Nghiên cứu “Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em” đặt ra các câu hỏi: nhóm trẻ em đường phố nhận thức như thế nào về các ngu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Khoa xã hội học
Lấ THỊ LINH CHI
Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi
xõm hại tỡnh dục trẻ em
(Qua khảo sỏt tại Huế và Hà Nội)
luận văn thạc sỹ Chuyên ngành xã hội học Mã số: 60 31 30
GIÁO VIấN HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Quý Thanh
Hà nội, 2007
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
2.1 Mục đích nghiên cứu 7
2.2 Mục tiêu nghiên cứu 7
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Khách thể nghiên cứu 7
3.3 Phạm vi nghiên cứu 8
4 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 8
4.1 Giả thuyết nghiên cứu 8
4.2 Khung lý thuyết 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 13
6.1 Ý nghĩa lý luận 13
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 13
7 Thiết kế nghiên cứu 14
7.1 Qu¸ trình tiếp cận đối tượng 14
7.2 Những khó khăn và giới hạn của nghiên cứu 15
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18
1 Lý thuyết tiếp cận 18
1.1 Lý thuyết xã hội hoá 18
1.2 Lý thuyết học hỏi x· héi 20
2 Tổng quan nghiên cứu 21
3 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 31
3.1 Trẻ em đường phố 31
3.2 Hành vi xâm hại tình dục trẻ em 34
CHƯƠNG II TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ VÀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI 36
TÌNH DỤC TRẺ EM 36
I MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 36
1 Lứa tuổi 36
2 Nơi ở hiện tại 36
3 Trình độ học vấn 38
4 Nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đường phố 40
II Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em đường phố trong mẫu nghiên cứu tại thành phố Huế và Hà Nội 42
1.Những hình thức XHTD trẻ em đường phố phổ biến 42
2 Xu hướng khác biệt về giới trong nguy cơ bị xâm hại tình dục 44
III Nhận thức và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục 50
1 Nhận thức của trẻ em đường phố đối với những hành vi và nguy cơ bị xâm hại 51
2 Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đường phố trước nguy cơ bị xâm hại 55
IV Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tình dục 58
1 Môi trường sống của trẻ em đường phố 58
2 Môi trường làm việc – Quá trình tiếp nhận thông tin ngoài xã hội 61
3 Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với trẻ em đường phố 66
Trang 34 Hiệu quả của các chương trình hành động phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
đường phố 69
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Khuyến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 4UB DSGTE Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em trên toàn thế giới nói chung trong đó có Việt Nam Lạm dụng tình dục trẻ em diễn ra ở tất cả mọi vùng miền nhưng phổ biến hơn tại các thành phố lớn – những nơi đang ngày ngày phải đối mặt với những thay đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá và xã hội
Trẻ em đường phố có mặt trên khắp thế giới đặc biệt là những nước thuộc thế giới thứ 3 Chúng là nạn nhân của sự rạn nứt các mối quan hệ gia đình và xã hội, là những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất, dễ bị bóc lột dưới nhiều hình thức
Có thể nói, trẻ em đường phố là nhóm trẻ em có nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao nhất đặc biệt là nhóm trẻ em gái
Trẻ em đường phố chiếm một bộ phận không nhỏ trên tổng số trẻ em Việt Nam Theo ước tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện nay Việt Nam có khoảng 13.000 trẻ em sống lang thang đường phố Trẻ em đường phố không chỉ bao gồm nhóm trẻ mồ côi, không nhà cửa, không gia đình mà còn bao gồm cả nhóm trẻ em di cư một mình và di cư cùng gia đình (chiếm khoảng 90%) Nhóm trẻ di cư này đến từ các vùng nông thôn nghèo thuộc các tỉnh như: Thanh Hoá, Hưng Yên, Hà Tây…lên các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm với hy vọng dành dụm gửi tiền về đỡ đần cho cha mẹ, gia đình hoặc với mong muốn rời bỏ gia đình tự mình kiếm sống để có cuộc sống tốt hơn Hầu hết trẻ em đường phố đều có trình độ văn hoá thấp Trẻ em đường phố kiếm sống bằng các công việc như bán báo, đánh giầy, nhặt rác, bán vé số, ăn xin….Chúng phải sống và lao động trên đường phố hoặc sống tạm bợ cùng với gia đình trong các khu nhà ổ chuột với giá 2000 đồng cho một chỗ ngủ trong một đêm Trẻ em đường phố phải đối mặt với những nguy hiểm mỗi ngày với nhận thức non nớt, với những cuộc vật lộn, mưu sinh trên đường phố, với sự
Trang 6bóc lột, ngược đãi từ người lớn, thậm chí từ những đứa trẻ đường phố khác, khi phải tiếp xúc với đủ loại người và tiếp nhận đủ các loại văn hoá không chọn lọc Thậm chí mối nguy hiểm có thể đến ngay cả khi chúng đã trở về các khu trọ rẻ tiền, các khu nhà ổ chuột,
Lạm dụng tình dục trẻ em vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em Trẻ em đã từng bị xâm hại tình dục gặp rất nhiều khó khăn trong việc hồi phục do những tổn thương về tâm lý, tình cảm và thể chất gây nên Không ít trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục đã rơi vào con đường mại dâm
Các nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đường phố đã được tiến hành thường là các nghiên cứu thực trạng Trong khi đó, còn rất nhiều khía cạnh của vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em lang thang đường phố như : động cơ hành vi của thủ phạm, nghiên cứu tác động của các cơ chế hỗ trợ và bảo vệ trẻ
em lang thang, về những vấn nạn mới nảy sinh như du lịch tình dục trẻ em
Nghiên cứu “Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy
cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em” đặt ra các câu hỏi: nhóm trẻ em đường
phố nhận thức như thế nào về các nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục? Sự nhận thức ấy có mối liên hệ như thế nào tới thái độ và hành vi tìm kiếm sự giúp
đỡ của các em trước những tình huống bị xâm hại? Nghiên cứu này mong muốn cung cấp cái nhìn sâu hơn cho các nhà quản lý, các cơ quan chức năng chuyên trách vấn đề trẻ em đường phố tại hai địa bàn nghiên cứu từ đó có thể xây dựng hoặc điều chỉnh các chương trình, chính sách, hoạt động phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đường phố Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng hướng tới việc đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị tập trung vào lĩnh vực phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đường phố với
hy vọng những đề xuất, kiến nghị này sẽ là những gợi ý tốt cho các nhà hoạch định chính sách
Trang 72 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi cuả trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi mong muốn sẽ
đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đường phố
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hình thức xâm hại tình dục mà trẻ em đường phố đang phải đối mặt
- So sánh nguy cơ và hình thức xâm hại tình dục giữa trẻ em trai và trẻ em gái lang thang đường phố
- Tìm hiểu nhận thức của trẻ em đường phố đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em
- Tìm hiểu hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đường phố sau khi bị xâm hại tình dục và nguyên nhân của hành vi này
- Tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em đường phố dựa trên việc phân tích các kết quả nghiên cứu thu thập được
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi lạm dụng tình dục trẻ em
3.2 Khách thể nghiên cứu
Trang 8- Trẻ em đường phố dưới 18 tuổi tại hai thành phố: Huế và Hà Nội
- Các cán bộ thuộc các ngành chức năng có liên quan: chính quyền địa phương, công an, toà án, y tế, UB DSGĐTE cấp Quận/thành phố và cấp phường
và sự phát triển về du lịch và dịch vụ, Huế cũng mang trong mình những biến đổi về lối sống và các giá trị truyền thống
+ Thành phố Hà Nội: là trung tâm của cả nước, nơi tốc độ biến đổi xã hội diễn
ra nhanh và mạnh mẽ từ sau thời kỳ đổi mới đến nay
Tại thành phố Huế, chúng tôi lựa chọn phường Phú Hậu và tại thành phố Hà Nội chúng tôi lựa chọn phường Phúc Xá, Quận Ba Đình để thực hiện các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng Phường Phúc Xá và phường Phú Hậu là 2 phường tập trung nhiều trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố
Các địa bàn nghiên cứu đều được lựa chọn dựa trên sự thảo luận với các cán bộ UBDSGĐTE của 2 thành phố sau khi cân nhắc các đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn và những đặc điểm của nhóm trẻ em đường phố tại địa bàn nghiên cứu phù hợp với những tiêu chí lựa chọn mẫu ban đầu
4 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
4.1 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 9- Trẻ em đường phố không nhận thức đầy đủ về hành vi và những nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em
- Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tình dục phụ thuộc vào nhận thức của trẻ về những hành
vi xâm hại tình dục trẻ em đường phố
- Trẻ em đường phố có xu hướng không tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ sau khi bị xâm hại tình dục
Trang 10Nhận thức đ-ợc xem xét là yếu tố ảnh h-ởng trực tiếp đến hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đ-ờng phố tr-ớc những nguy cơ bị XHTD
Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội
- Những trải nghiệm về hành
vi XHTD
Nhận thức của TEĐP về nguy cơ và
hành vi XHTDTE
Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của TEĐP
đối với các tình huống XHTDTE
- Các chương trình truyền thông
PCXHTDTEDP
Trang 115 Phương phỏp nghiờn cứu
Phương phỏp phõn tớch tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu sử dụng thông tin, số liệu từ các báo cáo tỡnh hỡnh kinh tế - xã hội, bỏo cỏo về tỡnh hỡnh trẻ em lang thang của của cỏc địa bàn khảo sỏt, cỏc nghiờn cứu có liên quan của cỏc tỏc giả đó được thực hiện, một số bài viết trên các báo viết, website trong và ngoài n-ớc, các văn bản pháp luật có liên quan nh-: Công -ớc quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, chương trình hành động vì trẻ em…
Nghiên cứu sử dụng một số số liệu định l-ợng và định tính của cuộc nghiên cứu về “Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em tại thành phố Huế và Hà Nội” được thực hiện năm 2006 bởi Viện Sức khoẻ Sinh sản và Gia đình.1
Các thông tin định tính và định l-ợng đ-ợc thu thập trong cuộc nghiên cứu này bằng một số ph-ơng pháp sau:
Phương phỏp thu thập thụng tin định lượng
Phương phỏp thu thập thụng tin bằng bảng hỏi đối với 200 trẻ em đường phố là những trẻ em kiếm sống trên đ-ờng phố, d-ới 18 tuổi và đang sống cùng gia đình tại 2 thành phố (100 em/1 thành phố) nhằm mục đớch tỡm hiểu nhận thức và thỏi độ của trẻ đối với những hành vi và nguy cơ xõm hại tỡnh dục trẻ
em
Bảng hỏi cũng đ-ợc sử dụng với mục đích chọn lọc ra một số em đó từng trải qua một trong cỏc cấp độ của hành vi xõm hại tỡnh dục để thực hiện cỏc cuộc phỏng vấn sõu
Phương phỏp phỏng vấn bỏn cấu trỳc và thảo luận nhúm tập trung
1 Cỏc số liệu định tớnh và định lượng của cuộc nghiờn cứu “Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em tại thành phố Huế và Hà Nội” (2006) sử dụng trong luận văn này đó được sự đồng ý của Viện Sức khoẻ sinh sản và gia đỡnh.
