Xác định và phân loại trạng tố trong ngữ vị từ tiếng Hán

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 48)

6. Bố cục luận văn

2.3.1Xác định và phân loại trạng tố trong ngữ vị từ tiếng Hán

Như vậy, “trạng tố” được đề cập trong luận văn này, là gồm tất cả những thành tố phụ là thực từ, đứng ở vị trí trước hay sau vị từ trung tâm (có thể là phần trước hoặc phần sau của ngữ vị từ), có chức năng phụ nghĩa chu cảnh cho vị từ trung tâm. Xét trong bối cảnh tối ưu để tồn tại một ngữ vị từ, bản thân các trạng tố có khả năng lược bỏ mà không ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc ngữ vị từ có chứa chúng. Thực từ trong tiếng Hán có 6 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ và đại từ. Xét về khả năng kết hợp với động từ di chuyển tiếng Hán, ta thấy ngoài từ chỉ nơi chốn, đa phần do danh từ địa điểm đảm nhận, đóng vai trò làm bổ tố trong ngữ vị từ, thì chỉ còn tính từ (cụm tính từ) có thể kết hợp được với động từ di chuyển để chỉ cách thức cho động từ (trạng tố chỉ cách thức); động từ (cụm động từ) cũng có thể kết hợp

với động từ di chuyển, khi đó cụm động từ sau có thể là mục đích của sự vận động di chuyển mà vị từ trung tâm miêu tả (trạng tố chỉ mục đích); đoản ngữ số lượng và ngữ thời lượng có thể tu sức cho động từ di chuyển để chỉ số lượng sự di chuyển hoặc thời gian diễn ra sự vận động di chuyển – trạng tố chỉ thời gian của hành động di chuyển…Tóm lại, cũng giống như tiếng Việt, trạng tố của ngữ vị từ tiếng Hán có thể phân thành: (1) trạng tố chỉ thời gian; (2) trạng tố chỉ mục đích; (3) trạng tố chỉ người cùng tham gia hoạt động; (4) trạng tố chỉ nguyên nhân; (5) trạng tố chỉ cách thức. Thường trong ngữ vị từ tiếng Hán và tiếng Việt còn một loại trạng tố nữa đó là trạng tố chỉ địa điểm, nhưng khi ta xét ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm thì thành phần phụ chỉ địa điểm không gian này trở thành diễn tố bắt buộc trong khung ngữ vị từ - tức là làm bổ tố chỉ địa điểm trong không gian, mục tiêu của sự di chuyển, do vậy trong phạm vi luận văn, thành phần phụ này không được quy về trạng tố, do đó không cần xét đến.

2.3.2 Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa vị từ di chuyển có mục tiêu với trạng tố tiêu với trạng tố

2.3.2.1 Trạng tố chỉ thời gian

Về mặt hình thức trạng tố chỉ thời gian trong tiếng Hán chủ yếu do ngữ danh từ đảm nhiệm. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ danh từ loại này thường do những danh từ chỉ thời gian làm trung tâm của ngữ như: 点giờ、号(日 )ngày、天 ngày、月 tháng、年 năm、现在 bây giờ、今天 hôm nay、昨 天 hôm qua、明天 ngày mai….Ngoài ra, một mệnh đề cũng có thể đảm nhiệm làm trạng tố chỉ thời gian và thường được dẫn xuất bởi 时、的时候

(khi, lúc).

Dựa vào ý nghĩa thời gian của trạng tố chúng tôi có thể phân loại trạng tố này ra làm hai loại:

Ví dụ 35: 23日进潮州24日驻汕头 。

(23rì jìn Cháozhōu 24rì zhù Shàntóu)

Ngày 23 vào Triều Châu, ngày 24 đóng quân ở Sán Đầu.

Ví dụ 36: 我/晚上六点回到家。

(wǒ wǎn shàng liù diǎn huí dào jiā) Tôi /về đến nhà lúc 6 giờ tối.

Ví dụ 37:

我/开始与队友们住在训练营里,周六晚回家,周日晚返回队里。

(wǒ kāishǐ yǔ duìyǒumen zhù zài xùnliànyínglǐ, zhōuliùwǎn huíjiā, zhōurìwǎn fǎnhuí duìlǐ)

Tôi /bắt đầu ở trong doanh trại cùng với các bạn cùng đội, tối thứ 7 về nhà, tối chủ nhật quay về doanh trại.

