1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chí nhánh Hà Tĩnh

97 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

ro tín dụng có hiệu lực, hiệu quả đang còn là vấn đề cần nghiên cứu của cácNHTM ở Việt Nam.Nhận thức rõ tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiêncứu và tìm hiểu em xin được

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu và kết quả nêu trong khoá luận là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Nguyễn Khánh Dương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Vũ Thanh Hà đã

trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu củamình

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tại khoa Tài chính – Ngânhàng Trường Đại học Đông Đô đã giảng dạy, giúp đỡ em về mọi mặt trongbốn năm học vừa qua

Cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ Phòngkinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và hoàn thànhkhóa luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Khánh Dương

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 4

1.1 Khái quát về tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng 4

1.1.1.Tín dụng của Ngân hàng 4

1.1.2 Rủi ro tín dụng 9

1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 9

1.1.2.2 Quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các rủi ro trong kinh ngân hàng thương mại 11

1.1.2.3 Phân loại về rủi ro tín dụng 14

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường tín dụng 16

1.1.2.5 Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng 21

1.1.2.6 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 24

1.1.2.7 Biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng 26

1.2 Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng 26

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng 26

1.2.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng 26

1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng 28

1.2.1.3 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng 30

1.2.1.4 Nhiệm vụ của quản trị rủi ro tín dụng 32

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 32

1.2.2.1 Mô hình định tính 33

Trang 4

1.2.2.2 Các mô hình định lượng 34

1.2.3 Kinh nghiệm quản trị RRTD của các NHTM trên thế giới 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HÀ TĨNH 43 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương chí nhánh Hà Tĩnh

432.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 432.1.2 Cơ cấu tổ chức 44

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh 47

2.2.1 Những tác động của môi trường kinh tế đến tín dụng, rủi rotín dụng 472.2.2 Các quy định hiện hành của Ngân hàng cấp trên liên quan đếnquản trị rủi ro tín dụng 502.2.3 Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh 532.2.4 Thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh và những vấn đề cần đặt ra 63

2.2.4.1 Kết quả xử lý nợ và quản trị rủi ro tín dụng 63 2.2.4.2 Hiệu quả kinh doanh tín dụng và rủi ro tín dụng 66

2.3 Những hạn chế trong xử lý nợ và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh 67 2.4 Những vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng

68

Trang 5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH 72 3.1 Các giải pháp từ phía Ngân hàng 72

Trang 6

3.1.1 Đề xuất một số nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng 72

3.1.1.1 Xây dựng khung về quản trị rủi ro tín dụng 72

3.1.1.2 Trao đổi thông tin về chiến lược, các hướng dẫn và các phương pháp về tín dụng 73

3.1.1.3 Xác định các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm và hoạt động tín dụng 74

3.1.1.4 Xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng 75

3.1.1.5 Kỹ thuật kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng 80

3.1.1.6 Đề xuất cơ cấu bộ máy tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng 82

3.1.1.7 Xây dựng quy trình đánh giá RRTD 83

3.1.2 Chính sách nhân sự nhằm tạo lập trách nhiệm của nhân viên và một môi trường làm việc lành mạnh 85

3.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 86

3.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 86

3.2.2 Kiến nghị với Chính phủ 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4 NHCT Hà Tĩnh : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh

12 TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn

13 DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

14 DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1-1: Phân loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng 12

Sơ đồ 1-2: Rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác 13

Sơ đồ 1-3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của ING Bank

54Bảng 2-2: Dư nợ cho vay của NHCT Hà Tĩnh theo ngành kinh tế giai

đoạn 2008-2010 54Bảng 2-3: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại NHCT Hà Tĩnh giai đoạn

2008-2010 56Bảng 2-4: Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, nợ xấu tại NHCT Hà

Tĩnh giai đoạn 2008-2010 62Bảng 2-5: Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể 64Bảng 2-6: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng khách hàng 65Bảng 2-7: Kết quả kinh doanh và chi phí vốn, rủi ro tín dụng 67Biểu đồ 1-1: Tín dụng ngắn hạn, trung hạn giai đoạn 2008-2010 55

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống tài chính của Việt Nam nói riêng cũng như các nước trênthế giới nói chung, hoạt động Ngân hàng góp phần điều hòa lưu thông tiền tệtrên thị trường, từ đó tạo điều kiện kích thích đầu tư phát triển nền kinh tế.Quá trình điều hòa lưu thông tiền tệ trên thị trường được các Ngân hàngthương mại (NHTM) thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, bới đó

là hoạt động cơ bản của hệ thống NHTM Một khi hoạt động vốn và cung ứngvốn của NHTM đạt hiệu quả cao sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển

ổn định

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cho nền kinh tế Việt Namkhông ít những thuận lợi, song nền kinh tế nước ta cũng phải gánh chịu nhữngtác động tiêu cực từ biến động của nên kinh tế Thế giới Hoạt động củaNHTM cũng không phải là ngoại lệ Hoạt động tín dụng của NHTM luôn phảiđối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi

ro thanh khoản,

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, làhoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớnnhất đồng thời là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất Rủi ro tín dụng tồn tạitất yếu và gắn liền với quá trình hoạt động của NHTM, chính vì vậy nghiêncứu về rủi ro tín dụng là việc làm có ý nghĩa thường xuyên và hết sức cầnthiết đối với những người tham gia và những người quan tâm đến hoạt độngcủa NHTM

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM Việt Nam là lĩnh vựccòn mới về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp, biện pháp triểnkhai trong thực tiễn; việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống quản trị rủi

Trang 10

ro tín dụng có hiệu lực, hiệu quả đang còn là vấn đề cần nghiên cứu của cácNHTM ở Việt Nam.

