Xuất một số nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chí nhánh Hà Tĩnh (Trang 77)

5- Tỷ suất lợi nhận /chi phí rủi ro

3.1.1.xuất một số nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH

3.1. Các giải pháp từ phía Ngân hàng

3.1.1. Đề xuất một số nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tín dụng

3.1.1.1. Xây dựng khung về quản trị rủi ro tín dụng

Trên cơ sở 17 nguyên tắc của Uỷ ban Basel, NHCT và chi nhánh cần phải xây dựng một khung quản trị RRTD và trách nhiệm thực hiện của bộ phận quản lý RRTD theo 07 nguyên tắc nêu trong đề xuất dưới đây:

- Trao đổi thông tin về chiến lược, tôn chỉ, các hướng dẫn và các phương pháp về tín dụng.

- Xác định các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm và hoạt động tín dụng của NHCT.

- Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng rõ ràng, những chính sách này thể hiện các chiến lược về tín dụng của NHCT và các thông số mà theo đó, RRTD được quản lý và kiểm soát.

- Kỹ thuật kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biế RRTD.

- Cơ cấu tổ chức trong các chức năng liên quan đến tín dụng được tiến hành - bao gồm vai trò và trách nhiệm, cũng như các kênh báo cáo.

- Trách nhiệm đối với chất lượng tín dụng, thể hiện qua cơ cấu thưởng phạt và đánh giá phù hợp.

- Một quy trình đánh giá RRTD chặt chẽ, bao gồm: Hệ thống chấm điểm RRTD và chức năng kiểm tra tín dụng độc lập.

Khóa luận tốt nghiệp

3.1.1.2. Trao đổi thông tin về chiến lược, các hướng dẫn và các phương pháp về tín dụng

Qua phân tích những nhược điểm trong việc định hướng chiến lược tín dụng, những RRTD mà NHCT gặp phải trong thời gian qua, tác giả xin đề xuất về chiến lược tín dụng tại NHCT Hà Tĩnh

Chiến lược nhóm khách hàng:

- Doanh nghiệp lớn của Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh tốt, có trụ sở tại Hà Tĩnh hoặc dự án công trình triển khai tại địa phương.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các khu đô thị, công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh

-Khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định nằm trong địa bàn.

Chiến lược ngành hàng mục tiêu:

- Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ có vị trí quan trọng có tiềm năng trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

- Các ngành sản xuất chế biến hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có thế mạnh tại địa phương.

Việc thực hiện các hoạt động cho vay của NHCT đối với khu vực này được dự tính đánh giá cụ thể ở các mục tiêu tài chính:

- Khả năng sinh lợi (lỗ), tỷ suất lợi nhuận trên vốn và mức độ tổn thất tín dụng, tỷ lệ nợ xấu hoặc sự phân bố dự phòng theo các thứ hạng RRTD.

- Định kỳ một năm một lần NHCT cần tiến hành cập nhật đánh giá lại định hướng chiến lược tín dụng trên cơ sở của các yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, tính cạnh tranh và độ phức tạp của các hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn; Thứ hai, chính sách của Chính phủ, địa phương và xu hướng phát triển của doanh nghiệp/ ngành nghề trên địa bàn; Thứ ba, mức độ mà những rủi ro khác (rủi ro kinh doanh và rủi ro hoạt động) được chấp nhận; Thứ tư,

Khóa luận tốt nghiệp

khả năng tài chính của NHCT trong việc ghi nhận các khoản lỗ và mức độ lợi nhuận mong đợi tối thiểu chấp nhận được cho từng mức độ rủi ro.

- Chiến lược tín dụng cần được truyền đạt tới toàn thể cán bộ ngân hàng để mọi cán bộ có liên quan hiểu và thực hiện trong quá trình cấp tín dụng.

