Hiểu các khái niệm cơ bản về sinh thái học thực vật, có khả năng nắm bắt được tầm quan trọng của môn học trong nghiên cứu khoa học, khả năng vận dụng kiến thức ứng dụng trong nghiên cứu liên ngành với các khoa học môi trường + Nắm bắt phương pháp nghiên cứu cũng như kĩ năng phân tích các đặc trưng của sinh thái cá thể, hiêủ và có khả năng vận dụng các kiến thức trong nghiên cứu thực tiễ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- -
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
1 Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Trần Văn Thụy
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, ĐHKHTN Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Địa lý thực vật
2 Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Cơ sở sinh thái học thực vật
- Mã môn học: 5.3.1 - 114
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp : 20
+ Làm bài tập trên lớp
+ Thảo luận trên lớp: 7
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm
+ Thực tập thực tế ngoài trường
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Thực vật học
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Thực vật học, Địa lý Sinh vật; Sinh học quần thể; Sinh học
bảo tồn
- Môn học kế tiếp: Khoá luận tốt nghiệp
3 Mục tiêu của môn học:
Trang 2- Mục tiêu về kiến thức:
+ Hiểu các khái niệm cơ bản về sinh thái học thực vật, có khả năng nắm bắt được tầm quan trọng của môn học trong nghiên cứu khoa học, khả năng vận
dụng kiến thức ứng dụng trong nghiên cứu liên ngành với các khoa học môi
trường
+ Nắm bắt phương pháp nghiên cứu cũng như kĩ năng phân tích các đặc trưng
của sinh thái cá thể, hiêủ và có khả năng vận dụng các kiến thức trong nghiên
cứu thực tiễn
+ Nắm bắt những kiến thức cơ bản trong nghiên cứu sinh thái quần xã và phân vùng sinh thái để vận dụng hiệu quả trong thực tiễn
- Mục tiêu về kĩ năng:
+ Tổng hợp kiến thức và có khả năng đánh giá kết quả học tập môn học
+ Xây dựng mục tiêu môn học, bài học theo qui trình đánh giá kết quả môn học + Xây dựng các phương pháp đánh giá theo phương thức trắc nghiệm và tự luận
với độ phân biệt tin cậy
+ Nội dung bài giảng được tích hợp tốt với khả năng sử dụng tin học của sinh viên, đánh giá đúng sự tiến bộ của sinh viên
- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…):
+ Định hình thái độ công bằng trung thực khách quan khoa học trong kiểm tra
và đánh giá
+ Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức, thao tác thực hành tốt ngay trong bài
học theo phương thức tư duy logic
4 Tóm tắt nội dung môn học:
Cơ sở sinh thái học thực vật là môn học chuyên đề về sinh thái học cá thể và
quần xã thực vật, nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về các nhân tố sinh thái, các nhân tố môi trường hình thành nên những đặc trưng của sinh thái cá thể
và sinh thái quần xã thực vật Môn học cũng trang bị những kiến thức cơ bản về phân vùng sinh thái, quy luật biến động trong sinh thái thực vật và định hướng khả năng vận
dụng những kiến thức trong nghiên cứu sinh thái thực vật cũng như môi trường ở vùng nhiệt đới nước ta
5 Nội dung chi tiết môn học
Trang 3BÀI MỞ ĐẦU
Định nghĩa, lịch sử phát triển của sinh thái học và sinh thái thực vật, đối tượng, nhiệm
vụ và phương pháp nghiên cứu
Chương 1 CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG SINH THÁI THỰC VẬT
1.1 Các quy luật
1.2 Phương pháp nghiên cứu sinh thái
1.3 Khái niệm môi trường và tính thích ứng sinh thái của thực vật
Chương 2 CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG VỚI GIỚI THỰC VẬT
2.1 Ánh sáng
2.2 Nhiệt độ
2.3 Không khí
2.4 Nước
2.5 Đất
2.6 Địa hình
2.7 Sinh vật và con người
2.8 Ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Chương 3 BẢN CHẤT SINH THÁI CỦA THỰC VẬT
3.1 Thực vật hiện tượng học
3.2 Các dạng sống của thực vật
