1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

61 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 893 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ------CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Tên đề tài:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT

THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

Trang 2

Hà Nội, tháng 5/2012

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế

Em xin cam đoan rằng Chuyên đề thực tập cuối khoá này là hoàn toàn do

em tự nghiên cứu đề tài hoàn thành, không sao chép Các số liệu sử dụngtrong bài là tài liệu em thu thập được hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng bám sátvới tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty cổ phần sản xuấtthương mại Hoàng Tiến

Nếu có điều gì vi phạm, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhàtrường!

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Vũ Thế Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS NguyễnThừa Lộc đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em những ý hiến quý báu để em

có thể hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa này

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Thươngmại và Kinh tế quốc tế cùng các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên công ty cổphần sản xuất thương mại Hoàng Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ emtrong thời gian thực tập cũng như trong quá trình thực hiện chuyên đề thựctập cuối khóa này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Vũ Thế Anh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 3

1.1 Giới thiệu Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 3

1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 5

1.2.1 Dịch vụ uỷ thác và khai thuế Hải quan 6

1.2.2 Dịch vụ vận tải 6

1.2.3 Kinh doanh hàng hóa 6

1.3 Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 9

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 9

2.1.1 Đặc điểm chung của thị trường xuất khẩu 9

2.1.2 Đặc điểm chung về mặt hàng xuất khẩu 10

2.1.3 Tình hình hoạt động công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến giai đoạn 2008 - 2011 15

2.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 22

2.2.1 Khai báo trên tờ khai hải quan (Lên tờ khai) 22

2.2.2 Nộp, xuất trình chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai hải quan 29

2.2.3 Xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra 30

2.2.4 Nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác 32

2.2.5 Lưu trữ hồ sơ 32

2.3 Đánh giá chung quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 33

Trang 6

2.3.1 Những thành tựu trong quá trình làm thủ tục hải quan của công ty

cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian qua 33

2.3.2 Những tồn tại trong quá trình làm thủ tục hải quan của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian qua 34

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN 35

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian tới 35

3.1.1 Mục tiêu của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian tới 35

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến trong thời gian tới 37

3.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 38

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện thủ tục khai báo trên tờ khai hải quan 38

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục xuất trình hàng hoá, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra 40

3.2.3 Giải pháp phát triển công nghệ thông tin trong việc lưu trữ hồ sơ

41

3.2.4 Giải pháp cập nhật thông tin 42

3.2.5 Giải pháp áp dụng thủ tục hải quan điện tử 42

3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước về công tác hoàn thiện thủ tục hải quan tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến 44

3.3.1 Cải cách hiện đại hóa thủ tục hải quan 44

3.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hải quan 46

3.3.3 Xây dựng chính sách đăng ký thủ tục hải quan thống nhất 47

3.3.4 Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu 48 KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất thương mại HoàngTiến

Sơ đồ 2: Mô hình chung thông quan hải quan hàng hóa

Biểu đồ 1: Tỷ trọng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu công ty cổ phần sản xuấtthương mại Hoàng Tiến giai đoạn 2008 - 2011

Biểu đồ 2: Chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận kế hoạch của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Một số thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu của Hoàng Tiến

Bảng 2: Một số thủy hải sản khô xuất khẩu của Hoàng Tiến

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thươngmại Hoàng Tiến năm 2008 – 2011

Bảng 4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuấtthương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011

Bảng 5: Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mạiHoàng Tiến năm 2008 - 2011

Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu công ty cổ phần sản xuấtthương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011

Bảng 7: Bảng chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thươngmại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015

