Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn đạt tăng trưởng cao. Cùng với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế tăng liên tục đã thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ phát triển tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu tiêu dùng đó cũng được đáp ứng bởi khả năng thanh toán. Trước thực tế đó, các ngân hàng thương mại đã thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời nhằm mở rộng hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của mình. Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 19931994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây. Tuy nhiên, trong khi cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh ở các nước thì ở Việt Nam cho vay tiêu dùng chưa thực sự được các ngân hàng quan tâm sâu sắc, kết quả cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn rất hạn chế.
Trang 1VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
-o0o -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1
1.1 Ngân hàng thương mại 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Các hoạt động cơ bản 1
1.1.3 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 4
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 6
1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 6
1.2.2 Cơ sở của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 7
1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 7
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng 10
1.2.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng 15
1.2.6 Cơ sở pháp lý và một số quy định trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 16
1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Khái niệm 19
1.3.2 Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 20
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng của hoạt động cho vay tiêu dùng 20
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 27
2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Hải Phòng 29
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 29
Trang 32.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng
38
2.2.1 Chính sách tín dụng của Sacombank Hải Phòng về các sản phẩm cho vay tiêu dùng 38
2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sacombank Hải Phòng 43
2.2.3 Tình hình cho vay tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng 47
2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của Sacombank Hải Phòng 53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NH SACOMBANK CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 58
3.1 Định hướng và kế hoạch phát triển của Sacombank Hải Phòng trong thời gian tới 58
3.2 Định hướng và kế hoạch mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Sacombank Hải Phòng 59
3.3 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Hải Phòng 59
3.3.1 Cần xây dựng một qui trình cho vay tiêu dùng cụ thể 59
3.3.2 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của ngân hàng 61
3.3.3 Mở rộng mạng lưới của ngân hàng 63
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động Maketing và phát triển thương hiệu của ngân hàng 64
3.3.5 Nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực 66
3.3.6 Không ngừng phát triển công nghệ NH 68
3.4 Kiến nghị, đề xuất mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Hải Phòng 69
3.4.1 Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 69
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 71
3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn đạt tăng trưởng cao.Cùng với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế tăng liên tục đã thúc đẩycác hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ phát triển tạo việc làm, tăngthu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân Cùng với đó, nhu cầu tiêudùng của người dân cũng tăng theo Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu tiêudùng đó cũng được đáp ứng bởi khả năng thanh toán Trước thực tế đó, các ngânhàng thương mại đã thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng nhằm đápứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời nhằm mở rộng hoạt động và tăng khảnăng cạnh tranh của mình
Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây Tuy nhiên,trong khi cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh ở các nước thì ở Việt Nam chovay tiêu dùng chưa thực sự được các ngân hàng quan tâm sâu sắc, kết quả chovay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn rất hạn chế
Với tư cách là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh
tế, các ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, cùng với
đó là đảm bảo an toàn, hiệu quả để từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và đónggóp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và toàn xã hội đang là một câu hỏirất được quan tâm Nhưng mở rộng cho vay tiêu dùng thì đồng thời các ngânhàng thương mại sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại chưa dám mở rộng mạnh
mẽ hoạt động này
Hòa chung vào xu thế đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài GònThương Tín (Sacombank) chi nhánh Hải Phòng - một ngân hàng thương mại cổphần chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cưtrung lưu ở đô thị, cũng ngày càng chú trọng hơn nữa đến hoạt động cho vay tiêudùng Tuy nhiên hoạt động này chỉ mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động chovay của ngân hàng Mặc dù vậy nhưng với mạng lưới hoạt động rộng, đời sốngdân cư ngày càng được cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nên tiềm năng pháttriển và mở rộng cho vay tiêu dùng là rất lớn Qua thời gian thực tập tại chinhánh, em đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của
Trang 5ngân hàng Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với kiến thức thu nhậnđược qua quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài:
“Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hải Phòng” làm đề
tài khóa luận của mình
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Sacombank chi
nhánh Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Sacombank chi nhánh Hải Phòng
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
Sacombank Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Quá trình cho vay tiêu dùng trực tiếp 13
Sơ đồ 1.2: Quá trình cho vay tiêu dùng gián tiếp 14
Sơ đồ 1.3: Quy trình cho vay tiêu dùng 17
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Hải Phòng 29
BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tiền gửi huy động theo kì hạn 31
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tiền gửi huy động theo loại tiền 31
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế 2011 – 2013 34
Biểu đồ 2.4: Doanh số bảo lãnh phân theo nhóm 34
Biểu đồ 2.5: Doanh số chuyển tiền trong nước 35
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng doanh thu và chi phí so với năm 2011 37
Biểu đồ 2.7: Sự tăng trưởng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng 2011–2013 48
BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Công tác huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013 30
Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay theo thời hạn và loại tiền 33
Bảng 2.3: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011-2013 36
Bảng 2.4: Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của một số TSĐB được chấp nhận 40
Bảng 2.5: Doanh số và tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại Sacombank Hải Phòng 2011 – 2013 47
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại Sacombank Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2013 50
Bảng 2.7: Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi từ hoạt động cho vay tại ngân hàng Sacombank 2011 – 2013 51
Bảng 2.8: Số lượng KH sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng và số lượng khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank 2011 – 2013 51
Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ngân hàng Sacombank 2011– 2013 52
Trang 8CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm
Theo Luật các TCTD Việt Nam năm 2010:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạtđộng, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hợp tác xã
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luậtnày nhằm mục tiêu lợi nhuận
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản.”
Như vậy, theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010, ngân hàng thươngmại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi
và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
Trang 9b Huy động từ nghiệp vụ tiền gửi
Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động NH nhận các khoản tiền gửi từ các
DN hay các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, hộ gia đình vào để thanh toán, hưởnglãi hoặc với mục đích bảo quản tài sản
c Huy động thông qua nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi)
Các NHTM sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thờihạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp
đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn cho nền kinh tế Đồng thờigiảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh
d Huy động thông qua nghiệp vụ đi vay
Hoạt động này được các NHTM sử dụng thường xuyên trên thị trường tiền
tệ hoặc với NHNN dưới các hình thức tái chiết khấu hoặc vay có đảm bảo…nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh và tạo sự cân đối trong điều hành vốn khi bảnthân NH không thể tự cân đối được nguồn vốn
e HĐV thông qua các nghiệp vụ khác: ủy thác,…
Là hoạt động NH nhận làm đại lý hoặc ủy thác vốn cho cá nhân, tổ chứctrong và ngoài nước Đây là khoản vốn không thường xuyên của NH Phần lớncác nguồn này NH không phải trả lãi nhưng chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng
kể, đòi hỏi NH phải lập ra các dự án thực sự phù hợp với từng khoản vay
1.1.2.2 Sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NH SDV của NH có hiệuquả sẽ nâng cao uy tín và quyết định năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường Dovậy NH cần nghiên cứu và đưa ra chiến lược SDV sao cho hợp lý nhất
a Hoạt động dự trữ (ngân quỹ)
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của NH nhằm đảm bảo antoàn trong thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc mà NHNN đề ra.Bao gồm: tiền mặt trong két, tiền gửi tại NH khác, các chứng khoán có tính thanhkhoản cao
Trang 10b Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động NH tài trợ cho KH trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng) vớinhiều hình thức khác nhau và là hoạt động sinh lời lớn nhất của NH Theo hìnhthức tài trợ gồm có:
Cho vay: là việc NH cung cấp tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả
gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Đây là khoản mục tài sản lớn nhấttrong khoản mục tín dụng
Chiết khấu thương phiếu: là việc NH ứng trước tiền cho KH tương ứng
với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu một thươngphiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ)
Cho thuê tài sản: là việc NH bỏ tiền mua tài sản để cho KH thuê theo
những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định KH phải trả cả gốc và lãicho NH
Bảo lãnh: là việc NH cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính hộ KH của
mình Mặc dù không phải xuất tiền ra song NH đã cho KH sử dụng uy tín củamình để thu lợi
Bao thanh toán: là việc NH bỏ tiền ra để mua lại các khoản phải thu phát
sinh từ việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bênmua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
c Hoạt động đầu tư
Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình với mục đíchkiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh chứng khoán: NHTM nắm giữ các loại chứng khoán vì
chúng mang lại thu nhập cho NH và có thể bán đi để đảm bảo thanh khoản khicần thiết
Góp vốn thành lập công ty, DN: thu lợi nhuận và mở rộng phạm vi hoạt
động
Đầu tư tài sản cố định NH: phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH.
