4. Ý nghĩa
3.3. nghĩa biểu trưng của tên gọi các hiện tượng thuộc phong tục
xin trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu của hiện thực khách quan, còn những hình ảnh, sự vật, hiện tượng trong “ bức tranh thế giới” thì muôn màu muôn vẻ. Để biểu thị chúng, ngôn ngữ luôn đứng trước đòi hỏi phải sáng tạo. Một trong những sáng tạo đó là sự thay đổi hay bổ sung ý nghĩa của các từ cho sẵn, bằng phương pháp liên tưởng, đem đến cho chúng những ý nghĩa mới. Khi một cộng đồng ngôn ngữ phát hiện ra những nét đặc trưng tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, khi cộng đồng ngôn ngữ thiết lập được quan hệ liên tưởng giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác thông qua đặc trưng tương đồng đó thì người ta có thể dùng từ vốn định danh cho sự vật hiện tượng này để định danh cho sự vật hiện tượng khác. Khi đó xuất hiện nghĩa biểu trưng của từ . Ví dụ: “hồng diệp”. “Hồng diệp” nghĩa
đen là “lá đỏ”. Theo truyền thuyết Trung Quốc, một cung nữ đời Đường đề thơ vào một chiếc lá đỏ rồi thả trôi ra ngoài cung, có người bắt được đề thơ lại. Khi cung nữ được xuất cung và lấy chồng thì người chồng đó chính là người đã bắt được chiếc lá có đề thơ. Vì thế, “hồng diệp” còn tượng trưng cho tình duyên hay như duyên phận giữa nam và nữ.
Ta có thể gặp rất nhiều hiện tượng như vậy. Ví dụ:
Có trầu chẳng để môi thâm. Miếng trầu nên dâu nhà người.
Miếng trầu là đầu thuốc câm. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Trầu là thứ dùng để ăn với cau cho thơm miệng và thường dùng trong những cuộc nói chuyện, trong đám cưới hỏi, đám ma,...Tuy nhiên, có thể thấy rằng “trầu” trong những câu thành ngữ trên còn là cơ sở, điều kiện để sự việc diễn ra.
Hay như trong câu ca dao:
Vợ anh như ngọc như ngà Anh còn tình phụ nữa là thân tôi
Ở đây, vợ được liên tưởng tới ngọc, ngà là những đồ vật không những rất đẹp mà còn quý giá nữa. Thế mà người chồng không biết giữ gìn, trân trọng. Vậy thì với những người khác không bằng được như vậy thì còn ra sao. Cô gái trong câu ca dao trên đã tỏ ra rất tỉnh táo và khôn ngoan khi từ chối lời chọc ghẹo của một anh chàng họ Sở. Qua đó, câu ca dao còn phê phán lối sống trăng hoa, bội bạc.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có chứa những từ ngữ biểu thị các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin rất phong phú. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ xin đề cập tới tính biểu trưng ở lối nói so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Như đã biết, một sự vật có thể có nhiều đặc trưng. Vì thế một sự vật cũng có thể biểu trưng cho nhiều ý niệm khác nhau. Do đó, trong thơ ca dân gian, có những từ tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể mà có thể được hiểu theo những nghĩa biểu trưng khác nhau. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy các từ ngữ biểu thị các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin xuất hiện trong thơ ca dân gian thường được sử dụng kết hợp với các thành tố khác tạo nên những phạm vi nghĩa biểu trưng như sau:
1/ Biểu trưng cho sự thấp kém, không cân xứng về tuổi tác, hình thức, trí tuệ,...
Ví dụ:
- Chồng thấp mà lấy vợ cao, Như đôi đũa lệch so sao cho vừa. - Con gái khôn lấy thằng chồng dại, Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu. - Con gái lấy phải chồng già,
Cũng bằng con lợn cọp tha vào rừng - Trai tơ ới hỡi trai tơ,
Đi đâu mà vội mà vơ nạ dòng. Nạ dòng vớ được trai tơ,
Đêm nằm hí hửng như mơ được vàng. Trai tơ vớ phải nạ dòng,
Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.
2/ Biểu trưng cho sự cương toả trong các mối quan hệ
Ví dụ:
- Trai cóvợ như giỏ có hom. - Có chồng như ngựa có cương,
Đắng cay cũng chịu, vui thương cũng nhờ - Gái có chồng như gông đeo cổ
Trai có vợ như rợ buộc chân. - Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. - Em đã có chồng như ngựa đủ yên,
Anh chưa có vợ như chiếc thuyền nghiêng nửa vời
3/ Biểu trưng cho sự bấp bênh, long đong, cơ cực
Ví dụ:
- Chòng chành như nón không quai, Như thuyền không lái,như ai không chồng
- Gái không chồng như phản gỗ long đanh Phản gỗ long đanh anh còn chữa được,
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi Không chồng khốn lắm chị em ơi!
