Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội em đã chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thươn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở nhiều nước trên thế giới, chỉ số tiêu dùng được coi là dấu hiệu chủ chốt của tăng trưởng kinh tế trong trung hạn Mức tiêu dùng phản ánh kỳ vọng về thu nhập tương lai của dân cư Nó là động lực là cầu chi trả về hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh Ngay cả việc tiêu dùng về ô tô, nhà ở, đồ gia dụng, thậm chí mỹ phẩm cũng liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất Vì vậy tín dụng tiêu dùng từ lâu được coi là một phần quan trọng của NH bán lẻ (phần quan trọng nhất) Thậm chí tín dụng tiêu dùng còn được coi là cứu cánh của NHTM từ thập niên 70, khi mà tín dụng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty tài chính, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán
Ở Việt Nam, năm 2009 trôi qua với ấn tượng phục hồi thành công của nền kinh tế cũng như ngành tài chính NH Với việc hoàn thành 2 mục tiêu khó khăn là chóng suy giảm kinh tế và duy trì tốc
độ tăng trưởng nền kinh tế bền vững, hợp lý, chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, nền kinh tế Việt Nam năm 2009 được xem là thành công đúp và là một trong số ít nền kinh tế tăng trưởng dương trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu Đồng hành với nền kinh tế, ngành tài chính NH cũng có một năm thành công với việc duy trì ổn định nền tài chính Sang đến năm 2010 nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi nhưng cũng bộc lộ nhiều bất ổn mà rõ ràng nhất là cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia Châu Âu diễn ra từ quý II/2010 Thị trường toàn cầu và định chế phục hồi khá yếu ớt trong khi những rủi ro lớn vẫn tiềm ẩn đối với ngành tài chính Trong 1 năm nhiều biến động, NH vẫn là ngành đạt mức lợi nhuận cao, ổn định nhưng chính vì vậy sự cạnh tranh trong ngành càng diễn ra căng thăng hơn, rủi ro nợ xấu gia tăng và chi phí cũng tăng lên do lãi xuất huy động cũng tăng cao, Đây là những thách thức không nhỏ trong năm 2010, 2011 và sẽ còn tiếp tục hiện hữu trong năm 2012 Trong bối cảnh kinh tế được dự báo là vẫn chưa thật sự ổn định thì việc MB
Trang 2chú trọng vào cho vay kinh doanh thì rủi ro cao Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội em đã chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội"
Với mong muốn ngân hàng ngày càng mở rộng lĩnh vực này để phân tán rủi ro tăng lợi nhuận
2 Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về mở rộng hoạt động CVTD của NHTM, đánh giá thực trạng
mở rộng hoạt động CVTD tại NHTMCP Quân Đội, trên cơ sở kết
quả và hạn chế mở rộng hoạt động CVTD tại NHTMCP Quân Đội để đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động CVTD trong giai đoạn tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu việc mở rộng hoạt động CVTD
- Về không gian: Tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
- Về thời gian: Thực tiễn nghiên cứu được xác định trong khoản thời gian từ năm 2009-2011
4 Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp thống
kê, phân tích, tổng hợp để phân tích đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng từ đó đề ra giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần Quân Đội
5 Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung
nghiên cứu của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng hoạt động cho vay tiêu
dùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội qua 3 năm 2009-2011
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.1.1.1 Khái niệm
"CVTD là một hình thức qua đó NH chuyển cho KH (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những thoả thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả,…) giúp cho KH có thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn."
1.1.1.2 Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng
KH vay và mục đích vay: KH vay là cá nhân và các hộ gia đình Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình; Quy mô và số lượng: Quy mô món vay nhỏ, số lượng món vay lớn; Chi phí và rủi ro: Các khoản CVTD có chi phí lớn nhất và độ rủi
ro cao nhất trong danh mục cho vay của hệ thống NH; Lãi suất: lãi suất CVTD thường được định giá cao hơn lãi suất cho vay thương mại; Lợi nhuận: Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD là đáng kể; Nhu cầu vay: Nhu cầu vay của KH có tính nhạy cảm theo chu kỳ, nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng và giảm đi trong thời kỳ nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái; Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của KH được trích từ thu nhập
1.1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.2.1Căn cứ vào mục đích vay: CVTD cư trú, CVTD không cư trú
1.1.2.2 Căn cứ theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn, Cho vay trung
hạn, Cho vay dài hạn
1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: CVTD trả góp, CVTD trả một lần
1.1.2.4 Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng: Cho vay đảm bảo
không bằng tài sản, Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
1.1.3 Vai trò của CVTD
Trang 41.1.3.1 Đối với ngân hàng thương mại: Mang lại thu nhập tương
đối cao trong tổng doanh thu của các NH
Số lượng các khoản này lại rất lớn (đối tượng có nhu cầu vay tiêu dùng bao gồm tất cả các thành phần trong xã hội), vì thế tổng quy mô tài trợ là rất lớn Mang lại cho NH một tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn trong tổng lợi nhuận của NH Đặc biệt, với NH có quy mô nhỏ,
uy tín chưa cao vv, khó có thể cạnh tranh được với các NH có quy
mô lớn, uy tín cao trong việc giành những KH lớn
1.1.3.2 Đối với người tiêu dùng.