3.1.1.3. Xác định các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm và hoạt động tín dụng

- Các khách hàng khác nhau và ngành nghề khác nhau thể hiện các rủi ro khác nhau, trong khi khả năng tồn tại của NHCT đều liên quan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của khách hàng hoặc ngành nghề mà NHCT cấp tín dụng. Vì vậy, NHCT nên tiến hành nghiên cứu phân tích đánh giá lại danh mục tín dụng, xác định rõ khách hàng mục tiêu, ngành hàng mục tiêu phù hợp địa bàn kinh tế mà chi nhánh đang hoạt động. Việc phân tích và định hướng cơ cấu danh mục tín dụng của từng chi nhánh cần đặt trong diễn biến tổng thể (tổng cung - tổng cầu) của nền kinh tế trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những RRTD xuất phát từ việc chuyển định hướng cho vay vào nhóm khách hàng và ngành hàng khi chưa được nghiên cứu kỹ cũng không nhỏ. Vì vậy, khi NHCT thực hiện việc đa dạng hoá các hoạt động tín dụng đối với khách hàng mới như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... cần phải được điều tra nghiên cứu kỹ những RRTD để có mức đầu tư tín dụng và quy trình tín dụng phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

- Các sản phẩm tín dụng khác nhau thể hiện các rủi ro khác nhau. Vì vậy, khi NHCT triển khai một sản phẩm mới về tín dụng thì việc xúc tiến nghiên cứu, xây dựng tiêu chí, qui trình cho từng sản phẩm cũng như nhắm tới nhóm (phân khúc) khách hàng nào đều phải được nghiên cứu thận trọng và thực hiện theo nguyên tắc chỉ những khách hàng có mức độ tin cậy về khả năng trả nợ cao nhất mới đủ điều kiện để được cấp sản phẩm tín dụng có độ

Khóa luận tốt nghiệp

rủi ro cao, ví dụ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Với môi trường tín dụng hiện tại, NHCT chưa nên mạo hiểm tiến hành các hình thức cho vay có rủi ro cao.

- Để hạn chế RRTD xảy ra xuất phát từ tác động của rủi ro thanh toán gắn với các công cụ tài chính khác nhau như trường hợp NHCT phải thực hiện một cách không có chủ ý, một khoản cho vay ngắn hạn bắt buộc đối với phía đối tác để thanh toán L/C, NHCT nên quản lý phân cấp uỷ quyền cho các đơn vị trong hoạt động này ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng quản lý, xử lý nghiệp vụ của phòng thực hiện, qui trình nội bộ này cần được chuyên nghiệp hoá, quản lý đến từng khách hàng hay có nhu cầu để cấp hạn mức trong thời gian làm việc nhất định.

- NHCT nên sớm tăng cường cán bộ có trình độ về nghiệp vụ cho bộ phận quản lý RRTD độc lập để có thể thường xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trường, trong từng ngành, từng vị trí địa lý, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn, từ đó đảm bảo duy trì một danh mục tín dụng đa dạng hoá, nhằm hạn chế rủi ro tập trung trong danh mục tín dụng.

3.1.1.4. Xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng

•NHCT nên sớm xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách và quy trình liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, giám sát và kiểm soát RRTD

Các chính sách và quy trình tín dụng cần phải được lập một cách rõ ràng, thống nhất với các thông lệ, phù hợp với các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của NHTMCP Công thương Việt Nam, đồng thời phải phù hợp với mức độ phức tạp các hoạt động của NHCT. Các chính sách và quy trình tín dụng của NHCT nhằm đạt được những mục tiêu sau:

+ Duy trì các chuẩn mực cấp tín dụng an toàn; + Giám sát và kiểm soát RRTD;

Khóa luận tốt nghiệp

+ Đánh giá đúng những cơ hội kinh doanh mới; + Phát hiện và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

•Các chính sách và quy trình tín dụng của NHCT cần phải mô tả được những nhân tố dưới đây có liên quan đến việc quản lý RRTD:

+ Giá trị, thời hạn và mục đích của khoản tín dụng và nguồn trả nợ; + Tính trung thực và uy tín của khách hàng vay;

+ Đặc tính rủi ro hiện tại khách hàng vay và sự nhạy cảm với những biến chuyển trong nền kinh tế và trên thị trường;

