Đặc điểm định danh của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh (Trang 26 - 35)

4. Ý nghĩa

2.3. Đặc điểm định danh của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin

2.3.1.Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc

Từ xa xưa, ông bà ta đã rất chú trọng tới việc dựng vợ, gả chồng. Ba việc quan trọng nhất trong đời của người đàn ông là: tậu trâu, lấy vợ, làm nhà. Đối với một nước thuần nông như nước ta thì con trâu là đầu cơ nghiệp

cho nên việc tậu trâu là quan trọng nhất. Đứng thứ hai sau việc tậu trâulấy vợ. Hôn nhân là đầu mối của muôn sự sinh hoá và cần thiết cho sự phát triển dòng giống cũng như duy trì quy luật sinh tồn truyền thống của nhân loại. Đối với người Việt Nam, việc duy trì và phát triển dòng giống còn có một ý nghĩa quan trọng đó là có người để thờ cúng tổ tiên. Thời xưa có câu “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, có nghĩa là có ba điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó không có con là điều nặng nhất. Vì vậy, mỗi người đàn ông phải sớm lập gia đình để mau có con trai nối dõi, lo việc đèn nhang. Luật pháp thời xưa không ấn định tuổi được phép lấy vợ lấy chồng. Nhưng thường thì nhiều nhà lo dựng vợ gả chồng cho con từ rất sớm. Điều này có thể thấy trong những câu ca dao, tục ngữ,...

Gái thập tam, nam thập lục Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng...

Lấy chồng từ thuở mười ba Đến năm mười tám, thiếp đà năm con.

Năm 1888, nhà nước bảo hộ Pháp ấn định con gái 14 tuổi, con trai 16 tuổi mới được làm đám cưới. Tuy không thay đổi là bao so với 13 và 16 tuổi nhưng ít ra luật pháp cũng chính thức cấm tục tảo hôn (lấy vợ sớm). Tuy bị cấm, nhưng ở nông thôn miền Bắc, hủ tục này còn rơi rớt đến tận những năm 1940.

Để phong tục tập quán có một nền gốc, có quy củ vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Nghi lễ này ngoài sự nêu cao tầm quan trọng trong nghĩa vợ chồng, còn có mục đích bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao đạo hiếu thảo, rèn luyện con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống, phù hợp với đạo lý luân thường.

Tôn trọng và tuân hành đúng theo nghi lễ tất nhiên gặp không ít những điều khắt khe, phiền toái, nhưng đó chính là yếu tố để bảo vệ tinh tuý phong hoá dân tộc theo đà văn minh tiến bộ, phân biệt cái dở biết bỏ, điều hay phải theo nhằm duy trì vĩnh cửu lễ giáo gia phong thuần phong mỹ tục lưu truyền đến ngàn sau.

Ngày xưa, nghi lễ cưới xin của Việt Nam là theo Trung Quốc. Theo sách Văn công gia lễ thì cưới xin phải đầy đủ 6 lễ chính. Có câu rằng: “ Lục lễ bất bị, trinh nữ bất hành” nghĩa là sáu lễ không đủ thì gái trinh không đi. Vậy đó là 6 lễ gì? Đó là:

1. Nạp thái (kén chọn) là đưa lễ để tỏ ý đã kén chọn, tục gọi là chạm mặt, chạm ngõ, giạm vợ.

2. Vấn danh (hỏi vợ) hỏi tên tuổi cô gái để tính ngày giờ, xem có bị xung khắc với người con trai định hỏi hay không

3. Nạp cát (bói được tốt) chọn được ngày tốt, báo cho nhà gái biết. 4. Thỉnh kỳ ( định ngày) xác nhận ngày để làm lễ cưới.

6. Thân nghinh (đón dâu/ rước dâu).

Chính vì thế mà phần lớn những từ ngữ về nghi lễ hôn nhân đều có nguồn gốc Hán. Những từ này có số lượng 18/33 chiếm 55 % và hầu hết là những từ ghép và cụm từ cố định.

Trong tiểu trường “nghi thức hôn nhân”, bên cạnh phương thức định danh bằng cách vay mượn từ ngữ Hán, vẫn tồn tại song song cách gọi tên thuần Việt.

