Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa vị từ di chuyển có mục

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 37)

6. Bố cục luận văn

2.2.2Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa vị từ di chuyển có mục

tiêu với bổ tố chỉ địa điểm trong không gian

2.2.2.1 Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa vị từ di chuyển có mục tiêu và bổ tố chỉ địa điểm trong không gian của tiếng Hán

Mỗi một sự di chuyển phải có vật tham chiếu của nó, mà tham chiếu này không phải lúc nào cũng hiển hiện trong câu. Trong trường hợp từ chỉ nơi

chốn không xuất hiện, bối cảnh tham chiếu không rõ ràng, thì lối đi và phương hướng di chuyển cũng có thể giúp biểu đạt sự di chuyển. Động từ di chuyển tiếng Hán thường thông qua những phương thức dưới đây để biểu đạt sự di chuyển:

(1)Trực tiếp mang bổ tố biểu đạt đích đến, điểm xuất phát, điểm đi qua của sự di chuyển, bổ tố kết hợp với động từ tạo thành bối cảnh tham chiếu xác định, ví dụ: 去(đi), 离开(rời khỏi), 过 (qua)…là những động từ di chuyển

điển hình nhất. Mô hình của ngữ với động từ di chuyển này như sau: (chủ thể di chuyển)+Vtt+Bt.

(2)Dùng hình thức đơn độc nhất biểu đạt sự di chuyển, bổ tố không xuất hiện nhưng trên thực tế thì bối cảnh tham chiếu được ẩn đi, ví dụ走rời khỏi ( 他走了 – anh ta đi rồi), 跑 chạy trốn (犯人跑了tội phạm chạy trốn rồi), 飞

bay (鸟儿飞了 chim bay đi rồi). Những động từ chỉ hướng kép thường sử dụng hình thức này, khi đó bổ tố chỉ nơi chốn thường được mặc định trong văn cảnh, người nói người nghe đều biết. Ví dụ 进来吧(vào đi),他回去了

(anh ta về rồi)…Ta có mô hình ngữ trong trường hợp này: (Chủ thể di chuyển) +Vtt.

(3)Mượn cấu trúc “介词+处所词”(giới từ + từ nơi chốn) để biểu đạt sự di chuyển, trong đó từ chỉ nơi chốn biểu thị bối cảnh tham chiếu, giới từ biểu thị bổ tố làm đích đến hoặc điểm xuất phát của di chuyển, ví dụ: 游bơi, 飘

lay động, 爬trèo,giới từ thường dùng có“从(từ)、往(rẽ)、朝(hướng)、向

(hướng)、到(đến)”…Mô hình như sau: (chủ thể di chuyển)+Giới từ+Bt+Vtt. (4)Mang theo động từ chỉ hướng làm bổ ngữ, biểu thị lối đi và phương hướng di chuyển, ẩn bối cảnh tham chiếu. Ví dụ: 钻(dùi)、冲(xông lên)…Ta có mô hình: Vtt+động từ chỉ hướng

Trong số các vị từ chuyển động đang xét có một số vị từ bao hàm cả nghĩa chỉ hướng trong không gian, những vị từ này đòi hỏi những bổ tố chỉ

đích đến trực tiếp không cần giới từ vì ngay bản thân vị từ trung tâm đã bao hàm nghĩa đó. Bởi vì giữa đích và hướng có những liên quan chặt chẽ “cái đích của sự di chuyển quyết định cái hướng và lối đi của nó”. Trong tiếng Hán, loại vị từ này bao gồm tập hợp các động từ chỉ hướng đơn và kép, còn số các động từ di chuyển thường bởi không có nghĩa chỉ hướng nên chúng thường kết hợp với một giới từ chỉ hướng hoặc bổ ngữ xu hướng sau đó mới có thể kết hợp với bổ tố nơi chốn. Dễ thấy, ở (3) và (4) động từ di chuyển đều cần mượn giới từ hoặc động từ chỉ hướng mới có thể biểu đạt sự di chuyển, còn (1) và (2) thì bản thân các loại động từ di chuyển đã bộc lộ được sự di chuyển mà không cần đến sự giúp đỡ của thành phần khác, do đólẽ tất nhiên động từ chỉ hướng trong tiếng Hán là loại vị từ di chuyển có mục tiêu điển hình nhất.