Trang 12Tại mỗi thành phố, các cuộc thảo luận nhúm tập trung đ-ợc thực hiện với nhóm trẻ em đ-ờng phố nam, trẻ em đ-ờng phố nữ và lãnh đạo cấp Quận, ph-ờng nơi tập trung nhiều trẻ em đ-ờng phố sinh sống hoặc làm việc
20 cuộc phỏng vấn sõu đó được thực hiện tại hai thành phố (10 phỏng vấn sõu/1 thành phố) với trẻ em đường phố: gồm những trẻ em đó từng bị xõm hại tỡnh dục
Những trẻ em này được lựa chọn từ sự giới thiệu của cỏn bộ đội công tác xã hội, cỏn bộ UBDSGĐTE, cán bộ mái ấm 19-5 và từ cỏc bảng phỏng vấn
Phỏng vấn sõu cũng được thực hiện với 10 đại diện UBND, y tế, cụng an, cỏn bộ UBDSGĐTE, cỏn bộ CTXH tại phường Phỳ Hậu – thành phố Huế và phường Phỳc Xỏ - Quận Ba Đỡnh, Hà Nội
Phương phỏp quan sỏt
Phương phỏp quan sỏt được sử dụng trong quỏ trỡnh thực hiện cỏc phỏng vấn sõu và thảo luận nhúm cũng như điều tra thu thập thụng tin định lượng tại địa bàn nghiờn cứu tỏ ra rất hữu ớch
Đặc biệt một số quan sỏt không tham dự đối với hành vi giao tiếp của cỏc
em đối với khỏch hàng và phản ứng của trẻ em đưũng phố trước những tỡnh huống, hành vi quấy rối tỡnh dục của khỏch hàng đã đ-ợc tiến hành tại địa bàn làm việc của các em Cỏc quan sỏt này khụng sử dụng bảng kiểm Để tiến hành các quan sỏt này, nhóm nghiên cứu đó trực tiếp đến cỏc địa bàn tập trung nhiều
Trang 13trẻ em đường phố làm việc Tại đõy, qua quan sỏt, chỳng tụi nhận thấy cú sự khỏc biệt liờn quan đến yếu tố giới giữa nhúm trẻ em nam và trẻ em nữ trong hành vi và thỏi độ giao tiếp của cỏc em với khỏch hàng Kết hợp quan sỏt và phỏng vấn trực tiếp trẻ em đường phố, chỳng tụi còn phần nào tỡm hiểu và phõn tớch được những ý nghĩa sõu xa của những hành vi giao tiếp và sự chấp nhận của cỏc em trước những tỡnh huống, hành vi quấy rối tỡnh dục của khỏch hàng
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành quan sát tham dự trong một số các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt ngoại khoá của nhóm trẻ em đ-ờng phố tại máI
ấm 19-5 và lớp học tình th-ơng An Cựu để tìm hiểu về mức độ cung cấp thông tin, kiến thức xã hội nói chung và về vấn đề XHTD TEĐP nói riêng Các quan sát tham dự tại các buổi sinh hoạt ngoại khoá này cũng góp phần giúp chúng tôi nhìn nhận đ-ợc thực trạng cũng nh- hiệu quả hoạt động của một trong các chính sách/ch-ơng trình phòng chống XHTD TEĐP đã và đang đ-ợc thực hiện – một trong các yếu tố đ-ợc xem xét là có ảnh h-ởng tác động đến yếu tố nhận thức của TEĐP về vấn đề XHTDTE
6 í nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 í nghĩa lý luận
Nghiờn cứu này gúp phần làm sỏng tỏ cỏch tiếp cận quyền trong cỏc nghiờn cứu đặc biệt là cỏc nghiờn cứu về trẻ em, đõy là một quan điểm tiếp cận mới ở Việt Nam Quan điểm tiếp cận dựa trờn quyền được sử dụng trong nghiờn cứu coi nhúm trẻ em đường phố cũng là một nhúm xó hội cú đầy đủ quyền con người, quyền trẻ em và bỡnh đẳng với cỏc nhúm xó hội khỏc
6.2 í nghĩa thực tiễn
Mục đớch quan trọng của nghiờn cứu được đặt ra là đề xuất cỏc giải phỏp phũng chống xõm hại tỡnh dục trẻ em đường phố trờn cơ sở phõn tớch cỏc kết quả nghiờn cứu thực tế, gúp phần bảo vệ quyền của cỏc em
Trang 147 Thiết kế nghiên cứu
7.1 Qu¸ trình tiếp cận đối tượng
Nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1, một số cuộc phỏng vấn thử đã được thực hiện tại phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, Hà Nội (5 bảng hỏi, 1 thảo luận nhóm đối với nhóm lãnh đạo và 1 thảo luận nhóm với nhóm trẻ
em đường phố) Các cuộc phỏng vấn được thực hiện ở giai đoạn 1 nhằm mục đích kiểm tra thử nội dung của các câu hỏi trong bảng phỏng vấn và các bản hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng như phương pháp/cách thức thực hiện phỏng vấn trên cơ sở đó có sự điều chỉnh về nội dung câu hỏi, từ ngữ
sử dụng trong bảng hỏi và rút kinh nghiệm cho công việc điều tra thực địa chính thức
Trong giai đoạn 2, tại thành phố Hà Nội, các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với trẻ em đường phố đang học tập tại mái ấm 19-5 của Quận Ba Đình thuộc phường Phúc Xá từ ngày 5 đến ngày 20 tháng 11 năm 2006 Đây là thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao APEC Trẻ em đường phố thuộc địa bàn phường Phúc Xá và Quận Ba Đình đều được thu gom về mái ấm Trong thời gian này, các em không được làm việc trên đường phố nên các cuộc phỏng vấn diễn ra tập trung tại 1 địa điểm và khá thuận lợi về mặt thời gian Tại thành phố Huế, chúng tôi đã lùa chän địa bàn thu thập thông tin ở một số tuyến đường, phố tập trung nhiều trẻ em đường phố như: Lê Lợi, Hàn Thuyên, Lê Thánh Tôn, Mai Thúc Loan Các cuộc phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc diễn ra trên đường phố, tại các quán cà phê, từ 7h sáng đến 10h tối là thời gian các em làm việc Các cuộc thảo luận nhóm với trẻ em đường phố được thực hiện tại lớp học tình thương phường An Cựu Trẻ em đường phố thường làm việc trên một phạm vi nhất định Nhưng để tránh trùng lặp đối tượng vì các em có thể di chuyển giữa các địa bàn thu thập thông tin, chóng t«i gặp nhau 3 lần cố định trong 1 ngày để thống kê số lượng và thông báo danh sách những đối tượng đã được hỏi