Như vậy có thể thấy trạng tố chỉ thời gian ở một thời điểm cụ thể thường bổ sung nghĩa chu cảnh về thời gian cho sự di chuyển được thực hiện ở một thời điểm cụ thể, một mốc thời gian và không cần quan tâm đến đến khoảng thời gian diễn ra sự di chuyển đó, như sự di chuyển “进潮州” (vào Triều Châu) diễn ra vào ngày 23; hoặc“回家”(về nhà) diễn ra vào “周六晚 上”(tối thứ 7). Cần lưu ý là trạng tố chỉ thời gian ở một thời điểm cụ thể trong tiếng Hán thường đặt đầu ngữ vị từ (trước hoặc sau chủ ngữ), còn trong tiếng Việt có thể đặt đầu ngữ vị từ cũng có thể đặt cuối câu, khi đặt cuối câu thường thêm từ “lúc” hoặc “vào”, ví dụ ở trên cũng có thể nói “vào Triều Trâu vào ngày 23”, “tôi 6 giờ tối về đến nhà”, “về nhà vào tối thứ 7, quay về doanh trại vào tối chủ nhật”.

Cũng có lúc thời điểm này không cụ thể mà được đánh dấu bởi một mốc thời gian xảy ra hành động khác, khi đó nó được đánh dấu bằng 的时候 、时(khi, lúc, đến).

Đến tết thì về nhà.

(2) Trạng tố chỉ khoảng thời gian kéo dài của sự vận động di chuyển Loại trạng tố này thường bổ sung ý nghĩa cho một hành động, trạng thái được thực hiện trong một khoảng thời gian bất kỳ mà khoảng thời gian đó có thể đã được lượng hóa bằng những từ chỉ số cụ thể. Ví dụ ta có thể nói “回家 三天”(về nhà 3 ngày), “进屋半个小时”(vào buồng nửa tiếng), …

Tóm lại, mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa trạng tố chỉ thời gian với vị từ di chuyển có mục tiêu trong ngữ vị từ tiếng Hán như sau: về nghĩa biểu hiện nó bổ sung chu cảnh về thời gian cho vị từ trung tâm; về vai trò quan hệ cú pháp, nó phụ cho vị từ trung tâm, có thể lược bỏ; về hình thức biểu hiện nó là ngữ danh từ chỉ thời gian; vị trí của trạng tố chỉ thời gian trong ngữ vị từ là “Trt - Vtt – Bt” hoặc “Vtt – Bt –Trt”.

2.3.2.2 Trạng tố chỉ mục đích

Trạng tố chỉ mục đích của ngữ vị từ tiếng Hán và tiếng Việt ở đây được hiểu là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa chu cảnh mục đích cho sự di chuyển có mục tiêu mà vị từ biểu thị. Trạng tố chỉ mục đích này đa phần do động từ hoặc cụm động từ đảm nhiệm, hay nói cách khác ta bàn đến trạng tố chỉ mục đích của sự di chuyển trong ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm chính là bàn đến ngữ liên vị với vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm.

Trong tiếng Hán khi nhấn mạnh về mục đích, người ta thường thêm từ “来” hoặc “为了”, đôi khi còn sử dụng “去”ở giữa hai động từ, tương đương với từ “để” hoặc “mà” trong tiếng Việt, có khi để nhấn mạnh mục đích của hành động đằng sau, tiếng Việt, có thể dịch hoặc không cần dịch đều được.

Ví dụ 39: 晚上出来走走。(wǎnshàng chūlái zǒuzǒu ) Buổi tối tôi ra ngoài (để) đi dạo một chút.

Đừng có ra mở cửa đấy.

Ví dụ 41: 你/去上课了?(nǐ qù shàng kè le ?) Anh/ đi dạy à? Trong cả ba ví dụ trên, hành động “走走”(dạo chơi), “开”(mở) và “上 课” (lên lớp, đi dạy) đều là mục đích của các hành động có hướng trước đó “

出来”(ra ngoài) và “去”(đi), tức “ra ngoài” là để “dạo chơi”, còn “đi” là để “mở cửa”, và “đi” là để “lên lớp, dạy học”.

Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, đa phần ngữ liên vị do hai cấu trúc “động từ + bổ tố” cấu thành, miêu tả hai hành động xảy ra liên tiếp nhau, hành động thứ hai xảy ra sau và cũng là mục đích của hành động trước đó.

Ví dụ 42: 进屋来聊一会儿 (jìn wū lái liáo yī huì ér) Vào phòng nói chuyện một lát.

Ví dụ 43: 祥子/回来取铺盖 (xiángzǐ huílái qǔ pùgài ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tường /quay lại lấy chăn nệm.

Ví dụ 44: 学生/回家吃午饭。(xuéshēng huíjiā chī wǔfàn)

Học sinh /về nhà ăn cơm trưa. Trích “Tường Lạc Đà” – Lão Xá

Trong ví dụ trên, hành động “进屋来”(vào phòng) xảy ra trước, tiếp đó là “聊一会儿”(nói chuyện một lát), trong đó mục đích của “vào phòng” chính là để “nói chuyện một lát”, tương tự ví dụ sau “回来”(quay lại) rồi mới “取铺 盖”(lấy chăn đệm), và mục đích “quay lại” là để “lấy chăn đệm”, học sinh “回 家” (về nhà) là để “吃午饭”(ăn cơm trưa).

Trong Việt ngữ theo hướng cấu trúc luận, các nhà Việt ngữ học có nhiều quan điểm khác nhau đối với ngữ liên vị do hai vị từ đi liền nhau cấu thành (V1-V2-NP): (1) coi đây gồm một vị từ chính V1, còn yếu tố đi sau là yếu tố phụ; (2) Coi V1 và V2 đều là chính, một yếu tố giữ vị trí trung tâm ngữ pháp, một yếu tố làm trung tâm về mặt từ vựng; (3) hướng đến việc coi đây chỉ là một tổ hợp có xu hướng cố định hóa trở thành vị từ ghép.Và đa phần

các nhà Việt học nghiêng về quan điểm thứ nhất, nghĩa là trong ví dụ “vào phòng nói chuyện một lát” ở trên thì “vào phòng” là phần trung tâm, còn “nói chuyện một lát” là thành phần phụ chỉ mục đích của “vào phòng”, có thể lược bỏ khỏi cấu trúc ngữ vị từ. Trên thực tế, trong tiếng Hán ngoài cách hiểu giống tiếng Việt như trên, có thêm một cách hiểu nữa, trong trường hợp “V1 – V2” đơn giản liệt kê các hành động theo thứ tự thời gian xảy ra, (không có quan hệ V2 là mục đích của V1) thì quan hệ giữa V1 và V2 là quan hệ đẳng lập, không phải quan hệ chính phụ như trường hợp ta đang xét.

2.3.2.3 Trạng tố chỉ kẻ cùng tham gia hoạt động

Loại trạng tố này bổ sung nghĩa chu cảnh chỉ đối tượng cùng tham gia sự di chuyển có mục tiêu. Xét về mặt cấu tạo, thành phần phụ này trong cả tiếng Hán và tiếng Việt luôn gồm một giới từ đi kèm跟、和、同、一同、与 (cùng, với, và) với một danh từ chỉ tên riêng hoặc đại từ.

Xét ví dụ sau:

Ví dụ 45: 与曹太太/一同出去上街。

(yǔ cáo tàitài yī tóng chūqù shàngjiē) Cùng đi lên phố với bà Tào.

Trích “Tường Lạc Đà” – Lão Xá

Ví dụ 46: 与我一起去广州、深圳、珠海等地。

(yǔ wǒ yīqǐ qù guǎngzhōu 、shēnzhèn 、zhūhǎi děng dì) Cùng tôi đi Quảng Châu, Thẩm Quyến, Chu Hải.

Trong tiếng Hán, loại trạng tố này thường đứng sau chủ ngữ, đầu ngữ vị từ với cấu trúc thường gặp là “与/跟/和+….一起/一同…” như trong ví dụ trên. Còn trong tiếng Việt, vị trí thường gặp của loại trạng tố này là ở cuối câu, tức là phần cuối của ngữ vị từ, tức ví dụ trên khi dịch sang tiếng Việt

cũng có thể nói “đi lên phố cùng/với bà Tào”, và “đi Quảng Châu, Thẩm Quyến, Chu Hải cùng với tôi”.

