Xuất phát từ những lý do trên, bằng những kiến thức đã thu nhận được trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Công ty, em viết chuyên đề thực tập này với đề tài: :
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thương mại thế giới phát triển với tốc độ ngày càng cao Ngành vận tải, đặc biệt là vận tải biển đóng vai trò quan trọng là cầu nối nền kinh tế các quốc gia trong từng khu vực và trên thế giới Yêu cầu đặt ra với ngành vận tải hiện nay là chuyên chở hàng hoá khối lượng lớn, trên những quãng đường dài với chi phí thấp và đảm bảo an toàn cho hàng hoá khiến cho ngành vận tải không ngừng hiện đại hoá phương tiện, dụng dụ chuyên chở của mình
Một thành tựu nổi bật của ngành vận tải biển trong những thập kỷ qua
là việc đưa container- một dụng cụ tiên tiến vào vận tải Phát triển hệ thống vận tải container hiện nay là xu thế của ngành vận tải các quốc gia trên Ở Việt Nam, vận tải hàng hoá bằng container xuất hiện chưa lâu song đã tỏ ra là hình thức vận tải có triển vọng và đang có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của cả nước.
Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – Vietfracht là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực vận tải container ở Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động này của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới thì công ty cần phải xem xét tới nhiều yếu tố và phương hướng phát triển mới Xuất phát từ những lý do trên, bằng những kiến thức
đã thu nhận được trong quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại
Công ty, em viết chuyên đề thực tập này với đề tài: : " Hoạt động vận tải
container tại Công ty vận tải và thuê tàu - Vietfracht " với mục đích đóng
góp những hiểu biết của mình cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia lĩnh vực vận tải này.
Trang 42 Nội dung phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hoạt động vận tải container tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht.
- Đưa ra biện pháp hoàn thiện hoạt động vận tải container tại Công ty
cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht.
3 Kết cấu đề tài
Chuyên đề thực tập trình bày theo kết cấu sau:
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU VIETFRACHT
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CONTAINER Ở CÔNG TY VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU VIETFRACHT
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CONTAINER TẠI
CÔNG TY VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU VIETFRACHT
Trang 5I Giới thiệu chung về Công ty vận tải và thuê tàu - Vietfracht
Trong hoàn cảnh chiến tranh, Nhà nước không có tiền cấp để mua tầu, khởi đầu, Công ty phải đi thuê tầu của nước ngoài để chở hàng xuất nhập khẩu cho tới khi bằng phương thức “vay mua” lấy lãi kinh doanh trả nợ dần, Công ty có 2 chiếc tầu đầu tiên mang tên Golden Bridge và Kimseng vào năm
1970 và 1971 Đến năm 1981, Vietfracht có được đội tầu tới 20 chiếc với trọng tải trên 18 vạn tấn, trị giá gần 45 triệu USD.
Vietfracht là Công ty Việt nam đầu tiên liên doanh với nước ngoài và
có trụ sở tại nước ngoài Đó là Công ty Vận tải Hoa Sen (Lotus Shipping Co.Ltd) do Vietfracht hợp doanh với Cu-ba thành lập tại London vào năm
1982 và đến năm 1984 thì bàn giao cho Liên hiệp Hàng hải Vietfracht còn hợp doanh, đại lý cho tập đoàn NOL (Neptune Orient Lines) của Singapore, MOL (Mitsui O.S.K Lines Ltd) của Nhật, Heung-A (Heung-A Shipping Co.Ltd) của Hàn Quốc Năm 1990, Vietfracht liên doanh với NOL đầu tư tại Singapore, trở thành tổ chức đầu tiên của Việt nam đầu tư ra nước ngoài.Bên cạnh đó, Vietfracht còn tích cực tham gia vào một số các tổ chức quốc tế như:
Trang 6- Gia nhập Hiệp hội hàng hải quốc tế và Ban Tích (BIMCO) năm 1980
- Năm 1987, Vietfracht là thành viên chính thức của Cục phối hợp thuê tầu (BUROTRANS) thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế.
- Năm 1992, Vietfracht chính thức tham gia Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA).
- Hiệp hội môi giới đại lý hàng hải quốc tế (FONASBA).
