1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHẬP MÔN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG

12 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 205,38 KB

Nội dung

Nhập môn Sinh thái học Môi trường” cung cấp kiến thức về các dạng ô nhiễm chủ yếu hiện nay trên trái đất bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-  -

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NHẬP MÔN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG

1 Thông tin về giảng viên:

1.1 Giảng viên

- Họ và tên: Lê Thu Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ

- Thời gian, địa điểm làm việc:

8h đến 17h hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 Phòng 227 nhà T1, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: PTN Sinh thái học và Sinh học Môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Điện thoại, email: lethuha17@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Sinh thái học các hệ sinh thái thủy vực + Sinh thái học ô nhiễm môi trường nước + Sinh thái học độc tố

+ Sinh thái học sinh vật chỉ thị

1.2 Trợ giảng

- Họ và tên: Trương Ngọc Kiểm

- Địa chỉ liên hệ: PTN Sinh thái học và Sinh học Môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, email: kiemtn@vnu.edu.vn

2 Thông tin về môn học:

- Tên môn học: Nhập môn Sinh thái học Môi trường

- Mã môn học:

- Số tín chỉ: 02

Trang 2

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:

+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 15

+ Làm bài tập trên lớp: 0

+ Thảo luận trên lớp: 7

+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 5

+ Thực tập thực tế ngoài trường: 0

+ Tự học: 3

- Đơn vị phụ trách môn học:

+ Phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học Môi trường

+ Khoa Sinh học

- Môn học tiên quyết:

+ Cơ sở sinh thái học

+ Địa lý sinh vật

+ Sinh học quần thể

+ Sinh học bảo tồn

- Môn học kế tiếp:

3 Mục tiêu của môn học:

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Hiểu các khái niệm, các dạng và nguyên nhân gây ô nhiễm, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

+ Nắm vững kiến thức về các tác hại sinh thái do các dạng ô nhiễm không khí,

ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và nguy hại, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học gây ra

+ Nắm vững nguyên tắc của các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm

- Mục tiêu về kĩ năng:

+ Thực hành được các phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường

+ Xây dựng được quy trình quan trắc và đánh giá các dạng ô nhiễm

+ Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học hữu hiệu

- Các mục tiêu khác: Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể

ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường, thiên nhiên của địa phương

4 Tóm tắt nội dung môn học

“Nhập môn Sinh thái học Môi trường” cung cấp kiến thức về các dạng ô nhiễm

Trang 3

Môn học còn trang bị cho sinh viên các kĩ thuật thu mẫu không khí, mẫu nước;

các phương pháp phân tích môi trường, phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đánh giá ô nhiễm

Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên kiến thức về các biện pháp bảo

vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền

vững

5 Nội dung chi tiết môn học

PHẦN LÝ THUYẾT

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường

1.2 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái

1.3 Những thách thức sinh thái môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam

Chương 2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí

2.1.1 Nguồn tự nhiên 2.1.2 Nguồn nhân tạo 2.1.3 Nguồn ô nhiễm công nghiệp 2.2 Các dạng ô nhiễm không khí

2.2.1 Khí độc 2.2.2 Bụi 2.3 Các tác hại sinh thái của ô nhiễm không khí

2.4 Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm không khí

2.5 Các phương pháp đánh giá ô nhiễm không khí

Chương 3 Ô NHIỄM NƯỚC

3.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.1.1 Nguồn tự nhiên 3.1.2 Nguồn nhân tạo 3.1.3 Nguồn ô nhiễm công nghiệp 3.1.4 Nguồn ô nhiễm nông nghiệp 3.2 Các dạng ô nhiễm nước

3.2.1 Ô nhiễm nước mặt 3.2.2 Ô nhiễm nước ngầm

Trang 4

3.2.3 Ô nhiễm biển 3.3 Các tác hại sinh thái của ô nhiễm nước

3.4 Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm nước

3.5 Các thông số và phương pháp đánh giá ô nhiễm nước

3.5.1 Các thông số hoá lý 3.5.2 Các thông số sinh học 3.5.3 Phương pháp hoá lý 3.5.4 Phương pháp sinh học

Chương 4 Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

4.1 Các dạng chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.1.1 Chất thải rắn 4.1.2 Chất thải nguy hại 4.2 Tác hại sinh thái của chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.3 Các biện pháp quản lý và xử lý

Chương 5 SỰ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

5.1 Tài nguyên thiên nhiên

5.1.1 Phân loại tài nguyên thiên nhiên 5.1.2 Hiện trạng và tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên 5.1.3 Tác hại sinh thái của các hoạt động khai thác tài nguyên 5.1.4 Các biện pháp khai thác hợp lý

