Nhiệm vụ Kinh doanh hoạt động ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Kiến An là đơn vị trựcthuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam gọi tắt là Vietin
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
1.1 Tên ngân hàng 1
1.2 Giám đốc hiện tại của ngân hàng 1
1.3 Địa chỉ 1
1.4 Cơ sở pháp lý 1
1.5 Loại hình Ngân hàng 2
1.6.Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng 2
1.6.1 Chức năng 2
1.6.2 Nhiệm vụ 3
1.7 Lịch sử phát triển của ngân hàng 4 Chương 2 : Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An 6 2.1 Hoạt động huy động vốn 6 2.2 Hoạt động tín dụng 8 2.3 Hoạt động thanh toán 10 2.3.1 Thanh toán quốc tế 10
2.3.2 Thanh toán trong nước 10
2.4 Công tác tiền tệ, kho quỹ 11 2.5 Nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng 12 2.5.1 Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ 12
2.5.2 Hoạt động kiều hối 12
2.5.3 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử 13
Chương 3: Cơ cấu bộ máy quản lý ngân hàng 14 3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý ngân hàng 14 3.2 Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận trong chi nhánh 14 3.2.1 Ban giám đốc 15
3.2.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp 15
3.2.3 Phòng khách hàng cá nhân 17
3.2.4 Tổ quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề) 18
3.2.5 Phòng kế toán 21
3.2.6 Tổ thanh toán xuất nhập khẩu 23
Trang 23.2.7.Tổ tiền tệ kho quỹ 24
3.2.8.Phòng Tổ chức – Hành chính 25
3.2.9 Tổ thông tin điện toán 26
3.2.10 Phòng giao dịch 27
Chương 4: Khảo sát phân tích các yếu tố của ngân hàng 28 4.1 Lao động 28 4.1.1 Cơ cấu lao động tại ngân hàng TMCPCT chi nhánh Kiến An 28
4.1.2 Nguồn lao động tuyển dụng tại ngân hàng TMCP CT chi nhánh Kiến An 30
4.1.3 Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực của chi nhánh 30
4.1.4.Các chính sách hiện thời của ngân hàng tạo động lực cho người lao động 31
4.2.Vốn 32 4.2.1 Vốn và cơ cấu vốn 32
4.2.2 Vốn cố định và sử dụng vốn cố định 33
4.2.3 Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động 33
4.3 Công nghệ 34 Chương 5 Môi trường kinh doanh của ngân hàng 35 5.1 Môi trường vĩ mô 35 5.1.1 Môi trường kinh tế 35
5.1.2 Môi trường công nghệ 36
5.1.3.Môi trường tự nhiên 40
5.1.4 Môi trường văn hóa xã hội 40
5.1.5 Môi trường luật pháp 41
5.1.6 Môi trường quốc tế 42
5.2 Môi trường vi mô 42 5.2.1 Đối thủ cạnh tranh 42
5.2.2 Cạnh tranh tiềm ẩn 43
5.2.3 Áp lực của khách hàng 43
Chương 6 Thu hoạch qua giai đoạn thực tập tổng quan 44
6.1 Những thành tích nổi bật,những tồn tại,yếu kém của chi nhánh cần được khắc phục 44
6.2 Mục tiêu của Ngân hàng 46
6.3 Thu hoạch của cá nhân 47
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3CBCNV : Cán bộ công nhân viên
NSLĐ : Năng suất lao động
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Lượng huy động vốn qua các năm từ 2010-2012 7
Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh (2010-2012) 9
Bảng 2.3: Phân loại nợ 9
Bảng 2.4: Thanh toán quốc tế giai đoạn 2010-2012 10
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán trong nước giai đoạn của NHTMCPCT-CN Kiến
An giai đoạn 2010-2012 10Bảng 4.1 Số lao động phân theo giới tính qua các năm 28
Bảng 4.2: Số lao động phân theo độ tuổi qua các năm 28
Bảng 4.3: Số lao động phân theo trình độ học vấn 29
Bảng 4.1: Cơ cấu vốn của ngân hàng TMCP CT chi nhánh Kiến An giai đoạn
2010-2012 32Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay nền kinh tế từ năm 2010-2012 8
Biểu đồ 2.2: Doanh số chuyển tiền kiều hối của NHTMCPCT chi nhánh Kiến An
12
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện theo đúng kế hoạch của Viện đại học Mở Hà Nội và khoa Tài ChínhNgân Hàng Được sự chấp nhận của cơ quan thực tập, em đã đến và thực tập tại Ngânhàng Thương mại Cổ Phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Kiến An (Vietinbank Chinhánh Kiến An Hải Phòng) Trong quá tŕnh thực tập ở Ngân hàng em đã cố gắng để vậndụng kiến thức đã học trong suốt bốn năm ở trường để giải quyết các vấn đề thực tế tạingân hàng Được sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, cán bộ hướngdẫn, sau hơn một tháng thực tập tại Ngân hàng em đã thu thập được một số thông tin cơbản về Ngân hàng và hoàn thành báo cáo thực tập với 6 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An
Chương 2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Kiến An
Chương 3: Cơ cấu bộ máy quản lý ngân hàng
Chương 4: Khảo sát phân tích các yếu tố của ngân hàng
Chương 5: Môi trường kinh doanh của ngân hàng
Chương 6: Thu hoạch qua giai đoạn thực tập tổng quan
Em xin chân thành cảm sự giúp đỡ, đóng góp, khích lệ của toàn bộ cán bộcông nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Kiến An - HáiPhòng, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS Đàm Quang Vinh đã giúp em hoàn thànhtốt báo cáo này
Trang 6Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An
1.1 Tên ngân hàng
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Kiến An,
Hải Phòng
Tên viết tắt: Vietinbank chi nhánh Kiến An – Hải Phòng
1.2 Giám đốc hiện tại của ngân hàng
Giám đốc Vietinbank chi nhánh Kiến An : ông Đỗ Mạnh Quân
Căn cứ Quyết định số: 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngânhàng thương mại;
Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 23/11/2005 của Hội đồngquản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt độngcủa sở giao dịch , chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam
Căn cứ biên bản họp Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam số 46A/2008-BB-HĐQT- ngày 09/04/2008 về chủ trương mở NHCT Việt Nam-CN Kiến An
Căn cứ văn bản số 9716/NHNN-CNH ngày 30/10/2008 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam về việc chấp thuận mở chi nhánh Kiến An và Nhà Bè của Ngân hàngCông thương Việt Nam
Trang 7Theo đề nghi của Tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt Nam ,
Quyết định mở Ngân hàng Công thương Việt Nam- chi nhánh Kiến An, từ ngày01/12/2008
1.5 Loại hình Ngân hàng
Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Kiến An là loại hình ngân hàngthương mại cổ phần, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dâú riêng, tố chức hoạt độngtheo Quy chế tố chức hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Công thương ViệtNam, do Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành
1.6.Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng
1.6.1 Chức năng
Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngânhàng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTMCP Công Thương Kiến Anđóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năngnày, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay
và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và gópphần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay
Chức năng trung gian thanh toán:
Ở đây NH đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện cácthanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanhtoán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bánhàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ
Ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà cácchủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phảithanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiệncác khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thờigian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông
Trang 8hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triểnkinh tế.
Chức năng tạo tiền:
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM Vớimục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển củamình, NHTMCP Công Thương Kiến An với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù củamình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chứcnăng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngânhàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng
sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanhtoán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng đểmua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăngtổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của
xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàngtrung ương đã áp dụng đối với NHTM Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ nàykhi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn
1.6.2 Nhiệm vụ
Kinh doanh hoạt động ngân hàng
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Kiến An là đơn vị trựcthuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (gọi tắt là Vietinbank) cónhiệm vụ thực hiện các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quyđịnh của pháp luật, cụ thể:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam vàngoại tệ Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật
- Cho vay: Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, các dự án đầu tư pháttriển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, hộ giađình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ phù hợp với các quy định của pháp luật
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
Trang 9- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mạikhác theo quy định của Ngân hàng TMCPCT VN
- Thực hiện các dịch vụ: Thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụngân quỹ
- Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu
tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách hàng, các dịch vụngân hàng đối ngoại khác
- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh Ngân hàng TMCPCông Thương trực thuộc trên địa bàn
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Thực hiện công tác tổ chức đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyềncủa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trongphạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ
và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kếhoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu độtxuất của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
1.7 Lịch sử phát triển của ngân hàng
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Kiến An được hình thành từ Phònggiao dịch Kiến An thuộc Ngân hàng Công Thương Tp Hải Phòng thành lập từ năm 1995
và được nâng cấp thành Chi nhánh Kiến An năm 2008, trở thành Chi nhánh thứ 7 củaVietinBank trên địa bàn Hải Phòng Chi nhánh chính thức khai trương, đi vào hoạt độngvào ngày 26/2/2009 tại 129 Trần Thành Ngọ, Q Kiến An, Tp Hải Phòng Chi nhánh có
Trang 10khoảng 60 cán bộ công nhân viên, 2 phòng giao dịch ở Tôn Đức Thắng, An Lão với mạnglưới huy động vốn rộng khắp gồm 2 điểm giao dịch và 2 quĩ tiết kiệm.