Theo quyết định của Nhà nước, từ tháng 4 năm 1977 đến tháng 4 năm
1984 Vietfracht phải chuyển giao (không được thanh toán) cho Liên hiệp Hàng hải 19 con tàu với trọng tải khô gần 17 vạn tấn Và từ 1984 đến nay, Vietfracht lại tự kinh doanh và tiếp tục vay mua để tiếp tục có được đội tầu 8 chiếc với tổng trọng tải trên 22 ngàn tấn (nay còn 3 chiếc) Và trong những năm năm thành lập, công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về sản lượng vận tải và chỉ tiêu tài chính
Năm 1993, Vietfracht có quyết định thành lập lại (1/6/1993), đăng kí kinh doanh cấp ngày 3/8/1993 Cho tới cuối năm 2006, công ty hoàn thành việc cổ phần hóa và chính thức trở thành công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht Sau đó 3 tháng Vietfracht đã đăng ký niêm yết và được chấp nhận giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VFR.
Trên 40 năm tồn tại và phát triển, Vietfracht được biết đến là một trong những công ty hàng hải hàng đầu của Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực toàn cầu Công ty luôn cho rằng cần phải cải tiến chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Vietfracht luôn mong muốn không ngừng tăng cường và tích cực hợp tác, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tất cả bạn hàng trên toàn thế giới.
2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Trang 72.1 Chức năng
Công ty cổ phần Vận tải và thuê tầu (Vietfracht - Transport and Chartering Corporation) là một doanh nghiệp (Trực thuộc Bộ Giao thông vận tải) hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tập trung toàn công ty, được mở tài khoản tại Ngân hàng kể cả Ngân hàng Ngoại thương và được sử dụng con dấu riêng Trụ sở đặt tại 74 Nguyễn Du - Hà Nội Công ty có những ngành nghề kinh doanh sau:
+ Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không Bằng đội tầu của Công ty và đội tầu thuê, tổ chức vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng trong nước và hàng của nước ngoài.
+ Cho thuê tầu, thuê tầu và môi giới các dịch vụ hàng hải khác theo yêu cầu của chủ hàng và chủ tầu trong nước và nước ngoài kể cả mua bán tầu, phụ tùng và đại lý sửa chữa.
+ Đại lí tầu biển, đại lí giao nhận vận tải đường không, đường biển, đường bộ, container, kể cả giao nhận vận tải đa phương thức theo uỷ thác của chủ tầu và chủ hàng.
+ Kinh doanh kho bãi, container và thu gom hàng hoá.
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá phục vụ ngành giao thông vận tải + Dịch vụ vận chuyển nhanh quốc tế (bao gồm các dịch vụ vận chuyển nhanh hàng nặng và hàng trên 31,5 kg, tài liệu khoa học kỹ thuật, chứng từ thương mại, vật phẩm, hàng mẫu, hàng hóa).
+ Dịch vụ môi giới hàng hải
+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Dịch vụ khai thuê hải quan.
+ Dịch vụ tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.
2.2 Nhiệm vụ
Trang 8+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Tuân thủ các chế độ chính sách, chế độ quản lí kinh tế, quản lí kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại.
+ Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
2.3 Quyền hạn
+ Được quyền kí kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị tổ chức kinh doanh trong nước và Quốc tế liên quan tới lĩnh vực hoạt động vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Được quyền đàm phán kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế khác với nước ngoài theo qui định của Nhà nước, kể cả việc liên doanh, liên kết, đầu tư xây dựng cầu cảng, uỷ thác vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở các bên đều có lợi.
3 Cơ cấu tổ chức
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, Công
ty cần có một bộ máy hợp lí, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp đồng thời phải linh hoạt để có những đối sách kịp thời trong kinh doanh.
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức của công ty
đầu tư Phòng tổ Phòng kế Phòng hành vận tải Phòng Phòng giao quản lí Phòng Phòng marke
Trang 9Cơ cấu tổ chức của Công ty như sau: Bộ máy lãnh đạo gồm Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc quản lí các phòng theo chức năng.
+ Hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm kế tiêp.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác
+ Ban kiểm soát: Là cơ quan thuộc Đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
+ Phòng kế toán: Hạch toán, thống kê, theo dõi hoạt động của Công ty, lập báo cáo tổng kết
+ Phòng tổng hợp: Tổng hợp hoạt động của Công ty, làm công tác đối ngoại, theo dõi việc liên doanh, hợp tác giao dịch với khách hàng ở nước ngoài.
+ Phòng tổ chức: Phụ trách nhân sự.
+ Các phòng giao nhận I, II, III: Làm đại lí cho các chủ hàng giao nhận nước ngoài (đại lí cho thuê phương tiện, thực hiệnc các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng ), làm các thủ tục khai thuê hải quan, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường không, đường biển, đường sắt, đường
bộ, container , giao hàng siêu trường, siêu trọng.