Chương 4 SINH THÁI QUẦN XÃ THỰC VẬT
4.1 Các khái niệm và quy luật sinh thái quần xã thực vật
4.2 Các mối quan hệ giữa quần xã thực vật và các nhân tố sinh thái
4.3 Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
4.4 Cấu trúc quần xã thực vật
Chương 5 DIỄN THẾ
5.1 Khái niệm diễn thế và trạng thái cao đỉnh
5.2 Diễn thế nguyên sinh
5.3 Diễn thế thứ sinh
5.4 Vai trò và ý nghĩa của diễn thế trong sinh thái môi trường
Chương 6 PHÂN VÙNG SINH THÁI THỰC VẬT
Trang 46.1 Những vùng sinh thái thực vật chính trên trái đất
6.2 Khái quát một số đặc điểm sinh thái quần xã thực vật ở Việt Nam
6 Học liệu:
Học liệu bắt buộc
1 Trần Văn Thụy Bài giảng cơ sở sinh thái học thực vật
2 Greig-Smith, P., Quantitive plant ecology, 2nd ed Butterworth, London, 256p, 1964
Học liệu tham khảo
3. Larcher, W., Sinh thái thực vật (Bản dịch)
4. Dieter Mueller-Dombois-Heinz Eilenberg The method of Vegetation study 1974
5. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng, Sinh thái học đại cương, NXB GD 1990
6. Phan Nguyên Hồng, Vũ Văn Dũng, Sinh thái thực vật, NXB GD 1976
7. Dương Hữu Thời, Sinh thái thực vật, NXB GD 1960
8. Allokhin, Địa lý thực vật (Tiếng Nga)
7 Hình thức tổ chức dạy học:
7.1 Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
thí nghiệm, điền dã
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Trang 5Tuần Nội dung chính Yêu cầu
sinh viên chuẩn bị
Hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
1
1 Giới thiệu đề cương môn học
2 Sơ lược đối tượng, nhiệm vụ; lịch sử
nghiên cứu sinh thái học và sinh thái thực
vật
- TL 1, 3, 4,
5
Thảo luận
Lý thuyết
2
Các quy luật cơ bản và phương pháp
nghiên cứu sinh thái
Khái niêm môi trường và tính thích ứng
sinh thái
- TL 1, 3, 4,
5
Lý thuyết
3
Bức xạ quang phổ và ảnh hưởng tới đời
sống thực vật
Nhiệt và chế độ phân phối nhiệt trên trái
đất, ảnh hưởng của chế độ nhiệt lên đời
sông thực vật
- TL 1, 3, 4,
5
Lý thuyết
4
Không khí (các chu trình trao đổi Các
bon, Ni tơ, Ô xy) và ảnh hưởng tới đời
sống thực vật
- TL 1, 3, 4,
5
Lý thuyết Thảo luận
5
Nước và cân bằng nước trong tự nhiên,
ảnh hưởng của nước đối với đời sống
thực vật
- TL 1, 3, 4,
5
Thảo luận
Lý thuyết
6
Các đặc trưng cơ bản của nhân tố thổ
nhưỡng và ảnh hưởng của nó đối với đời
sông thực vật
- TL 1, 3, 4,
5
Lý thuyết
7
Ảnh hưởng của địa hình tới thực vật
Con người và sinh vật là nhân tố sinh
thái ảnh hưởng tới đời sống thực vật
- TL 1, 3, 4,
5
Lý thuyết
8 Thực vật hiện tượng học - TL 1, 3, 4,
5
Tự học Thảo luận
9 Các dạng sống thực vật - TL 1, 3, 4,
5
Lý thuyết
10
Các khái niệm và quy luật sinh thái quần
xã thực vật
Các mối quan hệ giữa quần xã thực vật
và các nhân tố sinh thái
-TL 2, 3, 4,
6, 7
Tự học Thảo luận
11 Mối quan hệ các loài trong quần xã thực -TL 2, 3, 4, Lý thuyết
Trang 6vật 6, 7
12 Cấu trúc quần xã thực vật -TL 2, 3, 4,
6, 7
Lý thuyết
13 Khái niệm diễn thế, vai trò của diễn thế
trong sinh thái môi trường -TL 2, 3, 4, 6, 7
Lý thuyết Thảo luận
14 Phân vùng sinh thái thực vật -TL 2, 3, 4,
6, 7
Lý thuyết
15 Khái quát một số đặc điểm sinh thái quần
xã thực vật ở Việt Nam -TL 2, 3, 4, 6, 7
Thảo luận
Tự học
8 Yêu cầu của giảng viên đối với môn học
- Thưc hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học ghi trong Đề cương môn học
- Đi học đầy đủ (không nghỉ quá 20%) số giờ lên lớp
9 Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1 Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm:
- Điểm kiểm tra giữa kỳ chiếm 20%
- Điểm tiểu luận/xeminar chiếm 20%
- Điểm thi cuối kỳ chiếm 60%
9.2 Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại):
- Thi giữa kỳ vào tuần thứ 8
- Thi cuối kỳ vào thời gian sau tuần 15
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên:
- Bài thi giữa kỳ và Bài thi cuối kỳ thực hiện dưới hình thức tiểu luận hoặc thi viết