1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam

59 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 97,04 KB

Nội dung

Các biện pháp hạn chế rủi ro...12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH KEE EUN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Trang 1

LỜI CẢM ƠN!

Trang 2

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy

cô trong khoa Thương mại Quốc tế - Trường Đại học Thương Mại đã trang bị cho

em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trường Với vốn kiến thức đượctiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóaluận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tựtin Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên Th.S BùiĐức Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kee Eun ViệtNam cùng đội ngũ các cô, chú, anh, chị nhân viên trong phòng XNK của công ty đãtận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty

để em có thể hoàn thành khóa luận một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty TNHHKee Eun Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trongcông việc Kính chúc Công ty luôn thăng tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh,góp phần phát triển nền kinh tế của Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiệnPhan Thị Ánh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN! i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6.Phương pháp nghiên cứu 3

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

1.6.1.1 Dữ liệu thứ cấp 3

1.6.1.2.Dữ liệu sơ cấp 3

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 5

2.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.1 Khái niệm về rủi ro 5

2.1.2 Khái niệm về tổn thất 5

2.1.3 Khái niệm về hạn chế rủi ro 6

2.2 Cơ sở luận về hạn chế rủi ro trong giao hàng XK 6

2.2.1 Qui trình giao hàng XK 6

2.2.2 Hạn chế rủi ro trong quá trình giao hàng XK 8

2.2.2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro 8

2.2.2.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro 12

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH KEE EUN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 15

3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Kee Eun Việt Nam 15

Trang 4

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 15

3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam 16

3.2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh 16

3.2.2 Hoạt động xuất khẩu của công ty 18

3.2.2.1.Mặt hàng xuất khẩu của công ty 18

3.3.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty 19

3.3 Thực trạng hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận XK của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trường EU 20

3.3.1.Quy trình giao hàng hóa XK của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trường EU 20

3.3.2 Thực trạng việc phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong quá trình giao hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường EU 23

3.3.2.1 Nhận dạng rủi ro trong giao hàng XK của công ty sang thị trường EU 23

3.3.2.2 Phân tích rủi ro trong giao hàng XK và các biện pháp hạn chế rủi ro của công ty 25

3.4 Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro trong quá trình giao hàng XK sang thị trường EU của công ty 27

3.4.1 Thành tựu đã đạt được 27

3.4.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 28

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH KEE EUN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 30

4.1.Định hướng phát triển của việc hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trường EU 30

4.1.1 Thuận lợi 30

4.1.2 Khó khăn 31

4.1.3 Định hướng phát triển 31

4.2.Một số đề xuất hoàn thiện biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trường EU 32

Trang 5

4.2.2 Đẩy mạnh công tác dự báo biến động môi trường quốc tế 33

4.2.3.Bảo hiểm cho hàng hóa XK 34

4.2.4.Tổ chức tốt công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 34

4.2.5 Các biện pháp hạn chế rủi ro khác 35

4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

trang

Bảng 3.1: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 3.2:Tình hình xuất khẩu sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Kee

Bảng 3.3:: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt

Bảng 3.4:Đánh giá mức độ rủi ro trong giao hàng cho người vận chuyển 25Bảng 3.5:Đánh giá mức độ rủi ro do người mua không nhận hàng 26Bảng 3.6:Đánh giá mức độ rủi ro trong việc khai báo thủ tục hải quan 27

Trang 7

TMQT Thương mại quốc tế

PGS-TS Phó giáo sư tiến sĩ

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Từ viết

tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa Tiếng Việt

ISO International Organization for

Standardization

Hệ thống quản lí chất lượng

Opportunities, Threats

Điểm mạnh, Điểm yếu,Cơ hội,Thách thức

GATT General Agreement on Tariffs and

Trade

Hiệp ước chung về thuế quan

và mậu dịch

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế giữa các quốc giatrên thế giới và khu vực, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ViệtNam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, đưa nền kinh tế hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu sẽ trở thành hoạt động chủ lực để phát triển,nâng cao giá trị nền kinh tế, có vai trò quyết định trong tiến trình hội nhập với nềnkinh tế thế giới của Việt Nam.Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả kinh tếcao,doanh nghiệp cần phải có những chiến lược phát triển hợp lý mà một trong số