Trang 10+ Phòng AEI/VOT: làm đại lí giao nhận AEI/VOTAINER của Mỹ về đường biển, hàng không
+ Phòng đại lí APL: tổng đại lí giao nhận, vận tải cho hãng tàu American President Lines (trước đây là phòng NOL)
+ Phòng đại lí MOL: tổng đại lí của hãng tàu Mitsui O.S.K Lines (Nhật Bản) tại Việt Nam.
+ Phòng đại lí Heung-A: Đại lí cho hãng tàu Heung-A ( Hàn Quốc) Chủ tàu khai thác hàng hoá xuất nhập khẩu còn Vietfracht làm tổng đại lí tại Việt Nam.
+ Phòng kho vận: quản lí, cho thuê kho, bến bãi
+ Phòng thuê tàu: Môi giới và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu + Phòng vận tải biển: Nghiên cứu hoạt động vận tải, khai thác, điều hành đội tàu của Công ty, làm chức năng chủ tàu.
+ Phòng hành chính: theo dõi hành chính, xây dựng cơ bản của Công ty Hiện nay, Vietfracht đang quản lý 734 cán bộ công nhân viên, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện theo bảng dưới đây:
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ
(Nguồn:Phòng nhân lực Công ty Vietfracht)
Ngoài ra Vietfracht còn quản lý một đội ngũ thuyền viên khá lớn gồm
182 người Công ty liên tục hoàn thành và vượt mức kế hoạch vân tải, mức
Trang 11lương cho cán bộ công nhân viên đạt trên 10 triệu đồng/năm.
4 Vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty
4.1 Cơ cấu vốn
Từ khi bắt đầu thành lập năm 1963, Công ty mới chỉ có vốn ban đầu là
1 triệu đồng, Công ty có tổng số vốn kinh doanh khi thành lập lại năm 1993 là: 40.181.205.900 đồng
(Vốn cố định : 38.072.187.700 đồng
Vốn lưu động: 2.109.018.200 đồng.)
Hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được nhiều kết quả đáng khính
lệ, nguồn vốn không ngừng tăng lên Tổng nguồn vốn của Vietfracht đến hết quý IV năm 2011 xấp xỉ 760 tỷ Trong đó vốn điều lệ của Công ty là 150.000.000 đồng Tổng số cổ phần: 15.000.000 cổ phần Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty như sau:
Bảng 3: Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty năm 2011
Trang 12sở giao dịch, ngoài ra Công ty còn có hơn 1600 m2 nhà kho, 8350 m2 sân container Phục vụ việc vận tải hàng hoá, Công ty hiện nay sở hữu một đội tàu gồm năm chiếc, đội xe chở container vận chuyển nội địa Trong khoảng thời gian chưa đầy 1 năm tính từ tháng 10/2010 đến 6/2011, Công ty đã tái cơ cấu đội tàu Công ty, đầu tư mua mới thêm 2 tàu hàng rời là “Thăng Long” và
“Blue Lotus”, đồng thời bán hai tàu là Vietfracht 01 và VF Glory là những tàu già, làm trẻ hóa và tăng gấp đôi năng lực vận tải đội tàu lên 49,000DWT nhằm nâng cao hiệu quả chung của đội tàu Công ty, ổn định tình hình.
II Thực trạng hoạt động vận tải container tại công ty vận tải và thuê tàu
Vietfracht
1. Hoạt động vận tải container ở Việt Nam
Sự phát triển hệ thống vận tải container ở Việt Nam
Vào cuối những năm 70, Việt Nam bắt đầu tiến hành những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực vận tải container đánh dấu bằng sự ra đời của Công ty container Việt Nam (1976) với nhiệm vụ chính là vận chuyển container trên các tuyến ven biển, chuyển tải container, nhập khẩu, khôi phục, sửa chữa, đóng mới container Vận chuyển container trước đây chủ yếu giữa hai cảng Hải Phòng và Sài Gòn dùng container cỡ nhỏ 3-5 tấn Tàu dùng chuyên chở container chỉ là tàu tổng hợp, hiệu quả kinh tế thấp vì không sử dụng hết trọng tải Vận tải container ở Việt Nam trong những năm 80 chủ yếu do tàu của Đức, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Liên Xô cũ đảm nhiệm, khối lượng vận chuyển không lớn (năm 1989, khối lượng hàng vận chuyển bằng container là
346000 tấn) Từ những năm 90, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container tăng mạnh do năng lực của các cảng tăng lên, lượng hàng nhiều hơn, tàu có trọng tải lớn hơn Khả năng chuyên chở của các hãng tàu ra vào Việt Nam tăng từ 23000 TEU năm 1989 lên 470000 TEU năm 1994 và
Trang 13650000 TEU năm 1995 trong đó hàng xuất khẩu chiếm 45%, hàng nhập khẩu chiếm 55%, các cảng phía nam chiếm khoảng 70 % lượng hàng.