Trang 15Từ các cuộc phỏng vấn đã thực hiện ở giai đoạn 1, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc tiếp cận thu thập thông tin đối với nhóm trẻ em ở giai đoạn 2
Tạo dựng sự thân thiện bằng cách làm quen và bắt đầu câu chuyện với sự cởi mở và tinh thần chia sẻ với các em trước khi đặt ra những câu hỏi
Sử dụng và diễn đạt các câu hỏi bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, đặc biệt là chuyển thành các từ ngữ mà các em thường sử dụng
Không sử dụng cũng như quá phụ thuộc vào bảng phỏng vấn hay bảng hướng dẫn phỏng vấn trong quá trình thu thập thông tin Đối với nhiều trẻ
em rụt rè, e ngại không đồng ý phỏng vấn nghiên cứu viên đã thực hiện phỏng vấn như một cuộc nói chuyện thông thường với tư cách là khách hàng của các em cho đến khi các thông tin đã được thu thập đầy đủ Trí nhớ của nghiên cứu viên được sử dụng một cách tối đa để hồi tưởng và ghi lại vào phiếu hỏi sau mỗi cuộc phỏng vấn
7.2 Những khó khăn và giới hạn của nghiên cứu
Những cuộc phỏng vấn trẻ diễn ra vào ban ngày thường chỉ thực hiện trong thời gian ngắn vì đây là thời gian trẻ đang làm việc và trẻ em đường phố không quen ngồi yên một chỗ lâu Thậm chí có những cuộc phỏng vấn chưa thực hiện xong đã phải huỷ bỏ khi các em không muốn tiếp tục trả lời
Những thuật ngữ như “quan hệ tình dục”, “xâm hại tình dục” tỏ ra khó hiểu đối với các em hơn là những từ “lóng” ám chỉ hành động này mà trẻ thường sử dụng
Giống như nhiều cuộc nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng mang những hạn chế nhất định Theo nhận định của chúng tôi, số liệu khảo sát chưa phản ánh hết thực trạng “xâm hại tình dục” trẻ em đường phố Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến vấn đề này Thứ nhất, về phía khách thể nghiên cứu, hàng ngày,
trẻ em đường phố giao tiếp với rất nhiều người, nhưng sự tiếp xúc này khác với
Trang 16một cuộc phỏng vấn về vấn đề mang tính nhạy cảm như “xâm hại tình dục trẻ em” Trẻ em đường phố tỏ ra e ngại hoặc cố tình giấu diếm hoàn cảnh thực tế của bản thân khi được mời tham gia trả lời Hơn nữa, trong quan niệm của người Việt Nam thì đây là một vấn đề được coi là nhạy cảm nên cha mẹ các em hoặc bản thân các em thường có xu hướng giữ kín sự việc hoặc giải quyết sự việc trong yên lặng bằng cách thoả thuận với thủ phạm Đối với nhóm trẻ em, khi gặp phải những hành vi ở mức độ quấy rối tình dục thì các em do không nhận thức được đó là hành vi XHTD hoặc sợ bị đổ lỗi về mình hay do xấu
hổ…mà các em cũng thường có xu hướng giữ kín những câu chuyện này
Xuất phát từ những đặc trưng văn hóa, xã hội, thành phố Huế là một thành phố mà sự tồn tại và chi phối của các giá trị đạo đức truyền thống còn rất mạnh mẽ trong quan niệm và hành vi của các cá nhân Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em vẫn là một vấn đề nhạy cảm và chưa được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Bên cạnh đó, nhóm trẻ em đường phố trong không có những cơ hội được cung cấp những kiến thức về phòng chống XHTDTE như nhóm trẻ em đường phố tại Hà Nội khi tham gia vào các dự án và học tập tại Mái ấm 19-5 Chính vì vậy, mức độ cởi mở của nhóm trẻ em đường phố tại thành phố Huế trong việc cung cấp thông tin về những trải nghiệm bị xâm hại tình dục không cao bằng nhóm trẻ em đường phố tại Hà Nội
Thứ 2, về phía chủ quan, cụ thể là do việc sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng như địa điểm diễn ra các cuộc phỏng vấn là trên các đường phố nên không tránh khỏi những yếu tố gây nhiễu như: sự tò mò của những người xung quanh, bạn bè đi cùng các em, tiếng ồn…nên có thể các em không cung cấp những thông tin thật về vấn đề này
Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận với nhóm trẻ em đường phố sống cùng với cha mẹ, người thân, sống trong các mái ấm tình thương hoặc
có sự bảo hộ mà chưa tiếp cận với nhóm trẻ em đường phố là những em lang thang không nhà cửa, làm các công việc kiếm sống trên đường phố để tồn tại
Trang 17Để tiếp cận với nhóm này, cần phải thiết kế phương pháp cũng như bộ công cụ phù hợp
