Phân tích nghĩa vị 43

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh (Trang 45 - 63)

4. Ý nghĩa

3.1.1.Phân tích nghĩa vị 43

Trong phần này, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa để phân giải lời định nghĩa từ điển của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin ra thành các nét khu biệt, phản ánh những đặc trưng cơ bản của đối tượng được biểu thị . Đối tượng được phân tích trong tiếng Việt là 60 đơn vị, còn trong tiếng Anh là 39 (những tên gọi còn lại được định nghĩa bằng từ đồng nghĩa hoặc theo cách chuyển chú sẽ không được xem xét ở đây và những từ phái sinh mà có tác dụng thay đổi về mặt ý nghĩa ngữ pháp cũng không nằm trong nhóm từ được xét).

Sau đây là kết quả thu được trong tiếng Việt:

1. Nghĩa vị chỉ loại: nghĩa vị phạm trù này xuất hiện trong tất cả các định nghĩa được phân tích

Ví dụ:

Vợ cả: vợ được công nhận là ở hàng thứ nhất của người đàn ông nhiều vợ dưới chế độ cũ.

Ông tơ: người chuyên dùng dây tơ hồng xe duyên cho người đời, theo một truyền thuyết Trung Quốc.

Nhà trai: những người phía gia đình chú rể ở một đám hỏi, đám cưới, trong quan hệ với nhà gái.

Quả: đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy.

Bánh susê: bánh làm bằng bột nếp trong và quánh, màu hổ phách, có nhân đường hoặc nhân đậu xanh.

2. Nghĩa vị vai trò / mục đích: 19/60 (31,5%)

Chủ hôn: người chủ trì lễ cưới.

Mối lái: người làm mối

Ông tơ: người chuyên dùng dây tơ hồng se duyên cho người đời, theo một truyền thuyết Trung Quốc.

Sính lễ: lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Trầu:lá trầu đã têm, dùng để nhai cùng với cau cho thơm miệng, đỏ môi, theo phong tục từ xưa.

Song hỷ: hai chữ Hán “hỉ” (điều vui mừng) đứng liền nhau, thường dùng để trang trí trên thiếp mời , trong lễ cưới.

Cưới xin: làm các lễ để cưới, theo phong tục.

Dẫn cưới: đưa lễ đến nhà gái để xin cưới. v.v…

3. Nghĩa vị “chất liệu/nguyên liệu”:18/60 (30%)

Nghĩa vị này thường được nêu trong lời định nghĩa các tên gọi thuộc tiểu trường “lễ vật hoặc sính lễ” của đám cưới.

Ông tơ: người chuyên dùng dây tơ hồng xe duyên cho người đời, theo một truyền thuyết Trung Quốc.

Quả: đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy.

Bánh susê: bánh làm bằng bột nếp trong và quánh, màu hổ phách, có

nhân đường hoặc nhân đậu xanh.

Bánh cốm: bánh làm bằng cốm dẻo ngào với nước đường, có nhân đậu xanh và cùi dừa, thường gói bằng lá chuối tươi thành hình vuông.

Bánh đậu xanh: làm bằng bột đậu xanh rang thơm trộn với đường, nén vào khuôn nhỏ.

Bánh chưng: bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và thịt hoặc đường, gói bằng lá dong thành hình vuông, luộc kĩ, làm phổ biến vào dịp Tết Nguyên đán.

v.v…

4. Nghĩa vị “phong tục văn hoá”: 15/ 60 (25 %)

Nghĩa vị này thường được nêu ra trong lời định nghĩa của những tên gọi hiện tượng lịch sử trong phong tục cưới xin mà nay còn sót lại, có sự khác biệt với phong tục hiện đại.

Phù dâu: người con gái đi kèm bên cạnh cô dâu trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông tơ: người chuyên dùng dây tơ hồng xe duyên cho người đời, theo một truyền thuyết Trung Quốc.

Lễ hợp cẩn: lễ hai vợ chồng uống chung một chén rượu trong đêm tân hôn, theo phong tục ngày xưa.