Tính đến năm 1997, Việt Nam có 33 cảng biển trong đó, Trung ương quản lí 12 cảng, 21 cảng còn lại do địa phương quản lí nhưng là những cảng nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ nên không thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn Nhộn nhịp nhất là cảng Sài Gòn, mới chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải tới 20000 tấn Về qui mô, cả nước mới chỉ có ba cảng có công suất bốc xếp trên 1 triệu tấn/năm: Sài Gòn (7,5 triệu ), Hải Phòng ( 5,5 triệu ), Đà Nẵng (1 triệu).
Hệ thống cảng container phát triển tuy còn ở qui mô nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng cũng đã được đầu tư thích đáng trong việc mở rộng bến bãi, mua sắm thiết bị bốc xếp như cẩu bờ di động, cẩu khung, xe nâng cẩu ở các cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tuy nhiên, thực chất đây không phải là những cảng container chuyên dụng
mà chỉ là các cảng biển thông thường, được nâng cấp, cải tạo và xây dựng thêm các bến bốc xếp container Cho đến nay, các cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Bến Nghé, Tân Cảng, Đà Nẵng đã có 1 hoặc 2 bến container được hoán cải từ các bến dành cho bốc xếp hàng tổng hợp
Mặt khác, do tình trạng trang thiết bị chắp vá, không đồng bộ ( kể cả Tân Cảng là nơi chiếm 1/2 số lượng container được bốc xếp ở phía nam) nên năng lực xếp dỡ container ở các cảng này còn thấp Năm 1997 và 1998 là những năm số lượng container thông qua Tân Cảng nhiều nhất mới đạt 403.437 TEU và 411.900 TEU, còn là những con số rất khiêm tốn so với sản lượng bốc xếp của các nước trong khu vực ở các tỉnh phía Bắc, cảng Hải Phòng được coi là thương cảng quốc tế chính yếu nhưng hiện nay lượng hàng thông qua cảng còn rất thấp so với nhu cầu, sắp tới, cảng sẽ xây dựng thêm 1 bến container cho tàu 600 TEU Để đáp ứng nhu cầu chuyên chở ngày một
Trang 14tăng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) sẽ được xây dựng thành cảng nước sâu ở miền bắc với tổng chiều dài 1461m, đáp ứng lượng hàng hoá thông qua cảng
là 2778 triệu tấn/ năm, giai đoạn đầu từ 1996-2000 xây dựng ba bến tàu trọng tải 30-40 vạn tấn, trong đó có một bến container cho tàu 1500 TEU
Nguồn vốn để xây dựng các cảng này có thể từ các nguồn đầu tư trong nước và cả liên doanh với các hãng vận tải quốc tế Hãng tàu biển Neptune orient Lines của Singapore đã liên doanh xây dựng hai bến container có tên viết tắt là VICT tại Thành phố Hồ Chí Minh với hai cầu tàu dài 305m, thuận tiện cho tàu container có sức chở 20000 tấn cập cảng, tổng công suất bốc xếp khi hoàn thành là 600.000TEU/năm.
Đội tàu container của Việt Nam chưa phát triển, cùng với chiếc tàu container đầu tiên mang tên Hậu Giang có sức chở 450 TEU, ngày nay có thêm một số tàu nhưng sức chở không lớn (dưới 1000 TEU) Tổng công ty hàng hải Việt Nam, một trong những doanh nghiệp vận tải biển quốc gia hàng đầu Việt Nam mới có đội tàu container sức chở tổng cộng khoảng 3500 TEU
và trong tương lai sẽ đầu tư mua thêm 6 tàu loại 1000 TEU để bắt kịp với nhu cầu của thị trường Một thực tế đáng buồn là phần nhiều việc chuyên chở hàng hoá bằng container vẫn do đội tàu của nước ngoài đảm nhiệm Nguyên nhân phải kể đến đầu tiên vẫn là thiếu vốn để đầu tư qui mô lớn, đồng bộ, ngoài ra, nguồn hàng xuất nhập khẩu của ta chưa ổn định, cân đối
Hoạt động vận tải container ở Việt Nam
Kể từ năm 1987 và nhất là từ những năm 90,Việt Nam chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường, một bước chuyển tích cực thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển Hiện nay, Việt nam có quan hệ ngoại giao với 160 nước trên thế giới và buôn bán với trên 100 nước trên thế giới Đồng thời có hơn 700 công ty từ 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta trong những năm qua Lượng hàng hoá xuất khẩu phong phú hơn
Trang 15do số lượng thị trường được mở rộng, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam cũng đến từ nhiều nơi trên thế giới, chủng loại phong phú Kim ngạch xuất nhập khẩu những năm gần đây tăng lên đáng kể Bảng số liệu dưới cho ta thấy giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt nam ra nước ngoại tăng lên với tốc độ tương đối nhanh từ năm 2006 đến năm 2007 tăng không ổn định, tốc độ chưa cao Năm 2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã tác động rất mạnh vào xuất nhập khẩu nước ta, xuất khẩu giảm 9,1% so với năm 2008 Từ năm
2010, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng mạnh chứng tỏ Việt nam bắt đầu
có những thị trường nhập khẩu ổn định và có những đơn đặt hàng lớn Nhìn chung, nước ta vẫn đang nhập siêu, lượng hàng nhập khẩu vào Việt nam khá lớn, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao về giá trị và khối lượng.