đó là hoạt động quản trị quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu Quá trình giaonhận hàng hóa xuất khẩu của công ty là quá trình rất quan trọng trong cả quá trìnhthực hiện hợp đồng xuất khẩu và cũng là quá trình gặp nhiều rủi ro Rủi ro trongquá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu thường là chậm tiến độ giao hàng, sai sóttrong chuẩn bị chứng từ và các tài liệu có liên quan; hàng hóa bị hỏng hóc, mất mát,giao sai, vướng mắc về thủ tục hải quan, chậm trễ trong toàn quy trình do thiếu khảnăng quản lý và kiểm soát hàng hóa trong quá trình giao nhận.Những rủi ro này ảnhhưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế sự pháttriển kinh tế của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay

Công ty TNHH Kee Eun Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực sản xuất và xuất khẩu quần áo cũng đang phải đối mặt với những loại rủi ronày Chính vì vậy, việc nhận dạng, phân tích, đo lường các rủi ro trong quá trìnhgiao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty để từ đó đưa ra các biện pháp để hạn chếrủi ro và giảm thiểu những tổn thất là một vấn đề mang tính cấp thiết

Thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam khá lớn nhưng

Trang 9

từ bên ngoài Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty và dựa trên những

kiến thức đã được trang bị ở trường, em xin chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về hạn chế rủi ro khóa trước

1 Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XK mây tre đan sang thịtrường Mỹ của công ty cung cấp nông sản và thủ công mỹ nghệ ANC (Hà ThịThanh Hương – LVE.001238)

2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụngchứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trịnh Văn Cương – LVE.00742)

3 Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tạicông ty TNHH Scanwell logistics Việt Nam (Vũ Thị Hương, năm 2012)

4 Quản trị quy trình giao hàng XK bằng đường biển tại công ty cổ phầnthương mại và vận tải quốc tế Châu Giang (Nguyễn Thị Hoài Thanh –LVE.000946)

Nhận xét tổng quan về các công trình

Những vấn đề đã giải quyết: Nhìn chung công trình nghiên cứu các nămtrước đã làm rõ được các lý thuyết cơ bản về rủi ro và hạn chế rủi ro trong thanhtoán XK, trong rủi ro hối đoái, rủi ro tài chính đã nêu được nguyên nhân, đề ra cácgiải pháp để khắc phục và phòng ngừa rủi ro

Trang 10

Những vấn đề chưa nghiên cứu: Các đề tài chủ yếu nghiên cứu các rủi rotrong thanh toán hoặc đối với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu….mà chưa đưa racác giải pháp thiết thực để hạn chế trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu.

Qua nghiên cứu luận văn, khóa luận khóa trước, em nhận thấy hoạt động hạnchế rủi ro giúp doanh nghiệp: tăng hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tạo được

uy tín của công ty đối với đối tác nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng doanhthu.Nhưng hoạt động hạn chế rủi ro vẫn chưa được các doanh nghiệp chú trọng, chỉkhi xảy ra rủi ro mới tìm cách khắc phục như vậy làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạtđộng kinh doanh Mặt khác, quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu và cụ thể ở đây

là giao hàng xuất khẩu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng không nhỏ đến lợi íchcủa công ty, do đó với đề tài của khóa luận em xin đưa ra những vấn đề nghiên cứumới trên góc độ doanh nghiệp xuất khẩu chứ không phải công ty giao nhận nhằmđưa ra những giải pháp mới cho hoạt động hạn chế rủi ro của doanh nghiệp

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực tế quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHHKee Eun Việt Nam sang thị trường EU

- Nhận dạng, phân tích và đo lường những rủi ro trong quá trình giao nhậnhàng hóa xuất khẩu của công ty Phân tích những nguyên nhân thành công và tồn tạicủa công tác hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công

ty TNHH Kee Eun Việt Nam

- Nêu một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động hạn chế rủi ro trong giaonhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam

Trang 11

1.4 Đối tượng nghiên cứu

-Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu

-Qui trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty

-Những rủi ro mà công ty gặp phải trong quá trình giao nhận hàng hóa

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH Kee Eun Việt Nam

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về những biện pháp Hạn chế rủi ro trongquá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH KeeEun Việt Nam và lấy số liệu trong 3 năm là 2011, 2012 và 2013

1.6.Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 12

- Quan sát: Nội dung của phương pháp quan sát này là quan sát tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Việc thực hiện được tiến hành trong thời gianthực tập tại công ty.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và trả lời phiếu trắc nghiệm:

Câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểuđúng quy trình xuất khẩu thực tế tại doanh nghiệp

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được tổng hợp như sau:

Đối với dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp sẽ được tập trung thu thập trong quátrình hoàn thành phần lý thuyết cơ bản và nội dung khái quát ngành của đề tài

Phần dữ liệu sơ cấp quá trình thu thập khó khăn hơn vì vừa tốn thời gian vừaphải chọn lọc kỹ trước các cách thức để thu thập đúng mục đích.Các thông tin đưa

về sẽ phân tích và tổng hợp lại để tìm ra giải pháp

1.7 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu bài khóa luận gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan của vấn đề cần nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận của việc hạn chế rủi ro trong việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu

Chương 3: Phân tích thực trạng của việc hạn chế rủi ro trong quá trình nhận hàng xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam sang thị trường EU

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất vấn đề cần nghiên cứu

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG

QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về rủi ro

Rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinhdoanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của mộtdoanh nghiệp Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với doanh nghiệp đặc biệt làvới doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì rủi ro ấy còn lớn hơn nhiều do môi trường kinhdoanh rộng hơn bao gồm cả môi trường nội địa và môi trường quốc tế

Rủi ro trong kinh doanh quốc tế là điều tất yếu không thể loại bỏ, tuy nhiêndoanh nghiệp vẫn có thể hạn chế và đề phòng nó xảy ra trong khả năng kiểm soátcẩn thận của mình

Theo Frank Knight một học giả của Mỹ thì “Rủi ro là những bất trắc có thể

đo lường được”

Lan Willet cho rằng: “Rủi ro là một bất trắc cụ thể có liên quan đến một biến

cố không mong đợi”

Trang 14

Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế do PGS.TS Doãn KếBôn chủ biên thì “Rủi ro là những sự kiện bất ngờ, bất lợi đã xảy ra gây tổn thất chocon người”.

Rõ ràng theo khái niệm trên thì rủi ro có thể xác định và đo lường được, do

đó có thể lường trước được và phòng ngừa, hạn chế ở mức tối đa

Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm rủi ro trong hoạt động kinhdoanh xuất khẩu như sau: “Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là những bất trắc cóthể xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gây thiệt hại chodoanh nghiệp xuất khẩu” Khái niệm trên được dùng để nghiên cứu về hoạt độnghạn chế rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH Kee Eun ViệtNam sang thị trường EU trong giới hạn khóa luận tốt nghiệp này

2.1.2 Khái niệm về tổn thất

Là những thiệt hại mất mát xảy ra khi doanh nghiệp gặp vấn đề bất trắc trongkinh doanh bao gồm tổn thất thiệt hại về tài sản cũng như con người của doanhnghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

Theo Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế - PGS.TS Doãn Kế Bôn thì “Tổnthất được hiểu là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng về con người,tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra

2.1.3 Khái niệm về hạn chế rủi ro

Trong thực tế chưa có nhà nghiên cứu rủi ro nào đề cập đến khái niệm về hạnchế rủi ro Tuy nhiên, ta có thể hiểu hạn chế rủi ro là việc thực hiện các hoạt độngkiểm soát và tài trợ rủi ro của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất

mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 15

2.2 Cơ sở luận về hạn chế rủi ro trong giao hàng XK

2.2.1 Qui trình giao hàng XK

Quá trình giao hàng XK của các công ty XNK thường được thực hiện qua cácnghiệp vụ như sau:

Thuê phương tiện vận tải

Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hóa xuất khẩu có

ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng Nó trựctiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hóa, dễ xảy ra rủi ro và

có liên quan tới nhiều nội dung khác trong quá trình thực hiện hợp đồng Chính vìvậy khi tiến hành thuê phương tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích

để có quyết định thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng và hạn chế rủi ro

Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa,trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổnthất trong quá trình vận chuyển Chính vì vậy các doanh nghiệp thường mua bảohiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra

Để thực hiện việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp cần dựa vàonhững căn cứ sau:

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT Việc mua bảohiểm cho hàng hóa đều được quy định rõ ràng trong từng điều kiện cơ sở giao hàngtheo Incoterm 2010

Trang 16

- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Khối lượng của hàng hóa, giá trị và đặcđiểm hàng hóa vận chuyển là các căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn cácquyết định có mua bảo hiểm hay không và nếu mua thì mua ở điều kiện bảo hiểm nào.

- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượngcủa phương tiện, loại bao bì bốc dỡ… là các yếu tố tạo nên rủi ro cho hàng hóa màchúng ta cần xem xét để quyết định lựa chọn loại hình bảo hiểm cho thích hợp

Làm thủ tục hải quan

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu Việt Nam(XK hoặc NK) đều phải làm thủ tục hải quan Quy trình làm thủ tục hải quan chohàng hóa xuất khẩu gồm các bước sau đây:

+ Khai và nộp tờ khai hải quan

+ Xuất trình hàng hóa

+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Tổ chức giao hàng với phương tiện vận tải

Trong kinh doanh TMQT có nhiều phương thức vận tải Mỗi phương thứcđều có quy trình vận tải khác nhau Sau đây em xin trình bày phương thức giaohàng xuất khẩu bằng tàu biển để phù hợp với phạm vi của bài khóa luận này

Hàng XK của nước ta chủ yếu được giao bằng đường biển nên đây là phươngthức rất quan trọng Khi hàng hóa được giao bằng đường biển, doanh nghiệp XKphải tiến hành theo các bước sau:

Trang 17

- Căn cứ vào chi tiết hàng XK, lập bảng kê hàng hóa chuyên chở (Cargo list)cho người vận tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng (Cargo plan, stowage plan).

- Trao đổi với các cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng

- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng

- Bốc hàng lên tàu: Trong quá trình bốc hàng lên tàu phải thường xuyên giámsát, theo dõi để nắm chắc số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời các vướng mắcphát sinh

- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) để xácnhận hàng đã giao nhận xong trong đó xác nhận: Số lượng hàng hóa, tình trạnghàng hóa, cảng đến…

- Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển (Bill of lading –B/L), điều quan trọng là phải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo (hay vận đơnsạch) (Clean Bill of lading)

2.2.2 Hạn chế rủi ro trong quá trình giao hàng XK

2.2.2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro

Nhận dạng rủi ro

Kinh doanh trong nước đã tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhưng kinh doanh quốc tếcòn nhiều rủi ro gấp bội phần Do đó cần phải nhận dạng được các rủi ro để có cácbiện pháp khắc phục, đối phó với rủi ro với chi phí thấp nhất Để nhận dạng rủi ro

có nhiều phương pháp được áp dụng Các phương pháp này giúp cho doanh nghiệpkhoanh vùng và xác định dấu hiệu xuất hiện rủi ro, vừa giúp tránh bỏ sót các dấuhiệu, vừa làm tăng kết quả và độ tin cậy của việc nhận dạng rủi ro Các phươngpháp chủ yếu thường được sử dụng trong nhận dạng rủi ro bao gồm:

Trang 18

- Phương pháp báo cáo tài chính

- Phương pháp sơ đồ

- Phương pháp thanh tra hiện trường

- Phương pháp phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức

- Phương pháp thông qua tư vấn

- Phương pháp phân tích hợp đồng

- Phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê

Khi nhận dạng rủi ro không chỉ sử dụng một phương pháp mà kết hợp cácphương pháp nhận dạng để thu được kết quả chính xác nhất

Từ các phương pháp trên, các nhà nhà nghiên cứu đã nhận dạng được 3 loại rủi

ro mà các doanh nghiệp XNK thường gặp trong quá trình giao hàng XK như sau:

+ Rủi ro do không giao hàng đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa

+ Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng: Người xuất khẩu có thểchậm giao hàng theo như tiến độ đã được quy định trong hợp đồng và không íttrường hợp họ còn không có khả năng giao hàng Việc xác định rạch ròi giữa chậmgiao hàng và không giao hàng không phải khi nào cũng dễ dàng khi trong hợp đồngkhông quy định cụ thể thời hạn cuối cùng và trong các hợp đồng có thời hạn giaohàng kéo dài, giao từng phần

Trang 19

+ Rủi ro do người mua không nhận hàng: Người mua trả tiền để nhận hàng.Đây là điều hiển nhiên trong kinh doanh nói chung và trong thương mại quốc tế nóiriêng Như vậy, việc nhận hàng chính là quyền lợi của người mua Tuy nhiên, đikèm với quyền lợi được nhận hàng thì trong các điều kiện thương mại quốc tế(Incoterms) còn quy định nghĩa vụ của người mua là phải trả tiền và nhận hàng.Điều này có nghĩa là, một khi người bán đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mìnhthì người mua không được quyền từ chối nhận hàng Với lập luận như vậy, một khingười mua không muốn nhận hàng thì phải tìm mọi cách chứng minh rằng người bán

đã có lỗi trong quá trình giao hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng Như vậy,khi người mua không nhận hàng sẽ xem như là rủi ro đã xảy ra với người bán

Phân tích rủi ro

Phân tích nguyên nhân rủi ro

+ Nguyên nhân khách quan: Là những nguyên nhân không xuất phát từ

những hành động trực tiếp của con người như:

- Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, lụt lội, động đất, núi lửa, cháyrừng, ô nhiễm môi trường…

- Những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: cơ hội thị trường, nhữngthay đổi và điều chỉnh của chính sách nhà nước, hệ thống các rào cản thương mạiquốc tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động tài chính, tiền tệ

Những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro là những nguyên nhân nằmngoài tầm kiểm soát, rất khó khống chế của doanh nghiệp và những rủi ro xảy ra donhững nguyên nhân này thường dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp

Trang 20

+ Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ những hành vi

trực tiếp hoặc gián tiếp của con người (cá nhân và tổ chức) tham gia hoặc có liênquan đến hoạt động thương mại quốc tế như:

- Sự không ổn định của thể chế chính trị, hệ thống pháp luật luôn thay đổi,pháp chế không nghiêm, sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh

và tiêu dùng Những nguyên nhân này thường rất khó dự báo, khi rủi ro phát sinh từnhững nguyên nhân này cũng làm cho doanh nghiệp khó áp dụng các biện pháp hạnchế tổn thất theo các cách thông thường như thực hiện các biện pháp bảo hiểm

- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh; cơ chế quản lý; thiếu thôngtin hoặc thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kỹ năing kinh doanh, quản trị doanhnghiệp; những sơ suất, bất cẩn của cá nhân, tổ chức Những rủi ro từ nguyên nhânnày thường không phải lúc nào cũng nhận ra được vì thế phản ứng của doanhnghiệp với những nguyên nhân này thường không quyết liệt và không kịp thời

- Buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh; nạn thamnhũng, cửa quyền, quan liêu Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thìcác hoạt động này ngày càng tinh vi hơn và diễn biến phức tạp gây không ít tổn thấtcho các doanh nghiệp

Nguyên nhân chủ quan thường khó dự báo, khi rủi ro phát sinh từ nhữngnguyên nhân này cũng làm cho doanh nghiệp khó áp dụng các biện pháp hạn chếtheo các cách thông thường như thực hiện các biện pháp bảo hiểm

