Vài nét sơ bộ về hoạt động chovay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 35)

V/ Tìm hiểu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

2.4/Vài nét sơ bộ về hoạt động chovay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng

2/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chi nhánh Thăng Long

2.4/Vài nét sơ bộ về hoạt động chovay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng

Nam chi nhánh Thăng Long trong hai năm 2007, 2008

Năm 2007 và 2008 là hai năm có rất nhiều chuyển biến kinh tế với Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ,các rào cản thương mại của Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Theo nhận định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là động lực đến các ngân hàng cạnh tranh và phát triển; trả lời phỏng vấn thống đốc Lê Đức Thúy có phát biểu như sau: “Với việc gia nhập WTO chúng ta phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các thị trường tài chính, dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam. Và như vậy, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng nội địa cũng tăng lên. Về phía các ngân hàng Việt Nam, đương nhiên sẽ gặp những khó khăn thách thức mới, cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính "sân nhà". Và chúng tôi cũng hiểu, đây cũng là động lực để ngành phát triển vững hơn, nhanh hơn. Tôi tin là sự chuẩn bị của các ngân hàng Việt Nam cũng bảo đảm vị thế cạnh tranh nhất định trong cuộc chơi mới này.” Trước nhiều cơ hội và thách thức cho ngành tài chính ngân hàng phát triển, kinh tế-xã hội nước ta trong năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư.

Trong hai năm kinh tế- xã hội có nhiều biến động như vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng có nhiều thành tích đáng chú ý. Năm 2007,công tác tín dụng của Chi nhánh tiếp tục thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo NHNT Việt Nam: tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời tập trung phát triển các doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, mảng tín dụng thể nhân cũng được quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình. Đến 31/12/2007 dư nợ của Chi nhánh là 1.200 tỷ quy VNĐ tăng 118% so với cuối năm 2006. Trong đó: Cho vay ngắn hạn đạt 640 tỷ quy VNĐ tăng 49% so với năm 2006 và cho vay trung dài hạn đạt 560 tỷ quy VNĐ tăng 700% so với năm 2006. Năm 2008, tổng số vốn sử dụng là 2700 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư tín dụng là 1755 tỷ quy VND chiếm 65%, tiền gửi tại TW là 945 tỷ quy VND chiếm 35% tổng số vốn sử dụng. Kết quả năm 2008, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ: Dư nợ cho vay đạt 1755 tỷ quy VND tăng 60% so với năm 2007, vượt 40% kế hoạch TW giao.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long tiếp tục tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các quy định cho vay; loại hình cho vay cũng rất phong phú, đa dạng như cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm. Đặc biệt trong hai năm qua, Vietcombank Thăng Long chú trọng đến việc cho vay phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời tập trung phát triển các doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường; mảng tín dụng thể nhân và chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao. Xuất phát từ thực tế đó, một vấn đề vô cùng quan trọng có tính chất sống còn đối với hoạt động cho vay của ngân

hàng nói chung và Vietcombank Thăng Long nói riêng là phân tích hiệu quả cho vay của ngân hàng. Hiệu quả cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tổng nguồn vốn huy động được để cho vay, việc ngân hàng có xem xét, đánh giá đúng hiệu quả của dự án hay kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của khách hàng vay đúng hạn, khả năng bảo đảm bảo tín dụng bằng tài khoản thế chấp hay điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ,…Một trong những chỉ tiêu căn bản để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng là khả năng thu hồi nợ đúng hạn của ngân hàng được thể hiện qua tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Tỷ trọng này càng nhỏ chứng tỏ khả năng hoàn trả nợ và lãi của khách hàng vay là lớn, tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, chất lượng tín dụng càng bảo đảm. Tỷ trọng này được xác định như sau:

Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ= nợ quá hạn các loại/ tổng dư nợ Trong năm 2008, tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) tăng cao, lãi suất huy động và cho vay được điều chỉnh liên tục cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay và hiệu quả cho vaycủa ngân hàng. Để cùng hiểu rõ hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long, chúng ta cùng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay, ở chuyên đề này em xin đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cho vay và tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG TỪ THÁNG

9/2007 ĐẾN 12/2008

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 35)