Khi còn là phòng giao dịch Kiến An thuộc VietinBank Tp Hải Phòng thì quy
mô hoạt động rất khiêm tốn và gặp khó khăn về nhiều mặt, tới năm 2005, nguồn vốn mớiđạt 62,5 tỷ đồng, dư nợ 65 tỷ đồng, trong khi đó nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tới 15% Saukhi bà Lê Thị Chúc được điều động từ VietinBank Hải Phòng sang làm Trưởng phònggiao dịch, với nhiều giải pháp kiên quyết, hiệu quả trong thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn; đẩymạnh hoạt động tiếp thị, tư vấn, chăm sóc khách hàng, phòng giao dịch đã tăng trưởngnguồn vốn, tích cực cho vay phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn và đã đạt được kết quảkinh doanh hết sức khả quan Tới thời điểm thành lập Chi nhánh, nguồn vốn đã tăngtrưởng gần 3 lần so với năm 2005, đạt gần 160 tỷ đồng; dư nợ đạt gần 80 tỷ đồng, đặc biệt
nợ xấu chỉ chiếm 0.2%, thu hút hàng nghìn khách hàng đến mở tài khoản giao dịch, hàngtrăm doanh nghiệp vay vốn để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, Chi nhánh liên tục mở rộng về quy mô hoạt động,về tổchức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởngcho nên chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao Ngân hàngCông thương chi nhánh năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của đã tập trung sứcmạnh tổng hợp, phát huy nội lực, vươn lên từ khó khăn không ngừng đổi mới và pháttriển, khẳng định vị trí là một trong ngững NHTM hàng đầu, thể hiện thế đi lên vững chắc
và khả năng to lớn góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ - tín dụng Quốc gia,từng bước hạn chế và đẩy lạm phát, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tếnhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, góp phầnvào phát triển kinh tế của cả nước với 3 chương trình kinh tế lớn, công nghiệp hóa – hiệnđại hóa nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, góp phần tạo ra bước phát triển mới của kinh tế
xã hội thành phố cảng Hải Phòng
* Các sự kiện lịch sử chính
26/02/2009, khai trương chi nhánh Kiến An tại với 1 phòng giao dịch tại Tôn ĐứcThắng, Hải Phòng
28/9/2011, khai trương phòng giao dịch An Lão thuộc chi nhánh Kiến An tại số 27
Lê Lợi, thị trấn An Lão, huyện An Lão, Tp.Hải Phòng
Trang 11Chương 2: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An
2.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng,do
đó luôn được ban giám đốc chi nhánh quan tâm chỉ đạo Ngay từ đầu năm kế hoạch chinhánh đã tập trung đẩy mạnh khai thác nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, kỳhạn huy động và lãi suất hợp lý đảm bảo luôn chủ động về nguồn vốn cho đầu tư và thanhtoán Các biện pháp đã được áp dụng như phân tích thị trường, lãi suất áp dụng phù hợpcho từng thời kỳ, có chính sách chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, ổn định; thựchiện việc khuyến mại, tặng quà cho người gửi tiền phù hợp với từng giai đoạn trong năm
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010 nền kinh tế trong nước không ổn định tình hình lạmphát diễn ra phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, dẫn đến tình hình huy động vốn của các NHTM gặpnhiều khó khăn Cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng, mặt bằng lãisuất huy động liên tục tăng cao và chỉ bắt đầu giảm vào sáu tháng cuối năm 2012 Trướctình hình lãi suất cho vay tại các NHTM tăng cao, các doanh nghiệp phải tận dụng tối đanguồn vốn tự có và tự điều hòa trong nội bộ Tập đoàn, Tổng công ty để duy trì hoạt độngsản xuất kinh doanh nên nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng của các tổ chức đã giảmmạnh Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh vẫn được giữ ổn định ởmức trên 558 tỷ đồng Để đạt được kết quả này, Chi nhánh đã không ngừng chủ động, linhhoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường cũng như hoạt động của khách hàng đểtriển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tínhcạnh tranh cao, nhằm duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút ngàycàng nhiều khách hàng mới