* Trong thực tiễn kinh doanh, có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau,trong đó phần lớn là do những nguyên nhân chủ quan của người xuất khẩu, hànghóa đã không được cung cấp đúng như quy định trong hợp đồng hoặc trong L/C (về

số lượng, chất lượng, chủng loại) mặc dù người nhập khẩu đã mở L/C hoặc thựchiện ký quỹ tại ngân hàng

Trang 21

Những nguyên nhân chủ yếu của loại rủi ro này có thể là sự chủ quan củangười xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng hóa; giá cả hàng hóa biến động tăng gâybất lợi cho người xuất khẩu; người xuất khẩu tìm kiếm được hợp đồng xuất khẩu cólợi hơn; người xuất khẩu không tin tưởng khả năng thanh toán và nhận hàng củangười nhập khẩu; sự thỏa thuận không rõ ràng về số lượng, chất lượng và chủngloại trong hợp đồng; sự suy giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình chuẩn bị hàngxuất khẩu; mất khả năng kiểm soát về số và chất lượng của người xuất khẩu; cáchạn chế xuất khẩu của chính phủ.

Việc cung cấp hàng hóa không đúng số lượng có thể là thừa hoặc thiếu về sốlượng, trọng lượng (bao gồm cả phần dung sai nếu trong hợp đồng có quy địnhdung sai và người được chọn quyền dung sai)

* Rủi ro chậm giao hàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan

và khách quan Tuy nhiên trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế người tathường nói nhiều đến những nguyên nhân chủ quan và trong đa số các trường hợpkhi người bán chậm giao hàng thì người mua thường tìm mọi lý lẽ chứng minh đó là

ý muốn chủ quan của người bán Các nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm giaohàng hoặc không thể giao hàng của người bán có thể là do những biến động mạnh

về nguồn cung (giá cả tăng quá nhanh, không còn nguồn hàng xuất khẩu do thiêntai, hiểm họa tự nhiên…)

* Nguyên nhân dẫn đến người mua không nhận hàng có thể là gặp tình thếbất lợi (giá cả giảm nhanh sẽ thua lỗ khi nhận hàng hoặc tình thế thị trường cónhững bất lợi khi cạnh tranh), người mua nghi ngờ về chất lượng lô hàng đã giao,người bán có lỗi khi giao hàng (không đúng về chủng loại, số lượng hoặc thời giangiao hàng)

Phân tích và dự báo tổn thất

Trang 22

Phân tích tổn thất được tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về tổn thất màdoanh nghiệp đã trải nghiệm cũng như các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp

về những trường hợp tương tự trong toàn bộ các khâu của quy trình tác nghiệpthương mại quốc tế

Khi phân tích tổn thất cần chia tách riêng thành các tổn thất về tài sản, tổnthất về nguồn nhân lực, tổn thất liên đới, tổn thất về uy tín…

Các phương pháp phân tích rủi ro

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm

- Phương pháp xác suất thống kê

- Phương pháp phân tích cảm quan

- Phương pháp chuyên gia

độ của từng chủng loại (trong trường hợp cho phép giao hàng từng phần)

Trang 23

Thực tế việc xác định mức độ tổn thất do giao hàng không đúng chủng loại

và chất lượng là không đơn giản để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại khi màtrong hợp đồng không chỉ rõ đơn giá của từng loại hàng Mức độ thiệt hại mà ngườinhập khẩu phải gánh chịu trong các trường hợp này không giống nhau và phụ thuộcrất nhiều vào mức độ vi phạm của bên xuất khẩu, vào đặc điểm của hàng hóa và cácyếu tố thị trường Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều do nguyên nhân chủquan và những hành động cố ý của người xuất khẩu, những sơ suất của người xuấtkhẩu giao hàng không đúng có thể cũng gây những thiệt hại nhất định cho chính họnhư giảm uy tín thương mại, khách hàng rời bỏ doanh nghiệp, thiệt hại do bị phạthoặc phải sửa chữa, thay thế hàng hóa, thậm chí phải tái nhập khẩu lô hàng khi bịnhững lỗi nghiêm trọng về chất lượng, khi đó người xuất khẩu sẽ phải gánh chịunhững chi phí cực kỳ lớn do rủi ro loại này gây ra