Ví dụ 47: 每年我和我的男朋友/都一起回家。

(měi nián wǒ hé wǒ de nán péng yǒu dōu yī qǐ huí jiā )

Mỗi năm, tôi với bạn trai của tôi /đều cùng nhau về nhà. - Trích Kho dữ liệu Trường Đại Học Bắc Kinh -

Ngoài ra, giữa “与/跟/和” và “一起/一同…” cũng có thể xen vào 1 phó từ chỉ phạm vi, nhấn mạnh sự cùng thực hiện hành động của các chủ thể, như trong ví dụ 47 ở trên.

2.3.2.4 Trạng tố chỉ nguyên nhân

Trạng tố chỉ nguyên nhân tức là phần phụ bổ sung chu cảnh về nguyên nhân xuất hiện hành động di chuyển có mục tiêu, về hình thức biểu hiện loại trạng tố này thường có dẫn xuất bằng giới từ “因” (do, bởi).

Ví dụ 48: 因工作需要,我/天天去看戏。

(yīn gōngzuò xūyào,wǒ tiāntiān qù kànxì)

Do yêu cầu công việc, ngày nào tôi cũng đi xem kịch.

Ví dụ 49:

一个星期天,我/因工作上有事要向家栋同志汇报,去了他们家。

(wǒ yīn gōngzuò shàng yǒushì yào xiàng jiādòng tóngzhì huìbào, qù le tāmen jiā)

Vào một ngày chủ nhật, do công việc phải báo cáo với đồng chí Gia Đống, tôi đến nhà họ.

- Trích Kho dữ liệu Đại học Bắc Kinh - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dễ thấy, “因” thường kết hợp với một ngữ vị từ sau nó, để chỉ nguyên nhân của hành động di chuyển ở phía sau, chỉ đứng sau chủ ngữ đầu ngữ vị từ. Trong tiếng Hán, cũng có khi trạng tố chỉ nguyên nhân đứng trước chủ

ngữ, nhưng chủ ngữ vẫn là chủ thể của vị từ di chuyển. Trong văn viết tiếng Việt, văn viết chúng tôi cũng có thể để “do + cụm động từ” ở đầu ngữ vị từ, cũng có thể đặt mệnh đề này ở cuối câu ví như “ngày nào tôi cũng đi xem kịch do yêu cầu của công việc”, “tôi đến nhà họ do/vì công việc phải báo cáo với đồng chí Gia Đống”…Tuy nhiên trong tiếng Việt, chúng tôi thường để nguyên nhần này lên đầu cầu, sau đó mới đến mệnh đề chính của câu như trong các ví dụ đã dịch.

Như vậy mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa trạng tố chỉ nguyên nhân và vị từ di chuyển có mục tiêu trong ngữ vị từ tiếng Hán có đặc điểm sau: Trạng tố chỉ nguyên nhân bổ sung chu cảnh về nguyên nhân, phụ cho vị từ trung tâm, có từ dẫn xuất “因”, với vị trí xuất hiện trong ngữ là “因-Trt-Vtt -Bt”, còn vị trí xuất hiện trong ngữ tiếng Việt là “Do-Trt-Vtt-Bt” hoặc “Vtt- Bt-do-Trt”.

2.3.2.5 Trạng tố chỉ cách thức

Loại trạng tố này thường do tính từ hoặc động từ đảm nhiệm, nhằm miêu tả phương thức của hành động di chuyển.

Ví dụ 50: 好祥子,快快去吧.

(hǎo xiáng zǐ ,kuài kuài qù ba)

Anh Tường tốt bụng, mau mau đi nào. - Trích “Tường Lạc Đà” – Lão Xá -

Ví dụ 51: 妈,妈,你/快出来呀!

(mā ,mā ,nǐ kuài chūlái ya !) Mẹ, mẹ, mẹ /mau ra ngoài đi!

Ví dụ 52: 她/不知道怎么说是好,随着人群慢慢下了楼梯。

(tā bú zhīdào zěnme shuō shì hǎo ,suízhe rénqún mànmàn xià le lóutī ) Cô ấy/ không biết nên làm thế nào, theo đoàn người từ từ xuống thang gác.