d Kinh doanh ngoại tệ
Các NHTM có thể tham gia mua bán ngoại tệ, HĐV ngoại tệ nhằm đáp ứngnhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời, thúc đẩy phát triển công tác thanhtoán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu…
Trang 11e Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ
NHTM được cấp giấy phép thành lập phải cam kết thực hiện ở một mức độnào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ với hình thức chủyếu là mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên lượng tiền gửi huyđộng được
1.1.2.3 Hoạt động trung gian
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Hiện nay ở hầu
hết các quốc gia, NH là trung gian thanh toán lớn nhất NH thay mặt cho KH củamình thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ Để việc thanh toán diễn ranhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, NH đã triển khai rất nhiều loại hìnhdịch vụ như chuyển tiền, thanh toán (bằng séc hoặc ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,hối phiếu, L/C), cung cấp các dịch vụ bảo lãnh, trung gian giải ngân và các dịch
vụ tiện ích khác
Ngoài ra, các NH còn thực hiện một số hoạt động, dịch vụ khác như:
Bảo quản tài sản hộ: NHTM thực hiện lưu trữ vàng, các giấy tờ có giá
và các tài sản khác cho KH với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện
Cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn tài chính: NH có rất nhiều chuyên gia
tài chính am hiểu thị trường tài chính, có khả năng quản lý tài sản và quản lý hoạtđộng tài chính hộ KH; sẵn sàng cung cấp cho KH các tiện ích, dịch vụ tốt nhất
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: NH cung cấp các dịch
vụ môi giới chứng khoán hoặc trong nhiều trường hợp còn tổ chức ra các công tychứng khoán để cung cấp dịch vụ này một cách chuyên nghiệp, thuận tiện hơn
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: NH bán bảo hiểm cho KH; liên doanh
với các công ty bảo hiểm hay tự tổ chức các công ty bảo hiểm con để cung cấpdịch vụ này
Cung cấp các dịch vụ đại lý: NH cung cấp dịch vụ đại lý cho các NH
khác không có điều kiện mở rộng mạng lưới ở khắp mọi nơi
Cung cấp các dịch vụ: dịch vụ hưu trí, dịch vụ quỹ hỗ trợ và trợ cấp,
1.1.3 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Khái niệm
Theo khoản mục 1 của điều 3 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc
ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH, có thể hiểu: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH sử dụng
Trang 12một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của NH Hoạt độngnày ra đời từ buổi đầu của NH và đã trở thành một trong những nhiệm vụ kinhdoanh chủ yếu của NH, đem lại khoản thu lớn nhất trong danh mục hoạt độngcủa NH
1.1.3.2 Đặc điểm
Đối tượng cho vay là vốn tiền tệ: Số vốn này không nằm trong quá trình
tuần hoàn của chu kỳ sản xuất kinh doanh mà là một loại vốn riêng biệt: vốnnhàn rỗi dùng để cho vay
Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay: nguồn vốn cho vay của NH
là vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốnthuộc sở hữu của chính NH
Chủ thể vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp: Trong một số trường hợp
các NH cũng tiến hành đi vay của nhau Chủ thể cho vay là các NH và công ty tàichính
Thời hạn cho vay phong phú: NH có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn do NH có thể điều chỉnh thời hạn giữa các nguồn vốn với nhau để đápứng nhu cầu về thời hạn vay
Phạm vi hoạt động lớn: do nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối
tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:
Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, Nh và KH thỏa thuận và ghivào trong hợp đồng tín dụng Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏathuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này,tránh thất thoát và lãng phí nguồn vốn
Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là
một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay Bản chất của quan hệtín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau mộtthời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi, tránh gây rủi ro cho
Trang 13lại số người có tiền đem gửi lại rất ít Thời kỳ khủng hoảng, trì trệ sản xuất, khảnăng cung cấp vốn vay lại rất lớn vì nhiều người không bỏ vào sản xuất mà đemgửi NH Trong khi đó, nhu cầu về vốn vay lại giảm vì không có lĩnh vực nào đầu
tư có lợi, lúc này chỉ có một số ít người đi vay để đảm bảo khả năng thanh toánkhỏi bị phá sản
Từ những đặc điểm trên mà tín dụng ngân hàng đã khắc phục được các hạnchế của tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng với nguồn vốn rất lớn và vốnbằng tiền đã giải quyết linh hoạt mọi nhu cầu vốn phát sinh và ngày càng giữ vịtrí quan trọng
1.1.3.3 Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thực hiện cho vay đối với nhiều đối tượng khác nhau, với nhiềuhình thức khác nhau, với nhiều thời hạn khác nhau Do đó có thể phân loại chovay theo nhiều căn cứ khác nhau Ở đây xin được phân loại căn cứ vào mục đích
sử dụng, gồm có:
Cho vay bất động sản: là loại cho vay iên quan đến việc mau sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiêp,thương mại, dịch vụ
Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các DN trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ
Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nhiên liệu…
Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như
mua sắm ô tô, nhà cửa hay trang trải các khoản chi phí thông thường của đờisống cá nhân
Cho thuê tài chính và các loại khác: tài trợ thuê mua, cho vay kinh
doanh chứng khoán,…
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng của NHTM là hình thức NH tài trợ cho các cá nhân, hộgia đình một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện hai bên đã thỏa thuận trước,bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụnghàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và phục vụ đời sống trước khi họ
có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn
Trang 14Đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân và hộ gia đình, nhữngngười có nhu cầu chi tiêu nhưng tạm thời chưa có hoặc chưa đủ điều kiện về tàichính để tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ theo các nhu cầu như nhà ở, đồ dùng giađình, xe cộ, giáo dục, y tế, du lịch…
Cho vay tiêu dùng là một hình thức của cho vay các nhân
1.2.2 Cơ sở của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay tiêu dùng cũngngày càng phát triển mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bềnnhư nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch, của một số lượng lớn các KH.Bên cạnh đó, nhiều hãng lớn tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu vàtrái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với NH trong lĩnh vự cho vay làmcho thị phần cho vay các DN của NH bị giảm sút