Thí dụ:

Hán Việt Thuần Việt

nạp thái chạm ngõ/ chạm mặt nạp tệ dẫn cưới/ ăn hỏi thân nghinh đón dâu/ rước dâu

Song có những trường hợp, chúng ta vẫn chỉ dùng từ ngữ vay mượn Hán do ý nghĩa khái quát và sắc thái tu từ trang trọng của chúng mà từ ngữ thuần Việt không có. Thí dụ: tân hôn, kết hôn, lễ hợp cẩn, lễ động phòng, lễ gia tiên, lễ vu quy, tế tơ hồng,...

Có khi từ chỉ phong tục cưới xin của người Việt lại là sự kết hợp giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố thuần Việt như: lại quả, lại mặt, lễ rót rượu.

Các nghi thức trên cũng có luật lệ quy định rõ ràng. Năm 1477 nhà Lê quy định rằng: “Phàm người lấy vợ, trước hết phải mượn người mối đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân. Lễ cầu thân xong rồi mới định lễ dẫn cưới. Dẫn cưới xong rồi mới định ngày đón dâu. Ngày hôm sau chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến lễ nhà thờ. Nghi thức tiết mục, phải theo đúng như điều đã ban xuống mà làm. Không được như trước, nhà trai dẫn lễ cưới rồi để đến 3, 4 năm mới cho đón dâu”(dẫn theo [15,2]).

Ngày nay, 6 lễ kể trên thường được tiết giảm còn 3: 1. Lễ chạm mặt

3. Lễ cưới.

Trước đây, việc hôn nhân của con cái đều do cha mẹ quyết định: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Vì thế duyên phận của người con gái thời xưa “trong nhờ đục chịu”:

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống ruộng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Và trong hôn sự thời xưa, có một nhân vật không thể thiếu đó là ông mai, bà mối: đẹp như rối, chẳng có mối tối cũng nằm không (thành ngữ). Ngoài ông mai, bà mối ra còn có sự xuất hiện của những thành phần khác như: hôn thê, phu thê, nhà gái, nhà trai, cô dâu, chú rể, phù dâu, phù rể, vợ, chồng, bố mẹ vợ (ông bà nhạc, ông gia, bà gia), bố mẹ chồng, thông gia, sui gia, vợ cả, vợ hai, vợ lẽ, hậu, phi, thê thiếp, nàng hầu, chủ hôn, bà mối, quan viên....Trong số những từ ngữ biểu thị về thành phần tham gia hôn lễ này có 24/35 là từ ngữ thuần Việt, chiếm 69%; còn lại là những từ ngữ Hán-Việt. Những từ ngữ Hán- Việt ở đây thường mang nghĩa khái quát, trang trọng: thê thiếp (thê-vợ cả, thiếp- vợ lẽ), chủ hôn (người chủ trì lễ cưới), thông gia (gia đình có con cái kết hôn với nhau),...

Về tiểu trường “lễ vật”, những từ ngữ biểu thị hầu hết là những đơn vị thuần Việt, số lượng các từ ngữ là 23/28, chiếm tỉ lệ 82%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi người Việt đã dùng những sản vật sẵn có của nước mình để làm đồ dẫn lễ, đi sêu,...Tuy nhiên, những lễ vật này không phải hoàn toàn giống nhau giữa các vùng miền trên đất nước. Thậm chí, ngay trong một vùng, địa phương, làng xóm, hay trong mỗi gia đình sính lễ cũng là khác nhau. Nhưng nó phải tuân theo và phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định.

Năm 1663 vua Lê Huyền Tông ban 47 điều giáo hoá, điều thứ 44 nêu rằng: “Vợ chồng là gốc luân thường, lấy vợ, gả chồng phải theo lễ nghĩa, không được suy bì giàu nghèo, đòi nhiều tiền của. Lấy nhau phải phân biệt họ hàng, nòi giống, không được tham giàu sang mà phối hợp loạn luân thường, không được cẩu hợp không có sính lễ để đến nỗi gần giống như giống cầm thú. Bất cứ ở cùng một làng hay làng khác đều cho phép thu cheo một quan tiền cổ và một vò rượu. Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm và tiền tiễn tống, hay hùa nhau ăn hiếp phụ nữ ở hoá lấy về làm vợ làm hầu.”(dẫn theo [49,345])

Năm 1804 vua Gia Long định lệ: “Trai lấy vợ, gái lấy chồng thì sính lễ phải châm chước. Trong 6 lễ phải tuỳ sức nhà trai giàu nghèo, không được bắt ép viết văn khế cầm ruộng. Về tiền cheo thì nhà giàu phải nạp 1 quan 5 tiền, nhà bậc trung nạp 6 tiền, nhà nghèo nạp 3 tiền. Nếu lấy người làng khác phải nạp gấp đôi...”(dẫn theo [49,346]).

