• Theo giới tính.
Bảng 4.1 Số lao động phân theo giới tính qua các năm.
Năm 2010 2011 2012
Người Tỷ lệ(%) Người Tỷ lệ(%) Người Tỷ lệ(%)
Tổng LĐ 50 100 55 100 62 100
Nữ 41 82 43 78,2 45 72,6
Nam 9 18 12 21,8 17 27,4
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng cán bộ của Phòng Tổ Chức Hành Chính)
Có hay không phụ nữ làm việc giỏi hơn nam giới? Điều này thể hiện ở tỷ lệ nữ qua các năm đều lớn hơn nam giới. Năm 2010 tỷ lệ nữ là 82%; năm 2011 là 78,2%; năm 2012 là 72,6%. Tỷ lệ nam trong các năm 2010 là 18%; năm 2011 là 21,8%; năm 2012 là 27,4%. Tại chi nhánh sự phân bố không đều giữa nam và nữ, lao động trong chi nhánh chiếm đa số là nữ giới, nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nam hơn 2 lần, chủ yếu làm công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự giao tiếp mềm mỏng, thích ứng với công việc tiếp tân, hành chính tổ chức…Nam giới thích hợp với công việc cần sức khỏe như đi lại, đi công tác.
Không có sự khác biệt nào giữa nam và nữ nói chung, năng lực lãnh đạo, năng lực trong hoạt động xã hội, năng lực học tập. Điều này cũng phù hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ của nghành ngân hang nói chung và của chi nhánh nói riêng. Những thay đổi tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây cho thấy rằng nữ giới có vai trò lớn trong việc tăng năng suất lao động.
• Theo độ tuổi.
Bảng 4.2: Số lao động phân theo độ tuổi qua các năm.
Năm Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi
SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)
2010 11 22 22 44 17 34
2011 13 23,6 24 43,6 18 32,8
2012 17 27,4 23 37,1 22 35,5
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động ở độ tuổi từ 31-45 chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm: năm 2010 là 44%; năm 2011 là 43,6%; năm 2012 là 37,1%. Sau đó là lao động trên 45 tuổi cũng chiếm tỷ lệ lớn năm 2010 là 34%; năm 2011 là 32,8%; năm 2012 là 35,5%. Còn lại là lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2010 là 22%; năm 2011 là 23,6%; năm 2012 là 27,4%.
Nhìn chung với đội ngũ lao động trẻ, ở độ tuổi trung bình là chủ yếu. Đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm, có khả năng tư duy, năng động, nhiệt tình trong công việc và dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Với đội ngũ cán bộ nhân viên hết sức tin cậy này có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ và kế hoạch mà chi nhánh đã đề ra.
• Theo trình độ học vấn.
Bảng 4.3: Số lao động phân theo trình độ học vấn.
Năm Trên đại học Đại học Cao đẳng và trung học
SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 2010 7 14,0 34 68,0 9 18,0 2011 9 16,3 36 65,5 10 18,2 2012 11 17,7 41 66,1 10 16,2
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng cán bộ từ Phòng Tổ Chức Hành Chính năm 2010-2012)
Trong điều kiện đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường, để mau chóng hòa nhập trong cộng đồng kinh tế, nắm bắt kịp thời các tiến bộ khoa học trên thế giới. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao chính là nhân tố thúc đẩy cho sự hoạt động kinh doanh của đất nước nói chung và của Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Kiến An nói riêng. Với một nghành kinh doanh tiền tệ thì không để những người kém hiểu biết, thiếu kinh nghiệm tham gia các hoạt động của Ngân hàng vì đây là lĩnh vực then chốt đối với sự phát triển của đất nước
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học qua các năm chiếm tỷ lệ cao, năm 2010 là 68%, năm 2011 là 65,5%, năm 2012 là 66,1%. Ngoài ra chi nhánh còn có lao động có trình độ trên đại học có xu hướng tăng tuy nhiên còn chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2012 là 17,7%. Bên cạnh đó còn có lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp. Nhìn chung lao động của chi nhánh có trình độ học vấn tương đối cao.