+ Lịch sử hoàn trả nợ vay của khách hàng vay và khả năng hoàn trả hiện tại, dựa trên xu hướng tài chính quá khứ và dự báo lưu chuyển tiền tệ;

+ Phân tích tương lai về khả năng hoàn trả nợ vay theo các tình huống khác nhau;

+ Năng lực pháp lý của người vay để thực hiện các nghĩa vụ tài chính; + Các điều khoản đề nghị của khoản tín dụng, bao gồm cả các điều khoản ràng buộc tín dụng được tạo lập để hạn chế các thay đổi về các rủi ro trong tương lai của người đi vay;

+ Tính phù hợp, tính đầy đủ và khả năng thực thi trước pháp luật của các khoản thế chấp, bảo lãnh trong từng tình huống khác nhau.

Những tài liệu cụ thể cán bộ tín dụng cần thu thập để thực hiện những yêu cầu trên được tổng hợp dưới hình thức một danh mục kiểm tra.

•NHCT nên có qui trình về tiếp nhận thông tin và thẩm định đầy đủ mọi thông tin để có cơ sở ra quyết định tín dụng cấp tín dụng hay không cấp tín dụng. Trong qui trình này phải thể hiện được các bước sau:

+ Khảo sát thực địa đối với khách hàng tiềm năng

Mọi thông tin thu được từ các chuyến thăm khách hàng cần được ghi lại trong một bản báo cáo theo mẫu chuẩn. Trường hợp khách hàng tiềm năng đề nghị món vay lớn từ trên 01 tỷ đồng, NHCT nên qui định nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên cùng đi thực địa.

Khóa luận tốt nghiệp

+ Phân tích nguồn trả nợ

Việc phân tích nguồn trả nợ vay sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại hình tín dụng. Đối với các khoản vay dài hạn, khả năng sinh lợi dài hạn của đơn vị vay quan trọng hơn, bởi vì tiền thu được từ hoạt động đầu tư thường là nguồn để trả nợ vay. Đối với các khoản vay ngắn hạn, các phân tích chi tiết về chu kỳ kinh doanh, hay chu kỳ tài sản - hàng tồn kho chuyển thành khoản phải thu và sau đó chuyển thành tiền - là cần thiết để xác định khả năng những hạng mục cụ thể trong bảng tổng kết tài sản có thể chuyển hoá thành tiền để hoàn trả nợ vay.

+ Cấu trúc của khoản tín dụng

Cán bộ tín dụng cần phải xác định các điều khoản vay mà NHCT yêu cầu, như: lãi suất, thế chấp, bảo lãnh và các ràng buộc của hợp đồng tín dụng tương xứng với rủi ro của khoản tín dụng. Cấu trúc của khoản vay cần được kết nối trực tiếp đến nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ dự tính. Thời hạn cho vay đối với khoản tín dụng rất phải chú ý thời gian hoạt động còn lại của giấy phép đối với pháp nhân, bảo đảm thu hồi nợ hoặc khởi kiện kịp thời trước khi hợp đồng bị vô hiệu.

•Chính sách về phê duyệt cho vay - các cấp phê duyệt tín dụng

Phân cấp uỷ quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh của NHCT cần phải được tiến hành trên các tiêu chuẩn sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đánh giá xếp hạng cho điểm về qui mô tín dụng, chất lượng tín dụng trong những năm qua đối với các bộ phận cũng như cán bộ tín dụng;

+ Đặc điểm khách hàng/ngành hàng cho vay cũng như bảo lãnh;

+ Năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác của cán bộ phê duyệt hoặc phụ trách tín dụng;

+ Tính chất rủi ro của sản phẩm tín dụng mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng theo trình tự nguyên tắc: sản phẩm tín dụng có rủi ro thấp thì mức uỷ quyền có thể cao hơn; sản phẩm tín dụng có rủi ro cao thì mức uỷ quyền thấp;

Khóa luận tốt nghiệp

+ NHCT nên sớm hoàn thiện và áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng trong sổ tay tín dụng để hỗ trợ khi các đơn xin vay không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ bị loại bỏ ngay từ vòng đầu tiên. Các đơn xin vay bị từ chối cũng phải được ghi chép, thống kê để phục vụ cho đánh giá về hoạt động quản trị RRTD.