Với phạm vi của luận văn chúng tôi sẽ chỉ xét đến hai mô hình của vị từ: “(chủ thể di chuyển)+Vtt+Bt” và “(Chủ thể di chuyển) +Vtt” , tức là trong ngữ vị từ bổ tố chỉ mục tiêu của sự di chuyển phải xuất hiện, hoặc giả là không xuất hiện thì trong văn cảnh ấy, ý nghĩa nơi chốn này đã được mặc định, người nói và người nghe đều biết rõ.

Mô hình 1: (chủ thể di chuyển+) động từ di chuyển+bổ tố nơi chốn:

(khi xét ngữ vị từ thì “chủ thể di chuyển” có thể lược bỏ)

Xuất hiện trong cấu trúc này thường là động từ di chuyển chỉ hướng đơn âm tiết như: “来(đến)、去(đi)、进(vào)、出(ra)、上(lên)、下(xuống) 、回(về)、过(qua)”, bổ tố theo nó tương đối tự do.

Động từ di chuyển + Bổ tố nơi chốn

Ví dụ 7: (虎妞) 到 娘娘庙.

(hǔ niū dào niáng niáng miào) (Ả Nĩu ) đến Miếu Cô.

Ví dụ 8: 晚上也 回 .

(wǎn shàng yě huí jiā chī) Buổi tối cũng về nhà ăn.

Ví dụ 9: 要挣钱,去深圳,要成事,去北京.

(yào zhèng qián, qù shēn zhèn, yào chéng shì , qù běi jīng)

Muốn kiếm tiền, đi Thẩm Quyến, muốn làm việc lớn thì đi Bắc Kinh. -Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Nhìn 3 ví dụ trên ta thấy, các động từ xu hướng đơn: 到(đến),回(về) ,去(đi) đều ghép trực tiếp với các bổ tố chỉ địa điểm không gian: 娘娘庙

(miếu Cô),家(nhà),深圳(Thẩm Quyến),北京(Bắc Kinh), để tạo nên ngữ vị từ, làm vị ngữ trong câu. Ở đây các bổ tố chỉ địa điểm này cũng chính là mục tiêu của sự di chuyển được miêu tả ở động từ.

Động từ chỉ hướng kép nếu mang bổ tố nơi chốn, thì bổ tố nơi chốn phải đứng giữa hai âm tiết của động từ.

Ví dụ 10: 妈,你/进屋去。没你什么事儿。

(mā ,nǐ jìn wū qù 。méi nǐ shen me shì ér) Mẹ, mẹ/ vào nhà đi. Không có việc gì đâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 11: 不一会儿,赵四小姐/匆匆下楼来。

(bú yī huì ér ,zhào sì xiǎo jiě cōng cōng xià lóu lái) Lát sau, Tiểu Thư Triệu Tư/ vội vàng xuống lầu.

Ví dụ 12: 这只是排演。老板/出门去了。

(zhè zhī shì pái yǎn 。lǎo bǎn chū mén qù le) Đây chỉ là diễn tập. Sếp/ ra ngoài rồi.

-Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Trong các ví dụ trên, ta thấy “进去”(vào trong),“下来”(xuống dưới)

,“出去”(ra ngoài) đều là những động từ xu hướng kép trong tiếng Hán, bản thân nó ngoài việc biểu thị hành động di chuyển còn bao hàm cả hướng của sự di chuyển,bởi vậy trong văn cảnh cụ thể những động từ này có thể được sử dụng độc lập làm vị ngữ, khi đó người nói và người nghe đều hiểu được

hướng và đích của sự di chuyển, tức là “进屋去” và “进去”,“下楼来” và “

下来”,“出门去” và“出去”có ý nghĩa truyền đạt giống nhau. Trong trường hợp bổ tố chỉ không gian này xuất hiện trong ngữ vị từ có động từ xu hướng kép làm trung tâm, thì bổ tố này phải đứng giữa 2 âm tiết của động từ xu hướng kép như trong ví dụ đã đề cập “进屋去”,“下楼来”,“出门去”.

Xét từ ví dụ 7 đến ví dụ 12 ở trên, bổ tố chỉ nơi chốn – bổ tố chỉ không gian ở đây có thể là danh từ, hoặc tổ hợp danh từ, phương vị từ, đại từ chỉ nơi chốn; căn cứ vào điểm không gian có thể phân loại bổ tố nơi chốn –bổ tố chỉ không gian này làm 3 loại: bổ tố chỉ đích đến, bổ tố chỉ điểm xuất phát và bổ tố chỉ địa điểm vật di chuyển qua.