Cùng với việc tập trung nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thuhút và giữ ổn định nguồn vốn từ các tổ chức, Chi nhánh cũng rất chú trọng đẩy mạnh côngtác huy động vốn từ dân cư bằng việc tăng cường phát triển mạng lưới Trong năm 2011,Chi nhánh đã mở mới thêm điểm giao dịch tại An Lão , bước đầu hoạt động có hiệu quảChi nhánh cũng tiếp tục thực hiện kéo dài thời gian làm việc hàng ngày và sáng thứ bảyhàng tuần tại trụ sở chính và các điểm giao dịch để có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịchngày càng lớn của khách hàng, góp phần củng cố và nâng cao uy tín của Ngân hàng Côngthương Bên cạnh đó, Chi nhánh không ngừng tăng cường thông tin tuyên truyền các sản
Trang 12phẩm dịch vụ trên các phương tiện truyền thông của các phường, không ngừng đào tạonâng cao trình độ cũng như đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ nhằm tạo hình ảnhđồng nhất, tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng,
Là một ngân hàng mới đi vào hoạt động được 4 năm nay nhưng NH TMCP CTVNchi nhánh Kiến An đến nay luôn phát triển, tạo dựng hình ảnh vững chắc về một ngânhàng có chất lượng phục vụ uy tín với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác vàđứng trước áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, Chi nhánh NHCT Kiến An vẫnkhẳng định được vị thế và tạo được niềm tin đối với khách hàng Điều này được thể hiện
Số tiền
So với kếhoạch đượcgiao
Số tiền
So với kếhoạchđược giaoTổng vốn
Trang 13Dư nợ cho vay kế hoạch
Dư nợ cho vay thực tế
Tính đến hết năm 2010, dư nợ là 77,4 tỷ đồng giảm 28 tỷ đồng so với năm 2009đạt 58,1% kế hoạch được giao Năm 2011 dư nợ cho vay của nền kinh tế là 118,1 tỷ đồngtăng 40,7 tỷ đồng so với năm 2010 đạt 91,3% kế hoạch NHTMCPCTVN giao Đến năm
2012, dư nợ cho vay của nền kinh tế đạt 208,3 tỷ đồng tăng 85,2 tỷ đồng so với năm 2011
và đạt 125% kế hoạch NHTMCPCTVN giao
Năm 2010 có thể thấy được chỉ tiêu dư nợ khá thấp cùng với đó công tác thu hồi
nợ xấu chậm, nợ xấu còn tồn đọng nhiều Tuy nhiên thì đến năm 2011 thì tốc độ tăngtrưởng hơn nhiều nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch do những tháng đầu năm thực hiệnchính sách tiền tệ thắt chặt và năm 2012 chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu giảm đáng
kể Một nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là do Chi nhánh
đã triển khai bài bản và hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất đến Khách hàng, với dư nợ hỗ trợ lãisuất chiếm 22%/ tổng dư nợ
Trang 14Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh (2010-2012)
Cho vay trung và dài hạn
Tuy là một chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động được 4 năm nay không cólợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ nhưng chi nhánh NHCT Kiến An đang nỗ lực trởthành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án Dư nợ trung dài hạn của chi nhánh đạt124,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ cho vay Năm 2012, chi nhánh đã giảingân được các dự án lớn như dự án đầu tư vận tải của Công ty TNHH vận tải An Tháigiải ngân 10,1 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy tại KCN NOMURA Hải Phònggiải ngân 20,5 tỷ
Trang 15Năm 2012 có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của chinhánh, mặc dù môi trường đầu tư còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn tăng trưởngđược tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng Nợ quá hạn năm
2012 là 12,1 tỷ đồng; nợ nhóm 5 không còn Nợ xấu đạt gần 11,5 tỷ đồng giảm 3,3 tỷ đồng
so với 2011 và tỷ lệ ở mức 5,4% trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu ( Nợ nhóm 3,4,5) =5,4% <mục tiêu 6%
Ban lãnh đạo chi nhánh đã rất quan tâm công tác quản lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi
ro, hàng tháng đều tổ chức các cuộc giao ban tín dụng, phân tích kết quả đạt được, đưa raphương hướng, biện pháp thực hiện thu hồi nợ xử lý rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể
Do đó đã thu được những món lớn và khó như Công ty vật tư XDC…
2.3 Hoạt động thanh toán
2.3.1 Thanh toán quốc tế
Bảng 2.4: Thanh toán quốc tế giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu USD
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất nên thường phải nhậpkhẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh Do đó nghiệp vụ thanh toán quốc
tế của chi nhánh phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toánchuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu Năm 2011 thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh là1,25 triệu USD tăng 11,6% tương đương tăng 0,13 triệu USD so với năm trước đó còn L/Cxuất tăng12% tương đương 0,03 triệu USD Đến năm 2012 hoạt động thanh toán quốc tếcủa chi nhánh có xu hướng tăng nhanh cụ thể thanh toán L/C nhập khẩu tăng 32%, tươngđương 0,4 triệu USD so với 2011 còn L/C xuất tăng 50% tương đương 0,14 triệu USD
2.3.2 Thanh toán trong nước
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán trong nước giai đoạn của NHTMCPCT-CN Kiến An
giai đoạn 2010-2012
Giao dịch thanh toán trong nước
Số giao dịch thanh toán trong nước( giao dịch) 10.456 14.789 20.012
Giao dịch chuyển tiền
Số giao dịch chuyển tiền (giao dịch) 8.791 11.922 17.943
Hoạt động thanh toán trong nước của chi nhánh trong gian đoạn 2010-2012 có xuhướng tăng nhanh cả về số lượng giao dịch và doanh số Nếu như năm 2010, giao dịch
Trang 16thanh toán trong nước chỉ đạt doanh số 3.400 tỷ đồng với 10.456 giao dịch thì sang đếnnăm 2011 doanh số giao dịch thanh toán trong nước đã tăng 26,5% tương đương tăng 900
tỷ đồng so với năm 2010 Giao dịch chuyển tiền năm 2011 cũng tăng 1.400 tỷ đồng vềdoanh số so với năm 2010, đạt 3.300 tỷ đồng với số giao dịch gấp 1,4 lần năm 2010 Năm
2012 số giao dịch thanh toán trong nước đạt trên 20.000 giao dịch, doanh số đạt 5.400 tỷđồng ( tăng 30,2% so với năm 2011) Còn giao dịch chuyển tiền đạt gần 18.000 giaodịch,doanh số đạt 4.900, tăng gấp rưỡi năm ngoái Doanh số thu phí dịch vụ thanh toán đạt5,8 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2010
2.4 Công tác tiền tệ, kho quỹ
Hoạt động tiền tệ kho quỹ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quản lý tiền, tài sản tạiquỹ nghiệp vụ, trong kho, trong giao nhận kiểm đếm cũng như trên đường vận chuyển,phục vụ tốt cho nhu cầu tiền mặt của khách hàng Thường xuyên phối hợp với phòng kiểmtra thực hiện kiểm tra công tác an toàn kho quỹ tại các điểm giao dịch, hướng dẫn lại chocán bộ thu quỹ, kiểm ngân nắm được kỹ thuật đổi mã số két
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại đó là tồn quỹ tiền mặt VND vượt so với định mức quyđịnh, tại một số điểm giao dịch việc thực hiện quy định về bảo đảm chìa khóa két chưađược chấp hành đầy đủ, hệ thống báo động không đặt chế độ hoạt động trong giờ làm việc,việc thực hiện quy trình nghiệp vụ chưa đúng Cụ thể:
Năm 2011 đạt doanh số thu 838 tỷ đồng, bội chi tiền mặt nộp NHNN là 146 tỷđồng.Năm 2012 tổng số thu tiền mặt là 787 tỷ đồng,tổng chi tiền mặt 629 tỷ đồng
Đội ngũ cán bộ làm công tác ngân quỹ luôn được giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thầncảnh giác, xây dựng phong cách giao dịch văn minh lịch sự Đội ngũ cán bộ kiểm ngân đãphát huy được phẩm chất liêm khiết thật thà Năm 2011 đã trả lại tiền thừa 692 món với sốtiền là 251.009 ngàn đồng, năm 2012 trả lại tiền thừa 407 món tương đương với 274.656ngàn đồng
Trang 172.5 Nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng
2.5.1 Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ
Năm 2010 là một năm khá ổn định trong công tác kinh doanh ngoại tệ của chinhánh, doanh số kinh doanh ngoại tệ là 18,58 triệu USD Đến năm 2011 là năm đặc biệtcủa cơ chế điều hành tỷ giá cũng như biến động trên thực tế, do đó nguồn ngoại tệ khanhiếm, chi nhánh gặp không ít khó khăn nhưng vẫn luôn chủ động tìm kiếm khách hàng cónguồn ngoại tệ bán cho chi nhánh nên chi nhánh vẫn đáp ứng nhu cầu nguồn ngoại tệ chokhách hàng nợ vay hay chuyển tiền ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 17,5triệu USD với doanh số mua là 8,7 triệu USD và doanh số bán là 8,8 triệu USD lãi kinhdoanh ngoại tệ là 1.344 triệu đồng Năm 2012 tình hình kinh doanh của chi nhánh có phầntiến triển với doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 19,45 triệu USD
2.5.2 Hoạt động kiều hối
Biểu đồ 2.2:Doanh số chuyển tiền kiều hối của NHTMCPCT chi nhánh Kiến An
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh số chuyển tiền kiều hối của chi nhánh có xuhướng tăng lên Cụ thể, tính đến hết năm 2011 lượng kiều hối chuyển qua chi nhánhNHTMCPCT Kiến An đạt gần 2,9 triệu USD với khoảng 671 giao dịch, so với năm 2010
Trang 18tăng 30% Đến năm 2012, lượng kiều hối chuyển qua chi nhánh đạt gần 3,3 triệu USD vớitrên 786 giao dịch, tăng 14% so với năm 2011
2.5.3 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Tính đến hết năm 2011, số lượng thẻ ghi nợ nội địa của chi nhánh Kiến An đạt4.424 thẻ, chiếm 21 % thị phần; thẻ tín dụng đạt hơn 498 thẻ chiếm 30% thị phần Nhiềusản phẩm dịch vụ mới được triển khai vào đầu năm 2011 như thẻ Visa debit, thẻ tín dụngquốc tế Platinum, thẻ tín dụng quốc tế Co- Branding Cũng trong đầu năm 2011 hoạt độngNgân hàng điện tử đã có những chuyển biến đáng kể Một số sản phẩm mới được triểnkhai như : Dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua mạng, dịch vụ thu phí cầu đường khôngdừng, dịch vụ thanh toán xăng dầu, dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản bằngSMS và thanh toán qua mạng iPay dành cho khách hàng cá nhân v.v…Số lượng kháchhàng sử dụng dịch vụ tăng từ 100%- 200% so với kế hoạch
Năm 2012, chi nhánh không ngừng mở rộng hợp tác phát triển dịch vụ với các đốitác trong và ngoài nước như ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime bank ), ngân hàngPhát triển Lào ( LDB) ,… Tính đến hết năm số lượng thẻ ghi nợ nội đia đạt hơn 5.400 thẻ,chiếm 24% thị phần, thẻ tín dụng đạt gần 600 thẻ chiếm 37% thị phần Tổng số POS củachi nhánh là 2 điểm
Hoạt động ngân hàng điện tử trong năm 2012 có nhiều chuyển biến tích cực cả về
số lượng khách hàng cũng như tần suất sử dụng dịch vụ như Vietinbank at Home đạt gần
200 khách hàng gấp 2 lần so với năm 2011 Bên cạnh đó số kênh điện tử tăng lên đáng kể Trong năm 2012 chi nhánh cũng triển khai sản phẩm ngân hàng điện tử mới là BankplusTheo đó, khách hàng của VietinBank có thể quản lý tài khoản cá nhân, thực hiện các giaodịch như: chuyển tiền, thanh toán cước viễn thông Viettel, vấn tin số dư… mọi lúc, mọinơi trên điện thoại di động thông qua ứng dụng BankPlus được tích hợp trên sim củaViettel Các thao tác sử dụng BankPlus trên điện thoại di động đơn giản, thuận tiện và bảomật thông tin của khách hàng Ngoài ra, khi sử dụng BankPus nạp tiền cho thuê bao trảtrước của Viettel, khách hàng được chiết khấu 6,5% tổng giá trị tiền nạp và giảm 3% trêntổng hóa đơn thanh toán cước trả sau
Trang 19Chương 3: Cơ cấu bộ máy quản lý ngân hàng
3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý ngân hàng
3.2 Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận trong chi nhánh
Các phòng ban của chi nhánh được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc vàđược chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể Tuy nhiên, chúng vẫn là một
BAN
GIÁM
ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI QUẢN
LÝ RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI HỖ TRỢ
2 PHÒNG GIAO DỊCH
TỔ THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN
TỔ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU
Trang 20bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Điều này được thể hiện rõ qua chức năng và nhiệm vụ riêng của từng bộ phận.