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2011
(Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Cùng với sự phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu là sự phát triền của vận tải, bảo hiểm phục vụ quá trình chuyên chở, phân phối hàng hoá Thêm vào
đó, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, GDP những năm qua tăng khoảng 8%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá vượt
Trang 16khỏi phạm vi những nhu yếu phẩm như trong thời kì nền kinh tế kế hoạch tập trung Việt Nam trở thành nơi sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, dầu thô, cà phê, cao su, hàng dệt may và trở thành thị trường khẩu nhập khẩu hàng hoá từ các nước trong khu vực Đông Nam á và các nơi khác trên thế giới
Cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, khả năng cạnh tranh của nhiều loại hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có việc đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh nhất Trong quá trình phân phối hàng hoá, vận tải là một khâu quan trọng Ngày nay, hệ thống vận tải container ở Việt Nam đang trên đà phát triển góp phần lớn vào việc hiện đại hoá ngành vận tải và đẩy nhanh tốc độ chuyên chở hàng hoá Chính phủ Việt Nam cũng nhận rõ tầm quan trọng của phương thức vận tải này đối với nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng nên đã có những chính sách, định hướng, đầu tư phát triển hệ thống vận tải container, mở rộng hoạt động kinh doanh loại hình vận tải này đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ngay từ những năm 80 đã có những dự báo về sự phát triển container hoá ở Việt Nam Khi thế giới đã ở giai đoạn thứ tư của quá trình phát triển hệ thống vận tải container thì Việt Nam thực sự bắt đầu giai đoạn container hoá
từ giữa những năm 90 và vận tải container ở Việt Nam ngày càng sôi động
Số lượng container bốc dỡ qua các cảng của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Số lượng container bốc dỡ qua các cảng của Việt Nam tăng trung bình 17% mỗi năm, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn hàng dồi dào từ các nguồn xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng đế nhập khẩu máy móc, nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các nhà vận tải trong thời gian này cũng mạnh dạn đầu tư vốn, trang bị công nghệ, phương tiện tiên tiến để tăng công suất xếp dỡ
Trang 17container, các bến container ở cảng cũng được khai thác với tốc độ nhanh Tuy nhiên, nếu só sánh với các nước trong khu vực, lượng container thông qua các cảng của Việt Nam năm2005 mới chỉ bằng 4,4 % lượng container thông qua cảng Hongkong (22,529 triệu TEU)
Hiện nay, tỷ lệ container hoá ( tỷ lệ giữa hàng hoá vận chuyển bằng container / tổng lượng hàng hoá vận chuyển) ở nước ta còn thấp, chỉ khoảng 37% Năm 2005 có hơn 56 triệu tấn hàng thông qua các cảng Việt Nam nhưng chỉ có khoảng 820000 TEU tương đương 10 triệu tấn hàng Trong khi
đó, tỷ lệ của thế giới là 60% và của các nước châu á là 65% Do đó, vận tải container ở Việt Nam cần có sự đầu tư hơn nữa để trở thành loại hình vận chuyển hàng hoá thông dụng
Hiện nay, thị trường vận tải container ở Việt Nam có khoảng 30 hãng vận tải tham gia, ngoài các công ty vận tải trong nước như Tổng công ty hàng hải Việt Nam, còn có mặt các hãng vận tải hàng đầu trên thế giới như Maersk Lines, Nepturn Orient Lines (Singapore), Mitsui O.S.K Lines (Nhật), Australian National Lines (Australia), Baltic Orients Lines (Russia), Compagnie Générale Lines (France), Lloyd Triestino (Italia), Nedloyd Lines (Netherland) và các hãng chạy tuyến feeder như APM, Strait Shipping, Evergold với các đại lý tàu biển, giao nhận tại Việt Nam.