Mô hình 2: (Chủ thể di chuyển) +Vtt

Vị từ di chuyển có mục tiêu trong cấu trúc này chủ yếu là các động từ

xu hướng kép: 出来、出去、过来、过去、回来、回去、进来、进去、起

来、上来、上去、下来、下去.Dễ thấy, bản chất của cấu trúc này là do “bổ

tố chỉ không gian” trong cấu trúc “(chủ thể di chuyển) + Vtt+Bt” được lược bỏ. Như vậy bổ tố chỉ nơi chốn – bổ tố chỉ không gian ở đây được lược đi bởi trong văn cảnh, người nói và người nghe thừa biết mục tiêu của sự di chuyển này.

Trong cấu trúc “(Chủ thể di chuyển) +Vtt” , khi không có bổ tố nơi chốn thì người nói lấy vị trí của mình làm tham chiếu, bởi vậy chúng tôi có thể căn cứ vào vị trí của người nói để phán đoán phương hướng và lối di chuyển của chủ thể, ví dụ: khi vị ngữ hoặc bổ ngữ là động từ chỉ hướng biểu thị vật di chuyển hướng về vị trí tham chiếu như: 出来、回来、过来、进来 、上来、下来…thì nghĩa là hướng vận động của chủ thể di chuyển là lại gần người nói:

Ví dụ 1: 张思德叔叔,你快/出来吧。

Chú Trương Tư Đức, chú mau/ ra ngoài đi! -Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Trong ví dụ này, người nói dùng chỉ vị từ di chuyển động từ xu hướng kép “出来” (ra ngoài) không cần đến bổ tố chỉ nơi chốn, mà người đọc vẫn hiểu rằng, chủ thể di chuyển “Trương Đức Tư” sẽ di chuyển về phía người nói, và có thể đoán biết được người nói ở ngoài ngôi nhà, còn ngươi nghe ở bên trong ngôi nhà. Tương tự trong ví dụ 14 dưới đây, ta có động từ “进来

”(vào trong) và “出去”(ra ngoài), không cần sự xuất hiện của bổ tố chỉ không gian, người đọc cũng thừa hiểu được đích đến và hướng di chuyển của chủ thể di chuyển :

Ví dụ 14: 他/进来了,作个手势,叫他/出去,关上了门。

(tā jìn lái le ,zuò gè shǒu shì ,jiào tā chū qù ,guān shàng le mén) Hắn/ đi vào trong, dùng tay ra hiệu một cái, bảo hắn /ra ngoài, đóng cửa lại.

-Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Còn khi động từ chỉ hướng biểu thị vật di chuyển xa dần vị trí tham

chiếu thì dùng: 出去、过去、回去、进去、上去、下去.

Ví dụ 15: 进去吧!(jìn qù ba!)

Vào trong đi!

-Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Trong ví dụ này, dựa vào động từ xu hướng kép进去(vào trong), chúng tôi hiểu rằng động tác dị chuyển “vào” và hướng của sự di chuyển – đi vào phía trong căn phòng. Còn về vị trí của người nói và người nghe thì có 2 cách hiểu: một là người nói vẫn đứng ngoài phòng và yêu cầu người nghe đi vào trong, hoặc hai là sau câu nói này, người nói và người nghe cùng đi vào trong phòng. Bởi bản thân động từ “来” có nghĩa là hướng về người nghe nên khi

ghép sau động từ khác để tạo nên động từ xu hướng kép nó vẫn giữ nguyên nghĩa gốc của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 16: 他们看了我的护照说, “你必须/回去”。

(tā men kàn le wǒ de hù zhào shuō , “nǐ bì xū huí qù”)

Họ nhìn hộ chiếu của tôi rồi bảo “anh bắt buộc phải/ quay về”. -Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Tương tự trong ví dụ trên, chỉ cần sự xuất hiện của “回去”(quay về) mà không cần bất kỳ bổ tố chỉ không gian nào, ngữ vị từ vẫn hoàn thành được nhiệm vụ của mình là miêu tả được hành động di chuyển “quay về” và hướng của sự di chuyển đó là xa rời khỏi người nói.