Cheo: khoản tiền hay hiện vật mà người con trai phải đem nộp cho làng của người con gái khi cưới, theo tục lệ cũ.

Gả bán: gảcó đủ cheo cưới theo tục lệ cổ truyền Ăn hỏi: làm lễ hỏi vợ theo tục lệ cổ truyền.

Lại quả: (nhà gái) để lại một phần lễ vật của nhà trai đưa đến để biếu trả lại nhà trai, theo tục lệ cưới xin cổ truyền.

Lại mặt: (lễ vợ chồng mới cưới) đưa nhau về thăm nhà vợ ngay sau hôm đón dâu, theo tục lệ cưới xin cổ truyền

v.v

5. Nghĩa vị thời gian: 13/60 (21,5 %)

Chú rể: người con trai lấy vợ, trong hôm làm lễ cưới.

Áo cưới: đồ mặc trong ngày cưới của phụ nữ, thường là áo dài cổ truyền hoặc váy liền áo theo kiểu Âu.

Lễ hợp cẩn: lễ hai vợ chồng uống chung một chén rượu trong đêm tân hôn, theo phong tục ngày xưa.

Nhị hỉ: lễ lại mặt sau ngày cưới.

Sêu: (nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp Tết, khi chưa cưới,theo tục lệ cũ.

Gửi rể: đến sống với gia đình bên vợ sau khi cưới, theo phong tục cổ truyền ở một số nơi.

Vu qui: về nhà chồng khi làm lễ cưới.

Dạm: ướm hỏi trước khi chính thức làm lễ hỏi vợ. v.v…

6. Đặc điểm “giới”: 13/60 (21,5%)

Chính vì giới khác nhau mà những người tham gia quan hệ hôn nhân hoặc tham gia hôn lễ có tên gọi khác nhau và vật dụng của họ cũng có tên gọi khác nhau. Vì thế, nghĩa vị “giới” cũng thường được nêu trong lời định nghĩa từ điển của tên gọi các hiện tượng thuộc phong tục hôn nhân.

Cô dâu: người con gái lấy chồng, trong hôm làm lễ cưới.

Phù dâu: người con gái đi kèm bên cạnh cô dâu trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin.

Phù rể: người con trai đi kèm bên cạnh chú rể trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin.

Vợ:người phụ nữ đã kết hôntrong quan hệ với chồng

Chồng:người đàn ông đã kết hôn trong quan hệ với vợ

Hôn thê/vợ chưa cưới: người phụ nữ đã đính hôn, trong quan hệ với người đàn ông đã đính hôn với mình.

Hôn phu/chồng chưa cưới: người đàn ông đã đính hôn, trong quan hệ với người phụ nữ đã đính hôn với mình.

Áo cưới: đồ mặc trong ngày cưới của phụ nữ, thường là áo dài cổ truyền hoặc váy liền áo theo kiểu Âu.

v.v…

7. Nghĩa vị “điều kiện diễn ra”: 11/60 (18%)

Chú rể: người con trai lấy vợ, trong hôm làm lễ cưới

Thông gia: gia đình có con cái kết hôn với nhau, trong quan hệ với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vợ:người phụ nữ đã kết hôn trong quan hệ với chồng

Chồng:người đàn ông đã kết hôn trong quan hệ với vợ

Hôn thê/vợ chưa cưới: người phụ nữ đã đính hôn, trong quan hệ với người đàn ông đã đính hôn với mình.

Tục huyền: lấy vợ khác, sau khi vợ trước chết Gả bán: gả có đủ cheo cưới theo tục lệ cổ truyền.

v.v…

8. Nghĩa vị “vị trí/thứ bậc”: 10/60 (16,5%)

Vợ bé/lẽ: vợ ở hàng thứ, sau vợ cả, của người đàn ông nhiều vợ dưới chế độ cũ.

Vợ cả: vợ được công nhận là ở hàng thứ nhất của người đàn ông nhiều vợ dưới chế độ cũ.

