Mô hình cấu trúc ngữ nghĩa 61

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh (Trang 63 - 67)

4. Ý nghĩa

3.1.2.Mô hình cấu trúc ngữ nghĩa 61

Trong những nghĩa vị trên, những nghĩa vị nào là nghĩa vị hạt nhân (hay trung tâm), còn nghĩa vị nào là nghĩa vị ngoại vi trong cấu trúc ngữ nghĩa chung của toàn trường từ vựng – ngữ nghĩa này?

Theo quan điểm của I.A.Sternin:1- Nét nghĩa hạt nhân biểu thị đặc điểm thường trực, bất biến của đối tượng. 2- Nét nghĩa hạt nhân biểu thị đặc điểm bắt buộc, không tước bỏ được của đối tượng. Các nét nghĩa hạt nhân là những nét nghĩa nào thoả mãn cả hai tiêu chí trên. Còn các nét nghĩa ngoại vi là những nét nghĩa thiếu cả hai dấu hiệu đó. Nghĩa là chúng biểu thị những đặc điểm không thường trực, không bắt buộc của đối tượng. Các nghĩa vị nằm ở phần trung gian thiếu một trong hai tiêu chí trên (dẫn theo [59, 209]).

Kết quả phân tích thống kê các định nghĩa từ điển cho thấy rằng các đơn vị từ ngữ chỉ các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin có thể được chia thành bốn tiểu trường như sau:

1- trường con người 2- trường lễ vật 3- trường nghi lễ

4- trường lễ phục

Có thể biểu diễn sơ đồ ngữ nghĩa chung của mỗi tiểu trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt dưới dạng sơ đồ như sau :

Sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường “ con người”:

I

Nghĩa vị chỉ loại

1

II

các nghĩa vị khu biệt (trung tâm)

2,6,7,8,11

III

các nghĩa vị khu biệt (ngoại vi ) 3-5,9,10,13-19 T

Sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường “lễ vật”:

I

Nghĩa vị chỉ loại

1

II

các nghĩa vị khu biệt (trung tâm)

2,3,8

III

các nghĩa vị khu biệt (ngoại vi )

4-7,10-19 T

Sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường “nghi lễ”:

I

Nghĩa vị chỉ loại

1

II

các nghĩa vị khu biệt (trung tâm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2,4,5,10

III

các nghĩa vị khu biệt (ngoại vi ) 3,6,7-9,11-19 T

Sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường “lễ phục”:

I

Nghĩa vị chỉ loại

1

II

các nghĩa vị khu biệt (trung tâm)

3,8

III

các nghĩa vị khu biệt (ngoại vi ) 2,4-7,9-19 T

Sơ đồ ngữ nghĩa chung của mỗi tiểu trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Anh:

Sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường “ con người”:

I

Nghĩa vị chỉ loại

1

II

các nghĩa vị khu biệt (trung tâm)

2, 3, 4, 6

III

các nghĩa vị khu biệt (ngoại vi )

5, 7 - 15 T

Sơ đồ cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường “nghi lễ”:

I

Nghĩa vị chỉ loại

1

II

các nghĩa vị khu biệt (trung tâm)

2, 3, 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III

các nghĩa vị khu biệt (ngoại vi )

4, 6 - 15 T

Tiểu trường “ lễ vật và trang phục” do số lượng từ ít nên không thể hiện được rõ nét về đặc trưng ngữ nghĩa. Vì vậy, chúng tôi không biểu thị bằng sơ đồ.

Trong các sơ đồ trên, T là tên gọi các sự vật, hiện tượng được giải thích, còn các “vị trí” I, II, III là các dạng thông tin có thể được chứa trong lời giải thích. Các vị trí I và II chỉ ra hạt nhân cấu trúc ngữ nghĩa của tiểu trường (trong đó, nghĩa vị chỉ loại- vị trí I, là siêu nghĩa vị), còn vị trí III chỉ ra các nghĩa vị nằm ở ngoại vi của tiểu trường. Trật tự các nghĩa vị được nêu phản ánh tần số xuất hiện nhiều, ít của mỗi dạng thông tin (nghĩa vị) trong lời định nghĩa các đơn vị thuộc trường từ vựng này. Mỗi định nghĩa là sự hiện thực hoá (đầy đủ hoặc một phần) sơ đồ ngữ nghĩa chung của tiểu trường. Thí dụ:

Phù dâu: người con gái đi kèm bên cạnh cô dâu trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin.

Trong lời định nghĩa này có thể phân tích ra thành các nghĩa vị: + Nghĩa vị chỉ loại: Người

+ Nghĩa vị giới: Con gái

+ Nghĩa vị vị trí: Bên cạnh cô dâu + Nghĩa vị địa điểm: Trong lễ cưới

+ Nghĩa vị phong tục văn hoá: Theo tục lệ cưới xin

Bridesmaid : young woman or girl (usu unmarried and often one of several) attending a bride at her wedding

Trong lời định nghĩa này có thể phân tích ra thành các nghĩa vị + Nghĩa vị chỉ loại + giới: woman, girl

+ Nghĩa vị thuộc tính: young

+ Nghĩa vị mục đích/ vai trò: attending a bride + Nghĩa vị địa điểm: at her wedding

Kiềng: vật trang sứchình vòng tròn, thường bằng vàng hay bạc, phụ nữ và trẻ em dùng đeo ở cổ.

Trong lời định nghĩa này có thể phân tích ra thành các nghĩa vị: + Nghĩa vị chỉ loại: Vật

+ Nghĩa vị vai trò: Trang sức

+ Nghĩa vị hình dạng: Hình vòng tròn + Nghĩa vị chất liệu: Bằng vàng hay bạc + Nghĩa vị giới: Phụ nữ và trẻ em

+ Nghĩa vị vị trí: Đeo ở cổ

Gửi rể: đến sống với gia đình bên vợ sau khi cưới, theo phong tục cổ truyền ở một số nơi.

Trong lời định nghĩa này gồm có các nghĩa vị: + Nghĩa vị (hành động) chỉ loại: đến sống + Nghĩa vị địa điểm: Gia đình bên vợ + Nghĩa vị thời gian: Sau khi cưới

+ Nghĩa vị phong tục văn hoá: Theo phong tục cổ truyền ở một số nơi.

Nón quai thao: nón dùng cho phụ nữ thời xưa, mặt bằng, vành rộng, thành cao, quai có rủ tua.

Định nghĩa này gồm các nghĩa vị: + Nghĩa vị chỉ loại: Nón

+ Nghĩa vị giới: Phụ nữ

+ Nghĩa vị thời gian: Thời xưa

+ Nghĩa vị cấu tạo / hình dạng: Mặt bằng, vành rộng, thành cao, quai có rủ tua.

Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng nghĩa vị hạt nhân ở vị trí I về cơ bản là giống nhau ở các mô hình cấu trúc (các mô hình cấu trúc đều có tên gọi chỉ loại là danh từ trừ mô hình cấu trúc ngữ nghĩa tiểu trường nghi lễ, tên gọi chỉ loại là động từ). Còn các nghĩa vị hạt nhân ở vị trí II của các sơ đồ ngữ nghĩa có điểm trùng nhau nhưng phần lớn là khác nhau do các đơn vị từ vựng này thuộc những mảng hiện thực khác nhau trong bức tranh ngôn ngữ các hiện tượng thuộc phong tục cưới xin.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh (Trang 63 - 67)