Mục tiêu của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Kiến An (Trang 53 - 57)

Với mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng đa năng, đa tiện ích Ngân hàng TMCP Công Thương VN ( Vietinbank) nói chung và chi nhanh Kiến An nói riêng tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ, cải tiến thủ tục giao dịch trong đó đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp cận toàn diện hoạt động ngân hàng hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nền kinh tế.

Trên con đường phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng mạnh trong khu vực, trong năm mới 2013, VietinBank sẽ tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hóa, hiện

đại hóa, chuẩn hóa các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng và đặc biệt là coi trọng yếu tố con người. Đồng thời, VietinBank cũng tiếp tục triển khai và từng bước hoàn thiện tổ chức Tập đoàn tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hoạt động theo mô hình Tập đoàn Tài chính ngân hàng; Thực hiện việc chào bán ra công chúng và chia cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư cùng một đợt tăng vốn điều lệ; IPO quốc tế và niêm yết quốc tế vào thời điểm thích hợp. VietinBank cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội tại khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.

6.3. Thu hoạch của cá nhân

Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Kiến An, cùng với sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong ngân hàng, em đã tổng hợp được một số hiểu biết của mình về các hoạt động của ngân hàng. Đồng thời giúp em hiểu sâu hơn và vận dụng những kiến thức về chuyên ngành tài chính – ngân hàng mà em đã được học và qua đó em cũng rút ra được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm sau:

Trước hết, từ thực tế em nhận thấy ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Kiến An là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, hạch toán độc lập. Là doanh nghiêp làm trung gian xúc tác cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng vốn cho sản xuất, trung gian thanh toán, bảo lãnh thanh toán,... Do đó tiêu chí hàng đầu của Ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp khác là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có lãi. Đó là mục tiêu sống còn của Ngân hàng nếu còn muốn tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường nước ta hiện nay đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các NHTM. Nhất là khi Việt Nam chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.

Thứ hai, theo em để kinh doanh có hiệu quả và có lãi thì việc quản lý tốt công tác huy động, cho vay, tiết kiệm chi phí là việc vô cùng quan trọng. Sau đây là một số bài học em rút ra được từ các hoạt động đó:

Trong công tác huy động vốn

Ngân hàng không phải lúc nào cũng huy động vốn ồ ạt mà phải xác định được lượng cầu trung bình hàng năm của thị trường để từ đó tính toán khối lượng cung tương ứng cho thị trường thông qua việc phân tích báo cáo tổng kết hàng năm. Tránh tình trạng cung lớn hơn cầu sẽ làm giảm chất lượng tín dụng và uy tín của Chi nhánh. Không những thế khi cung lớn hơn cầu Ngân hàng sẽ phải bỏ tiền túi của mình ra để trả lãi cho số tiền mà huy động.

Trong công tác cho vay

Các khâu trong quá trình cho vay phải được cán bộ tín dụng triển khai một cách cẩn trọng trước khi làm báo cáo trình Giám Đốc để quyết định cho vay hay không. Đối với các doanh nghiệp lần đầu có quan hệ tín dụng với Chi nhánh thì công việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là vô cùng quan trọng. Làm tốt công việc đó sẽ giảm thiểu được tỉ lệ nợ xấu ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời xác định khác hàng mục tiêu để cung cấp dịch vụ của mình được tốt hơn.

Trong công tác quản lý tiết kiệm chi phí kinh doanh

Theo em khâu này rất quan trọng bởi vì chi phí kinh doanh sẽ là nhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu, giá thành dịch vụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi phí ở tất cả các khâu quá cao sẽ dẫn đến lãi suất của Ngân hàng mình cao hơn các Ngân hàng khác khi đó khách hàng sẽ tìm tới địa chỉ khác có mức lãi suất hợp lý hơn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thị phần của Ngân hàng trong khu vực dẫn tới kinh doanh không hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp.

Trong công tác cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngoài mục tiêu là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi thì mục tiêu chú trọng phát triển khách hàng là rất quan trọng bởi khách hàng là nhân tố quyết định cho sự sống còn của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh không riêng gì ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Kiến An. Trong số đó định hướng phát triển, đặt mối quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bước đi đúng đắn vì thực tế đã chứng minh.

KẾT LUẬN

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu làm cho tình hình hoạt động của các ngân hàng trở nên rất khó khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp cần vay vốn lại khó có thể tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng. Tình hình kinh tế kết hợp với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khiến các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất để huy động vốn. Đứng trước bối cảnh khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng, chi nhánh đã rất nỗ lực, phấn đấu vừa giữ được nguồn vốn, vừa tăng trưởng được tín dụng và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Kiến An luôn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của thống đốc NHNN và tổng giám đốc NHNN Việt nam “ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển”. Bằng những giải pháp tích cực trong hoạt động tín dụng, Vietinbank Kiến An đã tạo thế “ổn định”, đầu tư tín dụng “an toàn” có “hiệu quả” tạo tiền đề “phát triển” góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước.

Em xin chân thành cảm ơn T.S Đàm Quang Vinh và cán bộ nhân viên chi nhánh Vietinbank Kiến An đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này để từ đó định hướng cho việc viết chuyên đề thực tập sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Huy Hoàng chủ biên (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

3. TS. Nguyễn Đăng Dờn, TS.Hoàng Đức, TS. Trần Huy Hoàng, ThS. Trầm Xuân Hương (2000), Tiền tệ - Ngân hàng II, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản Tài chính.

5. Frederic S.Mishkin(1995), Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuât bản tài chính, Hà Nội

6. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Kiến An ,báo cáo thường niên 2010-2012

7. Trí An(2012), “Lạm phát năm 2012 sau niềm vui là nỗi lo”,Tài liệu tham khảo 8. Các văn bản pháp luật: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… liên quan đến tổ chức tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành.

9. Các website và các phương tiện thông tin khác:

http://www.sbv.gov.vn http://www.vneconomy.com.vn http://www.gso.gov.vn http://www.vnexpress.net http://www.vietinbank.vn http://www.cafef.vn

Một phần của tài liệu Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Kiến An (Trang 53 - 57)