Chính những lý do đó đã làm phát sinh nghiệp vụ cho vay tiêu dùng củaNHTM Các NH đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là đáp ứng nhu cầu của số đông
KH cá nhân
1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng thực tế là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng
Do đó, ngoài việc mang các đặc điểm của khoản vay thông thường thì cho vaytiêu dùng còn có một số đặc điểm khác Đó là:
1.2.3.1 Thứ nhất, quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lớn
Các món vay tiêu dùng là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộgia đình Giá trị các sản phẩm mà KH của NH có nhu cầu tiêu dùng thườngkhông lớn, không quá đắt (kế cả vay mua nhà hoặc sửa chữa nhà) nên so với cácmón vay sản xuất kinh doanh khác thì nhu cầu vốn cho vay tiêu dùng nhỏ hơn rấtnhiều Hơn nữa, các NH thường không cho vay tiêu dùng 100% nhu cầu vốn của
KH mà vẫn đòi hỏi KH phải có tỷ lệ tích lũy riêng so với tổng nhu cầu vốn Vìvậy nên quy mô các món vay tiêu dùng thường rất nhỏ
Bên cạnh đó, khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí ngày càng cao,nhu cầu vay vốn NH để phục vụ tiêu dùng ngày càng tăng và phồ biến, dẫn đến
số lượng các món vay tiêu dùng thường lớn
Trang 151.2.3.2 Thứ hai, nhu cầu vay tiêu dùng của KH phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ Khi nền kinh tế tăngtrưởng, sản xuất mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người lao độngtăng lên, đời sống được cải thiện, người dân cảm thấy lạc quan về tương lai, nhucầu mua sắm hàng hóa dịch vụ nhờ đó sẽ tăng lên Ngược lại khi nền kinh tế suythoái, sản xuất trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập và mức sống dân cưgiảm sút, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo, dẫn đến cho vay tiêu dùng bị thuhẹp Do vậy có thể thấy cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
1.2.3.3 Thứ ba, KH kém nhạy cảm với lãi suất
Nhu cầu vay tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình hầu như ít co dãn vớilãi suất Họ chỉ thường quan tâm tới số tiền hàng tháng hoặc hàng quý họ phải trảcho NH hơn là lãi suất mà NH áp dụng Do đó, lãi suất cho vay tiêu dùng thườngđược ấn định tại một mức nhất định ngay từ đầu hoặc được điều chỉnh mỗi nămmột lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động cộng với biên độ nhất định phụ thuộctừng NH
1.2.3.4 Thứ tư, KH đa dạng về mức thu nhập và trình độ học vấn
KH ở mỗi mức thu nhập và trình độ học vấn khác nhau sẽ có những nhu cầuchi tiêu khác nhau, những quyết định tiêu dùng khác nhau, do đó cũng sẽ cónhững nhu cầu về vay tiêu dùng khác nhau KH có thu nhập cao thì nảy sinh nhucầu tăng thêm khả năng thanh toán và họ thường xuyên cần chi tiêu với số tiềnlớn Hay những người có trình độ học vấn cao thì thường quyết định việc vaytiền một cách kỹ lưỡng, cẩn trọng hơn dựa trên mức thu nhập của mình Do đó
mà đối với mỗi đối tượng khác nhau, NH phải có những chính sách khác nhau đểthúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng của họ
1.2.3.5 Thứ năm, chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng cao
Như đã đề cập ở trên, các món vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ nhưng
số lượng lớn, lại rời rạc, không tập trung Mặt khác, đây cũng là các khoản chovay của NH nên đều phải đảm bảo đủ quy trình, từ gặp gỡ, tiếp xúc KH đến theodõi, quản lý, kiểm soát khoản vay, do vậy chi phí của hoạt động cho vay tiêudùng khá là cao
Trang 161.2.3.6 Thứ sáu, cho vay tiêu dùng có mức rủi ro cao
Rủi ro trong cho vay tiêu dùng cao hơn cho vay kinh doanh Điều này xuấtphát từ các nguyên nhân sau:
Rủi ro về lãi suất:
Do đặc điểm của cho vay tiêu dùng thường có lãi suất không linh hoạt, nên
NH dễ gặp phải rủi ro về lãi suất khi lãi suất trên thị trường có xu hướng gia tăngtrong tương lai
Rủi ro về tỷ giá:
Trong trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái thay đổi, các
NH có thể gặp rủi ro không thu hồi được vốn do người đi vay gặp khó khăn trongviệc trả nợ vì nguồn thu nhập là nội tệ
Rủi ro đạo đức của KH:
Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản CVTD phụ thuộc vào thunhập của người đi vay Tuy nhiên đối với những KH cá nhân này, có thể donhững yếu tố chủ quan và khách quan như tình trạng sức khỏe, khả năng kinhdoanh yếu kém, thiên tai, suy thoái kinh tế, sự mất ổn định của xã hội,… sẽ ảnhhưởng đến năng lực tài chính của họ, dẫn đến mất khả năng thanh toán tạm thờihoặc vĩnh viễn hay người đi vay cố ý không trả tiền vay do ý đồ chiếm dụng, lừađảo… sẽ dẫn đến tổn thất cho NH Trường hợp này nếu NH phát hiên ra sớm thìrủi ro có thể được ngăn chặn
Chất lượng thông tin tài chính của KH vay thường không cao:
Hiện nay ở nước ta, việc theo dõi lịch sử tín dụng của các KH vay vốn cácCông ty tài chính và TCTD là một việc rất khó, đặc biết là đối với các KH cánhân, là đối tượng của CVTD Đây là những KH nhỏ nhưng nhiều, vì thế nênnhiều KH đã có dư nợ tại các TCTD khác nhưng không được cập nhật trong hệthống thông tin tín dụng dẫn đến NH thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay,hoặc sẽ dẫn đến tín dụng chồng chéo trong khi KH không đủ khả năng trả nợ
1.2.3.7 Thứ bảy, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng lớn
Các khoản CVTD nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách của
KH, họ muốn sở hữu hàng hóa hay sử dụng dịch vụ ngay trong hiện tại, mà thời
Trang 17hạn của khoản vay không dài nên họ chấp nhận mức lãi suất cao hơn Đồng thời
số lượng các món CVTD lớn nên lợi nhuận NH thu được từ CVTD khá lớn
1.2.3.8 Thứ tám, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất của các loại
cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
Do chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng lớn, đồng thời đây là hoạt độngđược đánh giá là rủi ro cao nhất trong danh mục tài sản cho vay của NH donguồn trả nợ không ổn định nên ngân hàng yêu cầu mức lãi suất tương đối cao sovới các khoản tín dụng khác Có thể đưa ra công thức tổng quát cho lãi suấtCVTD như sau:
+
Chi phí hoạt động
+ Thuế +
Phần
bù rủi ro
+
Lợi nhuận cận biên
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về
nhà ở như xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà ở của KH là cá nhân, hộ gia đình
Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay nhằm cải thiện đời
sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí,…
1.2.4.2 Căn cứ vào thời gian vay
Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: khoản vay có thời hạn tối đa là 1 năm.
