Tiêu chí nhận diện vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Hán

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 27)

6. Bố cục luận văn

1.2.2Tiêu chí nhận diện vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Hán

Như đã trình bày ở trên, vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Hán là chỉ động từ di chuyển, tức “di chuyển vị trí phát sinh trong quá trình vận động

của vật thể”, có kèm từ chỉ nơi chốn đằng sau. Còn về tiêu chí xác định sự di chuyển vị trí, chúng tôi cho rằng sự khác nhau của di chuyển và phi di chuyển là phải xét ở mặt ngữ nghĩa, chủ yếu biểu hiện ở chỗ: động từ có/không là động từ di chuyển, có/không phát đi lực di chuyển, kết quả di chuyển có/không phát sinh. Sự khác biệt này cũng nên có căn cứ về mặt hình thức, ở đây căn cứ lý luận của chúng tôi là điểm di chuyển mà động từ biểu thị, tức tính di chuyển của sự vận động mà động từ biểu đạt nên thể hiện ở sự biến đổi về vị trí, còn những động từ biểu thị động tác không có sự biến đổi vị trí là động từ phi di chuyển. Sự biển đổi vị trí cũng thể hiện trong cú pháp, động từ di chuyển yêu cầu có từ chỉ nơi chốn đi kèm với nó. Lưu ý rằng, “di chuyển” bao gồm di chuyển thời gian, di chuyển tâm lý…, ở đây chúng tôi chỉ xét sự di chuyển về mặt vật lý, tức có xuất hiện sự thay đổi vị trí không gian của vật di chuyển. Thường thì có thể căn cứ vào các tổ khái niệm dưới đây: 1/ Chủ thể của sự di chuyển (nhân/vật di chuyển); 2/ di chuyển/phương hướng di chuyển; 3/Điểm xuất phát/Đích của nó; 4/ Lối đi của vật di chuyển (dọc theo cái gì, qua cái gì); 5/Tính hoàn tất hay không hoàn tất (có đến đích hay không, nếu nó có đích); 6/Phương thức của nó; 7/Phương tiện của nó; để xây dựng căn cứ và nguyên tắc khảo sát; thông qua những tiêu chuẩn dưới đây: A “động từ+từ chỉ nơi chốn”, B “động từ+着/了”;C “động từ+来/去”, D “động từ+上/下”, E “động từ+N1/N2” để nhận định tính mạnh yếu về sự di chuyển của động từ.

Như vậy tiêu chí nhận diện vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Hán là sự xuất hiện của cấu trúc “Vtt + Từ chỉ nơi chốn” trong ngữ vị từ hoặc trong câu, trong đó Vtt là vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm của ngữ vị từ, từ chỉ nơi chốn chỉ địa điểm trong không gian, ưu tiên nhất là đích đến của sự di chuyển, cũng có thể là điểm xuất phát hoặc điểm đi qua của sự di chuyển. Nói cách khác ta xét “ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu làm

trung tâm” trong tiếng Hán chính là xét ngữ động tân làm vị ngữ, trong đó động từ phải là động từ di chuyển và bổ tố là từ chỉ nơi chốn trong tiếng Hán.

Ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu tiếng Hán (Vtt là động từ di chuyển):

Phần phụ trước + Vtt + Từ chỉ nơi chốn + Phần phụ sau

Ví dụ 3: 刚 回 家 了

(gāng huí jiā le) Vừa về nhà rồi

Trước mắt, trong diễn đàn Việt ngữ học, khái niệm về “vị từ (+di chuyển) (+mục tiêu)” được nhà Việt ngữ học Nguyễn Thị Quy đề cập một cách khá đầy đủ với lý luận chặt chẽ, còn trong diễn đàn Hán ngữ học thì chưa thấy xuất hiện khái niệm này, bởi các nhà Hán học ít quan tâm đến việc đào sâu và phân loại vị từ, thường chủ trương tách vị từ thành động từ và tính từ để nghiên cứu riêng. Cho nên, trong khung khảo sát ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu của bài luận, xin được mượn khái niệm bổ tố, trạng tố mà Nguyễn Thị Quy đưa ra để gọi tên cho thành phần phụ bắt buộc và không bắt buộc của ngữ vị từ tiếng Hán, nhằm mục đích tiện lợi cho việc so sánh về sau.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 27)