Họ sẽ được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ khả năng
về tài chính như mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay trong trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế
Có thể nói người tiêu dùng là người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất lợi ích mà hình thức cho vay này mang lại trong điều kiện
họ không lạm dụng chi tiêu vào những việc không chính đáng vì khi
đó sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế -xã hội.
Phát triển hoạt động CVTD của các NHTM sẽ làm tăng đáng kể những nhu cầu có khả năng thanh toán đó hay nói cách khác đây chính là một giải pháp hữu hiệu để kích cầu và qua đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn
Hoạt động CVTD có ý nghĩa rất quan trọng đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất – kinh doanh, NHTM nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung CVTD vì thế luôn cần được quan tâm mở rộng
1.2 Mở rộng hoạt động CVTD của NHTM
1.2.1 Quan điểm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
Mở rộng hoạt động CVTD là việc NHTM mở rộng quy mô cung ứng CVTD trên cơ sở tăng về tổng dư nợ CVTD, tăng về số lượng KH, về
dư nợ trên một KH và tăng thị phần CVTD nhằm tăng lợi nhuận từ hoạt động CVTD trên cơ sở kiểm soát rủi ro và phục vụ cho chiến lược kinh doanh
Trang 51.2.2 Nội dung về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.2.1 Mở rộng về quy mô CVTD: NH tăng quy mô CVTD
thông qua tăng dư nợ CVTD đồng thời tăng dư nợ CVTD trên một
KH vay trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu của KH và lãi suất hợp lý với thời gian xét duyệt nhanh chóng, thái độ tận tình, chu đáo, phát triển nhiều loại sản phẩm tiêu dùng mới kết hợp với nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
1.2.2.2 Đa dạng cơ cấu CVTD: NH đa dạng chủng loại sản phẩm
phù hợp với đặc điểm nội tại của NH và đặc điểm của thị trường mục tiêu; đa dạng đối tượng KH bằng cách giữ chân KH cũ, tìm kiếm thêm KH mới trên cơ sở phát triển thị trường mới và tìm kiếm phân khúc thị trường mới; đa dạng kì hạn CVTD để thỏa mãn mọi nhu cầu
về thời gian của KH; đa dạng mức độ đảm bảo tạo điều kiện cho KH
dễ dàng tiếp cận với vốn
1.2.2.3 Tăng thu nhập CVTD: Thu nhập từ hoạt động CVTD bao
gồm thu lãi cho vay tiêu dùng, thu phí CVTD
1.2.2.4 Kiểm soát rủi ro CVTD: Trên cơ sở kiểm soát nợ xấu, tỷ
lệ nợ xấu và Nợ có khả năng mất vốn Nhằm hạn chế tổn thất cho NH đem lại hiệu quả sử dụng vốn CVTD cao nhất
1.2.3 Tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động CVTD
1.2.3.1 Chỉ tiêu về mở rộng quy mô CVTD
Mức tăng tuyệt đối dư nợ CVTD
Trang 6Số lượng KH vay tiêu dùng trong kỳ Mức tăng (giảm) dư nợ CVTD/KH
Tăng trưởng dư nợ CVTD/KH = x 100
Dư nợ CVTD/KH kỳ trước
Tăng trưởng thị phần: Thị phần CVTD là tỷ trọng dư nợ
CVTD của NH so với tổng dư nợ của NH hay là so với tổng
dư nợ CVTD nền kinh tế
1.2.3.2 Chỉ tiêu về đa dạng hóa cơ cấu cho vay tiêu dùng
- Đa dạng chủng loại sản phẩm: Tăng số lượng sản phẩm CVTD,
đa dạng cả về danh mục cho vay và phương thức thanh toán
- Đa dạng đối tượng KH: Mở rộng thêm nhóm KH vay tiêu dùng, tìm kiếm thêm KH có nhu cầu vay tiêu dùng cũng như lôi kéo thêm KH đến với NH
- Đa dạng kỳ hạn CVTD: Xu hướng ngày càng kéo dài thời hạn
- Đa dạng mức độ đảm bảo: Là việc NH mở rộng ra thêm các loại tài sản đảm bảo để từ đó mở rộng thêm KH vay
1.2.3.3 Chỉ tiêu về tăng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Thu lãi là số tiền lãi mà NH thu được từ hoạt động CVTD