Phù dâu: người con gái đi kèm bên cạnh cô dâu trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin.

Phù rể: người con trai đi kèm bên cạnh chú rể trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin.

Nhẫn: vòng nhỏ, thường bằng vàng, bạc, đeo vào ngón tay làm đồ trang sức.

Hoa tai: đồ nữ trang có hình hoa, đeo ở tai

v.v…

9. Nghĩa vị “hình dạng”: 8/60 (13%)

Kiềng: vật trang sức hình vòng tròn, thường bằng vàng hay bạc, phụ nữ và trẻ em dùng đeo ở cổ.

Hoa tai: đồ nữ trang có hình hoa, đeo ở tai.

Nón quai thao: nón dùng cho phụ nữ thời xưa, mặt bằng, vành rộng, thành cao, quai có rủ tua.

Áo tứ thân: áo dài kiểu cũ của phụ nữ,hai vạt trước rộng bằng nhau và thường buộc chéo vào nhau.

Bánh cốm: bánh làm bằng cốm dẻo ngào với nước đường, có nhân đậu xanh và cùi dừa, thường gói bằng lá chuối tươi thành hình vuông.

v.v…

10.Nghĩa vị “địa điểm”: 8/60 (13%)

Nhà gái: những người phía gia đình cô dâu ở một đám hỏi, đám cưới, trong quan hệ với nhà trai.

Phù rể: người con trai đi kèm bên cạnh chú rể trong lễ cưới, theo tục lệ cưới xin.

Dẫn cưới: đưa lễ đến nhà gái để xin cưới.

Lại mặt: (lễ vợ chồng mới cưới) đưa nhau về thăm nhà vợ ngay sau hôm đón dâu, theo tục lệ cưới xin cổ truyền.

Chạm ngõ: (gia đình người con trai) đến nhà người con gái để hai gia đình chính thức ước hẹn cho đôi trai gái đính hôn với nhau.

Vu qui: về nhà chồng khi làm lễ cưới. v.v…

11. Nghĩa vị “quan hệ”: 7/60 (11,5%)

Nhà trai: những người phía gia đình chú rể ở một đám hỏi, đám cưới, trong quan hệ với nhà gái.

Nhà gái: những người phía gia đình cô dâu ở một đám hỏi, đám cưới, trong quan hệ với nhà trai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông gia: gia đình có con cái kết hôn với nhau, trong quan hệ với nhau.

Chồng:người đàn ông đã kết hôn trong quan hệ với vợ.

Hôn thê/vợ chưa cưới: người phụ nữ đã đính hôn, trong quan hệ với người đàn ông đã đính hôn với mình.

Hôn phu/chồng chưa cưới: người đàn ông đã đính hôn, trong quan hệ với người phụ nữ đã đính hôn với mình

12. Nghĩa vị “cấu tạo”: 6/60 (10%)

Quả: đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy.

Dây chuyền: dây gồm nhiều vòng nhỏ bằng kim loại móc nối vào nhau, thường dùng làm đồ trang sức.

Quần lĩnh*: quần dệt bằng tơ nõn, mặt bóng mịn, các sợi dọc phủ kín sợi ngang.

Áo the*: áo dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng.

Áo dài: áo dài đến giữa ống chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông.

Nến: vật để thắp sáng, hình trụ, làm bằng paraffin, sáp hoặc mỡ, ở giữa có bấc.

13.Nghĩa vị “cách thức chế tạo hoặc sử dụng”: 6/60 (10%)

Áo tứ thân: áo dài kiểu cũ của phụ nữ, hai vạt trước rộng bằng nhau và thường buộc chéo vào nhau.

Bánh đậu xanh:làm bằng bột đậu xanh rang thơm trộn với đường, nén vào khuôn nhỏ.