Nhận thức rõ tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiêncứu và tìm hiểu em xin được trình bày một số giải pháp quản trị rủi ro tín

dụng qua đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chí nhánh

Hà Tĩnh”

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về rủi rotín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, nănglực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chinhánh Hà Tĩnh; đề tài góp phần khái quát, nhận dạng các loại rủi ro tín dụng ởNgân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh(sau đây gọi tắt là NHCT Hà Tĩnh) và đánh giá những hạn chế của công tácnày để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị vàphòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHCT Hà Tĩnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dung;

- Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Hà Tĩnh

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực

quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHCT Hà Tĩnh từ năm 2008-2010,định hướng và giái pháp cho những năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,phương pháp thống kê, phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, so sánh,

Trang 11

tổng hợp số liệu, kết hợp với việc minh họa bằng sơ đồ, bảng biểu nhằmlàm vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của khóa luận gồm 3 chương sau:

Chương 1: Khái quát chung về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro

tín dụng

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Công thương - chi nhánh Hà Tĩnh

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Công thương - chi nhánh Hà Tĩnh

Trang 12

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG

có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đếnhạn thanh toán

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật số 47/2010/QH12 đã được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông quangày 16 tháng 6 năm 2010, “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đóbên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Căn cứ theo Khoản 12 Điều 4 của Luật này “Hoạt động tín dụng là việckinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhậntiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”

Cũng tại Luật này, theo Khoản 14 Điều 4 về “Cấp tín dụng” thì Tổ chứctín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và cácnghiệp vụ cấp tín dụng khác

Trang 13

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên

cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hìnhthức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản)

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người chi vay khi chuyển giaotài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trảđúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nóicách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc

- Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đivay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

b Vai trò tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý, vai trò tín dụng Ngân hàng cũng

có sự thay đổi về bản chất Trước đây, trong thời kỳ bao cấp; tín dụng như làmột tổ chức cấp phát vốn Ngân sách Chính vì vậy thường xuyên xảy ra tìnhtrạng nơi cần vốn để sản xuất thì không có hoặc không kịp thời, nơi thì lại đểvốn nằm ứ đọng trong một thời gian dài Kể từ khi chuyển sang nền kinh tếthị trường, hầu như tình trạng đó đã chấm dứt Với sự cải tổ hệ thống Ngânhàng từ một cấp sang hai cấp, hàng loạt các Ngân hàng thương mại được hìnhthành nhằm mục đích huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng, phát triển các thành phần kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh củatoàn xã hội Sau đây là một số vai trò tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tếthị trường

- Thúc đẩy tích tụ và cung cấp vốn cho nền kinh tế

Hoạt động tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế

Trang 14

Quốc dân, là cầu nối giữa cung và cầu về vốn Là một tổ chức kinh doanh tiền

tệ, các NHTM thực hiện nhiệm vụ mà Ngân hàng Trung ương giao phó, cácNHTM cổ phần luôn luôn cố gắng đạt lợi nhuận tối đa để tự khẳng định mình.Như với mọi tổ chức kinh doanh khác, hoạt động chính của NHTM là hoạtđộng tín dụng, nó đem lại 70-80% thu nhập cho Ngân hàng Chính vì vậythông qua hoạt động huy động vốn, các NHTM đã góp phần tích cực tập trungcác nguồn vốn nhàn rỗi cho các thành phần kinh tế Trên cơ sở đó các NHTMlại bơm nguồn tiền đó trở lại nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trìnhtái sản xuất và mở rộng với quy mô ngày càng lớn cả về chiều rộng lẫn chiềusâu Việc tập trung và phân phối tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trongtoàn bộ nền kinh tế Quốc dân Tín dụng Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm

và đầu tư, là động lực khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

Như vậy, tín dụng Ngân hàng là cánh tay đắc lực của NHTM, góp phầnnâng cao chất lượng điều hòa tiền tệ, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô củaNhà nước, kìm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường kinh doanh ổn định

- Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất, mở rộng cho đầu tư phát triển

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn phảicạnh tranh gay gắt với nhau nếu không muốn tụt hậu và đào thải Do đó, nhucầu đầu tư phát triển không những là nhu cầu tự thân mà còn đòi hỏi của cơchế thị trường Để có thể mở rộng, phát triển sản xuất các doanh nghiệp cần

có nhiều yếu tố như: nguồn nhân lực, công nghệ, đất đai, kỹ thuật, vốn,… Tuynhiên, có thể khẳng định vốn là quan trọng nhất vì nếu có vốn doanh nghiệp

sẽ có được các yếu tố khác do thị trường luôn sẵn sàng cung ứng Để có vốn,các doanh nghiệp có thể tìm kiếm ở các nguồn như chiếm dụng vốn của đơn

vị cùng làm ăn, đi vay trên thị trường chợ đen,… nhưng những hình thức nàykhông ổn định mà chi phí lại lớn Bởi vậy, thường thì các doanh nghiệp tìm

Trang 15

đến Ngân hàng Đối với hầu hết khách hàng, Ngân hàng là một trong nhữngnguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất Đặc biệt là đối với những doanhnghiệp nhỏ, NHTM là nguồn duy nhất cung vốn và bổ sung vốn Thông quahoạt động tín dụng, Ngân hàng đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đồngthời giải quyết các vấn đề xã hội.

Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quyết định đối với quá trình sảnxuất mở rộng và đầu tư phát triển của nền kinh tế

- Tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường thường xuất hiện những khoản tiền tạmthời nhãn rỗi, trong khi các thành phần kinh tế khác lại xuất hiện hiện tượngthiếu vốn tạm thời, hoặc thiếu vốn bổ sung đầu tư tài sản cố định Sự có mặtcủa tín dụng Ngân hàng được coi như một giải pháp để giải quyết mâu thuẫnnày Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng đã huy độngđược các nguồn tiết kiệm trong dân cư và phân phối lại cho các thành phầnkinh tế có nhu cầu về vốn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có nhucầu vốn, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế Dựa vào quy luậtlưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầuvay, Ngân hàng Trung ương thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông.Việc này đôi khi gây mất cân đối trong quan hệ tiền hàng, dẫn đến lạm phát

Do đó sự vận động vốn tín dụng Ngân hàng dựa trên nguyên tắc bảo đảmhiệu quả kinh tế để tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ Hơn nữa, quá trìnhhoạt động của Ngân hàng gắn liền với việc thanh toán không dùng tiền mặt,góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường thiếu sự quản lýcủa Nhà nước, từ đó ổn định lưu thông tiền tệ Điều này góp phần làm giảmlạm phát, căn bệnh kinh niên của nền kinh tế, nhất là đối với những nước cótốc độ tăng trưởng kinh tế cao như nước ta Tất cả mọi quốc gia đều dùng tín

Trang 16

dụng Ngân hàng như là một công cụ hữu hiệu để điều hòa vốn trên phạm vitoàn bộ nền kinh tế Quốc dân.