5.2 Đa dạng sinh học

5.2.1 Hiện trạng đa dạng sinh học thế giới và Việt Nam 5.2.2 Nguyên nhân mất đa dạng sinh học

5.2.3 Tác hại sinh thái của suy giảm đa dạng sinh học 5.2.4 Các biện pháp quản lý, bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học

Chương 6 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

6.1 Các biện pháp Bảo vệ Môi trường

6.2 Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

6.3 Phát triển bền vững

Trang 5

PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

Bài 1: Phương pháp đo một số loại khí thải

Giới thiệu phương pháp thu mẫu khí thải

Hướng dẫn cách xác định điểm thu mẫu khí thải

Thực hành thu mẫu khí thải trên đường giao thông

Bài 2: Phương pháp xác định sự lan truyền chất ô nhiễm trong không khí

Giới thiệu mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí

• Thực hành đánh giá sự lan truyền ô nhiễm không khí cho một khu vực hành

chính

Bài 3: Xác định tác động của ô nhiễm khí lên đời sống sinh vật

Xác định tác động của một loại khí thải lên một loài sinh vật

• Thực hành xác định tác động của khỉ thải đốt than tổ ong lên đời sống chim cút

hoặc chuột bạch

Bài 4: Phương pháp thu mẫu nước tại các thuỷ vực

• Giới thiệu phương pháp thu mẫu nước tại thuỷ vực nước chảy và thuỷ vực nước đứng

• Hướng dẫn cách xác định điểm thu mẫu đối với thuỷ vực có điểm nguồn gây ô nhiễm và thuỷ vực không có điểm nguồn gây ô nhiễm

• Thực hành đi thu mẫu nước tại thuỷ vực nước chảy và thuỷ vực nước đứng Bài 5: Phương pháp xác định hàm lượng các chất hữu cơ trong nước

• Giới thiệu phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ trong nước là BOD5

và COD

• Thực hành thu mẫu và xác định hàm lượng BOD5 và COD cho một thuỷ vực Bài 6: Phương pháp sử dụng máy TOA

• Giới thiệu máy TOA, là máy đo tại thực địa 6 thông số thuỷ lý hoá cơ bản của

môi trường nước

Thực hành đi đo mẫu tại một số thuỷ vực

Bài 7: Phương pháp đánh giá chất lượng nước bằng sinh vật chỉ thị

• Giới thiệu phương pháp đánh giá chất lượng nước bằng động vật không xương

sống cỡ lớn

• Thực hành thu mẫu động vật không xương sống cỡ lớn tại một thuỷ vực nước

chảy và đánh giá chất lượng nước

Trang 6

Bài 8: Phương pháp quản lý chất thải rắn

Giới thiệu một số mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Đi khảo sát thực tế việc quản lý chất thải rắn ở một số bãi rác Hà Nội

Bài 9: Phương pháp xử lý chất thải rắn

Giới thiệu các nhà máy xử lý chất thải rắn có hiệu quả trên thế giới

Tham quan thực tế một nhà máy xử lý rác thải

Bài 10: Đánh giá tác động môi trường

Giới thiệu phương pháp đánh giá tác động môi trường

• Thực hành đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng một nhà máy sản

xuất tại khu đô thị

6 Học liệu:

Học li ệu bắt buộc

1 Bill Freedman, 1999 Environmental Ecology Academic Press London

2 Edward.A.Laws, 1993 Aquatic pollution Wiley Publishers

3 Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 2004 Kĩ thuật môi trường NXB Giáo dục

Học li ệu tham khảo

4 Phan Nguyên Hồng và nnk, 2004 Hỏi đáp về môi trường và sinh thái NXB

Giáo dục Hà Nội

5 Lê Văn Khoa và nnk, 2001 Khoa học môi trường NXB Giáo dục Hà Nội

6 Phạm Bình Quyền (chủ biên), 2002 Đa dạng sinh học NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội

7 Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh, 2005 Quản lý chất thải nguy hại NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội

8 Trương Mạnh Tiến, 2005 Quan trắc môi trường NXB Đại học Quốc gia HN

9 Mai Đình Yên và nnk, 1997 Con người và Môi trường NXB Giáo dục HN

Trang 7

7 Hình thức tổ chức dạy học:

7.1 Lịch trình chung: ghi tổng số giờ tín chỉ cho mỗi cột

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng

thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết Bài tập Thảo luận

7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị chức dạy học Hình thức tổ Ghi chú

1

- Giới thiệu môn học

- Các chức năng chủ yếu của

môi trường

- Các khái niệm về ô nhiễm,

suy thoái, mất đa dạng sinh

học, cân bằng sinh thái và ví

dụ minh họa

- Đọc đề cương môn học

- Chuẩn bị học liệu

- Tìm đọc các kiến thức liên quan đến nội dung bài học

- Đọc tài liệu số (4)

Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

- Những thách thức sinh thái

môi trường hiện nay trên thế

giới và Việt Nam

-Thu tập các tài liệu về môi trường thế giới và Việt Nam

Thảo luận

1 giờ tín chỉ

2

- Các nguồn gây ô nhiễm

không khí

- Các dạng ô nhiễm không khí

- Đọc các tài liệu số (1), (3), (5), (8) và (9)

Tự học

1 giờ tín chỉ

- Tác hại sinh thái do ô nhiễm

không khí

- Đọc các tài liệu số (1), (3), (5), (8) và (9)

Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

- Các biện pháp hạn chế và xử

lý ô nhiễm

- Đọc các tài liệu số (1), (3), (5), (8) và (9)

- Thực hành đánh giá

sự lan truyền ô nhiễm

Thảo luận

1 giờ tín chỉ

Trang 8

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị chức dạy học Hình thức tổ Ghi chú

3

- Các thông số và phương

pháp đánh giá ô nhiễm:

+ Phương pháp đo một số loại

khí thải

+ Xác định tác động của khí

đốt than tổ ong lên chuột bạch

- Đọc tài liệu số (3), (8) và các phương pháp do giảng viên cung cấp

Thực hành

2 giờ tín chỉ

4

- Các nguồn gây ô nhiễm

nước: Nguồn tự nhiên, nhân

tạo, công nghiệp, nông

nghiệp

- Các dạng ô nhiễm nước: Ô

nhiễm nước mặt, nước ngầm

và biển

- Đọc tài liệu số (1), (2) và (5)

Tự học

1 giờ tín chỉ

- Tác hại sinh thái của ô

nhiễm nước: Tác hại đến chất

lượng nước, đến sinh vật thủy

sinh và con người

- Đọc tài liệu số (1), (2) và (5)

Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

5

- Thông số đánh giá ô nhiễm

và phương pháp đánh giá ô

nhiễm:

+ Phương pháp thu mẫu nước

+ Phương pháp sử dụng máy

đo hiện trường

+ Phương pháp xác định

BOD5 và COD

- Đọc tài liệu số (3),(8)

- Hiểu phương pháp do giáo viên cung cấp

Thực hành

2 giờ tín chỉ

6

- Phương pháp đánh giá ô

nhiễm: Phương pháp sử dụng

động vật không xương sống

đánh giá chất lượng nước thủy

vực nước chảy

- Đọc tài liệu số (2) và phương pháp do giáo viên cung cấp

Thực hành

2 giờ tín chỉ

7

- Các biện pháp hạn chế và xử

lý ô nhiễm nước: Biện pháp

quản lý nguồn thải, phương

pháp xử lý cơ học, hóa học và

- Tìm tài liệu nói về ô nhiễm nước của địa phương

Thảo luận

1 giờ tín chỉ

Trang 9

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị chức dạy học Hình thức tổ Ghi chú

8

- Các dạng chất thải rắn và

nguy hại: Định nghĩa và cách

phân loại

- Đọc tài liệu số (1),(7) Tự học, 1 giờ

tín chỉ

- Tác hại sinh thái của rác thải

đô thị, rác thải công nghiệp

nặng

- Đọc tài liệu số (1),(7) Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

- Các biện pháp quản lý và xử

lý: Giới thiệu mô hình quản lý

và xử lý rác thải có hiệu quả ở

Hà Nội

- Đọc tài liệu số (1), 7)

- Tìm tài liệu về hiện trạng các bãi rác của

Hà Nội, làm tiểu luận theo nhóm

Thảo luận

1 giờ tín chỉ

9

- Phương pháp quản lý và xử

lý chất thải rắn: Tham quan,

khảo sát một bãi rác có hệ

thống xử lý ở Hà Nội

- Đọc tài liệu do giáo viên cung cấp Th2 giờ tín chỉ ực tập

10

Phân loại tài nguyên - Đọc tài liệu số (1),

(5) và (9)

Tự học

1 giờ tín chỉ

- Hiện trạng và tình hình khai

thác tài nguyên trên thế giới

- Tác hại sinh thái

- Các biện pháp khai thác hợp

- Đọc tài liệu số (1), (5) và (9)

Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

11

- Tài nguyên Việt Nam:

Phân tích và đánh giá hiện

trạng, khai thác và tác hại sinh

thái của một vùng hành chính

- Thu thập số liệu về một loại tài nguyên của Việt Nam, viết tiểu luận

Thảo luận

2 giờ tín chỉ

12

- Hiện trạng đa dạng sinh học

trên thế giới:

Mức độ đa dạng của các nước

trên thế giới

Mức độ đa dạng của các

nhóm sinh vật

- Đọc tài liệu số (1), (5), (6) và (9)

Tự học

1 giờ tín chỉ

- Nguyên nhân gây mất đa

dạng sinh học và tác hại sinh

thái

- Các biện pháp quản lý, bảo

vệ và khôi phục đa dạng sinh

học

- Đọc tài liệu số (1), (5), (6) và (9)

Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

Trang 10

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị chức dạy học Hình thức tổ Ghi chú

13

- Đa dạng sinh học Việt Nam:

+ Đánh giá độ đa dạng

+ Đánh giá mức độ suy giảm

độ đa dạng

+ Các biện pháp bảo vệ hữu

hiệu

- Thu thập số liệu về

đa dạng sinh học của một Vườn Quốc gia ở Việt Nam, viết tiểu luận

Thảo luận

2 giờ tín chỉ

14

- Bảo vệ môi trường, đa dạng

sinh học và phát triển bền

vững:

+ Luật môi trường, Chính

sách cấp quốc gia, cấp địa

phương

+ Nguyên tắc và mục tiêu của

phát triển bền vững

- Đọc tài liệu số (1), (2), (5), (6) và (9)

Lí thuyết

1 giờ tín chỉ

Phát triển bền vững ở Việt

Nam:

+ Luật và chính sách của Nhà

nước Việt Nam

+ Các biện pháp thực thi

+ Hiệu quả của các phương

pháp

- Thu thập các chính sách, chủ trương, biện pháp của Việt Nam trong phát triển bền vững

Thảo luận

2 giờ tín chỉ

học Thi viết hoặc vấn đáp

8 Yêu cầu của giảng viên đối với môn học

- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học:

o Giảng đường học lý thuyết và thảo luận theo nhóm có hệ thống máy tính, máy chiếu và màn chiếu

o Phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho các phương pháp

thực hành phòng thí nghiệm bao gồm các thiết bị thu mẫu khí, máy phân tích thành phần các khí, thiết bị thu mẫu nước, máy đo nhanh 6 chỉ tiêu, thiết bị phân tích BOD và COD, máy tính để xử lý thông tin, hệ thống nuôi động vật khép kín điều khiển được nhiệt độ…

- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên như:

Trang 11

o Với các tiêu đề giảng viên giao về nhà chuẩn bị tiểu luận cần tham khảo tài liệu và viết tiểu luận một cách có khoa học, đám ứng đủ các yêu cầu

đề ra

o Trong phòng thí nghiệm tuân thủ đúng các quy tắc phòng thí nghiệm, hiểu và nắm chắc phương pháp trước khi thực hành Ghi chép và viết tường trình thực tập trung thực Kết quả bài thực hành phải đúng theo yêu cầu mục đích của bài

o Thời gian học lý thuyết có thể vắng mặt 1/3 thời gian với các lý do chính đáng Các giờ thảo luận theo nhóm và thực hành phong thí nghiệm phải

có mặt đầy đủ 100%, trừ trường hợp ốm đau bất thường

9 Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:

9.1 Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Bài kiểm tra học phần: mỗi chương có một điểm kiểm tra học phần, ký hiệu là

a1, a2, a3, a4, a5 và a6 (tương ứng với các chương lý thuyết) Hình thức kiểm tra có thể là thi viết, làm tiểu luận hoặc chấm điểm thảo luận theo nhóm

Điểm kiểm tra học phần: A = (a1+a2+a3+a4+a5+a6)/6 = 30%

- Đánh giá thực hành phòng thí nghiệm: với mỗi bài thực hành thí nghiệm sinh

viên được đánh giá thông qua chấm điểm bài tường trình, ký hiệu là t1, t2, t3, t4, t5 và t6 (tương ứng với 6 bài thực hành và đi thực tế)

Điểm thực hành phòng thí nghiệm: T = (t1+t2+t3+t4+t5+t6)/6 = 20%

- Bài kiểm tra cuối kỳ: kết thúc môn học sinh viên thi cuối kỳ Hình thức thi vấn

đáp hoặc thi viết 60 phút tùy thuộc vào số lượng sinh viên tham dự học, ký hiệu

là HK là 50%

9.2 Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

- Lịch kiểm tra học phần: kết thúc chương

- Kiểm tra cuối kỳ: kết thúc môn học

9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên

- Đối với bài tự học: phải hiểu và nắm vững những kiến thức được giáo viên giao cho tự học

- Đối với bài thực hành:

o Hiểu kỹ phương pháp làm

Ngày đăng: 21/03/2015, 18:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w