Với một thị trường vận tải container mới, dung lượng nhỏ hơn các nước trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới như Việt Nam mà có mặt quá nhiều hãng vận tải container lớn sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt Những năm qua, các hãng vận tải khác nhau tìm mọi biện pháp để lôi kéo khách hàng về hãng mình Các hãng dùng các biện pháp như giảm giá cước, tăng mức hoa hồng, mở các dịch vụ tiện lợi cho khách hàng Trên thực tế, các hãng thu hút khách hàng là do uy tínvà chất lượng phục vụ được đặt lên hàng đầu Các hãng vận tải không cạnh tranh được bèn tìm cách như yêu cầu
Trang 18đại diện của họ tại nước người mua chỉ định người bán phải sử dụng dịch vụ của hãng mình (do các hãng này nắm được rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam thường mua CIF bán FOB) Một số hãng còn chi thêm những khoản ngoài tiền hoa hồng dành cho những người chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải Một số khác dùng biện pháp giảm giá thậm chí phá giá để cạnh tranh Trong tình hình đó cần có một khung pháp lí để điều chỉnh hoạt động vận tải container đảm bảo cho những hãng nhỏ và đội tàu trong nước có thể tồn tại.
2. Vị trí của vận tải container trong hoạt động kinh doanh của Công
ty cổ phần vận tải và thuê tàu - Vietfracht.
2.1. Quá trình thực hiện vận tải container của công ty
Công ty vận tải và thuê tàu - Vietfracht là một trong những công ty thực hiện vận tải container khá sớm ở Việt Nam (từ năm 1983) Công ty không có đội tàu chuyên dụng thực hiện chuyên chở container bằng đường biển, Công ty thực hiện vận tải container với vai trò là người giao nhận Trong những năm đầu, chuyên chở hàng hoá bằng container chưa phát triển vì nguồn hàng hạn chế, hoạt động của Vietfracht cầm chừng phụ thuộc hoàn toàn vào các chỉ tiêu do Bộ Giao thông vận tải đề ra.
Năm 1986, thực hiện chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề
ra, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp dần dần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ chế thị trường với chính sách mở cửa nền kinh tế dẫn tới sự
ra đời của hàng loạt các công ty vận tải biển của Việt nam cũng như liên doanh với nước ngoài như: Vitranchart, Vietrans, Transimex, Viconship, Tramaco, Đại lý hàng hải Việt nam (Vietnam Ocean Shipping Agency) Đáng lo ngại là sự xuất hiện các công ty của nước ngoài có “sức mạnh” về vốn, thiết bị kỹ thuật hiện đại, lại có kinh nghiệm trong thương mại quốc tế
Trang 19như : Shipco (Mỹ), Texco (Hàn quốc), Gematrans
Hơn nữa, kể từ năm 1990, khi Nhà nước ban hành Luật Công ty, hàng loạt công ty tư nhân xuất hiện dẫn tới sự chia sẻ thị phần vận tải biển Các công ty tư nhân có ưu điểm là nhanh nhạy, linh hoạt, đặc biệt là cơ chế tài chính vô cùng uyển chuyển Lợi thế nổi bật của các công ty này là có phương thức hoạt động hết sức mềm dẻo, không bị ràng buộc bởi các quy định về tài chính của Nhà nước Tuy nhiên, vì không có nhiều uy tín trên thị trường và có
ít kinh nghiệm, tiềm lực tài chính lại không lớn nên các công ty này chỉ hoạt động trên một quy mô nhỏ, số lượng hàng hoá vận chuyển ít Nhưng vì số lượng các công ty này khá đông (hơn 40 công ty, không kể các công ty không chính thức) nên cũng đã tạo ra một lực lượng đông đảo cạnh tranh khá quyết liệt trong ngành vận tải, giao nhận.
Là một doanh nghiệp nhà nước tự chủ hoạt động trong cơ chế thị trường, Vietfracht phải tự tìm kiếm khách hàng, tự tổ chức kinh doanh Nhận thức rõ lợi ích mà vận tải container mang lại, Vietfracht mạnh dạn nhận uỷ thác làm đại lí giao hàng xuất nhập khẩu cho các hãng tàu nước ngoài Năm
1995, công ty đầu tư hơn 10 tỷ đồng, chiếm gần 12% vốn cho vận tải container và một đội ngũ lao động gồm 70 người chịu trách nhiệm trong hoạt động vận tải container
Và cho tới nay, cùng với nhiều hoạt động kinh doanh khác của Công ty, vận tải container đã chiếm một vị trí quan trọng đem lại lợi nhuận và thương hiệu cho Công ty.