Trong tục hôn nhân thời trước có quy định về tiền cheo. Theo tác giả Tân Việt trong cuốn Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, thực chất quy định này có nguồn gốc từ tục đóng cổng, chăng dây. Khi nhà trai đem lễ đến nhà gái để đón dâu thì bên nhà gái cho trẻ con hoặc đứa đầy tớ ra đóng cổng không cho vào. Nhà trai phải cho chúng dăm ba hào, một đồng bạc thì chúng mới mở cổng cho. Ở một số nơi, trên đường sang đón dâu, một số người phía nhà gái lấy sợi chỉ đỏ hoặc mảnh vải, lụa đỏ giăng ngang, cũng có khi bày hương án giữa đường để nhà trai đưa cho một ít tiền thì mới qua được. Nhưng về sau một số kẻ xấu đã lợi dụng để đòi hỏi một cách quá đáng và trở thành tục xấu vì thế triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay vào đó, làng xã được thu tiền cheo. Khoản tiền cheo này được dùng vào việc công ích như mua gạch lát đường, xây cổng làng, đào giếng,... Tiền cheo rất quan trọng, có

vai trò giống như giấy kết hôn bây giờ. Nó chứng thực lễ cưới được sự chấp thuận của làng xã, họ hàng. Vì thế:

Cưới vợ không cheo, tiền gieo xuống suối. Hay

Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng Hay là

Có cưới mà chẳng có cheo, Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài. Hay như

Ai chồng ai vợ mặc ai, Bao giờ ra bảng ra bài mới hay.

Bao giờ tiền cưới trao tay,

Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng.

Không chỉ phải nộp tiền cheo cho làng, nhà trai còn phải đưa sính lễ đến cho nhà gái. Ngày xưa, lễ vật mang sang nhà gái thường phải có:

...Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm

Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo

Giúp em quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau...

Nhưng đôi khi lễ vật lại bị cha mẹ bên nhà gái đòi hỏi một cách quá đáng (thách cưới) và điều đó đáng bị lên án:

Em là con gái nhà giàu, Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao.

Cưới em trăm tấm gấm đào,

Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi,

Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng. Sắm xe tứ mã đem sang,

Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu; Ba trăm nón nghệ đội đầu,

Mỗi người một cái quạt Tàu xinh xinh. Anh về sắm nhiễu Nghi Đình, May chăn cho rộng, ta mình đắp chung.

Cưới em chín chĩnh mật ong, Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.

Cưới em tám vạn trâu bò, Bảy vạn dê lợn, trăm vò rượu tăm.

Lá đa mặt nguyệt hôm rằm,

Răng nanh thằng cuội, râu cằm thiên lôi, Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi,

Xin chàng chín chục con giơi hoá chồng. Thách thế mới thoả trong lòng, Chàng mà lo được thiếp cùng theo thân.

(dẫn theo [49, 350-351])

Như vậy, xét từ góc độ nguồn gốc, có thể thấy rằng những từ ngữ biểu thị phong tục cưới hỏi có nguồn gốc Hán chiếm tỉ lệ khá lớn. Điều này càng khẳng định ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam là rất sâu sắc. Ngoài ra, ở đây còn xuất hiện từ vay mượn gốc Ấn – Âu mà chủ yếu là từ tiếng Pháp trong tiểu trường về trang phục, đó là: comple, sơmi, caravát….Tuy nhiên, số lượng từ ngữ thuần Việt được thể hiện trong nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới hỏi, đặc biệt trong tiểu trường “lễ vật”, cho thấy người Việt vẫn giữ những nét riêng của mình. Điều đó cho thấy sự phong phú và sự giao thoa trong văn hoá của người Việt.

Giống với đám cưới truyền thống của người Việt, đám cưới truyền thống của người Anh là do sự sắp xếp của bố mẹ. Từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ sắp xếp hôn nhân. Các cô dâu, chú rể thường không biết nhau cho tới đám cưới của họ. Các bậc cha mẹ thường thoả thuận hôn nhân hoặc hứa hôn cho con từ khi chúng còn nhỏ (ở Anh là từ 3 đến 7 tuổi). Trước khi cưới, ở Việt Nam, gia đình chú rể mang lễ vật đến nhà cô dâu để xin phép kết hôn và được gọi là lễ ăn hỏi thì ở Anh, cô dâu và chú rể tổ chức một bữa tiệc (được gọi là lễ đính hôn) trong đó gia đình, người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể cùng tham gia để chứng nhận họ đã thuộc về nhau trong đám cưới sắp tới.