- Trâu kia cắn cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con! Người ta con trước con sau,
Thân anh không vợ như cau không buồng. Cau không buồng ra tuồng cau đực, Trai không vợ cực lắm anh ơi! Người ta đi đón về đôi,
Thân anh đi lẻ về loi một mình - Chiều chiều mây phủ đá bia, Đá bia mây phủ, chị kia mất chồng.
Chạy lên, chạy xuống cái đầu chơm bơm - Lênh đênh chiếc lá giữa dòng,
Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì Gió đưa cây trúc ngã quỳ,
Ba năm chực tiết còn gì là xuân! Giàu thì thịt chả cơm canh, Khó thì lưng rau đĩa muối Cúng anh tôi đi lấy chồng. Hỡi anh chồng cũ tôi ơi!
Anh có khôn thiêng thì xin anh trở dậy ăn xôi nghe kèn...
4/ Biểu trưng cho sự may rủi trong hôn nhân
Ví dụ: Tiêu cực
- Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc, như voi phá nhà. Tích cực
- Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng.
5/ Biểu trưng cho cho cái đẹp, sự duyên dáng, mềm dẻo trong thái độ, cách cư xử,...
Ví dụ:
- Vợ anh như ngọc như ngà, Anh còn tình phụ nữa là thân tôi. - Vợ anh như thể đĩa xôi,
Anh còn phụ bạc nữa tôi cơm đùm
6/ Biểu trưng cho sự hoà hợp về hình thức, đồng điệu trong suy nghĩ (tâm đầu ý hợp)
- Vợ chồng như đôi cu cu
Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau. - Chồng như đó, vợ như hom
7/ Biểu trưng cho tình cảm sâu đậm, mãnh liệt
Ví dụ:
- Gái thương chồng, đương đông buổi chợ, Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm.
Câu ca dao này có nhiều cách liên tưởng khác nhau:
Câu “gái thương chồng, đương đông buổi chợ”, các ý kiến đều thống nhất cho rằng buổi chợ lúc đang đông thì rất ồn ào, náo nhiệt, vì thế tình cảm của người vợ với chồng của mình cũng nồng nàn, mãnh liệt. Còn ở câu thứ 2, có nhiều cách hiểu khác nhau với “nắng quái chiều hôm”. Nắng quái là nắng yếu, sắp tắt lúc chiều tà. Vậy nên tình cảm của người chồng đối với vợ cũng nhạt nhoà, yếu ớt - đây là cách hiểu thứ 1. Cách hiểu thứ 2 cho rằng người chồng lúc về già khi chân chồn gối mỏi mới nghĩ tới gia đình, mới thương vợ. Còn cách hiểu nữa là người chồng yêu vợ một cách nồng nàn nhưng sâu lắng. Ở đây, chúng tôi hiểu theo cách thứ 3.
8/ Biểu trưng cho một thứ tài sản vô giá
Ví dụ:
- Phận gái lấy được chồng khôn, Xem bằng cá vượt vũ môn hoá rồng. - Làm trai lấy được vợ khôn,
Như chĩnh vàng cốm đem chôn trong nhà. - Làm trai lấy được vợ hiền,
Như cầm đống tiền mua được miếng ngon.
9/ Biểu trưng cho cách đối xử trong quan hệ giữa bố mẹ với con cái.
- Dâu là con, rể là khách.
10/ Biểu trưng cho sự trang trọng
Ví dụ:
- Dẫn như dẫn cưới.
11/Biểu trưng cho sự vô vị vì thiếu cái cần thiết đi kèm
Ví dụ:
- Ăn trầu không rễ như rể nằm nhà ngoài.
12/ Biểu trưng cho điều hay dở trong thái độ, quan hệ cư xử
Ví dụ:
- Bố chồng là lông con lợn, Mẹ chồng là đách lợn lang,
Nàng dâu là bà hoàng thái tử. - Bố chồng như lông con phượng,
Mẹ chồng như tượng mới tô,
Nàng dâu là bồ nghe chửi.
- Bố vợ là vớ cọc chèo, Mẹ vợ là bèo trôi sông,
Chàng rể là ông thần vì. - Thật thà cũng thể lái trâu,
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng. - Chễm chệ như rể bà goá
- Chị em dâu như bầu nước lã.
13/ Biểu trưng cho nỗi đau, sự mất mát
Ví dụ:
- Có chồng mà chẳng có con, Khác gì hoa nở trên non một mình - Có võng mà chẳng có đòn,
14/Biểu trưng cho nhiều loại, nhiều việc khác nhau:
Ví dụ:
- Chồng khó giữa làng còn hơn chồng sang thiên hạ - Con là nợ, vợ là oan gia.
- Vênh váo như bố vợ phải đấm
- Cưới chẳng tày lại mặt.