Mục đích nghiên cứu đặt ra ban đầu là nghiên cứu nhận thức của trẻ em đường phố nói chung Trong quá trình nghiên cứu, việc chọn mẫu ban đầu cũng như phân tích thông tin, số liệu cũng đi vào so sánh nhận thức cũng như hành vi giữa nhóm trẻ em gái và nhóm trẻ em trai đường phố Tuy nhiên, những phân tích về sự khác biệt giới trong báo cáo vẫn chưa được rõ ràng và nổi bật như mong muốn của tác giả
Nghiên cứu này chú trọng vào tìm hiểu việc trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục khi lang thang kiếm sống trên đường phố Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, qua quan sát điều kiện ăn ở, sinh hoạt của một số mô hình mái ấm, nhà mở và qua một số cuộc phỏng vấn đối với trẻ em đường phố đã từng hoặc đang sống tại đây, chúng tôi nhận thấy trẻ em đường phố không chỉ có nguy cơ
bị xâm hại tình dục khi kiếm sống trên đường phố mà còn có thể bị xâm hại tình dục trong những mái ấm tình thương, nhà mở bởi những đứa trẻ khác do thiếu hiểu biết về giới tính, tâm lý tò mò, bắt chước, do không được giáo dục, định hướng hành vi đúng đắn và do môi trường sống, sinh hoạt và tiếp xúc tập thể giữa trẻ em trai và trẻ em gái
Có thể nói, nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đường phố là một công việc không dễ dàng bởi có rất nhiều khía cạnh của vấn đề đang tồn tại
và nảy sinh theo xu hướng phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Hiểu rõ bản chất
và tầm mức của vấn đề là điều kiện tiên quyết để có được những hành động can thiệp hiệu quả Cho đến nay, những số liệu thống kê về trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục còn thiếu sự chính xác Nhiều thông tin về các nghiên cứu, các
dự án can thiệp dành cho trẻ em đường phố chưa được phổ biến, chia sẻ giữa các tổ chức xã hội với nhau Và còn rất nhiều hướng nghiên cứu mở ra đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đường phố
Trang 18CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Lý thuyết tiếp cận
1.1 Lý thuyết xã hội hoá
Fichter – nhà xã hội học người Mỹ cho rằng: “Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó” Quá trình xã hội hoá diễn ra trong các môi trường xã hội hoá, đó là nơi có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của các cá nhân nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội Môi trường xã hội hoá chính là vườn ươm của nhân cách đồng thời là ngả đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân Ba môi trường xã hội hoá cá nhân chính là: gia đình, nhà trường và xã hội2
Thông thường thì môi trường gia đình và nhà trường là hai môi trường có ảnh hưởng lớn nhất trong việc hình thành nhân cách của trẻ Tuy nhiên, với trẻ
em đường phố thì môi trường bên ngoài gia đình lại có tác động nhiều nhất bởi phần lớn thời gian trong ngày của các em là trên đường phố tiếp xúc với các thành phần xã hội khác nhau Bên cạnh đó, vì nhóm trẻ em đường phố trong mẫu nghiên cứu là nhóm trẻ vẫn đang sống cùng gia đình và tham gia học tập tại một số mô hình giáo dục như: lớp học tình thương, trường học chính quy, mái ấm tình thương…nên môi trường gia đình và nhà trường cũng có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình hình thành nhân cách và lối ứng xử của các
em
Lý thuyết xã hội hoá cá nhân cho phép chúng ta giải thích sự ảnh hưởng của những đặc điểm được coi là các tác nhân quan trọng trong môi trường xã hội hoá của trẻ em đường phố như hoàn cảnh gia đình, sự đa dạng của các thành phần xã hội trong các quan hệ giao tiếp trên đường phố, sự phức tạp của các
2 Ph¹m TÊt Dong, Lª Ngäc Hïng (§ång chñ biªn), X· héi häc, NXB §HQG Hµ Néi, 2001
Trang 19vấn đề xã hội diễn ra hàng ngày, cách tiếp nhận thông tin của trẻ em đường phố, những trải nghiệm đối với hành vi xâm hại tình dục…đến quá trình nhận thức, ứng xử và hành vi của trẻ em đường phố nói chung và đặc biệt là đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Một phần quan trọng trong hệ thống các lý thuyết xã hội hoá cá nhân có thể vận dụng để lý giải cho sự khác biệt trong nguy cơ bị xâm hại tình dục, trong hành vi ứng xử và nhận thức về nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ
em giữa trẻ em đường phố nam và trẻ em đường phố nữ đó là lý thuyết xã hội hoá giới Luận điểm quan trọng nhất trong lý thuyết xã hội hoá giới là: Trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi sinh ra đã được đối xử khác nhau và được đặt trong những môi trường giáo dục khác nhau được trao cho những cơ hội phát triển khác nhau nên những nhu cầu, mong muốn cũng như các kỹ năng và tính cách của trẻ em trai và trẻ em gái cũng khác nhau từ đó hình thành nên những kiểu người khác nhau – nam giới, phụ nữ Những điều này đã tạo nên những hành vi, cách nhìn nhận khác nhau ở phụ nữ và nam giới và từ đó tạo thành những khuôn mẫu giới3
