Cơ cấu tổng chovay thể nhân tại các phòng giao dịch

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 49)

II/ Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay

2/Cơ cấu tổng chovay thể nhân tại các phòng giao dịch

2.1/ Cơ cấu tổng cho vay trung bình tháng tại các phòng giao dịch từ 11-2008 đến 1-2009 2008 đến 1-2009

Chi nhánh Vietcombank Thăng Long bao gồm bốn phòng giao dịch là phòng giao dịch Lê Văn Lương, phòng giao dịch Lạc Long Quân, phòng giao dịch Ô Chợ Dừa và phòng giao dịch Phố Vọng. Các phòng giao dịch này lần lượt được mở vào tháng 12/2007; tháng 5/2008; tháng 9/2007; tháng 11/2008

do đó ta không có bộ số liệu đồng bộ một chuỗi các quan sát theo thời gian. Để tiện phân tích tình hình cho vay của các phòng giao dịch, ta xét cơ cấu cho vay tại các phòng giao dịch từ tháng 11/2008 đến 1/2009 như biểu đồ sau:

Phòng giao dịch Lê Văn Lương cho vay được nhiều nhất chiếm 40% tổng số cho vay của 4 phòng giao dịch; kế tiếp là PGD Phố Vọng chiếm 36%, tiếp đến là PDG Ô Chợ Dừa chiếm 16% và cuối cùng là PGD Lạc Long Quân chỉ chiếm 8%.Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của cơ cấu cho vay giữa các phòng giao dịch có thể do nhiều nguyên nhân như địa điểm các phòng giao dịch với các thành phần dân cư sinh sống quanh đó; số lượng cán bộ công nhân viên và chất lượng phục vụ; muốn biết ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố đó đến cho vay như thế nào, ta phải xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tổng cho vay, các biến giải thích là các biến định lượng hoặc định tính.

a. Hiệu quả cho vay trên tổng nguồn vốn huy động

Tính đến thời điểm tháng 1/2009, PGD Lạc Long Quân đã đi vào hoạt động đươc 9 tháng; PGD Lê Văn Lương 11 tháng; PGD Ô Chợ Dừa 3 tháng. Căn cứ vào nguồn số liệu thu thập được về tổng huy động và tổng cho vay quy VND. Lấy tổng huy động và cho vay theo các tháng chia cho thời gian hoạt động ta có số liệu trung bình tháng của các PGD về tổng cho vay, tổng huy động trung bình tháng như sau:

Phòng giao dịch Tổng cho vay/ tháng Tổng huy động/tháng

OCD 665588235.3 67880764706

LVL 692571429 200981000000

LLQ 216444444 47782333333

PVg 2522000000 31513666667

Hiệu quả cho vay trên tổng số vốn của bốn PGD được tính như sau: Hiệu quả cho vay = tổng cho vay trên tháng/ tổng huy động trên tháng Tỷ lệ này cho biết khả năng cho vay là bao nhiêu trên một đồng vốn huy động được, tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ khả năng cho vay của PGD đó càng cao. Ta có các tỷ lệ này ứng với từng phòng giao dịch như sau:

PGD OCD = 0.0098 PGD LVL = 0.0034 PGD LLQ = 0.0045 PGD PVg = 0.0800

Nhận xét : tính trên một đồng vốn huy động được thì hiệu quả cho vay của PGD Phố Vọng lớn nhất rồi đến PGD Ô Chợ Dừa, Lạc Long Quân và Lê Văn Lương.

b. Xem xét hiệu quả cho vay trên tổng chi phí không bao gồm chi phí trả lãi

Các chi phí không bao gồm chi phí trả lãi là các chi phi cần thiết hàng tháng một PGD phải chi trả để có thể hoạt động như: chi mạng viễn thông, chi

khấu hao tài sản cố định, chi thuê nhà và tài sản hoạt động, chi bảo vệ tiền, chi điện thoại, chi đồ dùng văn phòng phẩm, chi phí ấn chỉ, chi lương cho nhân viên, chi bảo hiểm y tế, chi bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn, chi ăn ca, chi trang phục lao động, chi điện nước…Do đó, lãi thu được từ hoạt động cho vay ngoài việc phải trang trả đủ cho chi phí huy động vốn, phải đủ bù đắp cả các chi phí cố định hàng tháng trên của các PGD, số còn lại mới là lợi nhuận của PGD.

Từ đó dẫn đến việc xem xét tổng lượng cho vay trên tổng chi phí không bao gồm chi phí trả lãi. Tỷ lệ này cho biết khả năng cho vay trên một đồng chi phí bỏ ra. Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ PGD cho vay được càng nhiều và hiệu quả cho vay của các PGD càng cao.

Từ số liệu thu thập được về các loại chi phí trên của các PGD, ta lấy tổng chi phí của các tháng chia cho số tháng hoạt động ra được chi phí trung bình hàng tháng thể hiện dưới bảng dưới đây. Hiệu quả cho vay trên tổng chi phí không bao gồm chi phí trả lãi được tính như sau:

Hiệu quả cho vay = tổng cho vay trên tháng/ tổng chi phí trên tháng Phòng giao

dịch

Tổng cho vay /tháng Tổng chi phí/tháng

OCD 665588235.3 96026513

LVL 692571429 125632416

LLQ 216444444 82634759

PVg

2522000000 341997024

Theo công thức trên, ta có số liệu về hiệu quả cho vay trên tổng chi phí của bốn PGD như sau:

PGD OCD =6,93 PGD LVL = 5,51

PGD LLQ = 2,62 PGD PVg = 8,00

Nhận xét: nếu chỉ tính trên một đồng chi phí thì hiệu quả cho vay của PGD Phố Vọng lớn nhất rồi đến PGD Ô Chợ Dừa, Lê Văn Lương và cuối cùng là Lạc Long Quân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc xem xét hiệu quả cho vay của các phòng giao dịch qua một số chỉ tiêu ở trên, đối chiếu với cơ cấu cho vay ta thấy, tuy theo trung bình tháng thì cho vay ở PGD Lê Văn Lương lớn nhất nhưng hiệu quả cho vay ở PGD Phố Vọng lại lớn nhất. Từ đó cho thấy, nếu chỉ xét riêng trên một chỉ tiêu nào đó sẽ là không đầy đủ, vì vậy ta phải xem xét đến sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau, ví dụ như địa bàn hoạt động, sự phong phú của dịch vụ, cơ cấu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay, các loại hình huy động chủ yếu, thông tin tín dụng từ khách hàng,..Do hạn chế về số liệu thu thập được, cũng như cam kết bảo mật thông tin tín dụng của khách hàng, việc đưa ra một nhận định đầy đủ về hiệu quả hoạt động cho vay của các PGD còn nhiều khó khăn. Trên đây, em chỉ nêu ra ý tưởng và một số phân tích dựa trên nguồn số liệu sẵn có.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 49)