0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khái niệm bổ tố trong ngữ vị từ tiếng Hán

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NGỮ VỊ TỪ CÓ NHÓM VỊ TỪ + DI CHUYỂN + MỤC TIÊU LÀM TRUNG TÂM TRONG TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 35 -35 )

6. Bố cục luận văn

2.2 Khái niệm bổ tố trong ngữ vị từ tiếng Hán

Trước hết phải nói về khái niệm bổ ngữ và trạng ngữ trong tiếng Hán khác rất nhiều so với tiếng Việt. Nếu như bổ ngữ tiếng Việt là “thành phần phụ dùng để bổ sung chi tiết chuyên dụng cho những nhóm động từ nhất định ví dụ như: ăn cơm, đọc sách, về Hà Nội, tặng thầy, nghe giảng…”[7], bổ ngữ tiếng Việt dựa theo các vai nghĩa chúng biểu thị mà phân thành: bổ ngữ chỉ vật tạo tác, bổ ngữ chỉ vật bị hủy diệt, bổ ngữ chỉ đích, hướng trong không gian…; thì khái niệm 补语 (bổ ngữ) của tiếng Hán là “ thành phần cú pháp

đứng sau vị từ để bổ sung nói rõ về vị từ đó” (theo Lục Kiệm Minh[33, 54]) và có thể chia bổ ngữ thành: bổ ngữ kết quả吃

(ăn hết), bổ ngữ xu hướng爬

上去

(trèo lên), bổ ngữ số lượng

一次

(đi một lần), bổ ngữ khả năng听

不懂

(nghe không hiểu)…Ta thấy, bổ ngữ tiếng Việt trong mối quan hệ với vị từ

trung tâm chính là quan hệ giữa động từ với danh từ chịu sự tác động, khái niệm này tương đương với bổ tố của tiếng Hán. Bổ tố tiếng Hán thường đi kèm với động từ trước nó (thuật ngữ) cấu thành cụm động tân, trong đó động từ biểu thị hành vi động tác, còn bổ tố là đối tượng chịu ảnh hưởng, chi phối hoặc có liên quan của động tác. Bổ tố thường do danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ, cụm đại từ đảm nhiệm. Như vậy, nhiều khi bổ tố hay bổ ngữ tiếng Việt không tương đương với补语 của tiếng Hán, mà tương đương với 宾语 (tân ngữ tiếng Hán. Tương tự, ta có trạng tố tiếng Việt, khi xét trong

phạm vi câu nó là trạng ngữ, vậy trạng ngữ tiếng Việt có tương đương với khái niệm 状语của tiếng Hán hay không? Đinh Văn Đức gọi trạng ngữ tiếng

Việt là “thành tố phụ bổ sung các ý nghĩa cho động từ nói chung, bao gồm trạng ngữ chỉ thời gian (học bốn năm, nghỉ hai ngày), địa điểm (nằm nhà, học

ở Hà Nội), mục đích (nghỉ ốm, học thi), nguyên nhân (thi trượt vì lười), kết

quả (đọc xong, mua rồi), cách thức (hát hay, học giỏi) [7]. Dễ thấy, trạng ngữ chỉ cách thức của tiếng Việt tương đương với 程度补语 (bổ ngữ mức độ) của

tiếng Hán, trạng ngữ chỉ kết quả của tiếng Việt tương đương với 结果补语

(bổ ngữ kết quả) của tiếng Hán. Vì vậy khái niệm trạng tố của tiếng Việt không tương đương với 状语 của tiếng Hán. Trong phạm vi của luận văn, vì

lấy cơ sở lý luận ngữ vị từ trong tiếng Việt, chúng tôi vẫn gọi thành phần phụ bổ sung cho vị từ, với vai trò là quan hệ bắt buộc trong cấu trúc là bổ tố, còn thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về chu cảnh cho vị từ, với tính chất quan hệ thứ yếu có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cấu trúc, là trạng tố, và hai khái niệm bổ tố và trạng tố này không tương ứng với là bổ ngữ và trạng ngữ khi xét trong phạm vi câu tiếng Hán.

Như vậy quan hệ giữa vị từ di chuyển có mục tiêu với bổ tố chỉ địa điểm không gian tiếng Việt phải tương đương với cấu trúc động từ di chuyển và bổ tố chỉ nơi chốn của tiếng Hán.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NGỮ VỊ TỪ CÓ NHÓM VỊ TỪ + DI CHUYỂN + MỤC TIÊU LÀM TRUNG TÂM TRONG TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 35 -35 )

×