trong nhận thức và hành vi ứng xử
Luận điểm trên giúp ta giải thích xu hướng khác biệt về giới trong nguy cơ bị xâm hại tình dục giữa trẻ em đường phố nam và trẻ em đường phố nữ, cụ thể là trẻ em đường phố nữ phải đối mặt với nhiều hình thức xâm hại tình dục hơn nhóm trẻ em đường phố nam, bắt nguồn từ sự đối xử khác nhau giữa nam giới
và nữ giới trong đó nữ giới luôn bị đối xử bất bình đẳng Hơn nữa, lý thuyết xã hội hoá giới còn giúp chúng ta lý giải được tại sao giữa những trẻ em đường phố nam và trẻ em đường phố nữ, phản ứng chấp nhận, im lặng, xấu hổ…lại thể hiện đậm nét hơn Điều đó có phải do số lần trải nghiệm nhiều hơn đối với các loại hành vi xâm hại tình dục của đã làm chúng trở nên quen thuộc và dần dần chấp nhận và coi đó là những khuôn mẫu ứng xử/cách ứng xử
Trang 201.2 Lý thuyết học hỏi x· héi
Lý thuyết học hỏi xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải hành
vi của trẻ em đường phố trước những hành vi và nguy cơ xâm hại tình dục trẻ
em Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu lý thuyết học hỏi xã hội, chúng ta sẽ đi vào một số quan điểm về nhóm đồng đẳng và vai trò của nó đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của cá nhân và ở một phạm vi hẹp hơn, đối với sự hình thành nhận thức và hành vi của cá nhân sẽ làm sáng tỏ hơn cho việc vận dụng lý thuyết học hỏi xã hội sau này
Nhóm đồng đẳng là một nhóm người có cùng chung một đặc điểm nào đó như lứa tuổi, địa vị xã hội, sở thích hoặc nghề nghiệp Nhóm đồng đẳng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của một cá nhân Với một số nhóm xã hội, nhóm đồng đẳng đóng vai trò quan trọng hơn cả so với vai trò của gia đình hay nhà trường hay các thể chế xã hội trong quá trình xã hội hoá cá nhân Nhóm đồng đẳng có vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực nhóm đối với mỗi hành vi của các thành viên Việc một cá nhân hành động ngược lại với nhóm đồng đẳng có thể khiến cá nhân ấy cảm thấy tách rời nhóm4 Với những đặc thù về môi trường gia đình, xã hội, môi trường xã hội hoá được coi là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với trẻ em đường phố là môi trường xã hội, bởi phần lớn thời gian trong ngày của các em dành cho đường phố, nơi diễn ra rất nhiều các tương tác xã hội với chủ yếu với 2 nhóm: khách hàng và những đứa trẻ đường phố khác Theo quan điểm trên thì nhóm đồng đẳng của trẻ em đường phố chính là nhóm bao gồm những đứa trẻ đường phố có mối quan hệ với nhau dựa trên một đặc điểm chung hay giống nhau nào đó bất kỳ Và sự hình thành cũng như phát triển nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố phụ thuộc, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những trẻ em đường phố khác trong nhóm của chúng
Lý thuyết học hỏi xã hội được áp dụng trong nhiều nghiên cứu về hành vi đặc biệt là trong nghiên các cứu hành vi lệch chuẩn Trong lĩnh vực tội phạm
4 Peer group, http://en.wikipedia.org/wiki/Peer_group
Truy cËp lÇn cuèi: 23 giê, 15/11/2007
Trang 21học, Ronald Aker và Robert Burgess đã vận dụng lý thuyết học hỏi xã hội để giải thích sự lệch chuẩn bằng cách kết nối những yếu tố ủng hộ sự lệch chuẩn (ví dụ như áp lực xã hội từ phía những người cùng lệch chuẩn (delinquent peers) với những yếu tố không ủng hộ sự lệch chuẩn (ví dụ như trách nhiệm của cha mẹ trong việc phát hiện sự lệch chuẩn của con cái) Một đại diện của lý thuyết học hỏi xã hội, Gabriel Tarde cho rằng, sự học hỏi xã hội thể hiện qua 4 giai đoạn: (1) bắt đầu từ việc tiếp xúc với các mô hình hành vi, (2) bắt chước những người lớn hơn, (3) nắm bắt khái niệm/quan điểm của nhóm về mô hình hành vi đó, và cuối cùng là (4) thực hành theo mô hình hành vi đó5
Theo cách
lý giải này, nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những hành vi xâm hại tình dục trẻ em cụ thể là việc trẻ em chấp nhận một số hành vi xâm hại tình dục trẻ em hoặc coi đó là những hành vi bình thường cũng hình thành, phát triển theo 4 giai đoạn Trước hết, thông qua quan sát hành vi của một đứa trẻ khác trong nhóm đã từng hoặc thậm chí là chưa từng có trải nghiệm về xâm hại tình dục trẻ em, một đứa trẻ có thể sẽ bắt chước một cách chưa có ý thức những hành vi đó Sau đó, những quan điểm khác nhau về một hành vi hay một cách ứng xử đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ hình thành, cụ thể là
có những trẻ em coi “đó là những chuyện bình thường, chẳng có gì”, ngược lại, một số em khác nhận thức được rằng đó là những hành vi xâm hại và vi phạm quyền của trẻ em Các quan điểm ở dạng tích cực hay tiêu cực cuối cùng sẽ dẫn đến việc định hướng hành vi ứng xử của trẻ em đường phố, trở thành những khuôn mẫu hành vi