Lợi nhuận từ hoạt động CVTD=Doanh thu CVTD–Chi phí CVTD
Thu nhập từ hoạt động CVTD
Tỷ trọng thu nhập từ CVTD= x 100
Tổng thu nhập của NH
Thu nhập từ hoạt động CVTD Hiệu quả sử dụng vốn CVTD = x 100
Tổng số tiền CVTD
1.2.3.4 Chỉ tiêu về kiểm soát rủi ro
Nợ xấu CVTD: Là các khoản nợ CVTD thuộc các nhóm 3, 4 và 5
Nợ xấu CVTD
Tỷ lệ nợ xấu CVTD = x 100
Dư nợ CVTD
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động CVTD
1.2.4.1 Nhân tố môi trường kinh doanh
Trang 7Môi trường kinh tế vĩ mô: Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ, môi trường pháp luật, môi trường văn hoá-xã hội
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI QUA 3 NĂM 2009 - 2011 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
2.1.1 Sự phát triển và cơ cấu tổ chức
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
NHTM cổ phần Quân Đội (MB) được thành lập từ tháng 9 năm
1994 theo số đăng ký 0054/NHGP và được cấp phép hoạt động ngày
14 tháng 9 năm 1994 Có trụ sở chính đặt tại số 03 Liễu Giai quận Ba Đình - Hà Nội Đến nay, gần 15 năm hoạt động, NH đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được đánh giá là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu của Việt Nam
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của MB
MB thực hiện tất cả các dịch vụ cụ thể như sau: Huy động vốn từ doanh nghiệp, từ các tổ chức, dân cư; Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ Tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; Cho vay trả góp tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, quân nhân, giáo viên; Cho vay mua ôtô trả góp, xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay
hỗ trợ du học; Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa; Thực hiện các dịch
Trang 8vụ bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn ; Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương cho các doanh nghiệp; Dịch vụ kiều hối; Kinh doanh mua bán ngoại tệ; Góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần; Dịch vụ tư vấn tài chính.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của MB
Mỗi phòng ban thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám đốc
2.1.2 Nguồn lực
Năm 2009 là năm chuyển giao nhiệm kỳ của hội đồng quản trị
MB Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 đã bầu hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2009-2014 gồm 7 thành viên: chủ tịch hội đồng thành viên, 02 phó chủ tịch hội đồng quản trị và 04 thành viên hội đồng quản trị đã cử ra thường trực hội đồng quản trị để kịp thời giải
Trang 9quyết các công việc thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị phát sinh trong khoản thời gian giữa 2 kỳ họp.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB năm 2009-2011)Các chỉ số năm sau đều tăng hơn so với năm trước và hoàn thành tốt và vượt kế hoạch do Đại hội cổ đông đề ra
2.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB
2.2.1 Quá trình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB.
Năm 2003, MB đã nghiên cứu triển khai một số sản phẩm CVTD Cùng với việc nghiên cứu, NH đã triển khai áp dụng thử nghiệm tại một số chi nhánh Vào thời điểm đầu năm 2005, MB đã quyết định thành lập ngay tổ nghiên cứu và triển khai sản phẩm ô tô trả góp Đồng thời chuẩn hoá lại sản phẩm cho vay mua sắm, sửa chữa nhà cũng được thực hiện MB đã tạo lập được hình ảnh của một
NH bán lẻ đối với đông đảo KH
2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của MB.
