vn chuy ể 2.39.
2.153. Biểu đồ 2.: Sự tăng trưởng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011–
giai đoạn 2011–2013
2.154. (Đơn vị: tỷ đồng)
2.155. (Nguồn: Bảng cân đối NH Sacombank Hải Phòng)
2.156. Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Sacombank đã có những bước tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua, doanh số CVTD cũng như số dư và tỷ trọng dư nợ CVTD biến đổi khá đồng đều và tăng đều qua các năm. Tuy không có bước nhảy đáng chú ý, nhưng chi nhánh cũng đã đạt được thành tích trong việc nâng cao tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số và dư nợ cho vay. Điều này cho thấy, cho vay tiêu dùng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của Sacombank Hải Phòng.
2.156.1.1. Cơ cấu cho vay tiêu dùng
a. Xét về cơ cấu theo mục đích:
2.157. Cùng với sự tăng lên về tỷ trọng dư nợ của cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay, cơ cấu cho vay tiêu dùng của Sacombank Hải Phòng cũng thay đổi liên tục qua các năm. Điều đầu tiên ta có thể nhận thấy rằng, cho
vay CBCNV và cho vay mua, sửa chữa nhà luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm (đều trên 35%).
2.158. Đối với cho vay cán bộ công nhân viên: tỷ trọng tăng dần qua
các năm (năm 2011: 35,52%, năm 2012: 40,27%, năm 2013: 42,02%), đưa dư nợ từ 28,626 tỷ đồng năm 2011 lên 37,258 tỷ đồng năm 2013. Tỷ trọng và dư nợ ngày càng tăng chứng tỏ Sacombank Hải Phòng đã và đang thực hiện được đúng mục tiêu đề ra của mình là một NH bán lẻ, luôn chú trọng đến đối tượng KH có thu nhập ổn định, vì vậy không có gì khó hiểu khi NH đẩy mạnh sản phẩm này. Đây cũng là bước tiến đúng đắn vì trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vẫn phục hồi chậm, thì CBCNV là nguồn KH bền vững và ít rủi ro nhất.
2.159. Cho vay mua, sửa chữa nhà: tuy chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
cho vay tiêu dùng nhưng trong giai đoạn vừa qua cũng có dấu hiệu chững lại. Tỷ trọng qua các năm chỉ biến động 1%. Tuy nhiên, chính phủ đang có mong muốn làm nóng thị trường bất động sản hiện đang đóng băng, nên cho vay mua nhà sẽ là hoạt động được khuyến khích trong năm tới.
2.160. Cho vay mua ô tô: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay
tiêu dùng của Sacombank Hải Phòng (2% ~ 3%). Trong giai đoạn này, tỷ trọng và doanh số cho vay mua ô tô cũng có dấu hiệu giảm sút do thời gian gần đây, Bộ tài chính nhiều lần tăng thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô, tiếp đó còn tăng lệ phí trước bạ làm cho giá xe nhập khẩu tăng.
2.161. Cho vay du học: tuy chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu cho vay
tiêu dùng chỉ chi nhánh, nhưng đây là gói sản phẩm tiềm năng có khả năng phát triển. Vì thời gian gần đây, nhận thức của người dân về giáo dục tăng cao, hơn nữa việc học tập tại nước ngoài cũng không còn là vấn đề khó khắn. Đây sẽ là gói sản phẩm được đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới của chi nhánh.
b. Xét về cơ cấu theo kỳ hạn
2.162. CVTD của CN chủ yếu là trung, dài hạn. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn luôn trên dưới 60%, cho thấy người dân ngày càng có xu hướng vay trung dài hạn, phục vụ cho mục đích mua sắm nhà cửa, ô tô… bởi với khoản vay lớn như vậy, họ không thể hoàn trả trong ngắn hạn.
2.163. Cho vay ngắn hạn cũng được tăng cường với các sản phẩm thẻ tín dụng như Family, thẻ Visa… Tuy nhiên hoạt động CVTD qua thẻ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu CVTD của NH, chưa có những bước tăng trưởng đáng kể.
c. Xét về cơ cấu theo TSĐB
2.164. Hầu hết dư nợ cho vay tiêu dùng tập trung vào loại hình cho vay không có tài sản đảm bảo. Loại hình này chính là cho vay tín chấp với cán bộ công nhân viên, vay đảm bảo bằng lương. Với loại hình cho vay này, quy mô món vay có thể không cao nên dẫn đến chi phí quản lý lớn. Tuy nhiên, cán bộ công nhân viên là những người có thu nhập ổn định, sản phẩm này lại được triển khai sớm nên đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH hiện nay.
2.165. Dư nợ không có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 80% tổng dư nợ CVTD. Tỷ lệ này khá cao và ổn định qua các năm.