2 Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay, có khá nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát về trẻ em đường phố được thực hiện với những quy mô và mức độ khác nhau, với sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ Các
5 Social learning theory, http://en.wikipedia.org/wiki/Social_learning_theory
Truy cËp lÇn cuèi: 23 giê, 15/11/2007
Trang 22nghiên cứu đã đưa ra những phát hiện về trẻ em đường phố tập trung vào các khía cạnh như phân loại/nhóm trẻ em đường phố, hoàn cảnh sống và nguyên nhân hiện tượng trẻ em đường phố, nguyên nhân khiến trẻ em đường phố tham gia vào tệ nạn xã hội v.v
Phân loại nhóm trẻ em đường phố
Trong nghiên cứu “Trẻ bụi đời tại thành phố Hồ Chí Minh” (1992) tác giả Timothy.W.Bond đã phân loại nhóm trẻ em đường phố để mô tả trẻ em đường phố tại địa bàn này Theo đó, nhóm trẻ đường phố được phân làm 3 nhóm dựa trên tiêu chí về nơi ở như sau:
- Nhóm A: gồm những trẻ em đã rời bỏ gia đình hoặc không có gia đình, nhà cửa và ngủ ngoài phố
- Nhóm B: là những trẻ em ngủ ngoài đường phố cùng gia đình hoặc người bảo hộ
- Nhóm C: là những trẻ em có gia đình hoặc người bảo hộ và thường ngủ trong nhà
Cũng đi vào phân nhóm trẻ em đường phố nhưng trong nghiên cứu: “Tìm hiểu các gia đình có hoàn cảnh khó khăn: Nghiên cứu tình huống một số gia đình trẻ đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh” (1995) các tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Văn Bình, Tống Thanh Vân lại phân nhóm dựa trên tiêu chí: mối liên hệ giữa trẻ em và gia đình của chúng:
- Loại A1: Là trẻ của đường phố và hầu như không còn liên hệ với gia đình
- Loại A2: Là trẻ của đường phố nhưng ít nhiều liên hệ với gia đình
- Loại A3: Là trẻ trên đường phố vẫn còn sống, sinh hoạt và ngủ thường xuyên ở gia đình
Trên cơ sở mục đích của hành động làm việc của trẻ em, tác giả Trần Vân Anh trong nghiên cứu về “Một số vấn đề về sự gia tăng trẻ em đường phố
Trang 23tại Hà Nội” đăng trên tạp chí Xã Hội Học (trang 27-36, số 2-1994) chia trẻ em đường phố thành 2 nhóm:
- Nhóm kiếm tiền: Là những trẻ em đi kiếm tiền phụ thêm kinh tế gia đình, công việc của trẻ có tính chất thời vụ, trẻ có mối liên lạc thường xuyên với gia đình
- Nhóm kiếm sống: Là những trẻ phải tự mình đi kiếm sống cho chính sự tồn tại của bản thân mình
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã phân loại trẻ em đường phố theo những cách tiếp cận riêng của mình như: trong “Báo cáo kết quả điều tra trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố năm 1995” Bộ LĐTBXH chia trẻ em đường phố thành 2 nhóm dựa trên tiêu chí nơi ở của trẻ Hay các tác giả Nguyễn Văn Buồm, Jonathan Caseley trong “Khảo sát thực trạng trẻ em đường phố Hà Nội” lại chia trẻ đường phố thành 4 nhóm khi xem xét cả tiêu chí nơi ở và mối liên
hệ với gia đình
Đây là những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu về trẻ em đường phố, giúp các nhà nghiên cứu sau này phân định rõ khái niệm trẻ em đường phố
và tạo ra một hướng mở trong cách tiếp cận khái niệm trẻ em đường phố
Hoàn cảnh sống, nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đường phố
Cuộc điều tra trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố do Bộ LĐTBXH thực hiện vào tháng 9 năm 1995 ở 17 tỉnh thành trong cả nước với
2345 em được phỏng vấn trong độ tuổi dưới 16 đã chỉ ra rằng nguyên nhân thực chất của việc trẻ em rời bỏ gia đình không phải bắt nguồn từ sự chối bỏ của gia đình mà nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ kinh tế gia đình khó khăn (66,5% trẻ trở thành trẻ em đường phố do gia đình nghèo, 8,6% do cha mẹ li dị, 4,6% là
do gia đình ghét bỏ, 6,4% do bạn bè rủ rê và 2,7% do học dốt) Sự rời bỏ gia đình của các em chỉ là sự di cư tạm thời đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn và dễ kiếm tiền hơn Nghiên cứu cũng cho rằng, nhóm trẻ em đường phố
Trang 24rất dễ thích nghi với cuộc sống mới và không muốn quay trở về quê nhà nữa Một phát hiện của nghiên cứu cũng rất đáng lưu tâm đó là trẻ em đường phố là nhóm có nguy cơ phạm pháp cao, chúng dễ có những hành vi phạm pháp, kết thành băng nhóm trộm cướp, nghiên hút, mại dâm v.v…
Một nghiên cứu khác về trẻ em đường phố “Khảo sát trẻ lang thang đường phố ở TP HCM” do UNICEF tài trợ (1994) cũng đề cập đến lý do xa nhà, xa gia đình sống lang thang của trẻ đường phố Kết quả nghiên cứu cho thấy không chỉ do gia đình nghèo, muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình mới khiến cho trẻ em di cư ra thành phố mà còn vì hoàn cảnh gia đình tác động như: cha