Hiện nay MB cung cấp các sản phẩm CVTD sau: Cho vay mua
xe trả góp, Cho vay du học, Cho vay mua nhà chung cư, đất dự án, Cho vay cầm cố giấy tờ có giá , Cho vay cá nhân tín chấp, Cho vay hạn mức thấu chi
Trang 102.2.3 Quy trình cho vay đối với khoản vay tiêu dùng
Thủ tục vay được ban hành chung chung cho tất cả các KH, mà chưa có phân biệt KH có quan hệ thường xuyên (đã đến NH vay trước đây) hay KH mới lần đầu vay hay KH là những người hưởng lương NSNN và KH không hưởng lương NSNN
Qui trình tín dụng tại MB được ban hành dưới hình thức sổ tay thực hiện tính thống nhất trong toàn hệ thống NH, qua đó nhân viên biết được trách nhiệm của mình trong quá trình cho vay Hiện nay,
MB chưa có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng cho các nhân viên tín dụng Mọi công việc về cho vay đều do 1 nhân viên tín dụng thực hiện cùng với nhân viên thẩm định riêng, nhân viên thẩm định riêng
để quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay và trình lên trưởng phòng để xin ý kiến Hiện nay NH đã có thang điểm xếp loại KH ngoài ra theo qui định hiện nay của NH về thời gian xét duyệt cho vay là tối thiểu là 3 ngày, như thế là còn chậm
2.3 Thực trạng mở rộng hoạt động CVTD của MB qua 3 năm 2009-2011
2.3.1 Mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng
2.3.1.1 Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.3: Dư nợ CVTD của MB qua 3 năm 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
DNBQ 29.588 100 48.797 100 58.108 100 19.209 64,92 9.311 19,08 CVTD 3.561 12,04 8.624 17,67 10.452 17,99 5.063 142,18 1.828 21,20
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD của NH năm 2009 - 2011)Hoạt động CVTD là hoạt động mà rủi ro tín dụng rất lớn nhưng lợi nhuận mang lại là rất cao Dư nợ CVTD tăng nhanh qua các năm Năm 2009 dư nợ CVTD đạt 3.561 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12.04% trong tổng dư nợ bình quan của NH thì đến năm 2010 đã đạt 8.624 tỷ
Trang 11đồng và chiếm 17,67% tổng dự nợ cho vay và năm 2011 đạt 10.452
tỷ đồng chiếm 17,99% tổng dư nợ cho vay Với tỷ trọng ngày càng lớn, hoạt động CVTD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động của MB
2.3.1.2 Tăng trưởng số lượng khách hàng và dư nợ bình quân trên một khách hàng vay tiêu dùng
Số lượng KH đến MB vay tiêu dùng ngày càng tăng, năm 2010
số KH đến vay là 59.941 người tăng 132,775% so với năm 2009 là 25.751 KH, đến năm 2011 thì số KH đến với MB tăng lên là 71.461 nhưng tỷ lệ tăng chỉ là 19,217% Đồng thời dư nợ trên mỗi KH vay tiêu dùng cũng tăng lên qua các năm So với năm 2009 thì năm 2010
số lượt người vay tăng mạnh đạt 88.642 người tăng 89,605% và năm
2011 số lượt KH vay tiêu dùng đạt 104.000 người nhưng tỷ lệ tăng lại giảm còn 17,326% Làm cho dư nợ trên mỗi lượt KH vay tiêu dùng tăng lên năm 2009 là 0,076 tỷ đồng, năm 2010 là 0,097 tỷ đồng và năm 2011 là 0,101 tỷ đồng
2.3.1.3 Thị phần cho vay tiêu dùng của MB
Bảng 2.5: Thị phần CVTD của MB so với một số NH qua 3 năm
2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
NGÂN
HÀNG
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
ACB 7.505 11,95 15.410 14,86 17.741 13,00
VCB 17.044 27,14 29.249 28,20 37.668 27,60 Agribank 25.536 40,66 37.302 35,96 53.940 39,52
Tổng dư nợ 62.800 100,00 103.727 100,00 136.500 100,00
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động KD của các NH năm 2009 - 2011)Xem xét thị phần của MB so với bốn NHTM cổ phần có quy mô tương đương, một NHTM nhà nước đã cổ phần và một NHTM nhà nước Ta thấy, so với các NHTM cổ phần có cùng qui mô thì tỷ trọng
Trang 12CVTD của MB nhỏ hơn, còn so với 2 NH còn lại thì tỷ trọng CVTD của MB nhỏ hơn rất nhiều nhưng tỷ trọng CVTD của MB qua các năm có xu hướng tăng dần.
2.3.2 Đa dạng cơ cấu cho vay tiêu dùng
2.3.2.1 Đa dạng chủng loại sản phẩm cho vay tiêu dùng
Dư nợ CVTD của MB tập trung chủ yếu vào hai loại sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua nhà đất chung cư, dự án dư
nợ luôn chiếm từ 68- 72% trong tổng dư nợ CVTD Dư nợ của các sản phẩm còn lại cũng tăng qua các năm
2.3.2.2 Đa dạng đối tượng khách hàng
Bảng 2.7: Dư nợ CVTD theo đối tượng KH trong năm 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Đối tượng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
KH làm việc tại các
đơn vị HCSN 962 27,01 2.342 27,16 3.027 28,96 1.380 143,45 685 29,25
KH làm việc tại các
DN 2.151 60,40 4.974 57,68 5.671 54,26 2.823 131,24 697 14,01Đối tượng khác 448 12,58 1.308 15,17 1.754 16,78 860 191,96 446 34,10
2 nhóm còn lại Chứng tỏ MB đã chú trọng hơn đến đối tượng này
2.3.2.3 Đa dạng kì hạn vay
Bảng 2.8: Dư nợ CVTD theo kì hạn vay trong năm 2009-2011