Bảng 8: Bảng chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận kế hoạch của công ty cổ phần sảnxuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Với nền kinh tế ngày một đổi mới, phát triển và ngày càng hòa nhập vàonền kinh tế thị trường khu vực cũng như quốc tế của Việt Nam hiện nay,không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của lĩnh vực ngoại thương Điềukiện cần thiết để hoạt động ngoại thương xảy ra chính là nhờ vào qui trình thủtục Hải Quan Đây là một trong những vấn đề đáng lưu tâm hàng đầu của cácnhà kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó có tác động mạnh mẽ đến sự thành cônghay thất bại của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương Nếu việckhai báo hàng xuất khẩu hay nhập khẩu không phù hợp với thực tế hàng xuấthay nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

vì hàng hóa không được thông quan nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp bị giảm sút Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề liên quan đến thủtục khai báo Hải Quan mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải chú ý Chính vì

vậy, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục

hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Phân tích tổng quan, đánh giá về thựctrạng, hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất thương mạiHoàng Tiến trên các phương diện, nhằm phát hiện ra những ưu điểm, nhữngmặt hạn chế còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân Trên cơ sở đó, đưa ra một sốbiện pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan cho công ty, phần nàogiúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuấtkhẩu ở công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xoay quanh trong phạm vi sau:

- Nội dung: Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hànghóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

- Địa điểm: Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

- Thời gian: Giai đoạn 2006 - 2011

4 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo

và các phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

- Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan

cho hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bàichuyên đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sótnhất định Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đềcủa em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Vũ Thế Anh Kinh tế Hải Quan 50

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN

XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

Với tình hình nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa để phát triển đãmang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh xuất nhập khẩu Sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy được hoạt độngngoại thương đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đờicủa các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam Nắm bắt được nhu cầu tronglĩnh vực này ở Việt Nam, ngày 07/01/2008 công ty cổ phần sản xuất thươngmại Hoàng Tiến ra đời

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến

Tên tiếng anh: Hoang Tien production commerce joint-stock companyTên viết tắt: Hoang Tien Co., jsc

Logo công ty:

Loại hình công ty: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước

Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 12

Số ĐKKD: 5700730868, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 7/1/2008, đăng kýthay đổi lần 3 ngày 17/7/2009

Ngày cấp: 16/01/2008

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh

Địa chỉ trụ sở chính: Khu 5 – Hải Hòa - Móng Cái - Quảng Ninh

Là một doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần SXTM Hoàng Tiến (tách

từ công ty cổ phần thương mại Hoàn Cầu, ĐKKD: 22.13.000188) được thànhlập và đi vào hoạt động từ năm 2008 theo quyết định số 5700730868 ngày16/01/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đơn vị luôn là một trongnhững doanh nghiệp đi đầu trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong cáclĩnh vực XNK, dịch vụ chuyển tải hàng hóa, xây dụng cơ sở hạ tầng,…Các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đều tuân thủ các quyđịnh của Nhà nước hiện hành, mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tếcủa đất nước nói chung và của Thành phố Móng Cái nói riêng, đồng thờicòn mang lại mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam vàTrung Quốc Để đảm bảo phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh theođúng định hướng đã đề ra, Công ty không ngừng đầu tư nâng cao năng lực

về con người và thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Tổng số tài sản cố định của đơn vị theo giá trị xác định hiện tại là:127.820 triệu đồng bao gồm máy móc thiết bị, trang thiết bị quản lý vànhững tài sản cố định khác Với động ngũ cán bộ công nhân viên có đầy

đủ năng lực và được đầu tư trang thiết bị hiện đại, Công ty chú trọng pháttriển thế mạnh trong các lĩnh vực: thương mại xuất nhập khẩu, bất độngsản, xây dựng cơ sở hạ tầng,… phát triển các mối quan hệ sẵn có và hợp

Trang 13

tác toàn diện với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty trên tinh thầnhiểu biết, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Mục tiêu hoạt động: Công ty phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tínthương hiệu, chất lượng dịch vụ, phát triển kinh doanh ngày càng lớn mạnh,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,… nhằm đạt được thuận lợingày càng lớn Qua đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân viên của Công ty,góp phần cho sự phát triển của đất nước

1.2 CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

Theo giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty do Sở Kế hoạch và Đầu

tư Quảng Ninh cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải (dịch vụ xuất nhập khẩu,khai thuế hải quan, tạm nhập tái xuất, đại lý tàu biển,…)

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

- Vận tải hàng hóa đường bộ

- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng thuộc sở hữu, chủ sử dụnghoặc thuê

- Kinh doanh nhà hàng

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn)

- Sản xuất, lắp ráp điện máy, điện lạnh ôtô, xe gắn máy 2 bánh

- Bán buôn ôtô và xe động cơ khác

- Bán buôn gạo

- Bán buôn thực phẩm

- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu

- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

Trang 14

- Bán buôn kim loại, quặng kim loại

- Bán buôn chuyên doanh khác (Phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất sửdụng trong nông nghiệp, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại,…)Trong đó, các loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là: dịch vụ ủythác và khai thuế Hải quan, dịch vụ vận tải, kinh doanh hàng hóa,…

1.2.1 Dịch vụ uỷ thác và khai thuế Hải quan

* Thay mặt người xuất khẩu:

- Xem xét các hoạt động trong tín dụng thư, nghiên cứu các chính sáchpháp luật áp dụng trong việc giao hàng xuất khẩu cũng như việc nhậnhàng nhập khẩu, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ xuất khẩu

- Đóng gói, bảo quản hàng hoá, phương thức vận tải

- Lưu kho (nếu cần)

- Mua bảo hiểm hàng hoá

- Khai hải quan

* Thay mặt người nhập khẩu

- Nhận, kiểm tra các chứng từ có liên quan đến vận chuyển hàng hoá

- Nhận hàng từ người chuyên chở, thanh toán tiền cước (nếu được yêu cầu)

- Khai báo hải quan

- Giao hàng cho người nhận hàng khi đã hoàn thành thủ tục hải quan

- Khiếu nại nếu có tổn thất đối với người chuyên chở

1.2.2 Dịch vụ vận tải

* Vận chuyển hàng hoá quốc tế

- Lựa chọn tuyến đường, phương thức vận tải, người chuyên chở

- Lưu cước đối với người chuyên chở

- Thanh toán cước phí và chi phí

- Giám sát việc vận chuyển hàng hoá

*Vận chuyển nội địa

Trang 15

- Vận chuyển các lô hàng nội địa bằng đường biển, bộ, thuỷ nội địa

- Vận chuyển hàng hóa từ công ty xuất hàng đến cảng xuất, và từ cảng dỡhàng đến điểm vận chuyển container bằng xe tải và/hoặc tàu, thuyền

1.2.3 Kinh doanh hàng hóa

- Bán buôn ôtô và xe động cơ khác

- Bán buôn gạo

- Bán buôn thực phẩm

- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu

- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

- Bán buôn kim loại, quặng kim loại

- Bán buôn chuyên doanh khác (Phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất sửdụng trong nông nghiệp, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại,…)Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Công ty đã từng bước gặt hái đượcnhững thành công đáng kể Với chiến lược kinh doanh rõ ràng của ban lãnhđạo công ty, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, ham học hỏi và sự cải cáchhành chính trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hải quan đã từng bướcđưa Công ty phát triển không ngừng, lợi nhuận và mạng lưới khách hàngtrong và ngoài nước không ngừng tăng cao Uy tín của Công ty ngày càngđược nâng cao

1.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến được tổ chức theo loạihình công ty cổ phần Bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất thươngmại Hoàng Tiến có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Trang 16

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất

thương mại Hoàng Tiến

(Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI

HOÀNG TIẾN

2.1 THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

2.1.1 Đặc điểm chung của thị trường xuất khẩu

2.1.1.1 Thị trường xuất khẩu chủ yếu

Do vị thế địa lý của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến ởcửa ngõ buôn bán giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc nên đây cũngchính là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Trong những năm gầnđây, Hoàng Tiến đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc buôn bánbiên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc Từ đó, giúp biên mậu Việt –Trung trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góptích cực trong quan hệ thương mại hai nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xãhội khu vực thành phố Móng Cái nói riêng và biên giới phía Bắc nói chung.Thêm vào đó, nhờ có hành lang pháp lý trao đổi thương mại hai nướcngày càng hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế, tình hình xuất khẩu củaCông ty sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng tương đối nhanh với các mặthàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, nông sản nhiệt đới, thủy hải sản, thực phẩmchế biến, vải, hàng may sẵn, giày dép, phế liệu, quặng kim loại và hàng tiêudùng

Nhu cầu về thủy hải sản của Trung Quốc cũng rất lớn trong khi sản xuấttrong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu này, tận dụng lợi thế vị trí địa lýgiáp ranh, Hoàng Tiến đã có cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường TrungQuốc và hiện đang đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm đối tác tại thị trường này

Trang 18

để mở rộng quy mô xuất khẩu thủy hải sản của mình Đây cũng là thị trườngxuất khẩu gạo lớn nhất của Hoàng Tiến

2.1.1.2 Các thị trường xuất khẩu tiềm năng

Mặc dù đã giao thương với các đối tác Trung Quốc ngay từ những ngàyđầu mới thành lập công ty nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối vớiHoàng Tiến bởi nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thểđược xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau với cácmức thu nhập khác nhau Trong khi đó thì hàng hóa của Hoàng Tiến lại tỏ ra

có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương, vận chuyển Hơn nữa, việc đổimới công nghệ ở Trung Quốc hiện đang diễn ra rất nhanh, tạo ra những mặthàng có chất lượng cao nhưng vì vậy, các nhà sản xuất Trung Quốc thườngchủ yếu tập trung vào nhu cầu xuất khẩu sang Mỹ và các nước Châu Âu mà

bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các tỉnh tây namTrung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm cóchất lượng cao Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ khôngcòn chiếm ưu thế như trước đây Chính vì vậy, Trung Quốc vẫn là một thịtrường đầy tiềm năng với Hoàng Tiến

Ngoài ra, Công ty cũng đang bắt đầu nghiên cứu thị trường, phát triểnsản phẩm và tìm kiếm các đối tác tại thị trường các nước ASEAN bởi cácnước này có những tương đồng lớn về nhu cầu và thị hiếu với người tiêu dùngViệt Nam

2.1.2 Đặc điểm chung về mặt hàng xuất khẩu

2.1.2.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Như đã trình bày ở trên, các mặt hàng xuất khẩu mà công ty cổ phần sảnxuất thương mại Hoàng Tiến đang kinh doanh là gạo, thực phẩm, nông, lâmsản nguyên liệu, thủy hải sản, kim loại, quặng kim loại, cao su, phế liệu, phếthải kim loại, phi kim loại, vải, hàng may sẵn, giày dép Trong đó, mặt hàng

Trang 19

xuất khẩu chủ yếu của Công ty là gạo, cao su, thủy hải sản bởi đây là nhữngmặt hàng thiết yếu và có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các doanhnghiệp sản xuất Trung Quốc Với nguồn cung cấp hàng nội địa dồi dào,phong phú, hàng năm, các mặt hàng này đã đóng góp một phần không nhỏvào doanh thu từ xuất khẩu của Hoàng Tiến và hứa hẹn sẽ còn tăng nhiềutrong tương lai

a Gạo xuất khẩu

Được trồng chủ yếu tại đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sôngHồng, đây là loại gạo Việt Nam đạt chất lượng thượng hạng, hương vị đặctrưng và được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới Hoàng Tiến xuất khẩunhiều loại gạo như gạo trắng hạt dài, gạo Jasmine, với những đặc điểm sau:

* Mô tả chi tiết:

- Mặt hàng: Gạo hạt dài Việt Nam

- Phân loại: Gạo hạt dài Việt Nam 5%,10%,15%,25% hạt vỡ

- Hạt đỏ hoặc sọc đỏ: 0,5% tối đa

- Hạt chưa chín: 0,5% tối đa

- Chiều dài trung bình của hạt: 6,2mm tối đa

- Thóc: 15 hạt/kg tối đa

- Năm thu hoạch: năm hiện tại

- Màu sắc: trắng

- Đóng gói: bao PP

Trang 20

- Chứng nhận: SGS, HACCP, ISO

- Thương hiệu: THAPHIMEX

- Xuất xứ: Việt Nam

b Cao su xuất khẩu

Được cung cấp từ các tỉnh Tây Nguyên, nơi có diện tích trông cao su lớnnhất nước, các mặt hàng cao su xuất khẩu của Hoàng Tiến là: cao su tự nhiên,cao su tổng hợp, lốp cao su có xuất xứ hoàn toàn từ Việt Nam Trong đó, mặthàng cao su tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lượng cao su xuấtkhẩu của Hoàng Tiến, với các nhóm chính sau:

- Cao su dạng khối: Cao su kỹ thuật (SVR 3L, SVR 10, SVR 20, SVR 5,SVR L…) và cao su có độ nhớt ổn định (SVR CV50, SVR CV60…)thường dùng trong công nghiệp sản xuất ôtô

- Cao su cô đặc (mủ kem, mủ ly tâm (Latex)) được sử dụng để sản xuấtgăng tay cao su, thiết bị cao su y tế, bong bóng, đệm,

Dirt content (max) % wt 0.02 Dirt content (max) % wt 0.02

Volatile Matter (max) % wt 0.8 Volatile Matter (max) % wt 0.8

Trang 21

Ash (max) % wt 0.4 Ash (max) % wt 0.5

Volatile Matter (max) % wt 0.8 Volatile Matter (max) % wt 0.8

(individual values, max) (individual values, max)

Dirt content (max) % wt 0.05 Dirt content (max) % wt 0.08

Volatile Matter (max) % wt 0.8 Volatile Matter (max) % wt 0.8

(individual values, max) (individual values, max)

Unit SVR

20 Elongation at rupture %

750 min Volatile % 0.75 max Water-insolute matter % 0.60 max

Acetone-extracts % 4.00 max

Protein % 3.5 max Ash % 0.8max

Dirt content (max) % wt 0.16

(individual values, max)

c Thủy hải sản xuất khẩu

Các nhóm hàng thủy hải sản xuất khẩu chính của Công ty là: đông lạnh,đặc sản khô và sống nguyên con Trong các loại hàng sống, được xuất khẩunhiều là cá song, cá giò, tôm sú loại 30 con/kg, cua, ghẹ và nhuyễn thể hai

Trang 22

mảnh vỏ Các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu chủ yếu là cá biển, mực ống,tôm sú cấp đông và bảo quản tươi sống nguyên dạng.

Bảng 1: Một số thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu của Hoàng Tiến

Cá thủ cắt khúc xếp đông Khúc đầu/giữa/đuôi

Cá nục cấp đông Loại 5 con/kg

Cá tráp trắng cấp đông Loại 10 con/kg Mực ống cấp đông Thân dài 30cm Tôm sú cấp đông Khay 20con/kg

Cá mú cấp đông Loại 0,8kg/con

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

Các sản phẩm thủy sản khô như tôm, mực, ruột nhuyễn thể cũng lànhững mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bảng 2: Một số thủy hải sản khô xuất khẩu của Hoàng Tiến

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

2.1.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng

a Hoa quả nhiệt đới:

Hiện nay mặt hàng hoa quả nhiệt đới tại Trung Quốc cung không đủ cầu.Mặt hàng này phần lớn do Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan cung cấp, nhưngmới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số tỉnh phía Nam Trung Quốc,chủ yếu là mấy thành phố ở Quảng Đông như Quảng Châu, Thâm Quyến,Chu Hải, Sán Đầu Vì vậy, đây là mặt hàng rất có tiềm năng trong tương lainếu công ty có đủ sức và điều kiện vươn xa lên Đông Bắc và vào sâu tronglục địa Trung Quốc

Trang 23

b Cà phê:

Cà phê Việt Nam mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong khinhu cầu tiêu dùng đối với loại đồ uống này tăng lên nhanh chóng, nhất là tạicác trung tâm kinh tế, các thành phố lớn do thói quen sinh hoạt đã thay đổi cơbản, thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số, sự phát triển củainternet

c Hàng thủ công mỹ nghệ:

Ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam luôn được đánh giá là mộtngành năng động Sản phẩm thủ công của Việt Nam nổi tiếng do có mức giávừa phải, thiết kế độc đáo, nổi bật nhờ có nền tảng dân tộc truyền thống Vìvậy, trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ xúc tiến tìm kiếm các đối tác để xuấtkhẩu ngành hàng này

2.1.3 Tình hình hoạt động công ty cổ phần sản xuất thương mại

Hoàng Tiến giai đoạn 2008 - 2011

2.1.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất

thương mại Hoàng Tiến năm 2008 – 2011

Trang 25

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu quan trọng là doanh thu thuần và lợinhuận sau thuế đều có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đếnnăm 2011 Dù năm 2008 - 2009 nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảngnhưng nhìn chung hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng nhiều Điều nàychứng minh công tác điều hành và giữ vững khách hàng của công ty rất tốt

Bảng 4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần

sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011

Trang 26

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

Bảng 5: Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại

Hoàng Tiến năm 2008 - 2011

Trang 27

Tổng lợi nhuận 338,760,138 100 573,054,035 100 Lợi nhuận từ hoạt

tỷ trọng cao hơn trong tổng lợi nhuận (244.71% năm 2010 và 92.33% năm2011) Điều này chứng tỏ có sự dịch chuyển cơ cấu lợi nhuận trong hoạt độngcủa Hoàng Tiến

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 là gần 148 triệu đồng, so với năm

2008 là 92 triệu đồng, tăng 1.62 lần Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuậnbán hàng trong năm 2009 tăng mạnh, đạt mức trên 1,102 triệu đồng Tuynhiên, trong năm này, công ty phải chi trả lãi vay ngân hàng là 1,034 triệuđồng, khiến lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị âm nghiêm trọng (-1,014triệu), dẫn đến tổng lợi nhuận giảm đi đáng kể, tuy nhiên, vẫn cao hơn so vớinăm 2008

Bước sang giai đoạn năm 2010 - 2011, lợi nhuận chủ yếu của doanhnghiệp lại là từ hoạt động tài chính, mặc dù doanh thu từ hoạt động kinhdoanh của Hoàng Tiến vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu Nguyênnhân khiến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010 bị âm (-490triệu đồng) là do ảnh hưởng của lạm phát làm giá vốn hàng bán tăng quá caokhiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, trong khi các chiphí kinh doanh khác vẫn phải duy trì ở một tỷ lệ nhất định Tương tự như vậy,năm 2011 mặc dù lợi nhuận kinh doanh đã được cải thiện hơn (đạt gần 44

Trang 28

triệu), nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận, đạt 7.67%.Hoạt động tài chính vẫn tiếp tục thu được lợi nhuận đáng kể trong khi chi phílãi vay giảm đáng kể so với giai đoạn đầu mới thành lập công ty

Tóm lại, qua bảng cơ cấu trên có thể nói lên được kết quả hoạt độngkinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến khá tốt.Tổng lợi nhuận giai đoạn 2008 - 2011 luôn đạt mức tăng trưởng dương vớitốc độ tăng trưởng trung bình là 86.53%/năm

Trang 29

2.1.3.2 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu

Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu công ty cổ phần sản xuất

thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

Biểu đồ 1: Tỷ trọng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu công ty cổ phần sản xuất

thương mại Hoàng Tiến giai đoạn 2008 - 2011

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến)

Trang 30

Nhận xét:

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần sản xuất thương mạiHoàng Tiến là mặt hàng gạo, cao su và thủy hải sản Giai đoạn 2008 - 2010,đứng đầu các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của công ty là mặt hàng thủy hảisản, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoàng Tiến.Điều này cũng khá hợp lý khi Việt Nam là một nước có bờ biển khá lớn vàsản lượng cũng đáng kể, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà cònxuất khẩu nước ngoài, thu nguồn ngoại tệ cho nước nhà.Tuy nhiên, bước sangnăm 2011, tỷ trọng mặt hàng cao su lại cao hơn hẳn (44%), thay thế vị trí dẫnđầu của thủy hải sản Cao su cũng được xem là thế mạnh của công ty HoàngTiến vì thị trường ô tô Trung Quốc hiện đang phát triển Năm 2008, tỷ trọngcao su là 30%, đến năm 2011 đã tăng 14% lên mức 44% và chiếm tỷ trọngcao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoàng Tiến trong năm này Tỷtrọng gạo xuất khẩu của công ty giảm dần từ mức 19% năm 2008 xuống còn9% trong năm 2011 mặc dù doanh thu từ xuất khẩu gạo vẫn tăng

2.2 QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HOÀNG TIẾN

2.2.1 Khai báo trên tờ khai hải quan (Lên tờ khai)

Khai báo và làm thủ tục hải quan là một phần rất quan trọng trong côngtác xuất khẩu hàng hóa Thủ tục hải quan là một thông lệ Quốc tế, là điều kiệnbắt buộc đối với mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì nó thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về hải quan, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợichủ quyền an ninh Quốc gia Ngoài ra, thủ tục hải quan còn là cơ sở pháp lý

để xác định hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu Thông thường, môhình chung để thông quan hàng hóa được trình bày như sơ đồ sau:

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. TS Trần Văn Hòe (2009), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụkinh doanh xuất nhập khẩu
Tác giả: TS Trần Văn Hòe
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2009
4. TS Trần Văn Hòe và TS Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thương mại quốc tế
Tác giả: TS Trần Văn Hòe và TS Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
5. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2008), Giáo trình Luật Hải quan Việt Nam và quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.6. GS.TS Hoàng Đức Thân và PGS.TS Nguyễn Thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình LuậtHải quan Việt Nam và quốc tế
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.6. GS.TS Hoàng Đức Thân và PGS.TS Nguyễn Thị
Năm: 2008
7. GS.TS Hoàng Đức Thân (2009), Giáo trình Kinh tế Hải quan II, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.8. Một số trang Web tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tếHải quan II
Tác giả: GS.TS Hoàng Đức Thân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Một số trang Web tham khảo
Năm: 2009
1. Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Thông tư Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Khác
2. Những tài liệu nội bộ của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến như:- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty (năm 2008 - 2011) - Danh sách hợp đồng của công ty (năm 2008 - 2011)- Danh sách nhân sự của công ty (năm 2011) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất  thương mại Hoàng Tiến - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến (Trang 15)
Bảng 1: Một số thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu của Hoàng Tiến - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 1 Một số thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu của Hoàng Tiến (Trang 21)
Bảng 2: Một số thủy hải sản khô xuất khẩu của Hoàng Tiến - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 2 Một số thủy hải sản khô xuất khẩu của Hoàng Tiến (Trang 21)
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 – 2011 - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 – 2011 (Trang 22)
Bảng 4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011 - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 4 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011 (Trang 24)
Bảng 5: Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011 - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 5 Phân tích cơ cấu lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011 (Trang 25)
Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011 - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 6 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh xuất khẩu công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến năm 2008 - 2011 (Trang 28)
Sơ đồ 2: Mô hình chung thông quan hải quan hàng hóa - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Sơ đồ 2 Mô hình chung thông quan hải quan hàng hóa (Trang 30)
Bảng 7: Bảng chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015 - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 7 Bảng chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015 (Trang 43)
Bảng 8: Bảng chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận kế hoạch của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015 - Giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến
Bảng 8 Bảng chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận kế hoạch của công ty cổ phần sản xuất thương mại Hoàng Tiến từ nay đến năm 2015 (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w