- Công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế kém phát triển và các ngànhmũi nhọn

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trongnền kinh tế rồi đầu tư trở lại cho các ngành kinh tế cần vốn Nhưng việc chovay này không phải trả đều cho các chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư đượcthực hiện qua một quá trình thẩm định kỹ lượng Quá trình này là rất quantrọng đối với các Ngân hàng, nó mang tính sống còn của Ngân hàng Tuynhiên, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cónhững ngành kinh tế đòi hỏi phải được đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triểnbền vững Mặc dù các ngành này tỷ lệ sinh lời thấp, thời gian thu hồi vốnchậm, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nhưng đây là các ngành kinh tế mũi nhọn,xương sống của nền kinh tế, là cơ sở để phát triển đất nước Bên cạnh đó, cónhững vùng kinh tế kém phát triển cần được đầu tư như đầu tư phát triển vùngnông thôn, miền núi,… để nâng cao mức sống cho người dân Vì vậy, Ngânhàng Nhà nước đã đưa ra những biện pháp chính sách khuyến khích cácNHTM cho vay hỗ trợ các dự án phát triển Nhà nước thông qua hoạt động tíndụng Từ đó đạt được mục tiêu phát triển kinh tế

Sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đã tạo cho nước ta thế vàlực mới, thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, bắt đầu sự nghiệp côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cầnphải tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Nhà nướctạo ra môi trường thuận lợi để phát huy vai trò và thế mạnh của từng thànhphần kinh tế, song song với các chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế kém pháttriển, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn

Trang 17

1.1.2 Rủi ro tín dụng

1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ Tiền tệ

là một loại hàng hóa đặc biệt, có độ nhạy cảm cao với những biến động củathị trường và nền kinh tế Thế giới; do đó mà rủi ro là điều không thể tránhkhỏi trong hoạt động tín dụng

Rủi ro tín dụng là những rủi ro lớn và thường xuyên xảy ra Tại Khoản 1Điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước ban hành cùng Quy định về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức

tín dụng, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là

“khả năng tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế,

“RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiệnđược các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”, cũng theo

Ủy ban này, RRTD được hiểu là “Rủi ro thất thoát đối với một Ngân hàng là

sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định

là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ theo hợp đồng khihoàn trả gốc và/hoặc lãi” [Basel-2000]

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về RRTD, song các quan niệmRRTD về bản chất là: khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế

mà Ngân hàng thương mại (NHTM) phải gánh chịu do khách hàng vay vốnthanh toán nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay (gốc và/hoặclãi) RRTD có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM làm giảm thu nhập

Trang 18

ròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫntới thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng.

RRTD gắn liền với hoạt động tín dụng, quy mô tài sản có sinh lời củaNHTM tập trung chủ yếu (tỷ trọng từ 50%-80%) vào các khoản cho vay Vìvậy khi thực hiện cấp tín dụng, NHTM phải phân tích các yếu tố của ngườivay để đảm bảo đạt độ an toàn cao nhất

Khái niệm về RRTD xét trên hai khía cạnh đó là rủi ro tổn thất khi xảy ragây thiệt hại kinh tế về rủi ro theo xác suất là khả năng khách hàng không trảđược nợ (khả năng này có thể xảy ra, có thể không xảy ra) Khi RRTD xảy ra,khách hàng thực sự không trả được nợ đúng hạn, số tiền mà Ngân hàng khôngthu hồi được thì được hiểu là tổn thất Ngân hàng phải gánh chịu; trên thực tế,

sẽ rất dễ bị nhầm lần và hiểu sai về hai khái niệm rủi ro xảy ra tổn thất vớiRRTD theo xác suất Sự nhầm lẫn này sẽ tác động bất lợi đến hoạt động quảntrị RRTD, trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến tính chủ động trong các biện phápquản lý rủi ro Nếu xuất phát từ quan niệm chỉ khi khoản vay phát sinh quáhạn mới có rủi ro và việc trích lập quĩ dự phòng rủi ro dựa trên cơ sở nhữngkhoản nợ quá hạn, chứ không đánh giá trích lập dự phòng RRTD trên cơ sởmức độ xác suất xảy ra quá hạn, sẽ dẫn đến tình trạng: (1) những khoản chovay mà theo xác suất thực sự có rủi ro sẽ không được trích lập; (2) làm mấttính chủ động trong quản trị RRTD, mức độ đáp ứng của nguồn bù đắp rủi ro

sẽ rất hạn chế, trong những trường hợp có cú sốc thì ngân hàng sẽ rất khókhăn trong việc chống đỡ rủi ro; (3) làm cho ngân hàng không thể hiểu vàđánh giá đúng mức độ rủi ro của mình, mặc dù trên thực tế có những ngânhàng có nợ xấu rất thấp, nhưng danh mục tín dụng lại rủi ro rất lớn vì tậptrung quá nhiều dư nợ vào nhóm khách hàng hay ngành rủi ro cao Đây chính

là luận cứ xây dựng chính sách phân loại nợ, chủ động trích lập quĩ dự phòng

và sử dụng quĩ này bù đắp tổn thất xảy ra trong quá trình quản trị RRTD

Trang 19

1.1.2.2 Quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các rủi ro trong kinh ngân hàng thương mại

Hoạt động Ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực rủi ro, hàm chứa nhiềuloại rủi ro, trong đó RRTD là rủi ro lớn nhất Xét về quan hệ của RRTD vớicác rủi ro khác trong hoạt động Ngân hàng, thì RRTD lại không hoàn toànđộc lập mà nó tác động qua lại với các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi rohối đoái, rủi ro thanh khoản, s có thể rủi ro này là tiền đề của rủi ro khác,nguyên nhân của nguyên nhân Nếu chỉ đề cập đến RRTD mà không đề cậpđến rủi ro khác sẽ là phiến diện, là khiếm khuyết trong nhận thức, thiếu đi tầmnhìn tổng thể và sẽ làm cho các biện pháp quản trị RRTD trong thực tế kémhiệu quả

Các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng được xác định, phân chia theonhiều cách khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu, cũng như giai đoạn pháttriển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng

Votja (1973) phân chia rủi ro theo loại hoạt động của Ngân hàng, gồm:RRTD, rủi ro đầu tư, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi

ro ủy quyền Gargner (1986) phân loại rủi ro đối với hoạt động ngân hànggồm: rủi ro chung (RRTD, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất), rủi ro quốc tế

và rủi ro trả nợ

Bên cạnh việc phân loại rủi ro hoạt động Ngân hàng tùy thuộc vào mụcđích nghiên cứu, thì các loại rủi ro cũng phát triển theo thời gian, do có rủi romới phát sinh, và nó gắn với những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Trongnhững năm gần đây người ta đề cập nhiều đến rủi ro tỷ giá, rủi ro uy tín, rủi rocông nghệ, rủi ro đa dạng hóa, Theo xu hướng này, hai tác giả Greuning, H

Và S.B Bratanovic (2003) đã đưa ra cách phân loại rủi ro hoạt động Ngânhàng khá đầy đủ theo sơ đồ 1-1

Trang 20

Sơ đồ 1-1: Phân loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng

Nguồn: Greuning, H Và S.B Bratanovic (2003)

Qua sơ đồ 1-1 chúng ta thấy có thể phân loại rủi ro hoạt động Ngânhàng theo bốn nhóm rủi ro chính, gồm: (1) rủi ro tài chính; (2) rủi ro hoạtđộng; (3) rủi ro kinh doanh/kinh tế; (4) rủi ro sự cố RRTD là một loại hìnhrủi ro nằm trong nhóm rủi ro tài chính

Trên sơ đồ có thể thấy các loại rủi ro có mối liên hệ với nhau rất phứctạp Khi RRTD xảy ra, khách hàng không trả được nợ rất có thể kéo theo rủi

ro thanh khoản do Ngân hàng bị thiếu hụt tiền mặt để thực hiện nghĩa vụ tàichính đến hạn; sự lệch pha quá lớn giữa kỳ hạn của tài sản có nhạy cảm vớilãi suất với tài sản sợ nhạy cảm với lãi suất, có thể Ngân hàng chịu rủi ro lãisuất lớn

Các loại rủi ro đối với ngân hàng

Rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động

Rủi ro thị trường

Rủi ro hối đoái

Lừa dối nội bộ

Lừa đảo

Hành vi của nhân viên

Phục vụ khách hàng sản phẩm

Hư hỏng tài sản

Gián đoạn HĐKD hệ thống TT (RR công nghệ)

Lỗi trong quá trình quản lý

Rủi ro kinh doanh/

Chính sách kinh tế vĩ mô

Hệ thống tài chính

Hệ thống luật pháp

Tính chấp hành pháp luật

Rủi ro quốc gia

Sự kiện chính trị

Bệnh dịch

Khủng hoảng ngân hàng

Các sốc bên ngoài khác

Trang 21

Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc Ngân hàngniêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các thông tin của Ngân hàngđòi hỏi phải công khai minh bạch để công chúng giám sát, thì RRTD có liên

hệ chặt chẽ với rủi ro uy tín: khoản nợ xấu nếu không được quản trị một cáchchủ động sẽ dẫn đến không ổn định về lợi nhuận, từ đó làm giảm lòng tin củacông chúng Nghiêm trọng hơn nợ quá hạn tăng cao sẽ gây tâm lý hoangmang cho công chúng gửi tiền, dẫn đến khủng hoảng của cả hệ thống Ngânhàng, thậm chí cả nền kinh tế của một quốc gia và khu vực

Rủi ro kinh doanh/kinh tế, loại rủi ro này xảy ra khi môi trường chungcủa nền kinh tế đi xuống, tình trạng ế ẩm hàng hóa, sức mua giảm, kháchhàng vay suy giảm khả năng trả nợ làm gia tăng tín dụng xấu Hoặc khi cácyếu tố liên quan đến pháp luật không minh bạch, việc thanh lý một tài sản thếchấp của Ngân hàng khi khởi kiện ra tòa mất quá nhiểu thời gian thì rủi romất vốn tín dụng là rất lớn

Sơ đồ 1-2: Rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác

Nguồn: Dự án hỗ trợ kỹ thuật NHCT Việt Nam

Qua nghiên cứu chúng ta thấy, các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàngvừa có tính độc lập, vừa liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí có những nộidung trùng lên nhau Điều này có nghĩa là khi một loại rủi ro xảy ra sẽ kéo

Trang 22

theo các loại rủi ro khác xảy ra Có thể hình dung mối quan hệ giữa các loạirủi ro trong hoạt động Ngân hàng qua sơ đồ 1-2.