Bánh chưng: bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và thịt hoặc đường, gói bằng lá dong thành hình vuông, luộc kĩ, làm phổ biến vào dịp Tết Nguyên đán

Chè hương: chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men và đã sàng lọc kĩ,

Chè Tàu: chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm, nguyên sản xuất ở Trung Quốc

Xôi: món ăn bằng gạo nếp đã đồ chín

14.Nghĩa vị “kích cỡ”: 4/60 (6,5%)

Áo dài: áo dài đến giữa ống chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông.

Thiếp : tấm giấy nhỏ có nội dung ngắn gọn, thường được in sẵn để báo tin, chúc mừng , mời khách,...

Nhẫn: vòng nhỏ, thường bằng vàng, bạc, đeo vào ngón tay làm đồ trang sức.

Chè Tàu: chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm, nguyên sản xuất ở Trung Quốc

15. Nghĩa vị “phương tiện”: 1/60 (1,5%)

Ông tơ: người chuyên dùng dây tơ hồng xe duyên cho người đời, theo một truyền thuyết Trung Quốc.

16. Nghĩa vị “vị”: 1/60 (1,5%)

Rượu: chất lỏng, vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men.

17. Nghĩa vị “màu sắc”: 1/60 (1,5%)

Bánh susê: bánh làm bằng bột nếp trong và quánh, màu hổ phách, có nhân đường hoặc nhân đậu xanh.

18. Nghĩa vị “mùi”: 1/60 (1,5%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chè Tàu: chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm, nguyên sản xuất ở Trung Quốc.

19.Nghĩa vị “nguồn gốc”: 1/60 (1,5%)

Chè Tàu: chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm, nguyên sản xuất ở Trung Quốc.

Qua sự phân tích ở trên, có thể hệ thống lại các nghĩa vị theo thứ tự tần số giảm dần trong lời định nghĩa từ điển của các tên gọi tiếng Việt như sau:

1. Nghĩa vị chỉ loại: 60/60 (100%)

2. Nghĩa vị “vai trò / mục đích”:19/60 (32%) 3. Nghĩa vị “chất liệu/nguyên liệu”:18/60 (30%) 4. Nghĩa vị “phong tục văn hoá”:16/ 60 (26,5%) 5. Nghĩa vị “thời gian”:13/60 (21,5%)

6. Nghĩa vị “giới”: 13/60 (21,5%)

7. Nghĩa vị “điều kiện diễn ra”:11/60 (18%) 8. Nghĩa vị “vị trí/thứ bậc”:10/60 (16,5%) 9. Nghĩa vị “hình dạng”: 8/60 (13%) 10. Nghĩa vị “địa điểm”: 8/60 (13%) 11. Nghĩa vị “quan hệ”:7/60 (11,5%) 12. Nghĩa vị “cấu tạo”:6/60 (10%)

13. Nghĩa vị “cách thức chế tạo hoặc sử dụng”:6/60 (10%) 14. Nghĩa vị “kích cỡ”: 4/60 (6,5%)

15. Nghĩa vị “phương tiện”: 1/60 (1,5%) 16. Nghĩa vị “vị”:1/60 (1,5%)

17. Nghĩa vị “màu sắc”:1/60 (1,5%) 18. Nghĩa vị “mùi”:1/60 (1,5%)

19. Nghĩa vị “nguồn gốc”:1/60 (1,5%)

Kết quả phân tích trong tiếng Anh như sau:

1. Nghĩa vị chỉ loại: 39/39 (100%)

Bridegroom: man on or just before his wedding-day [người đàn ông

Bridesmaid : young woman or girl (usu unmarried and often one of several) attending a bride at her wedding [người đàn bà trẻ hoặc cô gái

(thường chưa lấy chồng) thường đi theo cô dâu vào ngày cưới]

Champagne: (any of various type of) sparkling white wine from E France [(một trong nhiều loại) rượu vang trắng sủi tăm của miền Đông nước Pháp]

Concubine: (in countries where a man can legally have more than one wife) woman who lives with a man but is of lower status than a wife [(ở các nước nơi đàn ông có thể có nhiều vợ 1 cách hợp pháp) người đàn bà sống với 1 người đàn ông nhưng có địa vị thấp hơn 1 người vợ]