Ban hành quy trình xây dựng và quản lý hạn mức tín dụng - giới hạn cho vay cho một khách hàng, cho một nhóm khách hàng và cho toàn bộ danh mục cho vay

Để quản trị RRTD có hiệu quả, NHCT cần xây dựng một quy trình về quản lý các hạn mức tín dụng: cho vay một khách hàng; cho vay một nhóm khách hàng liên quan; hạn mức cho khoản mục chính trong danh mục cho vay.

+ Hạn mức tín dụng cho một khách hàng được thiết lập căn cứ vào chỉ tiêu bình quân ngành, đề xuất mức bình quân chung về tỷ lệ nợ vay với vốn chủ sở hữu của khách hàng cần tiến tới là 1/1(hay tỷ lệ 50%-50%). Dư nợ cho vay của NHCT chỉ bổ sung cùng nợ vay khác hình thành nên tài sản của khách hàng khi giới hạn vay nợ của khách hàng vẫn còn và đáp ứng đủ điều kiện tín dụng của NHCT.

+ Các giới hạn cần bao gồm toàn bộ các rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể đối với toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, như tín dụng, tài trợ thương mại (ngoài bảng tổng kết tài sản), và các hoạt động giao dịch khác liên quan đến RRTD.

+ Hạn mức cho vay theo ngành/lĩnh vực kinh tế, theo khu vực địa lý NHCT nên sớm xây dựng và kiểm soát.

+ Giới hạn đối với từng nhóm khách hàng vay có quan hệ với nhau cần được tạo lập song song với giới hạn cho vay cho từng khách hàng đơn lẻ.

+ NHCT sử dụng bài toán tối ưu trong việc thiết lập ra cơ cấu các giới hạn tín dụng áp dụng cho sự phối hợp trong danh mục tín dụng được xác định

Khóa luận tốt nghiệp

dựa vào chiến lược tín dụng của NHCT và danh mục mục tiêu được phê duyệt trong chiến lược tín dụng đó. Ví dụ bài toán về cơ cấu cho vay 3 nhóm khách hàng: Khách hàng lớn 35% - Khách hàng vừa và nhỏ 35% - Khách hàng cá nhân là 30% sẽ được thống kê cập nhật theo 2 biến mức sinh lời và rủi ro, trên cơ sở lợi nhuận cần đạt và rủi ro chấp nhận, để định ra cơ cấu danh mục cho 3 nhóm khách hàng này và định giá lãi suất cho vay có thể bù đắp RRTD.

+ Rủi ro thực tế đối với các giới hạn cần được giám sát, thống kê cụ thể ở cấp độ từng đơn vị vay riêng lẻ, từng nhóm đơn vị vay có quan hệ với nhau và từng danh mục tín dụng.

•Về tài sản bảo đảm và bảo lãnh

- Tài sản bảo đảm phải là tài sản hữu hình mà NHCT có khả năng, có quyền kiểm soát.

- Tài sản bảo đảm không thể được coi là yếu tố quyết định trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Cần có chính sách quản trị tốt về tài sản bảo đảm và được cập nhật 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần (tuỳ theo đặc điểm, tính chất tài sản) khi xem xét tài sản bảo đảm:

+ Danh sách những loại tài sản bảo đảm được chấp nhận;

+ Tỷ lệ tối đa giữa giá trị cho vay trên tổng giá trị của tài sản bảo đảm; + Phương pháp đánh giá các tài sản bảo đảm;

+ Các thủ tục để đảm bảo rằng các tài sản bảo đảm không bị ràng buộc bởi các giao dịch dân sự khác;

+ Việc thực hiện đăng ký tài sản bảo đảm được thực hiện đúng yêu cầu của Nhà nước;

+ Các tài liệu liên quan đến tài sản bảo đảm và bảo lãnh được cất giữ an

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chí nhánh Hà Tĩnh (Trang 77)