Bên cạnh việc chỉ rõ các loại rủi ro hoạt động Ngân hàng có mối liên hệchặt chẽ với nhau, thì các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ đó làquan hệ phi tuyến, tức là không phải quan hệ tuyến tính Khi một loại rủi roxảy ra, thì đồng loạt các rủi ro khác cũng xảy ra và làm loại rủi ro ban đầu trởnên trầm trọng hơn nữa

1.1.2.3 Phân loại về rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại RRTD, việc phân loại RRTD tuỳ thuộc vào mụcđích nghiên cứu, phân tích Đối với hệ thống NHTM thì việc phân loại RRTD

có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủtục và cả mô hình tổ chức quản trị và điều hành, nhằm bảo đảm nhận biết đầy

đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận,giữa các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp thẩm định, cấp tín dụng giámsát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu không bình thường Thực

tế cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽ giúp choquá trình quản trị RRTD càng có hiệu quả

a Phân loại RRTD theo đối tượng sử dụng vốn vay

Bao gồm 3 nhóm để đánh giá và quản lý:

- Rủi ro khách hàng cá thể: Thông thường số lượng khách hàng sẽ rất

nhiều, tuy nhiên mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻ sẽ thấp, mức độ ảnhhưởng của việc mất khả năng thanh toán của từng khoản vay là nhỏ; loại hìnhgiao dịch, cơ cấu giao dịch dễ quản lý

- Rủi ro khách hàng tổ chức kinh tế: Tùy theo qui mô của tổ chức kinh tế

là lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro các khoản vay vào đối tượngnày sẽ được đánh giá ở mức vừa hay lớn, tác động của nó đến khả năng thanhtoán khoản nợ là vừa hay cao

Trang 23

- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: Những Ngân hàng hoạt động phạm

vi toàn cầu có sự phân chia theo lãnh thổ quốc gia, nếu trong phạm vi mộtquốc gia phân chia RRTD tập trung theo khu vực địa lý, ví dụ như mức độ rủi

ro khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam

b Phân theo phạm vi ảnh hưởng của RRTD

- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: được hiểu là rủi ro gắn với một giao dịch đơn

lẻ nào đó, cụ thể như rủi ro của một khoản vay đối với một khách hàng Loạirủi ro này gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vayhoặc khách hàng vay vốn

- Rủi ro hệ thống: được hiểu là RRTD gắn liền với nhóm khách hàng,

một ngành hàng, thậm chí với cả một nền kinh tế Rủi ro hệ thống mang tínhchất vĩ mô và liên quan nhiều đến việc quản lý danh mục cho vay

c Phân theo giai đoạn phát sinh

- Rủi ro trong thẩm định: là rủi ro mà tổ chức tín dụng đánh giá sai

khách hàng

- Rủi ro khi cho vay: là rủi ro mà khi giải ngân vốn sai mục đích, làm cho

khoản vay không phát huy hiệu quả

- Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám

sát thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng

sử dụng vốn xoay vòng vào việc khác, không thu được nợ đúng kỳ hạn, hoặckhông thu được nợ

d Phân theo sản phẩm tín dụng

- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: là RRTD phát sinh từ những khoản

cho vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng

- Rủi ro các sản phẩm phát sinh: là RRTD phát sinh từ những sản phẩm

ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở thư tín dụng (L/C), bảo lãnh

Trang 24

Việc phân loại RRTD theo sản phẩm tín dụng khác nhau có đặc điểmkhác nhau cấu thành nên rủi ro khác nhau, để có thể thay đổi trong qui trìnhquản trị RRTD thích ứng

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường tín dụng

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là :

Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế

Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn củacác Ngân hàng thương mại không được vượt quá 3%, nghĩa là trong 100 đồngvốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 3 đồng

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi

đã quá hạn

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàntrả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Đểđảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàngthương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theothời hạn thành các nhóm :

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày – Nợ cần chú ý (Nhóm 2)

- Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3)

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ (Nhóm 4)

- Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5)

Trang 25

Do việc phân loại chất lượng tín dụng được tính theo thời gian như vậy,nên những khoản tín dụng ở Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

b Tình hình nợ xấu

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều 6hoặc Điều 7 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ban hành theo Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của

tổ chức tín dụng Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn củaNgân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy

● Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều

Trang 26

chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3

● Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4

● Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa

bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Trang 27

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ;

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm;

r: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể

Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) doNgân hàng cho vay xác định nhưng không được vượt tỷ lệ khấu trừ tối đa quyđịnh sau:

- Tín phiếu kho bạc; vàng; số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết

kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành

95%

- Trái phiếu Chính phủ:

+ Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống

95%

- Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

do tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết

70%

- Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

do doanh nghiệp phát hành được niêm yết

65%

- Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do tổ

chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết, bất động

sản

30%

Ngoài việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro cụ thể nêu trên, để

Trang 28

chống đỡ rủi ro chung có thể xảy ra hàng năm, NHTM phải trích dự phòng rủi

ro chung 0,75% trên tổng dư nợ

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tíndụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro

từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảođảm đã được định giá lại) Như vậy, nếu một Ngân hàng có danh mục cho vaycàng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao Thông thường, tỷ lệnày dao động trong khoảng từ 0 đến 5%

Tỷ lệ mất vốn = Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo

Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản

Trang 29

cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho Ngânhàng Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay củaNgân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoảncho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao choNgân hàng Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợcho vay của Ngân hàng

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lạicho Ngân hàng là vừa phải Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảotrong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng

Ngoài ra Ngân hàng còn xét đến các chỉ tiêu cụ thể khác như tính đadạng hóa tài sản; tình hình tài chính và phương án của người vay, xếp hạngtín dụng người vay; các yếu tố đảm bảo tiền vay; quan hệ giữa ngân hàng vàkhách hàng; môi trường hoạt động của người vay…

1.1.2.5 Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, chúng ta có thể phân chia ởnhững nhóm nguyên nhân chủ yếu sau

a Những nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến khách hàng vay vốnlàm cho họ bị suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng, như:thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi về chính sách vĩ mô (chính sáchxuất nhập khẩu, thuế quan ) nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng vàNgân hàng

Khi những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục đếnkhách hàng vay vốn cũng như Ngân hàng, cũng có khi tạo thuận lợi hoặc khókhăn cho người vay vốn Nhiều khách hàng vay vốn với bản lĩnh của mình có

Trang 30

khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn Có nhữngtrường hợp khách hàng vay vốn bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ choNgân hàng đúng hạn gốc và lãi Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng bị tổn thấtbởi những nguyên nhân bất khả kháng thì đều làm khả năng trả nợ suy giảmthậm chí không còn khả năng trả nợ.

b Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh,yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng, chây ỳ lànguyên nhân gây ra RRTD Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọngthu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọithủ đoạn ứng phó với Ngân hàng, như cung cấp thông tin sai sự thật, muachuộc Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, thích mở rộngđầu tư, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra,không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh.Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫnkhông trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ, quỵt nợ, sửdụng vốn vay càng lâu càng tốt

c Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (kháchhàng), những nguyên nhân chủ quan thuộc về Ngân hàng được Uỷ ban Basel(2000) đã thống kê cho thấy, RRTD thường xảy ra ở 2 lĩnh vực chủ yếu: (i)mức độ tập trung, (ii) các vấn đề về quy trình cấp tín dụng

Mức độ tập trung có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đềRRTD Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ RRTD của một nội dungtrong danh mục tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sảncủa Ngân hàng Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tíndụng đã cam kết, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi xảy ra rủi ro.Rủi ro tập trung tín dụng có thể được phân thành 2 loại: rủi ro tập trung

Trang 31

tín dụng thông thường và rủi ro tập trung tín dụng do các yếu tố rủi ro chunghay có liên hệ với nhau Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tíndụng được tập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, hoặcngành/lĩnh vực, chẳng hạn lĩnh vực bất động sản Trong khi đó, rủi ro tậptrung tín dụng do sự liên hệ qua lại của các yếu tố rủi ro lại liên quan nhiềuđến các yếu tố đặc thù, mà chỉ có thể phát hiện thông qua phân tích

Rủi ro tập trung thường xảy ra do quá trình hoạch định chiến lược, nhất

là ở các nước đang phát triển, các Ngân hàng xác định và lựa chọn một sốngành/lĩnh vực hay nhóm khách hàng ưu tiên và do đó lạc quan khi cấp tíndụng cho các đối tượng khách hàng này Và rủi ro lại thường xảy ra đối vớicác Ngân hàng lớn do giá trị vốn lớn làm cho các Ngân hàng này có thể cấptín dụng với giá trị rất lớn cho một khách hàng mà không vi phạm quy địnhcủa pháp luật

Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một nguyên nhân gây raRRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tíndụng Rất nhiều Ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giátín dụng kỹ càng bởi áp lực cạnh tranh trong Ngân hàng ngày càng tăng Do

áp lực này mà nhiều Ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản

để cấp tín dụng Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giácác kỹ thuật tín dụng mới cũng đã gây ra nhiều rủi ro Chính vì thế, một trongnhững nguyên tắc theo thông lệ tốt nhất của lĩnh vực Ngân hàng là phải ápdụng một số bước bắt buộc đối với các sản phẩm tín dụng mới

Các nguyên nhân khác liên quan đến qui trình tín dụng gồm:

- Thiếu đánh giá lại chất lượng tín dụng Do vậy, Ngân hàng không cóthông tin kịp thời và chính xác về tình trạng tín dụng của mình, hay nói cáchkhác là không đánh giá đúng mức độ rủi ro theo thời gian

- Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tài sản bảođảm Điều này làm cho Ngân hàng không có cơ sở đưa ra các biện pháp hành

Trang 32

động sớm nhằm ngăn chặn rủi ro.

- Áp dụng lãi suất không dựa trên rủi ro Vấn đề này chủ yếu ảnh hưởngđến khả năng bù đắp của Ngân hàng trong trường hợp có rủi ro (thông quahoạt động trích lập dự phòng rủi ro)

- Không tính đến chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, chu kỳ sống củasản phẩm hàng hoá, nhất là đối với các Ngân hàng có mức độ tập trung caovào lĩnh vực bất động sản Đây là sự yếu kém trong quản lý danh mục tíndụng

- Không dự kiến phương án trong trường hợp xấu nhất, làm cho Ngânhàng không có sự chuẩn bị kỹ càng Trong nhiều trường hợp, việc có một cơchế hành động rõ ràng, được phổ biến và tập huấn thường xuyên có thể giúpngNân hàng phản ứng nhanh chóng, kịp thời và do đó có thể vượt qua đượcnhững cú sốc bất lợi

1.1.2.6 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

RRTD ẩn chứa trong các khoản cho vay có vấn đề, được biểu hiện bằngnhiều dấu hiệu Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động tín dụng người ta cũng rút

ra một số dấu hiệu cơ bản chỉ ra khó khăn tài chính của người đi vay và chính

đó là những cảnh báo đối với cán bộ tín dụng, với Ngân hàng Ví dụ như :

- Việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tìnhhình sản xuất kinh doanh năng lực tài chính của người đi vay, báo hiệu khảnăng hoàn trả các khoản nợ Việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính có thể donhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể thấy được tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp có những dấu hiệu không bình thường Vì vậy,doanh nghiệp không muốn ngân hàng biết sớm về sự sa sút năng lực tài chínhcủa mình

- Gia tăng bất bình thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các

Trang 33

khoản nợ:

Định mức tồn kế hoạch nguyên liệu, hàng hoá hợp lí là điều kiện cầnthiết để các doanh nghiệp đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, song nếumức tồn kho vượt quá mức giới hạn cho phép chứng tỏ khả năng tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp là không bình thường Sự gia tăng hàng tồn kho nhưgiá cả, chất lượng, chủng loại hàng hoá dẫn đến doanh thu, thu nhập kém.Đồng thời với sự gia tăng tồn kho, giảm sút doanh thu thì các khoản vaycũng gia tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm sút làmcho khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn

- Giảm bất thường giá bán:

Điều này nếu không nằm trong chiến lược marketing của doanh nghiệpthì tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính

- Hoàn trả nợ vay và lãi không đúng hạn:

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thìluân chuyển vốn cũng mất ổn định dẫn đến khả năng thanh toán gặp nhiềukhó khăn không thể hoàn trả nợ vay và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và mức độ ngày càng lớn thìđây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của rủi ro tín dụng

Ngoài các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều yếu tố khác như doanh nghiệpthay đổi tổ chức, công nhân không có việc làm hay quan hệ giữa Ngân hàng

và người vay trở nên kém thân thiện cũng là những dấu hiệu của rủi ro tíndụng, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải sát với thực tiễn và có những biện phápthích hợp làm giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra

1.1.2.7 Biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

- Sử dụng bảo đảm tài sản chắc chắn

- Chú trọng công tác thu thập thông tin

- Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng

Trang 34

- Phân tán rủi ro

- Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh

1.2 Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Theo quan điểm hiện đại được các ngân hàng áp dụng phổ biến, quản trịRRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý vàkinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro cóthể chấp nhận Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăngcường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấutrong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí

bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trongngắn hạn và dài hạn “Hiệu quả quản trị RRTD là một bộ phận quan trọngtrong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sựthành công của Ngân hàng trong dài hạn” [Basel Committee on BankingSupervision, 2000]

Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị RRTD ở các góc độ khác nhau,nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta

có thể diễn giải khái niệm quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hànhhoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạtđộng cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro cóthể chấp nhận

Theo nguyên lý chung trong qui trình quản trị RRTD, phải bảo đảm thựchiện đồng bộ các khâu: (i) xác định rủi ro, (ii) tìm hiểu rủi ro, (iii) đo lườngrủi ro, (iv) phân tích rủi ro, (v) theo dõi rủi ro, (vi) quản lý rủi ro và (vii) báocáo rủi ro Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý RRTD song mộtnguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui trình phải

Trang 35

luôn có sự liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậymới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định RRTD một khi đãxác định thì cần phải được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp quản

lý theo dõi Cũng trong quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản trị RRTDphải có khả năng xác định tìm ra các nguy cơ rủi ro mới, và công việc củaquản trị rủi ro lại được lặp lại

Trên thực tế, có những tài liệu khác phân quá trình quản trị rủi ro thành ít

khâu hơn, bao gồm 4 khâu: xác định; đo lường; quản lý và kiểm soát Cho dù

là cách phân đoạn nào, thì điều quan trọng quá trình quản trị RRTD muốn đạthiệu quả thì phải bảo đảm rằng các công đoạn như phát hiện kịp thời, xác địnhđược rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó có công cụ cũngnhư biện pháp ứng phó Quản trị RRTD hiệu quả không có nghĩa là rủi rokhông xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoántrước và Ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy

ra đó

+ Phát hiện RRTD là việc nhận biết được các nguy cơ rủi ro tồn tạitrong hoạt động tín dụng Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xuhướng toàn cầu hoá làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng, và khả năngxảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro cóhiệu lực, hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiệnhữu trong tín dụng Để nắm được tình hình rủi ro của danh mục tín dụng,Ngân hàng cần xác định rõ lý do RRTD là gì? Do đánh giá tín dụng chưatốt? Do thoái trào kinh doanh? Do gian lận? Chất lượng tài sản thế chấpkém? Ngân hàng có thể thấy RRTD tăng dần trong thời điểm này? Do chovay tập trung không đúng thị trường? Ngân hàng có thể đạt được mục tiêudài hạn về RRTD có thể chấp nhận?

+ Tìm hiểu, đo lường, phân tích là các bước tiếp theo sau khi đã phát

Trang 36

hiện được nguy cơ rủi ro Trên thực tế các bước này khá gần gũi với nhau vàthường được gộp chung lại trong quá trình tác nghiệp Mục đích của các bướcnày là giúp cho toàn bộ bộ máy quản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quánnguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhân và quan trọng nhất làlượng hoá mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng

+ Theo dõi: Sau khi đã xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đolường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên Mục đích của khâu nàygiúp cho bộ máy quản trị rủi ro nắm được tình trạng rủi ro của Ngân hàngdiễn biến theo thời gian như thế nào

+ Quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro: Đây là những khâu thể hiện rõ nhấttính chiến lược, cũng như tư tưởng của Ngân hàng về RRTD Trước hết Ngânhàng cần xây dựng được hệ thống các công cụ quản lý hạn chế rủi ro như hạnmức rủi ro, mức uỷ quyền, các tiêu chuẩn cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng…Bên cạnh đó là chính sách chuẩn bị nguồn lực để bù đắp cho rủi ro kỳ vọng.Kiểm soát RRTD là việc giám sát một cách độc lập RRTD và quản lý rủi

ro đó, quá trình kiểm soát RRTD phải bảo đảm đánh giá một cách độc lậpnhằm tuân thủ các mục tiêu và chỉ thị tín dụng của ban lãnh đạo Ngân hàng

1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng

- Trong hoạt động tín dụng, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ảnhhưởng tới toàn bộ hệ thống Ngân hàng Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã tổchức xây dựng các chính sách pháp luật về quản trị RRTD Trên cơ sở cácquyết định của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM tuân thủ thực hiện các quyđịnh về quản trị RRTD Như vậy, chủ thể trực tiếp tiến hành các hoạt động đểhạn chế rủi ro trong quá trình tín dụng luôn là các NHTM

- Hoạt động quản trị RRTD thường được thực hiện trong quá trìnhNHTM cho khách hàng vay Quản trị RRTD là nhằm hạn chế, ngăn ngừanhững rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó trước khi cấp tín dụng,

Trang 37

NHTM phải áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro như tiến hành phân tích, đolường, đánh giá rủi ro và xếp hạng Ngân hàng; còn trong trường hợp khi rủi

ro xảy ra thì Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro để xử lý

- Các NHTM là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động của các Ngân hàngcũng có những đặc trưng khác với các công ty Đó là: sự không rõ ràng củamột số nguồn thông tin tài chính khiến khó đánh giá chất lượng hoạt động vàrủi ro, sự đa dạng về đối tượng thủ hưởng rất khó quản lý nên rủi ro tronghoạt động tín dụng là rất cao Vì thế, vai trò của hoạt động quản trị RRTD tạicác NHTM lớn hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính Bản thân cácNHTM phải tự đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng như các hạn chế về hoạtđộng, yêu cầu về đảm bảo an toàn để quản trị rủi ro ngày càng minh bạch,hiệu quả hơn