3.2.1 Ban giám đốc
Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân
hàng, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Công thương Nhà nước về hoạt động chung củachi nhánh và quản lý hoạt động của các phòng ban trong chi nhánh, chỉ đạo, hoạch định vàtriển khai các chính sách, mục tiêu kinh doanh Chi nhánh, phù hợp với chiến lược và mụctiêu kinh doanh của Vietinbank
Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động của phòng kế toán, tổ
tiền tệ kho quỹ và 2 phòng giao dịch vủa chi nhánh Đồng thời có nhiệm vụ tham mưu,giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, hoạch định và triển khai các chính sách, mụctiêu kinh doanh Chi nhánh, phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh củaVietinbank; Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng kế hoạch và điềuphối hoạt động các Phòng/Bộ phận và các mảng công việc được phân công phụ trách tạiChi nhánh; Phát triển mối quan hệ kinh doanh và dịch vụ khách hàng; Chịu trách nhiệmquản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ kế cận; Thực hiện nhiệm vụ khác do Giámđốc Chi nhánh giao trong từng thời kỳ
3.2.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp về khaithác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lýcác sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàngThương mại cổ phần Công thương Việt Nam (NHTMCPCTVN) Trực tiếp quảng cáo, tiếpthị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp
Nhiệm vụ:
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sảnphẩm dịch vụ của NHTMCPCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại
tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối báncác sản phẩm dịch vụ của NHTMCPCTVN đến các khách hàng là doanh nghiệp
Trang 21Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấpnhững sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu giaodịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theoquy định của NHTMCPCTVN
- Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khác hàng, dự án, phương
án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quyđịnh của NHTMCPCTVN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tíndụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩmđịnh; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng Phải cótrách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phíđầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí; Theo dõi quản lý các khoản chovay bắt buộc Tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy địnhcủa NHTMCPCTVN Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5 Phối hợp vớiphòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòngmình đã cho vay trước đây
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hộiđồng xử lý rủi ro
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro đểthẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh vàNHTMCPCTVN
- Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của kháchhàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệgiao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp
vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc Chi nhánh xemxét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết
- Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
- Làm công tác khác khi được giám đốc giao
Trang 223.2.3 Phòng khách hàng cá nhân
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân về khai thácvốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lý cácsản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàngThương mại cổ phần Công thương Việt Nam (NHTMCPCTVN) Trực tiếp quảng cáo, tiếpthị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sảnphẩm dịch vụ của NHTMCPCTVN, làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ củaNHTMCPCTVN đến các khách hàng cá nhân Nghiên cứu đưa ra các đề xuất vềcải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới chokhách hàng là cá nhân
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu giaodịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theoquy định của NHTMCPCTVN
- Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch như nhận và xử lý đề nghị vayvốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án,phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền
và quy định của NHTMCPCTVN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghịcấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quảthẩm định; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.Phải có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi,thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí; Theo dõi quản lý cáckhoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy địnhcủa NHTMCPCTVN Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5 Phối hợp với
Trang 23phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòngmình đã cho vay trước đây.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hộiđồng xử lý rủi ro
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro đểthẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh vàNHTMCPCTVN
- Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của kháchhàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệgiao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh
- Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho cácQTK, ĐGD; kiểm tra giám sát các hoạt động của các QTK, ĐGD theo quy chếhoạt động của QTK, ĐGD
- Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướngdẫn của NHTMCPCTVN
- Phản ánh kịp thời các vấn đề vướng mắc trong cơ chế nghiệp vụ và các vấn đề mớinảy sinh, đề xuất biện pháp trình Gám đốc xem xét, giả quyết
- Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
- Làm công tác khác khi được giám đốc giao
3.2.4 Tổ quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề)
Chức năng:
Phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về côngtác quản lý rủi ro của Chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tưđảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; Thẩm định hoặc tái thẩmđịnh khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHTMCPCTVN.Chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoảnnợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay; quản lý, khaithác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản
Trang 24nợ gốc và tiền lãi vay đối với các khoản nợ xấu theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh.Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan thu hồicác khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu chủ trương chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùngkinh tế, ngành kinh tế tại các địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHTMCPCTVN và thựctrạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kì để đề xuất mức tăng trưởng theonhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi
ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương và danh sách kháchhàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng
- Thực hiện thẩm định độc lập ( theo cấp độ quy định của NHTMCPCTVN hoặctheo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩmđịnh: Thẩm định , xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho kháchhàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định;Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có
độ phức tạp hoặc có giá trị lớn hơn theo quy định của NHTMCPCTVN trong từngthời kì hoặc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở
- Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng kháchoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặcHội đồng tín dụng Chi nhánh
- Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theoquy định hiện hành
- Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chinhánh
- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng
và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh (Đối vớicác khoản vay, dự án khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản
lý theo các quy định của NHTMCPCTVN) sau khi đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt: Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập,đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được duyệt đồng thờitheo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát kiểm tra việc nhập dữliệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tíndụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy
Trang 25- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyểntiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặcNHTMCPCTVN.
- Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việcnhận tài sản bảo đảm
- Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng,rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán của NHTMCPCTVN nhằmgiúp các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức
- Đề xuất phuơng án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ Chi nhánh trongviệc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của Chinhánh Hoàn thiện hồ sơ theo yêu câu của NHTMCPCTVN trình cấp có thẩmquyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu củaNHTMCPCTVN
- Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của Chinhánh theo qui định của NHTMCPCTVN
- Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng miễn giảm lãi theoyêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Chủ tịch hội đồng
- Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề
và tài sản bảo đảm tồn đọng Làm các báo cáo định kì hoặc đột xuất theo yêu cầucủa giám đốc Chi nhánh và NHTMCPCTVN
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
- Làm công tác khác khi được giám đốc giao
Trang 263.2.5 Phòng kế toán
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp
vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh;cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán cácgiao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹtiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHTMCPCTVN.Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sư dụng các sản phẩm ngân hàng
Nhiệm vụ:
- Phối hợp với tổ thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện
mở, đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng theo quy định như: Mở, đóng cáctài khoản (ngoại tệ và VND); Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản, cácgiao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển VND, ngoại tệ, chuyểntiền ngoại tệ; Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định; Thực hiệncác dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyểnkhoản, nhờ thu phí thương mại , các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoánợ ;Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ
có giá theo quy định; Kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiên cácdịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động); Cung ứng các dịch
vụ ngân hàng khác ( bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két ); Hạch toán cáckhoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợppháp theo quy định của NHNN, NHTMCPCTVN, do phòng thanh toán XNKchuyển sang; Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng để khai thácnguồn vốn nội và ngoại tệ từ các khách hàng có quan hệ tiền gửi Có trách nhiệmphối hợp với các phòng khách hàng giữ vững tăng trưởng nguồn vốn đối với kháchhàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh
- Thực hiện kiểm tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh (bao gồmcác bút toán tự động trong các module nghiệp vụ thuộc phân hệ BDS và tạo taytrực tiếp trong BDS của GL), thực hiện việc đối chiếu tài khoản điều chuyển vốn(ngoại tệ và VND) với trụ sở chính và tra soát với ngân hàng trong cũng như ngoài
hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân; Kiểm tra đốichiếu tất cả các báo cáo kế toán trong phân hệ BDS, GL; Kiểm soát các giao dịch
Trang 27trong và ngoài quầy theo thẩm quyền,kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp, liệt kêgiao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày củagiao dịch viên thuộc phần hành phụ trách theo quy định Đồng thời kiểm soát tất cảcác bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giaodịch theo quy định.
- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toánliên ngân hàng
- Quản lý thông tin: Duy trì và quản lý hồ sơ thông tin khách hàng; Quản lý mẫudấu, chữ kí của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân thuộc phần hành quản lý
- Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc của cácgiao dịch viên và toàn chi nhánh
- Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (quỹ tiền mặt của các giao dịch viên) Thực hiệnkiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo quy địnhcủa NHNN và NHTMCPCTVN
- Lưu trữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ (không gồm của các phòng giao dịch),
số liệu theo quy định hiện hành của NHNN, NHTMCPCTVN
- Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, hạch toán chi trả lương và các khoản thunhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng
- Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo Chi nhánh quyết đinhj mức trích lậpquỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHTMCPCTVN
- Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động,kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh Phối kết hợp với phòng tổ chức hànhchính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định; xây dựng nội quy quản lý, sửdụng trang thiết bị tại Chi nhánh
- Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo qui định hiện hành, kế hoạch muasắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh quyết định
- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thựchiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước vàNHTMCPCTVN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh
- Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sáchtheo quy định Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính Kê khai nộpthuế KDNT