2.2. Khối lượng hàng hóa vận tải bằng container
Trong những năm gần đây, công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua
các hoạt động chủ yếu như phát triển đội tàu, dịch vụ giao nhận, tiếp vận, đầu
Trang 20tư phát triển kinh doanh kho bãi, đầu tư khai thác bất động sản và cho thuê văn phòng Công ty nhận làm dịch vụ giao nhận, chuyên chở, khai thuê hải quan và các nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Khối
lượng hàng hoá tăng lên, chủng loại hàng phong phú Công ty có quan hệ với nhiều hãng tàu, các công ty ở nước ngoài nên lượng hàng hoá nhập khẩu giao nhận chiếm tỷ lệ cao Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container tăng lên trong những năm đầu phát triển, từ chỗ chỉ chiếm 20% tổng khối lượng hàng hoá năm 1995 đã lên đến 23,4% vào năm 1998 Và năm 2009 đã lên tới 41,5%, đạt 72% vào đầu năm 2012 Qua đó cho ta thấy vị trí ngày càng tăng của hoạt động vận tải container đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bảng 5: Số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty
(Đơn vị: tấn)
Các bộ phận Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Đại lý vận tải đường
không
Đại lý vận tải đường biển 25060 27232 26496 28046
Đại lý vận tải đường bộ 8792 9527 8826 10034
Đại lý vận tải container 28835 30289 29014 31005
(Nguồn: Báo cáo thống kê của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht)
2.3. Số lượng giao nhận vận tải container
Xét riêng hoạt động vận tải container, số liệu trong bảng dưới đây cho ta thấy sản lượng giao nhận vận tải của Công ty tính theo TEU tăng nhanh.
Bảng 6: Sản lượng giao nhận vận tải của công ty Vietfracht
Trang 212009 310.070 TEU
(nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2009-2011 của Vietfracht)
Trong những năm gần đây, hoạt động vận tải container của Vietfracht được đẩy mạnh Sản lượng giao nhận vận tải không ngừng tăng Chỉ trong năm 2009 sản lượng giao nhận đã đạt 310.070 TEU chiếm gần 46% sản lượng vận tải container của cả nước Sang năm 2010 do số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, sản lượng giao nhận chỉ đạt 290218 TEU , giảm 6,5% so với năm 2009 Năm 2011, tuy tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn song tình hình hoạt động của công ty vẫn giữ được ổn định, sản lượng giao nhận tăng khoảng gần 10% so với năm 2010 Số container trên được giao nhận chủ yếu qua các cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng , cảng Đà Nẵng Đây là những con số chứng tỏ một mức tăng trưởng đáng khích lệ
Trong tình hình gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, Vietfracht buộc phải có những hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Kể từ khi Nhà nước xoá bỏ chế độ bao cấp, Công ty phải tự đi tìm kiếm khách hàng Chính vì có sự quan tâm tới hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing hoạt động giao nhận kết hợp với kinh nghiệm, quan hệ bạn hàng lâu năm trong lĩnh vực vận tải biển, công ty được nhiều hãng tàu tín nhiệm uỷ thác làm đại lý đảm nhiệm chức năng giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Các hãng tàu trên thế giới đã uỷ thác cho Vietfracht làm đại lý giao nhận như: Neptune Orient Lines (NOL) nay là APL và Straits Shipping của Singapore, Mitsui O.S.K Lines Ltd (MOL) của Tokyo - Nhật Bản, CNC của Đài Loan, Heung-A Shipping Co.Ltd
Trang 22(Heung-A) của Hàn Quốc Nhờ vậy, sản lượng vận chuyển và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty được duy trì và tăng tương đối qua từng năm Tuy nhiên, trong năm 1997 một số hãng có xu hướng bỏ Vietfracht (không nhận Vietfracht làm đại lý uỷ thác nữa) do phí đại lý của công ty quá cao như Accord.
Ngoài ra,Vietfracht còn có một lợi thế, đó là từ trước năm 1990, nghiệp vụ thuê tàu ở Việt Nam chỉ được thực hiện thông qua Vietfracht Vietfracht có các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các cảng lớn trong nước như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn Hiện nay, công ty không ngừng mở rộng mạng lưới các chi nhánh đại diện ở các cảng, các thành phố đầu mối của giao thông vận tải biển, cảng hàng không ở cả trong và ngoài nước Năm 1998, Vietfracht đã mở thêm một chi nhánh tại Nghệ An và đã từng bước đưa vào hoạt động có hiệu quả Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác vận tải, môi giới thuê tầu Từ chỗ chỉ quan hệ làm ăn với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và một số nước trong khu vực, tới nay Vietfracht đã có quan hệ với hàng trăm công ty, tập đoàn đại lý, môi giới hàng và tầu ở nhiều thị trường trên khắp thế giới
Bên cạnh đó, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được giao nhận qua Vietfracht của các hãng tàu biển ngày một tăng chứng tỏ Vietfracht đã tạo được sự tín nhiệm với các hãng tàu Hoạt động đại lý giao nhận cho các hãng tàu lớn ngày càng được mở rộng và phát triển dẫn tới sự ổn định và phát triển
và phát triển sản lượng giao nhận hàng hoá của công ty mặc dù lượng hàng do Vietfracht tự tìm còn thấp Sản lượng giao nhận container cho các hãng tàu chiếm phần lớn kết quả kinh doanh vận tải container của Công ty Đó là một lợi thế nếu Công ty duy trì quan hệ bạn hàng lâu dài với các hãng tàu này Đó cũng chính là một thách thức bởi ngày nay đang diễn ra một sự cạnh tranh gay gắt trong ngành vận tải nói chung, giữ được chữ tín với khách hàng bằng
Trang 23chính kết quả hoạt động của mình là chìa khoá thành công của Vietfracht
3. Thực trạng hoạt động vận tải container của công ty
3.1. Tổ chức hoạt động vận tải
Là một doanh nghiệp đi đầu trong nghành vận tải biển, cho tới hiện nay Công
ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht đã có các chi nhánh đặt trên khắp các tỉnh
hải quan và các nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Khối
lượng hàng hoá tăng lên, chủng loại hàng phong phú Bên cạnh đó, Công ty
có quan hệ với nhiều hãng tàu, các công ty ở nước ngoài nên lượng hàng hoá nhập khẩu giao nhận chiếm tỷ lệ cao.
Về hoạt động vận tải container, Công ty cung cấp các tuyến nội địa và quốc tế Theo thống kê, các tuyến thương mại nội châu Á (Intra Asia trade IAT) luôn chiếm một sản lượng lớn, hàng xuất năm 2011 đạt 148.527 TEU, chiếm gần 50% tổng sản lượng hàng xuất đi của năm Tiếp theo là các tuyến
đi đến Bắc Mỹ và Canada (TPT), nhưng so với năm 2010 thì mặc dù hàng
Trang 24nhập năm 2011 tăng 6% nhưng sản lượng hàng xuất lại giảm đến 16% Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là hiện nay, có thêm rất nhiều hãng tàu lớn trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam Điều đó có nghĩa là các chủ hàng trong nước có thêm nhiều sự lựa chọn, cả về giá cả và chất lượng tàu, do đó, mức sản lượng hàng xuất đã giảm đi rõ rệt Tuyến đi qua Singapore luôn là tuyến có sản lượng container cao nhất do đây là một trong những cảng trung chuyển lớn nhất thế giới, trung bình chiếm từ 35-40% tổng sản lượng container của Vietfracht Hàng tuần có 2 chuyến tàu chạy đến Singapore và chờ tàu mẹ ở đây để trung chuyển đến các cảng đi châu Âu Kaohsiung cũng là một cảng trung chuyển quan trọng của Vietfracht để đến các nước châu Mỹ trung bình chiếm tới 20% tổng sản lượng vận tải container.
Quy trình vận tải container có sự tham gia chủ yếu là chủ hàng và hãng
tàu Chủ hàng trực tiếp liên hệ với hãng tàu để thỏa thuận giá cước, sau đó đặt chỗ trên tàu và yêu cầu hãng tàu cấp container rỗng để đóng hàng tại kho riêng hoặc tại cảng
Sau khi đóng hàng sẽ tiến hành niêm phong hàng hóa và vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nếu đóng hàng tại kho riêng Nếu hàng hóa được đóng tại cảng thì có thể tiến hành làm thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa tại cảng Sau khi hải quan kiểm tra, nếu cho phép thông quan sẽ tiến hành niêm phong, kẹp chì cho hàng xuất khẩu
Người chủ hàng chịu trách nhiệm áp tải container đến bãi container để giao cho người chuyên chở ( hãng tàu) Tiếp theo là trách nhiệm của hãng tàu, vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định Sau khi container đến địa điểm đến, người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phải thông báo cho người nhận hàng tại bãi container hoặc địa điểm đến ở cảng đến trong điều kiện còn nguyên chì và kẹp chì.