- Hoạt động quản trị RRTD được điều chỉnh bởi các văn bản, các quyphạm pháp luật chuyên ngành trong nước và các quy định chuẩn mực, thông

lệ quốc tế về quản trị rủi ro Ngân hàng Bởi quá trình hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay đòi hỏi hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và hệ thống Ngânhàng nói riêng, phải xây dựng những quy định theo hướng hội nhập với thông

lệ và chuẩn mực quốc tế Hoạt động quản trị rủi ro Ngân hàng không phải làtrường hợp ngoại lệ Những quy định về hoạt động quản trị Ngân hàng ViệtNam vừa phải phù hợp với điều kiện trong nước, vừa đáp ứng các chuẩn mựccủa quốc tế, có vậy mới đảm bảo NHTM Việt Nam phát triển tăng trưởng vàbền vững

1.2.1.3 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng

a Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng thương mại

Quá trình xây dựng khung lý thuyết cho quản trị hoạt động của NHTM

đa phần được đúc kết từ thực tiễn hoạt động của NHTM, vì vậy trong lịch sử

Trang 38

hoạt động ngân hàng, RRTD là loại rủi ro được đề cập sớm nhất và cũng lànhiều nhất Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động ngân hàng với vaitrò của một trung gian tài chính, huy động vốn để cho vay Hoạt động tíndụng là chức năng chính của NHTM với việc trao quyền sử dụng vốn chongười khác sử dụng và nhận được lời cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi saumột thời gian nhất định Như vậy, bản thân khi khoản tiền vay xuất ra khỏingân hàng đã tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thu hồi, một khi kinh doanhcủa khách hàng vay vốn gặp rủi ro thì ngay lập tức khoản vốn cho vay củaNHTM cũng bị ảnh hưởng Vì vậy, giống như bảo hiểm, hoạt động kinhdoanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro Hoạt động tín dụng vẫn làhoạt động chính của ngân hàng, nó chiếm tới trên 1/2 đến 2/3 bảng cân đối vàmang lại thu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhưng điliền bên cạnh là RRTD cũng mang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí cóthể phá sản một NHTM, và ở mức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tàichính ngân hàng Vấn đề là để chấp nhận một mức rủi ro và đạt được lợinhuận tối đa NHTM cần phải tổ chức quản trị tốt RRTD Hay nói cách khácquản trị RRTD chính là then chốt hết sức quan trọng cho sự tồn tại và pháttriển của một ngân hàng

Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), cuộc khủng hoảng tài chính Châu

Á năm 1997 xuất phát từ những nguyên nhân rất cơ bản, trong đó nguyênnhân quan trọng là tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tăng cao Thời điểmtrước cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng Thái Lan là13%, Indonesia 13%, Philipines 14%, Malaysia 10%

b Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng

Tính cấp thiết của quản trị RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp

và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàngngày nay càng trở nên rủi ro hơn Theo nghiên cứu của Kaminsky thì trong giaiđoạn từ 1970 đến 1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng

Trang 39

hoảng ngân hàng; thì trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44.

Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanhngân hàng ngày càng gia tăng:

Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng qui định trong hoạt động ngân

hàng trên phạm vi toàn thế giới Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàncầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến Khi giatăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng Trong lĩnhvực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảmxuống Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộngqui mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng qui môtín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng Bên cạnh đó,qui luật đào thải của cạnh tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các kháchhàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại đổ về ngân hàng

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng

đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hộinhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới.Trong lĩnh vực tín dụng các sản phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ,vượt xa so với sản phẩm tín dụng truyền thống Các sản phẩm tín dụng dựatrên cơ sở của sự phát triển công nghệ như thẻ tín dụng, cho vay cá thể… luônchứa dựng rủi ro mới Nhưng dưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và

đa dạng hoá sản phẩm cũng như phạm vi của hoạt động tín dụng trở nên cấpthiết hơn, mang ý nghĩa sống còn với các ngân hàng Với sự đa dạng phức tạpcủa sản phẩm tín dụng cũng như RRTD càng đòi hỏi quản trị RRTD phảiđược chú trọng nâng cấp tương xứng

Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong

quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế không ổn định, hệthống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt

Trang 40

động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thựchiện tốt công tác quản trị RRTD là một công việc thật sự quan trọng

Trên thực tế, công tác quản trị RRTD của ngân hàng được thể hiện cụ thểqua chính sách quản trị RRTD và mô hình tổ chức để triển khai chính sách đó

1.2.1.4 Nhiệm vụ của quản trị rủi ro tín dụng

Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro Phươnghướng nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điềukiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao…

Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ranhững mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thểchấp nhận được

Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòngchống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọnnhững công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả

do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc

Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòngchống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thựchiện giao dịch Nâng cao công tác phòng chống rủi ro trên cơ sở đó đề nghị cácbiện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vìvậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro Do

đó, cần thiết phải có một khái niệm rủi ro và phải xây dựng công cụ để đo lường

nó Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng.Các môhình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định tính và mô hình định lượng

1.2.2.1 Mô hình định tính

Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 3. Luật các tổ chức tín dụng 2010 Khác
4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Khác
5. Quyết định số 18/2007/QĐNHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi bổ sung một số điểm Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Khác
6. Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT 37 ngày 09/06/2006 về quy định phân loại trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD Khác
7. Quyết định số 296/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 01/08/2007 bổ sung sửa đổi một số điều Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT 37 và công văn 320 NHCT 35 ngày 03/12/2008 Khác
8. Quyết định số 163/QĐ HĐQT-NHCT ngày 29/09/2004 của Hội đồng quản trị NHCT Việt NamTài liệu tham khảo Khác
1. Giáo trình tín dụng Ngân hàng - Học viện Ngân hàng Khác
2. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng - Học việc Ngân hàng 3. Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh Ngân hàng - PGS.TS NguyễnVăn Tiến Khác
5. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose, Nhà xuất bản Tài chính, 2004 Khác
6. Báo cáo tổng kết kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh năm 2008, 2009, 2010 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w