Cho vay tiêu dùng trung hạn: bao gồm các khoản vay có thời hạn từ 1
năm đến 5 năm
Cho vay tiêu dùng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 5 năm,
thường áp dụng với khoản cho vay mua nhà
1.2.4.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
a Cho vay tiêu dùng trả góp:
Đây là hình thức CVTD trong đó đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho
NH nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc và thu nhập từngđịnh kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.Đối với loại CVTD này, NH thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản có tínhnguyên tắc sau:
Trang 18 Loại tài sản được tài trợ: NH thường chỉ muốn tài trợ cho những khoản
vay mua sắm các đồ dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền Với những tài sảnnhư vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thờigian dài và sẽ có ý chí cao trong việc trả nợ cho NH
Số tiền phải trả trước: Thông thường NH yêu cầu KH phải thanh toán
trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại NH sẽ cho vay Điều nàymột phần giúp NH hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người đi vay có trách nhiệmhơn với tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiền củamình vào trong đó Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc: loại tài sản, thịtrường tiêu thụ tài sản, năng lực tài chính,… của KH
Chi phí tài trợ: là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH trong việc
SDV Chi phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác Chi phí tàitrợ phải trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro và mang lạimột phần lợi nhuận thỏa đáng cho NH
Điều khoản thanh toán: đây là những điều khoản về số tiền thanh toán
mỗi định kỳ, giá trị của tài sản được tài trợ, kỳ hạn trả nợ, phương thức trả nợ…
b Cho vay tiêu dùng trả một lần:
Đây là các khoản tài trợ ngắn hạn cho cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhucầu tiền mặt tức thời, được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Qui môcủa những khoản vay này tương đối là nhỏ, bao gồm cả phí tài khoản với yêu cầuthanh toán trong một khoảng thời gian tương đối ngắn Phần lớn các khoản vayloại này được dùng để chi trả cho các chuyến đi nghỉ, tiền nằm viện, mua các vậtdụng gia đình hoặc sửa chữa ôtô, nhà ở
c Cho vay tiêu dùng tuần hoàn:
Đây là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụnghoặc phát hành séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phươngthức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chitiêu và thu nhập kiếm được từng thời kỳ, KH được NH cho phép thực hiện việcvay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng
Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:
Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: số dư nợ dùng đểtính lãi là số dư nợ cuối cùng của một kỳ sau khi KH đã thanh toán nợ cho NH
Lãi được tính dựa trên số dư trước khi được điều chỉnh: số dư nợ dùng để
Trang 19tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán.
Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân
1.2.4.4 Căn cứ vào biện pháp đảm bảo
a Cho vay có tài sản đảm bảo
Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặcphải có sự bảo lãnh của người thứ ba
Cho vay cầm cố, thế chấp: là hình thức NH cho KH vay tiền và giữ tài
sản của KH như: chứng khoán, sổ tiết kiệm, kim loại quý, bất động sản,…để đảmbảo thực hiện các nghĩa vụ của KH trong hợp đồng
Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập: NH cho KH vay trên cơ sở
thế chấp bằng lương hay thu nhập Nó chủ yếu áp dụng cho các KH có việc làm
ổn định thu nhập ngoài việc đủ trang trảI cho các chi tiêu thường xuyên còn có
đủ tích luỹ để trả nợ vay
Cho vay có đảm bảo hình thành từ tiền vay: NH cho phép KH sử dụng
chính tài sản hình thành từ nguồn tiền vay của ngân hàng làm tài sản đảm bảo khi
KH có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được điều kiện về tài sản đảm bảocủa ngân hàng Hình thức này chủ yếu áp dụng với những tài sản có giá trị lớn,thời gian sử dụng dài Mức cho vay của NH trong hình thức này phụ thuộc vàogiá trị tài sản mua sắm, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của KH
b Cho vay không có tài sản đảm bảo
Là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH Đó là những KH tốt,trung thực trong kinh doanh, có khả tài chính mạnh, quản trị hiệu quả, thu nhập
ổn định, ngân hàng sẽ coi như đây là khoản đảm bảo nguồn trả nợ trong tươnglai và có thể cấp tín dụng mà không cần một nguồn bảo đảm khác
1.2.4.5 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản cho vay tiêu dùng
a Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Là các khoản cho vay tiêu dùng mà trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc
KH, cho vay cũng như thu nợ trực tiếp từ KH
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ.(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ.(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
Trang 20Sơ đồ 1.1: Quá trình cho vay tiêu dùng trực tiếp
Ưu điểm:
- Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp với KH Đây là những người có
kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về tín dụng nên có thể thu thập đượcthông tin một cách chính xác, đem lại các khoản vay chất lượng tốt, mang đến lợinhuận cho ngân hàng
- Hình thức này cũng linh hoạt vì khi quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với
KH, cán bộ ngân hàng sẽ xử lý tốt hơn các vấn đề phát sinh, đồng thời tăng khảnăng thỏa mãn quyền lợi cho cả KH và ngân hàng
- Đây là hình thức mà qua đó, ngân hàng có thể dễ dàng giới thiệu các
sản phẩm tiện ích cũng như dịch vụ, quảng bá hình ảnh của ngân hàng tới KH
Nhược điểm:
Đối với phương thức tín dụng này, ngân hàng thường khó tăng doanh số chovay, khó mở rộng quan hệ tín dụng với KH vì ngân hàng phải trực tiếp tiếp xúcvới KH mà cán bộ tín dụng của ngân hàng không đủ số lượng để đáp ứng nhucầu của KH Do đó nên cho vay tiêu dùng trực tiếp có chi phí cao
b Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Là hình thức cho vay tiêu dùng, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phátsinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ, trong đó, ngânhàng đưa ra các điều kiện về đối tượng được bán chịu, số tiền bán chịu tối
đa, loại tài sản bán chịu…
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa
Trang 21Thông thường công ty bán lẻ yêu cầu người tiêu dùng trả trước một phầngiá trị tài sản.
(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng
(5) Ngân hàng thanh tóan tiền cho công ty bán lẻ
(6) Người tiêu dùng thanh tóan tiền trả góp cho ngân hàng
Sơ đồ 1.2: Quá trình cho vay tiêu dùng gián tiếp
Ưu điểm:
- Đem lại lợi ích cho cả 3 phía là ngân hàng, người tiêu dùng và công tybán lẻ Người tiêu dùng thay vì phải thanh toán toàn bộ giá trị tài sản lúc mua sẽđược sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước rồi mới trả nợ dần Các công ty bán lẻ tăngdoanh thu nhờ bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn Còn các ngân hàng có thểtiết kiệm và giảm chi phí cho vay, đồng thời tăng doanh số và lợi nhuận
- Giúp NH mở rộng hoạt động với số lượng các KH mới lớn hơn
- Độ an toàn cao hơn vì KH sử dụng vốn vay đúng mục đích và nếungân hàng áp dụng phương thức cho vay có truy đòi
Nhược điểm:
- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, mà chỉ đượcbiết thông qua Công ty bán lẻ Bên cạnh đó ta nhận thấy rằng, các công ty bán lẻkhông có chuyên môn sâu để thẩm định KH chi tiết và chính xác
- Thiếu sự kiểm soát của NH khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hoá cho người tiêu dùng
- Các Công ty bán lẻ thực hiện phương thức này chỉ nhằm tăng doanh
số bán hàng, không chú ý đến chất lượng của khoản tín dụng
Ngân hàng
Người tiêu dùng
Công ty bán lẻ 1
2
4 5
Trang 22- Kỹ thuật nghiệp vụ trong CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao.
Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều NH không mặn mà vớiCVTD gián tiếp Còn những NH nào tham gia vào hoạt động này thì đều có các
cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ
1.2.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2.5.1 Đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, đặc biệt là người có thu nhập trung bình, thông quanghiệp vụ CVTD sẽ giúp cho họ có khả năng mua sắm những hàng hoá cần thiết
có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống Qua đó người tiêudùng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền đồng thời khuyến khíchviệc tăng thu nhập và tiết kiệm chi tiêu để trả nợ vay
Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có thể dẫn tới việcngười đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chitiêu trong tương lai; nếu người đi vay lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năngchi trả thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống Do vậy người tiêu dùng cầntính toán để việc chi tiêu được hợp lý, không vượt quá mức cho phép và đảm bảokhả năng chi trả
1.2.5.2 Đối với ngân hàng thương mại
CVTD giúp NH khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, tận dụngđược nguồn vốn huy động một cách hiệu quả do tuy quy mô của mỗi khoảnCVTD nhỏ nhưng số lượng nhu cầu về tín dụng xét theo lượng KH tiềm năng vàtheo sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng lớn
Bên cạnh đó, nguồn thu của NH thông qua hoạt động CVTD này là đáng kể
do lãi suất CVTD là cứng nhắc, đặc biệt là lãi suất thực cho vay trả góp rất cao,điều này khiến cho thu nhập từ hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
cơ cấu lợi nhuận của NH, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập mà còn là mộthướng kinh tế có triển vọng và an toàn cho NH
Hơn nữa, việc phát triển hoạt động CVTD lớn mạnh sẽ thu hút lượng KHđến với NH ngày càng tăng nhiều hơn, nâng cao hình ảnh và uy tín của NH trongmắt KH, giúp NH đẩy mạnh mức độ cạnh tranh trên thị trường
Tuy nhiên CVTD có chi phí và rủi ro cao nên NH cần có các biện pháp chặt
Trang 23chẽ và hiệu quả để khắc phục.
1.2.5.3 Đối với nền kinh tế
Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu vềhàng hoá tiêu dùng của dân cư, chính là số lượng và mức độ của các nhu cầu cókhả năng thanh toán về các mặt hàng tiêu dùng khác nhau Cho nên làm tăng sốlượng nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ là đòn bảy hữu hiệu để kích cầu, từ đótạo nên sự sôi động cho thị trường hàng hoá tiêu dùng, tạo nguồn sống cho khuvực sản xuất trong nước, cải thiện năng lực sản xuất của quốc gia, đồng thời tạosức hút cho đầu tư nước ngoài
Cũng qua đó, Nhà nước đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất địnhnhư giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người laođộng, nâng cao mức sống cho dân cư, giảm các tệ nạn xã hội, thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên nếu CVTD không được sử dụng đúng mục đích, chẳng nhữngkhông có tác dụng kích cầu mà còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước
1.2.6 Cơ sở pháp lý và một số quy định trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 1.2.6.1 Cơ sở pháp lý
Quyết định 783/2005/NHNN về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN
Công văn 966/NHNN-CSTT ngày 10/9/2002 “hướng dẫn về thấu chi tàikhoản thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dich vụ tiền tệ”
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 “Quy định về phânloại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
NH của TCTD”
Thông tư số 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng ViệtNam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng
Trang 24 Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vaybằng đồng Việt Nam đối với KH theo lãi suất thỏa thuận
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn tronghoạt động của tổ chức tín dụng
Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều củathông tư số 13/2010/TT-NHNN
Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 quy định việc thu phícho vay của tổ chức tín dụng đối với KH
1.2.6.2 Trình tự xét duyệt cho vay
Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một quy trình riêng thống nhất trên
cơ sở phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời đảm bảo tuân theo cácquy định về tín dụng ngân hàng của NHNN Việt Nam và pháp luật của nhà nướcnhằm mục đich giúp cho quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoahọc, hạn chế rủi ro tín dụng, từng bước đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của KH Về
cơ bản, quy trình cho vay tiêu dùng gồm các bước:
Sơ đồ 1.3: Quy trình cho vay tiêu dùng
Xét duyệt và ra quyết địnhThẩm định tín dụng
Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai giải ngân
Trang 25Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sơ bộ thông tin KH.
CVKH thực hiện tìm kiếm và tiếp thị KH, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng.CVKH hướng dẫn KH hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định, bao gồm: đơnvay vốn, các tài liệu liên quan như: tài liệu pháp lý, các tài liệu thông tin về nghềnghiệp, nguồn thu nhập, tình trạng gia đình, học vấn, các tài liệu thuyết minhkhoản tín dụng, các tài liệu đảm bảo cho khoản tín dụng…
Bước 2: Thẩm định tín dụng.
Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, quyết định đến chấtlượng khoản vay và sự an toàn hoạt động của ngân hàng Bao gồm các nội dung:
Năng lực vay của KH: NH chỉ thực hiện quan hệ CVTD với những cá
nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Độ tin cậy của người vay: yếu tố này được xem xét thông qua: hồ sơ quá
khứ của KH; thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với KH; thông qua thủtục vay vốn; thông tin từ các NH có quan hệ giao dịch với KH; thông tin từ trungtâm thông tin rủi ro của NHNN và từ thị trường
Mục đích sử dụng vốn vay: vốn vay phải được sử dụng hợp lí, điều đó
cho phép khoản vay hoàn trả và phù hợp với chính sách tín dụng của NH
Năng lực hoàn trả: đánh giá khả năng trong tương lai, người vay có các
nguồn tài chính để trả nợ hay không, thông qua nhiều tiêu thức khác nhau: tuổiđời, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập,…
Các đảm bảo tín dụng: thường áp dụng đối với các khoản cho vay định
kì và đóng vai trò là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp không thực hiệnđược kế hoạch trả nợ
Mức cho vay và kỳ hạn khoản tín dụng: NH sẽ cho vay bằng hoặc thấp
hơn phần sai biệt giữa chi phí cần mua sắm với khả năng tài chính tự có của KH
Và tuỳ từng mục đích, đối tượng mà sẽ có các loại kì hạn khác nhau
Bước 3: Xét duyệt và ra quyết định cho vay.
Trên cơ sở kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng, kết hợp với hồ sơ vayvốn của KH, ngân hàng sẽ ra quyết định:
Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, NH sẽ lưu lại thông tin tín dụng
của KH nhằm phục vụ các mục đích trong tương lai KH có thể quay lại NH tiếptục vay với một khoản vay khác
Đồng ý cho vay: Trong trường hợp này, ngân hàng và KH sẽ tiếp tục
quan hệ tín dụng ở các bước tiếp theo
Trang 26Bước 4: Hoàn chính hồ sơ và triển khai giải ngân.
Cán bộ tín dụng và KH hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành giải ngânnhư: thỏa thuận phương thức cho vay và trả nợ, ký kết hợp đồng tín dụng, làmthủ tục mua bảo hiểm cho khoản vay… Sau đó, ngân hàng sẽ giải ngân số vốnvay trên hợp đồng tín dụng cho KH
Bước 5: Quản lý, giám sát
Cán bộ tín dụng phải thường kỳ kiểm tra, giám sát, cập nhật những thôngtin mới nhất về tình trạng của KH, của khoản vốn vay, đôn đốc KH trả nợ; đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sản xuất kinh doanh của KH Việckiểm tra như vậy giúp ngân hàng có thể phát hiện sớm các khoản nợ không tốt để
có biện pháp đề phòng kịp thời
Bước 6: Tất toán khoản vay
Đây là bước cuối cùng của quy trình tín dụng nói chung Cán bộ tín dụngthu nợ (lãi và gốc) cho ngân hàng Khi phát hiện khoản nợ có dấu hiệu trở thành
nợ xấu, tùy mức độ mà cán bộ tín dụng phải tiến hành tăng cường kiểm tra, đônđốc, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý Đối với nợ quá hạn, NHTM sẽ tiếnhành phát mại TSĐB để thu hồi nợ theo quy định hiện hành
Bước 7: Lưu hồ sơ.
Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ TSĐB của KH thực hiện theo quy trình quản
lý hồ sơ TSĐB hiện hành Ngân hàng sẽ lưu hồ sơ của KH trong kho lưu trữphòng trường hợp cần sử dụng trong tương lai
1.3 Mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về mở rộng cho vay tiêu dùng Ở đây có thểhiểu: “Mở rộng cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng thực hiện các cách thức,biện pháp khai thác có hiệu quả thị trường cho vay tiêu dùng, nhằm gia tăng về
số lượng, khối lượng và chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng.”
Mở rộng cho vay tiêu dùng được thể hiện ở một số điểm sau:
Đối với ngân hàng: Mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu
dùng; tăng tỷ trọng của cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ; góp phần làm tăngthu nhập, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao vị thế của ngân hàng
Đối với KH: Mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là sự thỏa mãn tối đa nhu
cầu hợp lý của KH về khối lượng dịch vụ cung cấp, đa dạng hóa các loại hìnhcho vay tiêu dùng
Trang 27Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Mở rộng cho vay tiêu dùng nhằm đáp
ứng được các nhu cầu về vốn của nền kinh tế, trong đó đóng vai trò hết sức quantrọng là các NH - kênh dẫn vốn gián tiếp của thị trường, thúc đẩy quá trình tiêuthụ hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển của xã hội
1.3.2 Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, nhất là trong điều kiệnkhách quan của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, khi mà mức sống ngườidân được nâng cao, đồng thời đó cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trườngđầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam
Có thể nói thị trường CVTD ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng.Ngoài những nhu cầu thiết yếu (như ăn mặc, ở, đi lại,…) còn có những nhu cầucao hơn (như vui chơi, giải trí, du lịch, du học,…), mức sống người dân đượcnâng cao, yêu cầu trong cuộc sống cao hơn (như nhu cầu được tôn trọng, vị trítrong xã hội…)
Mặt khác Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định vào bậcnhất Châu Á Nền kinh tế với tốc độ phát triển khá cao thu hút mạnh mẽ vốn đầu
tư nước ngoài Như vậy tiềm năng về lĩnh vực CVTD là rất rộng lớn, đang mở rahoạt động của các NHTM
Với trình độ công nghệ hiện đại, một nền kinh tế mở và hội nhập như ngàynay thì nhu cầu về dịch vụ NH ngày càng cao, nhất là NH bán lẻ và nó đã càngngày càng trở lên gần gũi, phổ biến và hữu dụng hơn với người dân Đây là xuthế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NH trong khu vực và thế giới
Có thể nói, với một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, môi trường pháp lýđang hoàn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trường sản phẩm CVTD
ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng của hoạt động cho vay tiêu dùng 1.3.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng: là chỉ tiêu cho biết tổng lượng giá trị (tiền) mà
ngân hàng đã cho KH vay trong một thời kỳ nhât định, phản ánh một cách kháiquát quy mô, xu hướng hoạt động CVTD của ngân hàng trong thời kỳ đó (thường
là năm tài chính) Bao gồm các khía cạnh:
Trang 28- Đo lường giá trị tăng trưởng doanh số về giá trị tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối =
Tổng doanh số CVTD năm (n) -
Tổng doanh số CVTD năm (n-1)
- Về giá trị tăng trưởng doanh số tương đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tương đối =
Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối Tổng doanh số CVTD năm (n-1)
- Về tỷ trọng doanh số CVTD so với tổng tín dụng:
Tỷ trọng = Tổng doanh số hoạt động CVTD năm (n)
Tổng doanh số hoạt động tín dụng năm (n)
1.3.3.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD
Dư nợ CVTD: là chỉ tiêu cho biết tổng lượng giá trị (tiền) mà KH đang vay
nợ của ngân hàng tại một thời điểm, qua đây ngân hàng biết được quy mô và tốc
độ phát triển sản phẩm CVTD Bao gồm các khía cạnh:
- Đo lường giá trị tăng trưởng dư nợ về giá trị tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối =
Tổng dư nợ CVTD năm (n) -
Tổng dư nợ CVTD năm (n-1)
- Về giá trị tăng trưởng dư nợ tương đối:
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tương đối =
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Tổng dư nợ CVTD năm (n-1)
- Về tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng tín dụng:
Tỷ trọng = Tổng dư nợ hoạt động CVTD năm (n)
Tổng dư nợ hoạt động tín dụng năm (n)
1.3.3.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng thu lãi từ hoạt động CVTD
Thu lãi: là số tiền lãi KH phải trả cho ngân hàng để vay vốn phục vụ cho
mục đích tiêu dùng Bao gồm các khía cạnh:
- Đo lường giá trị tăng trưởng thu lãi về giá trị tuyệt đối:
Giá tr t ng ị tăng ăng
tr ưởng thu lãi ng thu lãi
= T ng thu lãi ổng thu lãi CVTD n m ăng
- T ng thu lãi ổng thu lãi CVTD n m ăng
Trang 29tuy t ệt đối đối i (n) (n-1)
- Về giá trị tăng trưởng thu lãi tương đối:
- Về tỷ trọng thu lãi CVTD so với tổng thu lãi tín dụng:
T tr ng ỷ trọng ọng = T ng thu lãi ho t ổng thu lãi ạt động CVTD năm (n) động CVTD năm (n) ng CVTD n m (n) ăng
T ng thu lãi ho t ổng thu lãi ạt động CVTD năm (n) động CVTD năm (n) ng tín d ng n m (n) ụng năm (n) ăng
1.3.3.4 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dư nợ theo sản phẩm
Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm phản ánh tỷ trọng các sản phẩm CVTDcủa NH Nó cho biết sản phẩm nào được người dân sử dụng nhiều, NH quảngcáo tiếp thị tốt hơn; sản phẩm nào ít được người dân quan tâm, NH chưa chútrọng phát triển Tuy nhiên, tỷ trọng một sản phẩm thấp có thể do đó là sản phẩmmới, người dân chưa biết nhiều về nó, chính sách marketing của NH chưa mạnh.Tuy vậy nó cũng cho thấy triển vọng và tiềm năng mở rộng CVTD đối với sảnphẩm này là lớn và chưa được khai thác hết
1.3.3.5 Chỉ tiêu phản ánh về số lượng KH
Số lượng KH: chính là tổng số KH thực hiện giao dịch CVTD tại ngân hàng
trong một giai đoạn nhất định Phản ánh quy mô và đối tượng KH của NH
Càng nhiều KH đến với NH đồng nghĩa với việc uy tín, quy mô của NHngày càng được tăng lên, CVTD của NH được mở rộng Chính điều này đã thúcđẩy NH cần mở rộng về quy mô, cơ cấu tổ chức, chất lượng phục vụ
Giá trị tăng
trưởng tuyệt đối =
Số lượng KH năm (n)
-
-Số lượng KH năm (n-1)
1.3.3.6 Chỉ tiêu về số lượng các sản phẩm CVTD
Chính là tính đa dạng của các sản phẩm CVTD được đánh giá thông quadanh mục số sản phẩm mà NH đó cung cấp cho KH Nếu số lượng sản phẩm đadạng, phong phú thì hoạt động CVTD đang được mở rộng về cả quy mô, phạm vihoạt động, đáp ứng cao các nhu cầu của các đối tượng KH khác nhau
1.3.3.7 Chỉ tiêu chất lượng tín dụng
Thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của NH, được đánh giá chủ yếu thông quachỉ tiêu nợ xấu, chỉ tiêu nợ quá hạn của hoạt động CVTD so với tổng dư nợ tín
Trang 30dụng; phản ánh chất lượng khoản vay, khả năng thu hồi vốn đúng hạn, đảm bảo
an toàn vốn của NH và cho biết việc mở rộng CVTD có đem lại rủi ro cho NHhay không và nếu có thì rủi ro ở mức độ nào
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng
1.3.4.1 Nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng Do đó nó sẽ
là những nhân tố ngân hàng có thể chi phối được
b Quá trình thẩm định KH
Quá trình này là rất quan trọng đối với việc xem xét có cho KH vay haykhông, nhưng chính nó cũng là rào cản nếu nó quá phức tạp và rườm rà Nó làmngười đi vay nản lòng trong khi quá trình này làm họ mất nhiều thời gian và côngsức Và để hạn chế được điều này thì việc thẩm định phải dựa trên các thủ tục cơ
sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực hiện phải nghiêm chỉnh, nó
là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và chất lượng khoản tín dụng
Trang 31Do KH là người tiếp xúc trực tiếp với cán bộ tín dụng nên theo họ cán bộtín dụng chính là bộ mặt của NH Sự thân thiện và cởi mở đúng mực sẽ làm cho
KH hài long, tin tưởng hơn vào NH, từ đó dễ trở thành KH quen thuộc của NH
d Cơ sở vật chất thiết bị, công nghệ
Cơ sở vật chất thiết bị, công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến việc thu hút KH.Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phù hợp đáp ứng được nhu cầu của KH sẽgiúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều KH hơn Mặtkhác việc áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp hoạt động của ngân hàng diễn rachính xác và trôi chảy hơn rất nhiều
e Quy mô, khả năng tài chính và uy tín của ngân hàng
Ngoài ra vốn huy động và vốn tự có giữ một vai trò hết sức quan trọngtrong việc ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình, nó cũng thểhiện phần nào độ tin cậy và khả năng sức mạnh của ngân hàng đó Quy mô vốnhuy động và vốn tự có lớn sẽ giúp NH có một danh mục cho vay rộng hơn, mứcvay tối đa cao hơn, khả năng đảm bảo an toàn vốn tốt hơn, giảm rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của NH, tăng sức cạnh tranh cho NH trên thị trường
1.3.4.2 Nhân tố khách quan
a Trình độ của KH
Trình độ học vấn của KH cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự pháttriển của hoạt động CVTD của NH Những người có trình độ học vấn cao sẽ cócái nhìn gần gũi hơn với các hoạt động, dịch vụ và sản phẩm của NH Họ đều coivay mượn để tiêu dùng là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốnhơn là chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp, do đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự pháttriển của CVTD
b Nhu cầu thực tế của KH
CVTD là hoạt động dịch vụ xuất phát từ những nhu cầu thực tế của KH.Trong khi đó, với một thi trường cạnh tranh cao và quyết liệt như thị trường NHthì việc đáp ứng và thỏa mãn cao các nhu cầu của KH chính là chìa khóa cho mọithành công Chính vì thế mà nhu cầu thực tế của KH sẽ quyết định hình thứcCVTD, xác định danh mục CVTD của NH
c Đạo đức của KH
Trang 32Nhân tố này được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của
KH Đây được coi là yếu tố tiên quyết tác động đến hành vi trả nợ Năng lựcpháp lý là những năng lực được quy định cụ thể về mặt pháp lý mà người vaycần phải có Đây là cơ sở để hình thành nghĩa vụ trả nợ của KH trong quan hệ tíndụng Độ tín nhiệm liên quan đến sự sẵn lòng và quyết tâm trả nợ, được xây dựngtrên cơ sở tính thật thà, liêm chính của con người, được phản ánh khá rõ trong hồ
sơ quá khứ của cá nhân xin vay Nếu KH là người có đạo đức tốt, có ý thức trả
nợ cao thì hoạt động CVTD sẽ ít rủi ro hơn Ngược lại, nếu KH trả nợ không đều,
tỷ lệ nợ quá hạn nhiều thì sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động CVTD
d Khả năng tài chính của KH
Khả năng tài chính của KH là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạtđộng NH nói chung và hoạt động CVTD của NH nói riêng Phần lớn các khoảnCVTD được quy định nguồn hoàn trả là thu nhập thường xuyên của KH trongtương lai, ngoại trừ cho vay ngắn hạn KH có thu nhập càng cao, việc thanh toán
nợ NH càng ít ảnh hưởng đến các chi tiết khác, đặc biệt các chi tiêu thông thườnghay thiết yếu của gia đình người vay Và ít ảnh hưởng tới tình hình tài chính củagia đình thì khoản CVTD càng trở lên an toàn hơn Khi CVTD, việc quyết địnhmức cho vay nhất thiết phải căn cứ trên các nguồn hoàn trả của KH, nó tổng quáthơn là tình hình tài chính của KH
e Tài sản đảm bảo tín dụng
TSĐB tín dụng là những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứhai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro, góp phần làm tăngmức độ an toàn cho khoản tín dụng của NH Tuy TSĐB tín dụng là một trongnhững tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọngnhất, không phải là yếu tố quyết định trong việc vay
và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách tỉ mỉ và kĩ lưỡng nhất
Trang 33f.Môi trường vĩ mô
Một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến CVTD là môi trường kinh tế - xã hội,yếu tố văn hóa, môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nước và sựliên hệ giữa các phần tử của hệ thống kinh tế
Môi trường kinh tế - xã hội: đặc trưng của nó là trình độ phát triển kinh
tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người và mức sống của dân cưcùng với yếu tố kinh tế - xã hội khác
Môi trường văn hóa: ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của KH thông
qua các yếu tố: thói quen tâm lý, trình độ dân trí, bản sắc dân tốc, những tập quán
xã hội,…
Môi trường pháp lý: Tất cả mọi hoạt động của các cá nhân và tổ chức
đều bị chi phối bởi pháp luật của quốc gia nơi diễn ra hoạt động đó Môi trườngpháp lý tác động đến tính trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện để hoạt độngCVTD được diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc, hạn chế những rắc rối cóthể nảy sinh tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng
Các chính sách của Nhà nước: là các chính sách và chương trình kinh tế
như: khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách thuếthu nhập chính sách ưu đãi lãi suất, đối với hộ nghèo vay vốn, Những yếu tốnày, trước mắt và lâu dài, đều ảnh hưởng đến mức cầu về CVTD
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
SACOMBANK CHI NHÁNH HẢI PHÒNG2.1 Giới thiệu tổng quan về NH Sacombank chi nhánh Hải Phòng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank chi nhánh Hải Phòng 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập và đivào hoạt động từ ngày 21/12/1991 khi hợp nhất 4 hợp tác xã tín dụng là: Gò Vấp,Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia tại thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụchính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ NH
Với xuất phát điểm là một NH nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đấtnước, vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm năm 1991 là 3 tỉ đồng và NH hoạtđộng chủ yếu tại các quận vùng ven thành phố Hồ Chí Minh Đến cuối năm
2011, vốn điều lệ đã tăng lên là 10.740 tỷ đồng
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hải Phòng thành lập trên cơ sởgiấy chứng nhận đăng ký hoạt động do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòngcấp ngày 27/10/2006 và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/12/2006, địađiểm trụ sở chính tại 62-64 phố Tôn Đức Thắng- phường Trần Nguyên Hãn –quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng
Chi nhánh có 4 phòng nghiệp vụ bao gồm: phòng cá nhân, phòng doanhnghiệp, phòng hỗ trợ, phòng hành chính – kế toán và 5 phòng giao dịch trựcthuộc được mở tại các Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên.Tất cả các phòng nghiệp vụ và PGD đều có các Trưởng/Phó phòng và phụ tráchquản lý
Tháng 8/2007, chi nhánh khai trương PGD Tam Bạc tại số 102A QuangTrung – Hồng Bàng – Hải Phòng
Tháng 7/2008, chi nhánh khai trương PGD Lạch Tray tại số 286 Lạch Tray– Lê Chân – Hải Phòng Đến tháng 9/2011, PGD được chuyển về số 195 VănCao – Ngô Quyền – Hải Phòng và được đổi tên thành PGD Văn Cao
Tháng 4/2010, chi nhánh khai trương PGD Lạc Viên tại số 176 Đà Nẵng –Ngô Quyền – Hải Phòng
Trang 35Tháng 7/2010, chi nhánh khai trương PGD Hoa Phượng tại số 119-121Đinh Tiên Hoàng – Hồng Bàng – Hải Phòng.