Xét về số lượng động từ di chuyển có mục tiêu thì tiếng Hán nhiều hơn so với tiếng Việt, bởi tiếng Việt không có sự xuất hiện của động từ xu hướng kép. Về khả năng tổ hợp của vị từ di chuyển có mục tiêu với các bổ tố nơi chốn, về cơ bản động từ di chuyển trong tiếng Việt đều có thể kết hợp với bổ tố nơi chốn giống như trong các cấu trúc tiếng Hán đã đề cập ở trên. Lưu ý đối với học viên Việt Nam khi học phần này, điều cần chú ý là khi vị từ di chuyển có mục tiêu là động từ xu hướng kép mà có mang bổ tố thì phải đặt bổ tố vào giữa hai âm tiết của động từ xu hướng kép đó.

2.2.2.2 Mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa vị từ di chuyển có mục tiêu và bổ tố chỉ địa điểm không gian trong ngữ vị từ tiếng Hán

Căn cứ vào yêu cầu của động từ di chuyển – vị từ di chuyển có mục tiêu ta có thể phân loại bổ tố chỉ nơi chốn - bổ tố chỉ địa điểm không gian trong tiếng Hán như sau:

(1) Bổ tố nơi chốn chỉ điểm đích của sự di chuyển - Bổ tố chỉ đích đến trực tiếp: đa phần vị từ là những động từ xu hướng đảm nhận.

-“Tường Lạc Đà” Lão Xá-

Ví dụ 18: 你晚上/来我家好不?

(nǐ wǎn shàng lái wǒ jiā hǎo bú) Buổi tối, đến nhà tớ nhé? -Trích Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Ví dụ 19:

完成了这个“任务” 他们就可以离开北京,去上海,去广州,去一切他

们想去的城市和地方了。

(wán chéng le zhè gè “rèn wù ” tā men jiù kě yǐ lí kāi běi jīng, qù shàng hǎi , qù guǎng zhōu , qù yī qiē tā men xiǎng qù de chéng shì hé dì fāng le)

Hoàn thành nhiệm vụ này, họ có thể rời khỏi Bắc Kinh, đi Thượng Hải, đi

Quảng Châu, đi bất cứ thành phố hoặc nơi nào mà họ muốn đi.

-Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Trong những ví dụ trên các danh từ chỉ nơi chốn “曹宅” (nhà ông Tào), “我家”(nhà tôi),“上海”(Thượng Hải),“广州”(Quảng Châu) đều là đích đến trực tiếp,đích cuối của các hành động di chuyển “上”(đến), “来”(đến) và “去”(đi), mặt khác nếu các động từ di chuyển trên xuất hiện mà không có các danh từ chỉ nơi chốn này thì các phát ngôn sẽ thiếu đích đến của hành động, câu không đủ nghĩa.

Đối với vị từ chỉ hướng kép thì danh từ chỉ nơi chốn không đứng sau vị từ như trường hợp vị từ chỉ hướng đơn, mà nó phải đứng xen vào giữa, như đã trình bày bên trên.

Ví dụ 20: 进屋去一下,我有几句话和你说。。

(jìn wū qù yī xià ,wǒ yǒu jǐ jù huà hé nǐ shuō ) Vào phòng một lát, tôi có mấy điều nói với cậu.

Ví dụ 21: 你/又上这来了? (nǐ yòu shàng zhè lái le) Cậu/ lại lên đây rồi?

-Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh-

Ví dụ 22: 上哪里去呢? (shàng nǎ lǐ qù ne) Đi đâu bây giờ.

-“AQ chính truyện” Lỗ Tấn-

Ở đây danh từ nơi chốn 屋(子)(căn phòng), 这 (đây) và 哪里(ở đâu)

chỉ đích đến của hành động di chuyển – động từ xu hướng kép“进去,“上来” và “上去” , cho nên vị trí của nó là phải đứng ở giữa vị từ chỉ hướng kép” 进 去” ,“上来”và “上去” tạo thành cụm từ “进屋去”, “上这来”, “上哪里去

”.

(2) Bổ tố nơi chốn biểu thị điểm xuất phát của sự di chuyển - Bổ tố chỉ địa điểm xuất phát: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi cùng xét các ví dụ dưới đây:

Ví dụ 23: 这条鱼今天/刚下飞机,非常新鲜,又健康又美味!

(zhètiáoyú jīntiān gāng xià fēijī , fēicháng xīnxiān,yòu jiànkāng yòu měiwèi) Con cá này hôm nay /vừa xuống máy bay, rất tươi, rất khỏe mà lại ngon!

-Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Trong ví dụ này, “下飞机”là cụm Vtt+Bt, trong đó 下(xuống) là động từ di chuyển có mục tiêu, và “飞机”(máy bay) là bổ tố chỉ không gian – mục tiêu của sự di chuyển. Dễ thấy, “下飞机”(xuống máy bay) bản thân ngữ vị từ này đã cho thấy rằng “máy bay” là điểm xuất phát của sự di chuyển, và hành động “xuống” chỉ ra rằng chủ thể của sự di chuyển - “ con cá này” đang xa dần “máy bay”. Tương tự ta có các ví dụ dưới đây:

Ví dụ 24: 太阳/下山了,天色暗了下来。

(tài yáng xià shān le ,tiān sè àn le xià lái)

Mặt trời/ xuống núi rồi, sắc đêm cũng sẫm màu dần.

Lưu Quả /nghe một lúc, rồi xuống lầu ngay. -Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Dễ thấy trong 2 ví dụ trên xuất hiện 2 ngữ vị từ “下山”(xuống núi) và “

下楼去”(xuống lầu), cũng giống như cụm từ “下飞机”(xuống máy bay) đã phân tích ở trên, “山”(núi) và “楼”(lầu) cũng là bổ tố chỉ không gian biểu thị điểm xuất phát của sự di chuyển. Ta cũng thấy rằng, những vị từ sau đây trong tiếng Hán được coi là bản thân chúng đòi hỏi bổ tố chỉ địa điểm xuất phát của sự chuyển: 下,下来,下去…. Trong tiếng Việt có những vị tự mà bản thân chúng đòi hỏi một bổ tố chỉ địa điểm xuất phát của sự chuyển động do sự quy chiếu của vị từ, ví dụ: xuống (giống tiếng Hán), thoát, chạy trốn, rút lui…Ngoài ra tiếng Việt còn một trường hợp đặc biệt mà tiếng Hán không có, ta hãy xét các ngữ vị từ tiếng Việt dưới đây:

Ví dụ 26: A! Mẹ /đi chợ về!

Ví dụ 27: 5 giờ chiều nay, bố mẹ tớ/ đi Hà Nội về.

Chúng tôi thử xét ngữ vị từ “đi chợ về” và “đi Hà Nội về” trong hai ví dụ trên, bản thân cụm từ “đi chợ” và “đi Hà Nội” đã là một kết cấu động từ + bổ tố, tức vị từ di chuyển có mục tiêu + bổ tố nơi chốn chỉ điểm đích đến của sự di chuyển, nhưng nếu thêm “về” vào hai kết cấu này tạo nên “đi chợ về” và “đi Hà Nội về” thì lúc này “chợ” và “Hà Nội” lại trở thành bổ tố chỉ nơi chốn chỉ điểm xuất phát của sự di chuyển. Trong tiếng Hán hiện không có hiện tượng này, mà khi dịch trực tiếp sang tiếng Việt ta phải dùng cấu trúc khác, dùng giới từ nói rõ điểm đích đến,tương đương: “妈妈从市场回来了”,

và“今天下午5点,我爸妈从河内回来”

(3) Bổ tố nơi chốn chỉ sự di chuyển đi qua - Bổ tố chỉ địa điểm mà vật di chuyển qua.

Ví dụ 28: 往东北拐,过金顶山。

Rẽ theo hướng Đông Bắc, đi qua núi Kim Đỉnh.

Ví dụ 29: 要/过桥了。(yào guò qiáo le)Phải qua cầu rồi.

Ví dụ 30: 你/怎么过那院去 ? (nǐ zěn me guò nà yuàn qù)

Sao cháu/ vượt qua được khu vườn kia ? -“AQ chính truyện”, Lỗ Tấn -

Loại bổ tố này thường có sự xuất hiện của động từ 过(guò) – đi qua đi

kèm theo, đây cũng chính là điều kiện cần để có sự xuất hiện của bổ tố chỉ địa điểm mà vật di chuyển qua.

Về cơ bản, bổ tố chỉ địa điểm trong không gian trong tiếng Việt cũng phân làm 3 loại tương ứng với tiếng Hán như trên.

Trong nhiều tình huống vị từ di chuyển xuất hiện mà không cần đến sự xuất hiện của bổ tố chỉ địa điểm trong không gian, khi đó đích đến đã được đề cập trước đó, mặc định người nói và người nghe đều biết.

Ví dụ 31: 汽车/来了。(qì chē lái le) Taxi /đến rồi.

Ví dụ 32: 祥子/不肯走。(xiáng zǐ bú kěn zǒu) Tường /không muốn đi.

-“Tường Lạc Đà”, Lão Xá -

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 37)