Tất cả các đám cưới truyền thống của người Anh chỉ được thực hiện sau khi được thông báo từ 8 đến 12 ngày hoặc trong 3 chủ nhật trước đám cưới ở Giáo hội Anh giáo hoặc nhà thờ trước 2 hoặc nhiều nhân chứng.

Nghi lễ cưới của người Anh thường được tổ chức tại nhà thờ. Khi cô dâu bước vào nhà thờ (thường là bố cô dâu đưa vào), nhạc nổi lên. Phía trước cô dâu là những bé gái rải những cánh hoa dọc theo con đường vào nhà thờ với ý nghĩa mong muốn cho cuộc sống của cô dâu được hạnh phúc. Phía sau cô dâu là các phù dâu. Các phù dâu mặc váy đôi khi tương tự như của cô dâu để gây nhầm lẫn cho những linh hồn xấu xa và do đó bảo vệ cô dâu.

Lễ thường bao gồm hai hoặc ba bài thánh ca. Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể đọc lời nguyện, khẳng định cam kết của họ với nhau. Trong truyền thống Kitô giáo phương Tây, đây là thời điểm họ được chính thức kết hôn. Sau đó, cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau. Trong buổi lễ, các cặp vợ chồng sẽ rời khỏi nơi tôn nghiêm và nhập phòng thánh kí các văn bản đám cưới. Khi các cặp vợ chồng mới cưới rời khỏi nhà thờ, con đường được rải các biểu tượng việc làm của chú rể, như thợ mộc đi bộ trên dăm, thợ đóng giày trên vụn da, thợ rèn trên miếng sắt cũ,…Chuông nhà thờ vang dậy những giai điệu

khác nhau để xua đuổi những linh hồn xấu xa. Trước khi rời nhà thờ, cô dâu tung bó hoa và ai bắt được sẽ là người kế tiếp để kết hôn.

Mùa đẹp nhất đối với người Anh để kết hôn là giữa mùa thu hoạch và giáng sinh (khoảng từ tháng 9 đến tháng 12) khi đó thực phẩm dồi dào, phong phú “ cưới vào bóng của tháng 9, cuộc sống của bạn sẽ phong phú; nếu trong tháng 10 bạn kết hôn, tình yêu sẽ đến nhưng nán lại giàu sang; nếu bạn cưới vào tháng 11 ảm đạm, chỉ có niềm vui sẽ đến, hãy nhớ; khi tháng12 tuyết rơi nhanh, kết hôn và tình yêu sẽ đích thực; kết hôn khi năm mới, bạn sẽ được yêu thương tử tế và chân thật;…”.

Đám cưới truyền thống của Anh được tổ chức vào giữa trữa, sau đó có bữa ăn trưa ngồi, gọi là “ breakfast wedding”. Ở đó họ ăn uống và nhảy múa. Cô dâu và chú rể nhảy múa đầu tiên, không có giới thiệu các bên của đám cưới.

Người Anh có những quan niệm chung về thời gian cho hôn nhân khác với người Việt. Thời gian để tổ chức hôn lễ của người Việt phụ thuộc vào tuổi của cô dâu, chú rể và rất quan trọng bởi nó liên quan đến cuộc sống sau này của đôi vợ chồng.

Một điểm khác biệt nữa trong cưới xin của người Việt và người Anh là chụp ảnh. Cô dâu chú rể người Việt đi chụp ảnh tất cả thời gian trong đám cưới ngay cả khi khách đang ở bên. Còn ở Anh, hình ảnh được lấy ở bên ngoài nhà thờ ngay sau buổi lễ hoặc bên trong nếu trời mưa. Sau khi chụp ảnh, người thân và bạn bè tặng cô dâu móng ngựa, muỗng gỗ, chân lăn,… tất cả được trang trí với ren và ruy băng.

Có thể thấy hôn lễ của người Việt phức tạp, cầu kì hơn của người Anh. Điều này cũng được thể hiện ở số lượng từ ngữ cưới xin của người Việt nhiều hơn của người Anh (106/72). Tuy nhiên, cũng giống như người Việt, từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Anh được vay mượn rất nhiều và chiếm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)