Tháng 12/2010, chi nhánh khai trương PGD Thủy Nguyên tại số 151 BạchĐằng – Thị trấn Núi Đèo – Thủy Nguyên – Hải Phòng
Từ ngày đầu thành lập, chi nhánh có 33 nhân sự, đứng đầu là Ông HoàngHải Vương – Giám đốc chi nhánh và ông Mai Hùng Dũng – Phó giám đốc chinhánh, với 03 phòng nghiệp vụ và 01 bộ phận Đến nay, số nhân sự củaSacombank Hải Phòng tính đến thời điểm hiện tại là 113 cán bộ nhân viên, trong
đó gồm 47 nam và 66 nữ CBNV có trình độ thạc sỹ là 9.15%; đại học, cao đẳngchiếm 73.15%; trung cấp và lao động phổ thông chiếm 17.7%
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
a Chức năng
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của NH là huy động vốn và cho vay NH
có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ nhằm thúc đẩy sản xuất kinhdoanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, các công ty cổ phần, tư nhân, liêndoanh với nước ngoài với các đặc trưng:
Chi nhánh Hải Phòng là tổ chức có tư cách pháp nhân Là chi nhánh cấp
4 của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín hoạt động theo pháp lệch của NHNN
Huy động vốn: Nhận tiền gửi của KH bằng tiền VNĐ, ngoại tệ và vàng
Sử dụng vốn: Cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn kinh doanh bằng VNĐ,ngoại tệ và vàng
Các dịch vụ trung gian: Thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thựchiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh
Kinh doanh ngoại tệ và vàng
Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
b Nhiệm vụ
Làm cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế
Làm công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Làm cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
Làm nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trang 362.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Hải Phòng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Hải Phòng
(Nguồn: NH Sacombank Hải Phòng)
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn trong giai đoạn 2011 – 2013 của NH Sacombankchi nhánh Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến
Bộ phận quản lý tín dụng
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÒNG KẾ TOÁN- HÀNH CHÍNH
PHÒNG DOANH NGHIỆP
PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH
BỘ PHẬN KINH DOANH TIỀN TỆ
PHÒNG
GIAO DỊCH
PHÒNG CÁ NHÂN
Bộ phân kế toán
Bộ phận hành chính
Bộ phận giao dịch và ngân quỹ
Trang 37Bảng 2.1: Công tác huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013
chênh lệch
Tốc độ tăng trưởng
Số chênh lệch
Tốc độ tăng trưởng
Số chênh lệch
Tốc độ tăng trưởng
vàng 279 37,05% 13 4,66% 268 39,18% -11 -4,10% 135 12,92% -133 98,52%
(Nguồn: Bảng cân đối NH Scombank Hải Phòng)
Trang 38Từ bảng số liệu trên ta có các biểu đồ tình hình huy động vốn của chi nhánhgiai đoạn 2011 – 2013 như sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tiền gửi huy động theo kì hạn
(Nguồn: Bảng cân đối NH Scombank Hải Phòng)
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tiền gửi huy động theo loại tiền
(Nguồn: Bảng cân đối NH Sacombank Hải Phòng)
Nhìn vào bảng số liệu và các biểu đồ trên, có một số nhận xét như sau:
a Về tổng nguồn vốn:
Nhìn chung, tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn này có nhiều biến động, giảmvào các năm 2011, 2012 và tăng lên vào năm 2013 Nguyên nhân là do các năm
2011, 2012 huy động vốn trên địa bàn bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế vĩ
mô trong trạng thái khủng hoảng, chưa hồi phục Cùng với đó là những ràngbuộc khắt khe của các chính sách tiền tệ trong năm đã làm suy giảm khả nănghuy động vốn của NH Bên cạnh đó, các NH đối thủ luôn có những chính sách
ưu đãi về lãi suất cũng là những nguyên nhân khiến cho công tác huy động vốncủa Sacombank Hải Phòng gặp nhiều khó khăn
Trang 39b Về cơ cấu nguồn vốn:
Phân theo kỳ hạn: chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm vẫn là tiền gửi có kì hạn,
từ 70% - 80% tổng nguồn vốn Nguyên nhân là do các sản phẩm tiền gửi kỳ hạnkhá đa dạng về kỳ hạn và lãi suất nên đem đến nhiều lựa chọn cho KH, dễ dàngđáp ứng nhu cầu của từng đối tượng KH nên thu hút được nhiều đối tượng KH
Phân theo loại tiền: tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng trên 60% Các năm
2011, 2012 huy động từ VND có giảm so với các năm trước Nguyên nhân là do
sự mất giá của đồng nội tệ, lên giá của đồng USD, vàng; cùng với đó là sự sôiđộng của thị trường bất động sản tại Hải Phòng và chính sách thắt chặt tín dụngcủa NHNN đã làm cho người dân chuyển từ tiền đồng sang các kênh đầu tư khác
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Nhìn vào bảng số liệu 2.2 có thể có một số nhận xét về tình hình cho vaycủa chi nhánh giai đoạn 2011 – 2013 như sau:
a Về tổng dư nợ cho vay :
Hoạt động cho vay của Sacombank trong các năm 2011 – 2013 có thể nói làgiảm cả về số lượng và chất lượng Dư nợ cho vay giảm dần qua các năm Bêncạnh đó, chất lượng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ nợ quá hạn tăngcao, năm 2013 lên tới 9,87%, trong đó nợ xấu là 8,82% Nguyên nhân là do ảnhhưởng bởi suy thoái kinh tế, công tác huy động vốn của NH liên tục giảm, nợ quáhạn giă tăng nên ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng cho vay của chi nhánh.Nhân sự tín dụng biến động nhiều do công tác định biên nhân sự và bổ sung chocác phòng giao dịch, đặc biệt là nhân sự chủ yếu là mới tuyển dụng nên còn hạnchế về kĩ năng chăm sóc KH và kinh nghiệm trong công tác thẩm định
b Về cơ cấu dư nợ:
Phân theo kì hạn: cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% (năm
2011: 59,09%, năm 2012: 53,91%, năm 2013: 55,96%); cho vay trung hạn daođộng từ 25 – 30% và cho vay dài hạn khá ổn định với 15% hàng năm
Phân theo loại tiền: cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90%
trong cho vay ngắn hạn và trung hạn Tuy nhiên trong cho vay dài hạn, thì chovay bằng VND chỉ chiếm khoảng 80% Cho vay bằng ngoại tệ và vàng có tỷtrọng cao hơn trong kì hạn này là do tính ổn định của đối tượng này
Trang 40Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay theo thời hạn và loại tiền
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013