Môi trường luật pháp

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Kiến An (Trang 48 - 49)

Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội.

Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các ngân hàng tham gia cạnh tranh có hiệu quả.

Mặc dù những khó khăn của kinh tế thế giới năm 2011 đã được lường trước, nhưng những biến động trong năm vẫn nằm ngoài dự đoán. Giá vàng giao động với biên độ mạnh chưa từng có và liên tiếp lập các đỉnh lịch sử; khủng hoảng nợ của Hy lạp lan rộng sang các nước Châu Âu, giá nguyên vật liệu (NVL) leo thang, đặc biệt là giá dầu… Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 9/2011 của Ngân hàng thế giới, trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 giảm sút, thì giá dầu tăng khoảng 30,6%, giá NVL phi dầu tăng 21,2%. Giá tiêu dùng cũng tăng cao, ở các nước phát triển khoảng 2,6%, các nước đang phát triển khoảng 7,5% (so với các mức tương ứng 1,6% và 6,1% năm 2010).

Trong nước, đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô là một thách thức lớn nhất. Ngoài tác động của biến động kinh tế thế giới, những khó khăn trong nước còn xuất phát từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Giá vàng trong nước luôn vượt xa so với giá vàng thế giới. Giá cả tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 và 11/2010 lần lượt là 1,9% , 2% và vượt lên trên 2% vào các tháng 2, 3/2011.

Trong bối cảnh như vậy, chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt đã được áp dụng kể từ ngày 5/11/2010 và được tăng cường với Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011. Có thể nói, CSTT thắt chặt với các giải pháp hành chính hỗ trợ là một lựa chọn hợp lý trước các bất ổn gia tăng trong nền kinh tế.

Tính chung cả năm, tổng phương tiện thanh toán (PTTT) dự kiến tăng 10%; Tăng trưởng tín dụng khoảng 12-13%, trong đó tín dụng sản xuất kinh doanh tăng 15%, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 24%, có thời điểm hơn 30%; Tín dụng xuất khẩu tăng 58%; ngược lại tín dụng chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh.

Lạm phát, do vậy đã được kiềm chế. Kể từ tháng 8, CPI đã xuống dưới 1%/tháng. Các áp lực tỷ giá đã hạ nhiệt. Khoảng cách tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức thu hẹp, có thời điểm tỷ giá thị trường tự do thấp hơn tỷ giá chính thức. Giá vàng trong nước cũng đã được kéo xuống gần với giá vàng thế giới hơn và đã có thời điểm giá vàng trong nước xuống thấp hơn gía vàng thế giới qui đổi.

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Kiến An (Trang 48 - 49)