II/ Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay
1/ Phân tích sơ bộ về hoạt động chovay tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long (sử
nhánh Thăng Long (sử dụng thống kê mô tả)
1.1/ Cơ cấu tổng cho vay tại chi nhánh qua các tháng 9/2007 đến 12/2008
Qua đồ thị trên, ta thấy tổng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long có yếu tố xu thế và tăng khá nhanh từ 9/2007 đến 12/2008, đặc biệt quý IV năm 2008, tổng dư nợ cho vay tăng liên tục ; tính riêng tháng 12/2008 tăng gấp đôi so với 9/2007.
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
tongchovay 16 47983076 4565.8000 0 111426142 4709.1040 0 72163761 6866.9370 000 158888217291 .18310000 Valid N (listwise) 16
Qua bảng thống kê trên, ta thấy tổng cho vay đạt giá trị lớn nhất là 1114261424709,1 VNĐ gấp 2,32 lần so với tháng thấp nhất đạt 479830764565,8 VNĐ và có giá trị trung bình là 721637616866,937 VNĐ.
1.2/ Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn tại chi nhánh
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Vay NH 16 386136525739.92 000 821675226534.08 000 592431199816.93 40000 117151163769 .43590000 Vay DH 16 55395112978.560 000 292586198175.02 4000 129206417050.00 400000 56820113680. 886600000 Valid N (listwise) 16
Nhìn chung, xu thế chung của cho vay ngắn hạn và dài hạn trong thời kỳ này là tăng nhưng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Đối chiếu với bảng lãi suất cho vay, xét một cách tổng thể, ta thấy lãi suất cho vay trung dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn bất kể là cho vay USD hay cho vay VND tuy nhiên lượng cho vay ngắn hạn vẫn lớn hơn cho vay trung dài hạn. Điều này có thể lý giải như sau: chovay trung dài hạn phải mất một thời gian khá dài mới thu hồi được nợ gốc và lãi nên lãi suất cho vay phải cao hơn vì cho vay dài hạn tiểm ẩn nhiều rủi ro hơn như rủi ro thanh toán, rủi ro về tỷ giá đối với cho vay ngoại tệ. Ta có thể xem xét một số đặc trưng của kết cấu cho vay ngắn hạn và dài hạn qua bảng mô tả thống kê trên. Tính trung bình, cho vay ngắn hạn cao gấp 4,58 lần so với cho vay dài hạn.
1.3/ Cơ cấu cho vay ngoại tệ quy VND và cho vay VND tại chi nhánh
Đường đồ thị của tổng số cho vay ngoại tệ quy VNĐ gần với trục thời gian hơn cho thấy vay nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay ngoại tệ và nội tệ. Đáng chú ý là quý IV năm 2008 cho vay VNĐ tăng liên tục và nhanh hơn hẳn so với cho vay ngoại tệ quy VNĐ, điều này có thể do đồng đô la Mỹ trên thị trường tăng giá so với đồng Việt Nam dẫn đến khách hàng có xu hướng vay VND nhiều hơn vay USD. Ta có thể đối chiếu với bảng tỷ
giá đồng USD dưới bảng sau, tỷ giá USD tăng liên tục trong quý IV năm 2008 cho thấy lý giải trên là hợp lý.
Bảng mô tả thống kê sau đây cũng cho thấy sự biến động của cho vay VND lớn hơn cho vay USD. Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation) của vay ngoại tệ quy VND nhỏ hơn độ lệch tiêu chuẩn của vay VND. Giá trị lớn nhất cho vay ngoại tệ quy VND tháng 12/2008 tương đương với giá trị nhỏ nhất của cho vay VND tháng 9/2007 đạt giá trị vàokhoảng 3000 tỷ VND.
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Vaynte quy VND 16 16207388 2758.6560 0 33943077 1408.3039 0 23878363 9774.7378 000 56338998199. 64430000 vay VND 16 30908347 7192 77483065 3301 48285397 7092.20 110604871138. 078 Valid N (listwise) 16
1.4/ Diễn biến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ 9/2007 đến 12/2008
Ta đã biết thu hồi nợ đúng hạn là cơ sở để các NHTM tồn tại và phát triển; vì vậy một chỉ số rất quan trọng trong phân tích tình hình cho vay là:
Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ = nợ quá hạn các loại/ tổng dư nợ Chỉ số trên cho biết kết cấu của các khoản nợ quá hạn trong các khoản vay. Nếu NHTM có tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp sẽ có ưu thế tạo ra lợi nhuận vì khách hàng trả nợ đúng hạn nhiều, ngân hàng sẽ nâng cao được tính
thanh khoản của mình cũng như bù đắp các chi phí khác. Số nợ quá hạn dài hạn càng thấp, khả năng ngân hàng bị rủi ro không thu hồi được nợ càng giảm, chất lượng cho vay sẽ càng được tăng cường.
Nhìn vào kết quả biểu đồ trên, ta thấy diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ khá phức tạp, khi tăng, khi giảm. Để xem xét cụ thể hơn, ta xem xét tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ và một số đặc trưng của kết cấu của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn diến biến phức tạp nhưng nhìn chung có xu hướng giảm dần trong quí IV năm 2008, tính từ tháng 9/2007 đến hết năm 2008 trung bình tỷ lệ này là 13,32%, cao nhất vào tháng 4/2008 ( 21,2) và thấp nhất vào tháng 8/2008 ( 7,24). So với tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ tương đối thấp, trung bình cùng kỳ là 1,59%; tháng cao nhất là tháng 4/2008 (3,42%) và thấp nhất là tháng 8/2008 (0,53%). Từ tháng 7/2008 tỷ lệ này giảm mạnh và ngày càng giảm trong quí IV chứng tỏ chất lượng cho vay dài hạn của ngân hàng ngày càng tăng. Ta có diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn và dài hạn trên tổng
dư nợ thể hiện qua bảng biểu sau: