1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội

51 836 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 295,85 KB

Nội dung

Bước đột phá quan trọng nhất mà ngành Hải Quan thực hiện đó làbước đầu triển khai thủ tục Hải Quan điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trongthủ tục hành chính Hải Quan, qua đó tiết kiệ

Trang 1

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, KhoaThương mại quốc tế của Trường Đại học Thương Mại, cám ơn các thầy cô đã trang

bị cho em những kiến thức quý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các báu để em có thể hoàn thành được khóa luận này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xắc đến cô giáo- Thạc sĩ Lê Thị Thuần- người

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Chị cục Hải quan Bắc

Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập vàđiều ra số liệu để hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡnhiệt tình và đóng góp nhiều ý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các kiến quý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các báu để em hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thuy

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu 4

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: 4

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG NHẬP KHẨU 5

2.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.1 Khái niệm về Hải quan và Thủ tục hải quan 5

2.1.1.1 Khái niệm Hải quan 5

2.1.1.2 Khái niệm Thủ tục hải quan 5

2.1.2 Các khái niệm liên quan 6

2.1.3 Vai trò quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng nhập khẩu 8

2.1.4 Đối tượng thực hiện thủ tục hải quan Nhập khẩu 8

2.1.5 Địa điểm làm thủ tục hải quan 8

2.1.6 Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử 9

2.1.7 Thời hạn công chức hải quan làm Thủ tục hải quan cho hàng NK 9

2.2 Quy trình Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu 10

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan cho hàng NK 13

2.3.1 Nhân tố môi trường bên trong ( Nội tại của Chi cục) 13

2.3.2 Nhân tố môi trường bên ngoài: 14

Trang 3

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu 15

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI 16

3.1 Giới thiệu về Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 16

3.1.1 Quá trình hình thành, lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội 16

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 17

3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 18

3.2 Tổng quan tình hình hoạt động của Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 18

3.2.1 Công tác giám sát quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các hàng hóa xuất nhập khẩu 18

3.2.2 Công tác thu thuế xuất nhập khẩu 21

3.2.3 Công tác điều tra chống buôn lậu và gian lận thương mại 21

3.3 Thực trạng quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 23

3.3.1 Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, phân luồng tờ khai 24

3.3.2 Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan 26

3.3.3 Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa 27

3.3.4 Bước 4: Quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phóng hàng; đưa hàng hóa về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi cục hải quan cửa khẩu 29

3.3.5 Bước 5: Phúc tập hồ sơ 30

3.4 Đánh giá thực trạng các bước trong quy trình thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục

32 3.4.1 Những thành công đạt được 32

3.4.2 Khó khăn tồn tại 33

3.4.3 Nguyên nhân 36

3.4.5 Một số khó khăn trong quá trình làm thủ tục NK tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội 37 3.4.5.1 Vấn đề kiểm tra mã số hàng hóa NK 37

Trang 4

3.4.5.2 Vấn đề kiểm tra thuế suất 38

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI 39

4.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 39

4.1.1 Mục tiêu 39

4.1.2 Định hướng phát triển của Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 39

4.2 Xu hướng phát triển của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng NK hiện nay 41 4.3 Các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan nhập khẩu tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 41

4.3.1 Đối với doanh nghiệp 41

4.3.1.1 Phát hiện vấn đề 41

4.3.1.2 Giải pháp đề xuất đối với các DN 42

4.3.2 Đối với Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 43

4.3.2.1 Đề xuất các biện pháp đối với Chi cục hải quan Bắc Hà Nội 43

4.3.2.2 Một số kiến nghị đối với Cục hải quan Thành phố Hà Nội, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài Chính và các cơ quan quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Tổng kim ngạch XNK hàng hóa thực hiện tại Chi cục hải quan Bắc HàNội giai đoạn 2008- 2012 19Bảng 3.2 Kết quả thực hiện thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội tronggiai đoạn 2008- 2012 20Bảng 3.3 Kết quả thu thuế XNK của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội trong giai đoạn

2008 - 2012 21Bảng 3.4: Kết quả thu đòi nợ đọng thuế tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội giai đoạn2008- 2012 30Bảng 3.5: Số TK đã phúc tập và số thuế đã truy thu tại Chi cục Hải quan Bắc HàNội từ năm 2008-2012 31

HÌNH VẼ

Trang 7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, với đường lối, chính sách mở cửa của Đảng vàNhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được nhữngthành tựu to lớn, thành quả kinh tế được chứng minh khi tốc độ phát triển kinh tếcủa nước ta luôn đạt ở mức tăng trưởng cao trên thế giới Có nhiều cơ hội và tháchthưc hơn khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nước ta có nhiềuđiều kiện học hỏi kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để tiếnnhanh con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Nhà nước đã từng bướcđổi mới và cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắclực cho các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Để

hỗ trợ thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng vàđạt được một số kết quả bước đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính và hiện đạihóa toàn ngành Bước đột phá quan trọng nhất mà ngành Hải Quan thực hiện đó làbước đầu triển khai thủ tục Hải Quan điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trongthủ tục hành chính Hải Quan, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, thôngquan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng lợinhuận, tăng uy tín thương hiệu cho DN và nâng cao hiệu quả quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các

Hơn nữa, từ năm 2008 cả ngành Hải quan đã bắt đầu thực hiện thông quanđiện tử- thực hiện khai hải quan điện tử, và đến năm 2012 thì Tổng cục Hải quan đãtiến hành đồng bộ khai hải quan điện tử tại tất cả các Chi cục trên cả nước, nhưngđến cuối năm 2012 nghị định 87/2012/NĐ-CP- Nghị định cụ thể và chính thức quyđịnh đến việc này thủ tục hải quan điện tử có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2013 Nhưng khi quyết định chính thức đi vào hoạt động thì có rất nhiều vướngmắc, vậy nên tất cả các Chi cục đều phải có báo cáo hàng ngày lên tổng cục Hảiquan về việc thực hiện khai Hải quan điện tử xem xét xem có vướng mắc để có thểgiải quyết được kịp thời Vấn đề này đã và đang là vấn đề cấp thiết của ngành Hảiquan trong việc xây dựng một quy trình thủ tục hải quan hoàn thiện để thực hiệngiao lưu kinh tế, hàng hóa với các nước được thuận tiện Trong quá trình thực tậptại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội em đã phát hiện ra thực tế đang tồn tại tại Chi cục

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 8

hải quan Bắc Hà Nội cũng mang đặc điểm của cả ngành Hải quan hiện nay và chính

vì vậy em thực hiện đề tài này

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đã có rất nhiều đề tài đề cập đến vấn đề hoàn thiện quy trình thủ tục Hảiquan, trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển và đang phát triển, đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về công tác cải cách quy trình thủ tục hải quan xuấtnhập khẩu theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên các công trình nàycũng chỉ có thể bó gọn trong những quốc gia riêng lẻ, bởi những đặc điểm riêng củaquốc gia mà công trình đề cập tới nên tính phố biến không cao, không áp dụng đượchoàn toàn đối với các quốc gia khác, đặc biệt là nước ta Vì vậy, có được quy trìnhthủ tục hải quan hoàn thiện, phải có công trình nghiên cứu cụ thể về quy trình thủtục hải quan ở nước ta để thuận lợi cho việc giao thương với các nước trên thế giới,nhất là khi nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO được gần

6 năm

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã có khá nhiều đề tài nghiêncứu về Hải quan và thủ tục hải quan vì đây là một đề tài hay và mang tính thời đại,rất cần thiết cho việc thông quan hàng hóa/ dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi íchcủa các DN Đặc biệt, các đề tài liên quan đến hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan

cho hàng hóa xuất nhập khẩu thì có tương đối nhiều các đề tài, ví dụ như: “Hoàn

thiện quy trình thủ tục hải quan Điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty HàThành- Bộ quốc phòng”- Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thanh Hoa,

k42E2 Với các đề tài nghiên cứu về quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính rộng lớn hơn chỉ đơn thuần là nhập khẩu hay xuất khẩu nên

không đi sâu được vào vấn đề nghiên cứu nên không phát hiện được triệt để các vấn

đề trong quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu.

Cũng có một số đề nghiên cứu liên quan đến việc hoàn thiện quy trình thủ

tục hải quan cho hàng xuất khẩu, ví dụ như: “Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan

đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội”- Khóa luận tốt nghiệpTrần Văn Tùng, K44E1 Quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu lại khácvới quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu nên những đề tài này chỉmang tính tham khảo được nhưng không đáng kể

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 9

Các đề tài về hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩunhư: “Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu tại công tyTNHH Transpo”- Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thanh Hải, năm 2012; “Hoàn thiệnquy trình thủ tục Hải quan NK sắt thép từ thị trường Trung Quốc của Chi nhánhcông ty TNHH nhà nước một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội”- Khóa luận tốtnghiệp năm 2012, Nguyễn Thị Huyền My Các đề tài hoàn thiện quy trình thủ tục

hải quan cho hàng nhập khẩu lại nghiên cứu cụ thể tại các DN, ít áp dụng cho tất cả

các DN Xuất phát thực tế trên, em nhận thấy cần phải nghiên cứu về quy trình thủ

tục hải quan cho hàng nhập khẩu tại Chi cục nên em quyết định chọn đề tài này.

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu tạiChi cục Hải quan Bắc Hà Nội Cụ thể, khóa luận của em nghiên cứu về Quy trìnhthủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hànghóa

1.5 Phạm vi nghiên cứu

 Về mặt không gian:

Đề tài được nghiên cứu tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội, nghiên cứu quytrình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa NK của các DN mà Chi cục hiện đang thựchiện

 Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu quy trình thủ tục Hải quan cho hànghóa NK mà Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội áp dụng trong giai đoạn 1/2010- 3/2013

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 10

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu

 Thu thập dữ liệu sơ cấp: Trong thời gian thực tập tại Chi cục Hải quan Bắc

Hà Nội, em đã quan sát, trò chuyện trực tiếp với các cán bộ hải quan của Chi cục,đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm, em đã tiến hành điều tra nhân viên làm thủ tụchải quan của các DN khi thực hiện thông quan tại chi cục hải quan Bắc Hà Nội

 Với đề tài nghiên cứu này, dữ liệu thứ cấp mà em đã thu thập được là cácchứng từ trong bộ hồ sơ khải hải quan mà Chi cục đã thực hiện, bảng báo cáo kếtquả tình hình hoạt động của Chi cục, các văn bản, chính sách của Nhà nước banhành có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan cho hàng NK, các giáo trình

và một số tài liệu có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan cho hàng NK

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Đối với các dữ liệu sơ cấp đã thu thập được và các văn bản pháp luật có liênquan đến việc hướng dẫn thực hiện thông quan hàng hóa NK thì đó chỉ là các vănbản, con số đơn thuần, để thể hiện được những con số đó trong bài khóa luận tốtnghiệp này một cách dễ nhận biết, dễ phân biệt, em đã dùng bảng tính excel, tính tỷ

lệ % và biểu diễn các con số đó vào biểu đồ

1.7 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các luận cơ bản về quy trình thủ tục Hải quan chohàng nhập khẩu

Chương 3: Thực trạng quy trình thủ tục Hải quan cho hàng nhập khẩu được

áp dụng tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quytrình thủ tục Hải Quan cho hàng nhập khẩu được thực hiện tại Chi cục hải quan Bắc

Hà Nội

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 11

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH

THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG NHẬP KHẨU 2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về Hải quan và Thủ tục hải quan

2.1.1.1 Khái niệm Hải quan

- Theo công ước Kyoto- Công ước Quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa Thủ

tục Hải quan : Hải quan là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành LuậtHải quan và thu thuế hải quan và thuế khác đồng thời cũng chịu trách nhiệm thihành các luật khác có liên quan đến việc NK, XK, vận chuyển hoặc lưu kho hànghóa

- Theo Luật Hải quan năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì Hải

quan Việt Nam có nhiệm vụ thực thi việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiệnvận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổchức thực thi pháp luật đối với thuế với hàng hóa XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XNK

2.1.1.2 Khái niệm Thủ tục hải quan

Theo công ước Kyoto: Thủ tục Hải quan là tất cả các hoạt động mà các bênliên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan

Theo luật Hải quan Việt Nam năm 2001:

- Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức

hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phươngtiện vận tải

- Thủ tục hải quan điện tử- theo nghị định 87/2012/NĐ-CP: là thủ tục hải

quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các thông tin khai hải quan, trao đổi các thôngtin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quanthực hiện thông qua Hệ thống xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các dữ liệu điện tử hải quan

- Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan

và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện

- Giám sát Hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng

để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đốitượng quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các hải quan

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 12

- Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được XK, NK,

phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh

- Người khai hải quan (cho hàng nhập khẩu): bao gồm chủ hàng hóa NK

thương mại( gồm cả thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt nam đã đượccấp giấy chứng nhận đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các quyền NK hàng hóa theo quy định của pháp luật); Tổchức được chủ hàng hóa NK ủy thác; Đại lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các làm thủ tục hải quan

- Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại khoản 1, điều 3,

chương I, nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 về giao dịch điện tử tronglĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử

- Tờ khai hải quan điện tử là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợp

các chỉ tiêu thông tin khai của người khai hải quan

- Hệ thống khai hải quan điện tử là hệ thống thông tin phục vụ cho người

khai hải quan khai và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan Hải quantrong quá trình thực hiện thủ tục HQĐT

2.1.2 Các khái niệm liên quan

- Công chức Hải quan là người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy

trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình; hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu

- Hồ sơ hải quan điện tử bao gồm:

a) Tờ khai hải quan điện tử ở dạng điện tử(sau đây gọi tắt là tờ khai) Trong

trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩmquyền, TK HQĐT được in ra giấy theo mẫu TK hàng hóa NK Các mẫu TK đượcgọi chung là mẫu HQĐT in

b) Hóa đơn thương mại;

c) Hợp đồng mua bán hàng hóa;

d) Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa NK,

phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luậtphải có giấy phép;

đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà

người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan

Ngoài ra cần lưu ý :

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 13

+ Việc chuyển đổi từ chứng từ giấy sang dạng điện tử hoặc ngược lại, việclưu giữ hồ sơ HQĐT và các chứng từ chuyển đổi của hồ sơ HQĐT được thực hiệntheo quy định

+ Các giấy tờ trên nếu là bản chụp thì chủ hàng, người đại diện hợp pháp củachủ hàng phải xác nhận, ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp củacác giấy tờ này

- Phân luồng hồ sơ: Là việc hồ sơ Hải quan được phân thành 3 luồng xác

định hình thức kiểm tra:

+ Luồng xanh: Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

+ Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết Hồ sơ hải quan, thuế, giá

+ Luồng đỏ: Ngoài việc kiểm tra chi tiết Hồ sơ Hải quan, còn phải thực hiệnviệc kiểm tra thực tế hàng hóa, có thể là 5%, 10% hoặc toàn bộ lô hàng

- Bên thứ 3- theo khái niệm của Công ước Kyoto: Bên thứ ba là bất cứ

người nào giao dịch trực tiếp với cơ quan Hải quan, vì lợi ích hay thay mặt chongười khác, trong lĩnh vực NK, XK, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa

Theo khái niệm của luật Hải quan Việt Nam năm 2001:

- Hàng hóa bao gồm hàng hóa XK, NK, quá cảnh; hành lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, ngoại hối, tiền

Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, đá quý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm,các tài sản khác XK, NK, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan

- Khai báo hàng hóa là việc khai báo theo hình thức do cơ quan Hải quan

quy định, theo đó bên hữu quan nêu ra thủ tục Hải quan áp dụng cho số hàng đó vàcung cấp các số liệu mà cơ quan Hải quan yêu cầu để áp dụng chế độ đó

- Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức

hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa XK, NK theo quy định của Cơquan Nhà nước có thẩm quyền

Quy trình thủ tục Hải quan thường được ban hành kèm theo bởi một quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (có thể là quyết định của Bộ Tài chínhhoặc là quyết định của Tổng cục Hải quan)

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 14

2.1.3 Vai trò quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng nhập khẩu.

Quy trình thủ tục hải quan luôn đóng một vai trò quan trọng trong tiến trìnhtoàn cầu hóa và thương mại quốc tế, thể hiện như sau:

- Thứ nhất, Quy trình thủ tục hải quan thực hiện chức năng thu thuế Hải

quan, các loại phí hải quan: thu thuế Hải quan và các loại thuế khác đánh trên hàng

NK và trong một số trường hợp trên hàng XK

- Thứ hai, thực hiện quy trình thủ tục hải quan cung cấp chính xác và kịp

thời nguồn dữ liệu thương mại quốc gia Dữ liệu do hãng vận tải và DN XNK cungcấp trong TK hải quan tại thời điểm XNK là nguồn dữ liệu cơ tạo dựng nên dữ liệuthống kê thương mại quốc gia

- Thứ ba, thực hiện nhất quán thuế NK đối với mọi DN nhằm ngăn chặn

bóp méo kinh tế: đảm bảo một “sân chơi bình đẳng” cho thương mại và kinh doanh;Đảm bảo hàng hóa NK không bị phân loại sai, khai tăng hay giảm giá trị hóa đơnhoặc được áp dụng mức thuế ưu đãi theo xuất xứ hoặc theo căn cứ khác; Đồng thờingăn chặn hàng hóa nhập lậu vào trong nước, đảm bảo áp dụng công bằng các ưuđãi thuế cho các DN, bảo vệ lợi ích thương mại của chủ sở hữu thương hiệu và bảnquyền

- Thứ tư, ngăn chặn vận chuyển các loại hàng hóa nguy hại, không an toàn

qua biên giới, bao gồm hàng hóa, nhãn hiệu/ bao gói không đúng quy cách xác địnhbởi các cơ quan y tế, nông nghiệp, ngư nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng

- Thứ năm, tạo thuận lợi cho Thương mại hợp pháp Quy trình thủ tục hải

quan cần được đổi mới áp dụng hiệu quả quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các rủi ro để có thể duy trì sự cân đốigiữa một bên là tạo thuận lợi cho thương mại và một bên là thi hành pháp luật trongthu thuế và bảo vệ xã hội

2.1.4 Đối tượng thực hiện thủ tục hải quan Nhập khẩu

Đối tượng là hàng hóa NK, bao gồm tất cả các động sản có mã số và tên gọitheo quy định của pháp luật được NK hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động Hảiquan

2.1.5 Địa điểm làm thủ tục hải quan

Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu, trụ sở Chicục hải quan ngoài cửa khẩu Nếu thực hiện thủ tục HQĐT thì nơi tiếp nhận xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 15

hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương.

Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa XNK có thể đượcthực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quyết định

2.1.6 Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử

- Hàng hóa NK phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát

hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật

- Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục

thông quan

- Thủ tục Hải quan được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện,

đúng quy định của pháp luật

- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động

nhập khẩu

- Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ và quyền lợi nộp thuế, có trách

nhiệm tham gia quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các thuế Việc quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các thuế được thực hiện theo quy định củaLuật quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan Việc quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, cácthuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của người nộp thuế

2.1.7 Thời hạn công chức hải quan làm Thủ tục hải quan cho hàng NK

Người khai hải quan hàng hóa, phương tiện vận tải NK phải khai và nộp TKhải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong được thực hiện trong thời hạn

30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu Trong đó, ngày hàng hóa đến cửa khẩu

là ngày ghi trên dấu của cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hóa (bản lượckhai hàng hóa) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàngkhông, đường sắt) hoặc ngày ghi trên TK phương tiện vận tải hoặc sổ theo dõiphương tiện vận tải qua cửa khẩu, đường sông, đường bộ

Công việc của Công chức Hải quan:

- Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau

khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật;trong trường hợp không chấp nhận đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các docho người khai hải quan biết

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 16

- Sau khi người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm

thủ tục hải quan- phải:

a) Khai và nộp TKHQ; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;

b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việckiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

Thì thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa,phương tiện vận tải được quy định như sau:

a) Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng NK áp dụng hình thức kiểmtra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

b) Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng NK áp dụng hình thứckiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lôhàng NK có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể đượcgia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc;

2.2 Quy trình Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Kể từ ngày 01/01/2013, tất cả các DN đều phải thực hiện quy trình khai

HQĐT, nếu các DN không thể tự thực hiện được thì phải thực hiện khai HQĐT

bằng cách thuê bên thứ ba khác để khai hải quan cho DN mình Tuy nhiên, nếu có

các yếu tố khách quan không thể thực hiện được bằng khai báo HQĐT của DNkhông thế đáp ứng được việc khai HQĐT, có lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các do đặc biệt do cơ quan hải quanchấp nhận… theo quy định tại điều 40 của luật giao dịch điện tử 2005 thì DN có thểvẫn thực hiện quy trình thủ tục hải quan truyền thống Đề tài này chỉ nghiên cứu

quy trình thực hiện thủ tục HQĐT Quy trình thủ tục khai báo Hải quan Điện tử

hiện nay được thực hiện như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng TK:

Hệ thống xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các dữ liệu điện tử hải quan (gọi tắt là Hệ thống) tự động tiếpnhận, kiểm tra, cấp số đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, phân luồng TK HQĐT

Khi thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, Hệ thống tự động phảnhồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” trong đó bao gồm số TK,các chỉ dẫn và kết quả phân luồng TK theo một trong các mức sau đây:

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 17

b1) Chấp nhận hoặc chấp nhận có điều kiện thông tin khai của người khai hảiquan, Hệ thống sẽ xác định cụ thể các nội dung sau (nếu có):

b1.1) Hàng hóa được thông quan ngay, chuyển TK sang bước 5 của quytrình

b1.2) Hàng hóa được thông quan với điều kiện phải xuất trình và/hoặc nộpcác chứng từ, tài liệu cụ thể, chuyển TK sang bước 4 quy trình

b1.3) Hàng hóa thuộc diện được giải phóng hàng, các điều kiện cụ thể kèmtheo, chuyển TK sang bước 4 quy trình

b1.4) Hàng hóa được đưa về bảo quản và các điều kiện cụ thể kèm theo,chuyển TK sang bước 4 quy trình

b1.5) Hàng hóa thuộc diện phải lấy mẫu, chuyển TK sang bước 3 của quytrình

b1.6) Hàng hóa thuộc diện chuyển cửa khẩu, chuyển TK sang bước 4 quytrình

b2) Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQĐT, chuyển TK sang bước 2 của quy trình

b3) Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQĐT và thực tế hàng hóa hoặc lấy mẫu hànghóa NK Chuyển sang bước 2

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan:

Công chức Hải quan thực hiện Việc kiểm tra đối với toàn bộ bộ hồ sơHQĐT Khi ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan trên Hệ thống, công chức xácđịnh rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hồ sơ, đặc biệt là với những nộidung mà Hệ thống đã đưa ra các chỉ dẫn, đồng thời có kết luận đối với những cảnhbáo do Hệ thống đưa ra Trong trường hợp Hệ thống đưa ra các tiêu chí nhằm mãhóa kết quả kiểm tra, công chức xác nhận kết quả kiểm tra hồ sơ theo các tiêu chínày và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống;

Sau đó, công chức thực hiện việc kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ HQĐT

- Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa:

a) Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức Hải quan thực hiện Hìnhthức, mức độ kiểm tra do Hệ thống xác định và thể hiện tại ô số 34 TK HQĐT NK.Trong trường hợp thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, quyết định hình thức mức

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 18

độ kiểm tra của Chi cục trưởng được ghi tại ô số 9 Phiếu ghi kết quả kiểm tra hànghóa.

Kết quả kiểm tra hàng hóa xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phùhợp của hàng hóa thực tế NK so với các quy định của pháp luật, đồng thời xác địnhđầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế Trong trường hợp Hệ thống

có đưa ra các tiêu chí nhằm mã hóa kết quả kiểm tra, công chức xác nhận kết quảkiểm tra theo các tiêu chí này và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống

b) Công chức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa;

c) Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng, công chức thực hiệntheo quy định và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyếtđịnh

d) Việc lấy mẫu do công chức thực hiện theo quy định

- Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phóng hàng; đưa hàng hóa về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi cục hải quan cửa khẩu.

a) Thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định;

b) Xác nhận một trong các quyết định “Thông quan”, “Giải phóng hàng”,

“Đưa hàng hóa về bảo quản”, “Hàng chuyển cửa khẩu”,

b1) Tổ chức thực hiện: Chi cục Hải quan nơi đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các TK HQĐT xác nhậncác quyết định trên Hệ thống vào TK HQĐT in theo đề nghị của người khai hảiquan

b2) Xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra phù hợp, công chức xác nhậnvào TKHQĐT in để trả cho người khai, đồng thời cập nhật thông tin xác nhận vào

+ Thứ ba: Xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các kết quả phúc tập hồ sơ hải quan.

+ Thứ tư: Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ.

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 19

Riêng đối với hồ sơ của các lô hàng NK thuộc diện “luồng xanh” và “luồngxanh có điều kiện” thì thực hiện như sau:

+ Việc kiểm tra phúc tập những hồ sơ do Hệ thống lựa chọn và cảnh báođược thực hiện ngay trong ngày đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các TK Những trường hợp còn lại được ưutiên phúc tập trong thời gian sớm nhất Kết quả kiểm tra phù hợp thì chuyển đến cáckhâu nghiệp vụ tiếp theo

+ Trường hợp lô hàng chưa ra khỏi khu vực giám sát: Dừng thông quanthông qua chức năng can thiệp đột xuất trên Hệ thống, đồng thời lập Thông báodừng thông quan và fax ngay đến Hải quan giám sát và người khai hải quan;

+ Trường hợp lô hàng đã ra khỏi khu vực giám sát: Chuyển thông tin về đơn

vị chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các rủi ro, điều tra chống buôn lậu,Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để thực hiệncác bước nghiệp vụ tiếp theo

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan cho hàng NK

2.3.1 Nhân tố môi trường bên trong - Nội tại của Chi cục:

- Nguồn lực của Chi cục:

Nguồn nhân lực luôn được coi là yếu tố then chốt, góp phần quyết định đếnhiệu quả của quy trình nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan Hiện nay, thống xửlý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các dữ liệu điện tử hải quan vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh, vẫn cần rất nhiềucông sức và trí tuệ của con người để thực hiện quy trình thủ tục hải quan, nhân tốcon người đóng vai trò hết sức quan trọng kể cả khi công nghệ đã rất phát triển.Nhân tố con người bao gồm:

+ Sự quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các của lãnh đạo Chi cục: Trong bất kỳ lĩnh vực, công việc nào, sựquản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, lãnh đạo là không thể thiếu, khi lãnh đạo Chi cục quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các chặt chẽ và cóhiệu quả Chi cục hải quan sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao

+ Công chức, cán bộ hải quan: Cán bộ hải quan có kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ cao sẽ thực hiện quy trình thủ tục hải quan chính xác hơn, tiết kiệm thời

gian, giảm bớt các lãng phí không cần thiết Công chức hải quan là người thực thipháp luật, cần xây dựng hình ảnh cán bộ hải quan liêm khiết, trung thực, trong sạch

là yêu cầu được đặt lên hàng đầu

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 20

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại

hóa, cả ngành Hải quan đã thực hiện thủ tục HQĐT, trang thiết bị công nghệ lànhững yếu tố đặc biệt cần thiết để thực hiện công tác nghiệp vụ quy trình thủ tụcHQĐT đảm bảo công tác quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các hải quan diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện

mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và đạt hiệu quả cao Trong quy trình thủ tụcHQĐT như hiện nay, Hệ thống xử lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các dữ liệu điện tử hải quan thực hiện chủ yếu cáccông việc, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí nhân công của cán bộ hảiquan

2.3.2 Nhân tố môi trường bên ngoài:

- Môi trường kinh tế: Tình hình kinh tế trên thế giới cũng như trong nước

ngày càng phát triển, hoạt động Thương mại quốc tế phát triển, các loại hàng hóa rađời ngày càng nhiều với vô vàn chủng loại, mẫu mã được trao đổi, buôn bán; Buônlậu và gian lận thương mại gia tăng với rất nhiều thủ đoạn tinh vi, khôn khéo, nhằmqua mắt lực lượng kiểm tra, giám sát hải quan để kiếm lời… là những vẫn đề rấtkhó khăn mà thông qua quy máy móc không thể kiểm soát hết bởi các thủ đoạn nàychủ yếu đánh vào công đoạn kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thủ công

- Môi trường pháp luật: Ở nước ta, nghị định quy định về thủ tục hải quan

mới có quy định chính thức và có hiệu lực về việc thực hiện quy trình HQĐT vàvẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh, hiện nay, các văn bản quy định về việc thựchiện quy trình thủ tục hải quan hiện nay như:

+ Luật Hải quan ngày 29/06/2001 và luật Hải quan sửa đổi ngày 14/06/2005.+ Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 Quy định thủ tục hải quanđiện tử đối với hàng hóa XK, NK thương mại

+ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một sốđiều của luật Hải quan về thủ tục HQĐT đối với hàng hóa NK, XK thương mại

+ Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy trìnhthủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thương mại

Bên cạnh đó, nước ta khi tham gia các tổ chức quốc tế về thương mại đãtham gia các quy định, công ước quốc tế như: Công ước Kyoto 1973 hoặc công ướcKyoto sửa đổi 1999 về đơn giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan; Hiệp định về Hảiquan ASEAN 1997; Công ước HS về phân loại hàng hóa 1988,…

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 21

- Mối quan hệ giữa DN- Chi cục hải quan- Các bộ ban ngành có liên quan:

+ Các DN đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các làm thủ tục hải quan tại Chi cục: Sự khác nhau về trình độkhai báo hải quan giữa các DN, sự nắm bắt với sự thay đổi của các quy định về thủtục hải quan ảnh hưởng rất lớn đến công tác hải quan tại Chi cục Khi các DN thựchiện thủ tục hải quan tốt, Chi cục sẽ thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng.Bên cạnh đó, sự trung thực của các DN trong quá trình làm thủ tục hải quan rấtđược quan tâm bởi các cán bộ Hải quan dù kiểm tra chặt chẽ, máy móc có hiện đạiđến mấy cũng không thể kiểm soát hết được các DN cố tình có hành vi gian lậnthương mại

+ Các cơ quan quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, Bộ, Ban, ngành liên quan: Các cơ quan quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các cấptrên hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ Chi cục thực hiện đúng nhiệm vụ của mình thôngqua các thông tư, nghị quyết, quyết định Vì vậy, sự phối hợp giữa các Bộ, ban,ngành có liên quan với Chi cục mang lại nhiều lợi ích cho cả sự quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các có hiệu quảcủa cơ quan quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các và Chi cục Thực hiện quy trình thủ tục hải quan tốt cũng cónghĩa là sự phối hợp giữa Thuế, Hải quan, Kho bạc, các lực lượng hải quan và độiquản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các thị trường

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu

- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, phân luồng TK.

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan

- Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Bước 4: Quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phóng

hàng; đưa hàng hóa về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chicục hải quan cửa khẩu

- Bước 5: Phúc tập hồ sơ

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 22

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN

CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI

CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI 3.1 Giới thiệu về Chi cục hải quan Bắc Hà Nội

3.1.1 Quá trình hình thành, lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.

Tên Chi cục: Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

Tên Tiếng Anh: ICD Mỹ Đình (My Dinh Inland Clearanc Deport)

Địa chỉ: 17 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội,

Ngày 02/06/1981, Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương) ra quyết định580/BNGT-TCCB thành lập Trạm Hải quan số 1 Hà Nội tại nhà D2 Giảng Võ, sau

đó chuyển tới nhà C4 Giảng Võ có nhiệm vụ giám sát quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các hàng hóa, quà biếu,văn hóa phẩm… XNK và thu các loại thuế và nhân lực của Trạm chỉ có 8 người

Ngày 03/08/1985 Hải quan Giảng Võ trong cơ cấu của Hải quan thành phố

Hà Nội trực thuộc Tổng Cục Hải Nhân lực của Hải quan Giảng Võ lúc này là 25người

Ngày 26/05 năm 1999 Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải Quan có quyết định

số 312/TCHQ-TCCB thành lập Hải quan Đường Láng theo đề nghị của Cục TrưởngCục Hải quan thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ, quyền hạn như Hải quan Cửa khẩu

và hoạt động theo quy chế địa điểm làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu và hànghóa XNK chuyển tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Khi Luật Hải quan 2001 được ra đời, với yêu cầu thực tiễn về quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các, Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các quyết định số 364/QĐ-TCCB, trong đó có nêu

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 23

“Hải quan Đường Láng được đổi tên thành Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội” Và theo

đó, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

Chức năng: Tổ chức thực hiện quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các nhà nước về Hải quan đối với hàng

hóa XK, NK trên địa bàn Hà Nội theo quy đinh của pháp luật

Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ và thủ tục hải quan; chế độkiểm tra, kiểm soát, giám sát về hải quan đối với hàng hóa XK, NK và tham gia hộichợ triển lãm quốc tế trên địa bàn Hà Nội

- Thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XK, NK; Áp dụng cácbiện pháp để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp ngân sách kịp thời theo quy định củapháp luật

- Thực hiện các nghiệp vụ để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa XK, NK qua cửa khẩu trong phạm vi quyền hạn được giao

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục Hải quan thành phố giao

Trang 24

Cơ cấu tổ chức của Chi cục tổ chức theo hình thức trực tuyến- chức năng với

79 cán bộ nhân viên được chia thành 5 đội công tác với các nhiệm vụ được phânchia rõ ràng đảm bảo hiệu quả và không chồng chéo Với mô hình này, nhiệm vụ,vai trò và chức năng của các bộ phận, giúp dễ kiểm soát nhân viên trong quá trìnhlàm việc và đơn giản hóa việc đào tạo và huấn luyện nhân viên theo đúng chuyên

môn nghiệp vụ, điều này thuận tiện cho việc chuyên môn hóa trong công việc, đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, dễ dàng trong kiểm tra Tuy kiểu cơ cấu này có nhược điểm

là sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng kém dẫn đến tính hệ thống bị suy giảm

và kém linh hoạt phức tạp khi phối hợp, thiếu hiểu biết tổng hợp, nhưng đây là mô

hình phù hợp với công tác quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các tại Chi cục

3.2 Tổng quan tình hình hoạt động của Chi cục hải quan Bắc Hà Nội

3.2.1 Công tác giám sát quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

Các loại hình XNK chủ yếu:

- XNK hàng hóa có vận đơn ghi cảng đích ICD Mỹ Đình;

- XNK hàng hóa chuyển tiếp qua đường biển, đường hàng không, đường bộ;

- XK,NK hàng hóa, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố định;

- XK,NK hàng hóa, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng XK, hàng kinh doanhnội địa;

- XK, NK hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công, chế xuất;

- XK, NK hàng hóa chuyển phát nhanh (TNT) qua đường bộ;

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Trang 25

- Quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các cửa hàng miễn thuế (tại C4 Giảng Võ);

- Quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các kho ngoại quan (tại ICD Mỹ Đình)…

Sau ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính năm 2008,tổng kim ngạch XNK hàng hóa được thông quan tại Chi cục giảm xuống đáng kể,trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2008 đến hết năm 2012, tổng kim ngạch XNK tăngdần

Bảng 3.1: Tổng kim ngạch XNK hàng hóa thực hiện tại Chi cục hải quan

Bắc Hà Nội giai đoạn 2008- 2012

Tổng kim ngạch (số TK) 29.311 43.571 48.111 45.391 49.590Trị giá

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động Chi cục hải quan Hà Nội các năm.)

Trong năm 2012 cho thấy số TK được thực hiện là 49.590 (tăng 9 % so vớinăm 2011), tổng kim ngạch XNK đạt 3,032 tỷ USD, trong đó kim ngạch NK là0,872 tỷ USD, kim ngạch XK là 2,160 tỷ USD Trong đó tổng số TK được khaitheo thủ tục HQĐT đạt 95,1% đạt 94,2% kim ngạch XNK

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện thí điểm HQĐT, HQĐT đã được dư luận

xã hội, đặc biệt là cộng đồng các DN quan tâm và đánh giá cao về tính hiệu quả vànhững tiện ích mang lại của chương trình này Mô hình HQĐT giúp các DN tăngkhả năng cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế, giảm một cách đáng kểthời gian thông quan, tiết kiệm chi phí vì vậy, các DN đã áp dụng HQĐT Kết quả

là năm 2012 đã có 2.545/2.573 DN mà Chi cục quản lý‎ thầy cô giảng viên trường Đại học Thương Mại, các tham gia thủ tục HQĐT (đạt99% tổng số DN thường xuyên làm thủ tục tại Chi cục)

Thực hiện thủ tục HQĐT giúp DN chủ động về mặt thời gian làm thủ tục hảiquan, thay vì trước đây chỉ có thể khai báo hải quan trong giờ hành chính, nay Hệthống khai HQĐT có thể tiếp nhận tờ khai 24/24h Quá trình khai báo hải quan diễn

ra nhanh chóng khi với Hệ thống khai báo hiện nay, DN không nhất thiết phải đếntận cơ quan hải quan để thực hiện việc khai báo, khi DN thực hiện khai báo trên hệthống, hệ thống sẽ tự động thông báo cho DN biết được hồ sơ của DN có đáp ứngđược hay thiếu sót giầy tờ nào DN chỉ mất 1 giờ đồng hồ để hệ thống tự động phân

GVHD: ThS Lê Thị Thuần

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo kết quả hoạt động các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của Chi cục hải quan Bắc Hà Nội Khác
2. Luận văn Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu tại chi Cục hải quan Bắc Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Phương Nga năm 2012 Khác
3. Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan Điện tử cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty Hà Thành- Bộ quốc phòng”- Sinh viên Phạm Thanh Hoa, K42E2 Khác
4. Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội. Sinh viên Trần Thanh Tùng K44E1 Khác
5. Luật hải quan 2001 và luật Hải quan sửa đổi 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
6. Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Khác
7. Quyết định 3046/QĐ- BTC ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy tình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK thương mại Khác
8. Quyết định 1171/QĐ-TCHQ về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại Khác
9. Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK thương mại Khác
10. Thông tư 222/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử, Thông tư 100/2010/TT-BTC, Thông tư 36/2011/TT- BTC Khác
11. Trang web của Hải quan đồng nai www.dncustoms.gov.vn Khác
12. Trang web của Tổng cục hải quan www.customs.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w