Fiancé : man to whom one is engaged to be married [người đàn ông đã đính hôn]

Fiancée : woman to whom one is engaged to be married [người đàn bà

đã đính hôn]

Wedding ring: ring that is placed on the bride’s ( and sometimes the groom’s) finger during a marriage ceremony and worn afterwads to show that the wearer is married [nhẫn (thường có đá quý) mà người đàn ông trao cho người đàn bà khi họ đồng ý cưới nhau]

v.v…

2. Nghĩa vị “điều kiện diễn ra”: 16/39 (41%)

Fiancé : man to whom one is engaged to be married [người đàn ông đã đính hôn]

Honey moon : holliday taken by a newly married couple [kì nghỉ được thực hiện bởi cặp tân hôn]

Husband: man to whom a woman is married [người chồng]

In-law: ralatives by marriage [bà con thân thuộc qua hôn nhân]

Newly-wed: person who has recently married [người vừa mới thành lập gia đình] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trousseau: (esp formerly) clothes and other possession, collected by a bride to begin married life [(nhất là trước đây) áo quần và vật dụng khác nhau

do cô dâu thu gom lại để bắt đầu cho một cuộc sống có gia đình]

White wedding: wedding at which the bride wears a white dress, esp on that takes place in a church [đám cưới trong đó cô dâu mặc áo dài trắng nhất là đám cưới được cử hành ở nhà thờ]

Wife: married woman, esp when considered in relation to her husband [người đàn bà đã có gia đình, nhất là khi xem xét trong mối quan hệ với người chồng].

v.v…

3. Nghĩa vị “mục đích/vai trò”: 12/39 (31%)

Best man: male friend or relative of a bridegroom who supports him at his wedding[người bạn trai hoặc họ hàng của chú rể đi cùng chú rể đến tiệc cưới]

Bridesmaid : young woman or girl ( usu unmarried and often one of several) attending a bride at her wedding [người đàn bà trẻ hoặc cô gái (thường chưa lấy chồng) thường đi theo cô dâu vào ngày cưới]

Marriage certificate : legal document which show that two people are married [giấy tờ hợp pháp chứng nhận 2 người kết hôn với nhau]

Marriage licence: licence permitting a legal ceremony of marriage [giấy phép cho phép tổ chức 1 lễ cưới hợp pháp]

Match maker : person who likes trying to arrange marriages for others

[người thích tìm thu xếp hôn nhân cho người khác]

Trousseau: (esp formerly) clothes and other possession, collected by a bride to begin married life with [(nhất là trước đây) áo quần và vật dụng khác nhau do cô dâu thu gom lại để bắt đầu cho một cuộc sống có gia đình]

Wedding ring: ring that is placed on the bride’s (and sometimes the groom’s) finger during a marriage ceremony and worn of afterwads to show

that the wearer is married [nhẫn xỏ vào ngón tay cô dâu (và đôi khi cả chú rể nữa) trong lễ cưới và đeo ở ngón tay sau đó để cho thấy người đeo đã có chồng/vợ]

v.v…

4. Nghĩa vị “giới”: 12/39 (31%)

Best man: male friend or relative of a bridegroom who supports him at his wedding [người bạn trai hoặc họ hàng của chú rể đi cùng chú rể đến tiệc cưới].

Bowtie: man’s necktie in a knot with a double loop, worn esp on formal occasions [ca vát đàn ông thắt thành 1 nút có 2 vòng, đặc biệt được đeo trong các dịp lễ].

Bride : woman on or just before her wedding-day [người phụ nữ trong hay ngay trước ngày cưới của mình]

Bridegroom: man on or just before his wedding-day [người đàn ông

trong hay ngay trước ngày cưới của mình]

Bridesmaid : young woman or girl ( usu unmarried and often one of several) attending a bride at her wedding [người đàn bà trẻ hoặc cô gái (thường chưa lấy chồng) thường đi theo cô dâu vào ngày cưới]

Concubine: (in countries where a man can legally have more than one

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh (Trang 45 - 63)