+ Mức độ thiệt hại của trường hợp chậm giao hàng hoặc không giao hàng về

cơ bản cũng giống với trường hợp giao không đủ lượng hàng, sẽ làm suy giảm đáng

kể lợi nhuận, làm mất đi cơ hội kinh doanh và tạo ra những thiệt hại liên đới chongười nhập khẩu Tuy nhiên, rủi ro này cũng mang đến những tổn thất nhất địnhcho cả bên xuất khẩu (ngoại trừ trường hợp nhà xuất khẩu cố ý không giao hàng vìmục đích của riêng mình)

+ Thiệt hại mà người bán phải gánh chịu trong rủi ro người mua không nhậnhàng thường là chi phí khiếu kiện, thời gian lưu tàu, lưu kho và đôi khi là rất lớn dophải tái nhập khẩu hoặc chuyển bán lô hàng sang một khu vực thị trường khác Tuynhiên, không phải trường hợp nào thiệt hại cũng xảy ra đối với người bán Một khingười mua không đưa ra được những bằng chứng thuyết phục mà từ chối nhận hàngthì thiệt hại lại xảy đến với người mua Những tổn thất vô hình và liên đới do ngườimua từ chối nhận hàng như suy giảm uy tín thương mại, mất khách hàng, bỏ lỡ cơhội kinh doanh, chịu phạt với khách hàng trong nước do không có hàng cung cấp…cũng hoàn toàn không phải là nhỏ đối với người bán và người mua

Trang 24

Thực hiện kiểm soát rủi ro bao gồm:

- Né tránh rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp loại bỏ các nguy cơ rủi ro

trong hoạt động kinh doanh Chủ động né tránh bằng cách thực hiện giám sát vàđiều hành các hoạt động kinh doanh để tránh được chậm trễ hoặc sai sót, hạn chếđược rủi ro

- Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu số lần

xuất hiện các rủi ro

- Giảm thiểu tổn thất: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những

thiệt hại, mất mát mà rủi ro mang lại

- Chuyển giao rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp tìm các chủ thể cùng

gánh chịu rủi ro như mua bảo hiểm cho công ty

- Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các

dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp vàotổn thất của những hoạt động khác

Trang 25

Tài trợ rủi ro bao gồm:

- Tự khắc phục rủi ro: là biện pháp mà doanh nghiệp bị rủi ro tự chịu các chi

phí tổn thất

- Bảo hiểm: là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hãng bảo hiểm chấp

nhận gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra

* Để phòng ngừa những rủi ro liên quan đến việc người bán giao hàng khôngđúng theo thỏa thuận và hạn chế tối đa những tổn thất do những rủi ro đó mang lại,các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Cần tìm hiểu bạn hàng thật kỹ lưỡng cả về uy tín thương mại và khả năngcung cấp hàng hóa

- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu;quy định trong hợp đồng điều khoản phạt (penalty), trong đó quy định phạt bên nàokhông thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ

- Yêu cầu cả hai bên (mua và bán) cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảmbảo thực hiện hợp đồng

- Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng (standby L/C),bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), bảo đảm thực hiện hợp đồng (performancebond) Những công cụ này thường chỉ được áp dụng đối với những hợp đồng lớn vàkhách hàng không quen biết nhau để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu

* Các biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại do nhữngrủi ro liên quan đến chậm giao hàng hoặc không giao hàng được khuyến cáo gồm:

Trang 26

- Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng với sự tính toán các yếu tốtác động (thực chất là tính toán có dự phòng thời gian giao hàng sao cho hợp lý đểngười xuất khẩu có cơ hội chuẩn bị và gom hàng).