- Trích Kho ngữ liệu Đại học Bắc Kinh -

Dễ dàng nhận thấy có sự tương đồng giữa tiếng Hán và tiếng Việt khi muốn miêu tả tính chất của hành động di chuyển nào đó: cả hai thứ tiếng đều nêu tính chất của hành động di chuyển trước, sau đó mới nói đến hành động. Thực ra, bên cạnh điểm tương đồng này vẫn tồn tại một sự khác biệt nho nhỏ, ví như khi ta dịch sang tiếng Việt 3 ví dụ trên, đối với ví dụ 50 và ví dụ 51 là câu ra lệnh, cầu khiến, được nói trong tình trạng khẩn thì ta buộc phải dịch tính từ chỉ cách thức đứng trước động từ (“Mẹ, mau ra ngoài đi” và Mau mau đi nào”), nhưng ví dụ 52 là một câu trần thuật thì ta có thể 2 cách dịch vế sau của ví dụ đó là “từ từ xuống thang gác” hoặc “ xuống thang gác một cách chầm chậm/từ từ”.

Ta xét thêm một vài ngữ vị từ dưới đây để hiểu rõ hơn về loại trạng tố chỉ cách thức này:

Ví dụ 53: 好奇地爬上飞机。(hǎoqí dì páshàng fēijī )

Tò mò leo lên máy bay/leo lên máy bay một cách tò mò.

Ví dụ 54: 兴致勃勃地爬上水塔。 (xìngzhì bóbó dì pá shàng shuǐtǎ)

Cực kỳ hào hứng leo lên tháp nước/leo lên táp nước một cách đầy

hào hứng.

Dễ thấy trong tiếng Việt, loại trạng tố cách thức này đa phần là đứng sau ngữ vị từ, tức cuối câu, chỉ như vậy mới làm nổi bật tính chất, cách thức của vị từ. Trong khi trong tiếng Hán, nó chỉ có thể đứng trước vị từ chính và được nối với vị từ chính bằng trợ từ “地” (một cách). Cũng dễ thấy, đối với vị từ di chuyển có mục tiêu đang xét, tính từ đảm nhận vai trò của trạng tố chỉ cách thức phổ biến nhất là: 快(nhanh),慢(chậm), khi đảm nhận vai trò trạng

tố nó có thể đứng một mình cũng có thể tồn tại ở dạng AA, khi đó “地” có thể có ( dịch tiếng Việt là: một cách) có thể không (dịch tiếng Việt ko cần).

Thuộc về trạng tố chỉ cách thức của vị từ di chuyển còn có trạng tố chỉ lượng hạn định cho vị từ, tức loại trạng tố chỉ số lượng hạn định cho vị từ trung tâm.

Ví dụ 55: (我)/到了省城,每年可回家两次。

(wǒ dào le shěngchéng, měinián kě huíjiā liǎngcì ) Tôi đến thành phố rồi, mỗi năm có thể về nhà hai lần.

Ví dụ 56: 从此,我/每周上午去他家三次。

(cóng cǐ, wǒ měizhōu shàngwǔ qù tājiā sān cì) Từ đó, mỗi tuần vào buổi sáng đến nhà anh ta 3 lần.

Dễ thấy, trạng tố chỉ lượng hạn định cho vị từ trung tâm thường do đoản ngữ số lượng đảm nhận, thông thường nó đứng sau bổ tố chỉ địa điểm không gian trong ngữ vị từ đang xét. Lưu ý, trong ngữ vị từ tiếng Hán nếu động từ xu hướng kép làm vị từ di chuyển có mục tiêu, thì thường không có sự tu sức của trạng tố chỉ lượng hạn định cho vị từ, bởi động từ xu hướng kép làm vị từ di chuyển thường nhấn mạnh vào hướng di chuyển, chứ ít nhấn mạnh vào số lần di chuyển.

2.4. Tiểu kết

Trong chương này, trên cơ sở tìm hiểu và xác định khái niệm bổ tố và trạng tố - những tham tố bắt buộc và không bắt buộc trong cấu trúc ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán, luận văn đã phân loại, miêu tả các kiểu bổ tố và trạng tố của cấu trúc ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm về khả năng kết hợp, quan hệ ngữ nghĩa giữa thành tố phụ với trung tâm, có so sánh với tiếng Việt và rút ra được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 48)