- Tính toán hợp lý và thỏa thuận hoặc điều chỉnh với người bán và ngườichuyên chở về thời gian xếp hàng lên tàu để người bán có nhiều cơ hội nhất giaohàng đúng thời hạn; thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy khả năng người bán không kịpgiao hàng

- Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt (penalty), trong đó quy định phạtbên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ

- Yêu cầu cả hai bên mua và bán cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảothực hiện hợp đồng

- Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng (standbyL/C), bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), bảo đảm thực hiện hợp đồng(performance bond)

* Các biện pháp được khuyến cáo áp dụng để phòng ngừa rủi ro và hạn chếtổn thất trong rủi ro người mua không nhận hàng:

- Lựa chọn kỹ đối tác khi ký kết hợp đồng

- Gia tăng tỷ lệ ký quỹ tại ngân hàng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quyđịnh của hợp đồng và L/C

- Chia sẻ một phần thiệt hại với người mua khi thị trường có những biến độngquá bất lợi cho người mua (nếu có thể, như giảm giá một phần cho lô hàng hiện tại

Trang 28

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG

TY TNHH KEE EUN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Kee Eun Việt Nam

3.1.1 Khái quát chung về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH KEE - EUN Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Kee Eun Vietnam Co.,Ltd

Địa chỉ: lô 6, khu công nghiệp Thụy Vân, Tp Việt Trì, Phú Thọ

Điện thoại: 210-3857580 Fax: 210-3857584

tư cho đối tác nước ngoài trong liên doanh

Ngày 9 tháng 10 năm 2003 công ty được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy phépđầu tư số 64/CP-PT, công ty thành lập với tên doanh nghiệp là công ty liên doanhmay Kee Eun ( 50% vốn góp của bên Việt Nam và 50% vốn góp bên Hàn Quốc)

Ngày 6 tháng 10 năm 2006 công ty chính thức đi vào hoạt động với tên là

Trang 29

những năm tháng đầu công ty đi vào hoạt động phải đối mặt với rất nhiều khókhăn,vấn đề quan trọng nhất, đặt ra lúc bấy giờ là tuyển chọn được đội ngũ lao động

có năng lực và kinh nghiệm.Với sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường , mộtnền kinh tế mới năng động bao gồm nhiều thành phần kinh tế Công ty TNHH KeeEun Việt Nam là một doanh nghiệp trẻ, sức cạnh tranh còn non yếu.Đây là một thửthách lớn đối với công ty nhưng với sự nỗ lực, chủ động, sáng tạo và lòng nhiệthuyết đối với công việc của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưacông ty sớm thích ứng với nền kinh tế thì trường đầy mới mẻ và khẳng định vị thếcủa mình trên thị trường

Ngày 18 tháng 10 năm 2006 công ty được chuyển sang thành công ty 100%vốn đầu tư nước ngoài.Bên cạnh đó cũng trong năm này công ty đầu tư thêm dâychuyền sản xuất, mở rộng sản xuất phục vụ đáp ứng kịp thời các sản phẩm may mặctheo đơn đặt hàng,làm tăng lợi nhuận và đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng

ổn định, được cải thiện

Tuy là một doanh nghiệp mới được thành lập song nhờ có những thuận lợinhất định: được tiếp thu và kế thừa những khoa học công nghệ hiện đại trong vàngoài nước,đầu tư trang thiết bị máy móc với qui trình công nghệ cao,dưới sự quản

lí tài giỏi,đầy kinh nghiệm của các doanh nhân Hàn Quốc- Việt Nam, mà công ty đãsớm từng bước đi vào hoạt động ổn định.Hiện nay công ty TNHH Kee Eun ViệtNam đang hoạt động sản xuất các sản phẩm may mặc.Tổng vốn đầu tư là 2000000USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án sản xuất các sản phẩm may là 500000USD,vốn vay là 1500000 USD Công ty TNHH Kee Eun Việt Nam được coi làdoanh nghiệp vừa có nhiều tiềm năng vừa có sức cạnh tranh cao

3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kee Eun Việt Nam

3.2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w