mẹ li dị, mồ côi cha mẹ, hay do bạn bè rủ rê lôi kéo, muốn sống cuộc sống tự lập…
Trong “Tìm hiểu về trẻ em đường phố ở Hà Nội qua một cuộc khảo sát” (1996) tác giả Phùng Tố Hạnh đưa ra nhận định rằng nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đường phố là do những biến đổi về kinh tế tác động đến lĩnh vực
an ninh xã hội mà điển hình là lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và giáo dục Tác giả cho rằng, những biến động của kinh tế thị trường khiến ngân sách y tế bị cắt giảm, chi phí khám chữa bệnh tăng thay cho bao cấp trước đây đã làm cho các gia đình nghèo không thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế Việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ mang thai bị ảnh hưởng đã làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, số trẻ em mồ côi tăng lên Bên cạnh đó, Hệ thống giáo dục gặp nhiều khó khăn, nhất là trẻ em vùng nông thôn phai bỏ học sớm do không có tiền đi học Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con em họ chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ Một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng trẻ em lang thang là tình trạng người lớn
di dân tự do ra các thành phố làm ăn sinh sống mang theo cả trẻ em dẫn đến sự tăng nhanh số lượng trẻ em đường phố
Trong một cuộc điều tra về tình trạng di cư tiến hành năm 1992 bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ (nay là Viện Gia đình và Giới) phát hiện ra rằng tín ngưỡng cũng là một nguyên nhân di cư tập thể khi tiến hành
Trang 25nghiên cứu tại Quảng Xương, Thanh Hoá và Châu Giang, Hải Dương có những làng thờ thành hoàng là người ăn mày và họ tin rằng chỉ có đi ăn mày mới giúp cho họ có cuộc sống tốt hơn Nhiều gia đình đã đưa vợ và cả con cái lên các vùng đô thị để ăn xin theo mùa Và những đứa trẻ trong các gia đình này cũng trở thành những trẻ em đường phố Đây là nguyên nhân không mang tính đại diện và phổ biến nhưng cũng là một khía cạnh trong đời sống của những người
di cư và trẻ em lang thang đường phố
Hoạt động sinh hoạt tinh thần và tình cảm của trẻ em đường phố
Các nghiên cứu về trẻ em đường phố đều cho thấy, xét về trình độ học vấn thì đa phần các em ở trình độ thấp, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ biết đọc biết viết Công việc của trẻ em đường phố thường là ăn xin, bán báo, vé số, nhặt rác, đánh giầy…thậm chí có những em đã hành nghề trộm cắp và bán dâm ở những khu vực bến xe, nhà ga, các địa điểm du lịch Tuy nhiên, theo kết luận của một cuộc điều tra về trẻ em đường phố (1996) của Viện Xã Hội Học thì không phải trẻ em đường phố nào cũng hư hỏng, trốn chạy khỏi gia đình, trộm cắp, mại dâm mà có rất nhiều trẻ em biết dành dụm tiền phòng khi đau ốm và gửi về cho cha mẹ Các tác giả nhận định rằng ẩn sau vẻ rắn rỏi, cách ăn nói xấc xược ẩn chứa một tâm hồn non nớt đầy lo âu sợ hãi vì trẻ em đường phố thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị đánh đập, trấn lột, bị công an thu gom, sợ không kiếm được tiền…
Bên cạnh đó, nhiều tài liệu nghiên cứu khác còn đề cập đến các hoạt động sinh hoạt tinh thần của trẻ em đường phố và cho rằng, các em rất thiếu một sân chơi lành mạnh, các em chưa được quan tâm, hỗ trợ về mặt tinh thần chính vì vậy mà các em dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phạm pháp, tệ nạn
xã hội Trẻ đường phố cũng giống như bao đứa trẻ khác, chúng cần được bảo bọc, che chở và dậy dỗ nhưng chỉ khác là chúng lại không được hưởng những điều đó mà lại được xã hội dạy cho cách kiếm sống, cách tự vệ để tồn tại
Những nguyên nhân khiến trẻ đường phố sa vào các tệ nạn xã hội
Trang 26Tác giả Nguyễn Văn Đoàn trong bài viết “Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ em đường phố” (Tạp chí Xã hội học, số 1(73), 2001) cho rằng trẻ đường phố sa vào các tệ nạn xã hội trong đó có mại dâm là do ảnh hưởng của những yếu tố sau:
Điều kiện sống khó khăn buộc trẻ phải tự bươn chải kiếm sống trong một
môi trường đô thị phức tạp mà không có sự che chở bảo vệ, uốn nắn kịp thời
Trẻ đường phố thiếu nhận thức và kỹ năng sống Nhiều em chưa bao giờ
được tới trường vì vậy các em thiếu những hiểu biết cần thiết Các em không biết mình có những quyền gì và càng không biết làm thế nào để bảo vệ quyền của mình Tác gỉa đưa ra dẫn chứng từ một cuộc nghiên cứu vào tháng 7/1999, trong 4.558 trẻ em đường phố được hỏi thì có 52% các em chưa nghe nói về Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em Trong quá trình kiếm sống, các em luôn phải đối mặt với những nguy cơ bị lạm dụng nhưng đa số đều phải chấp nhận Những em lớn tuổi hơn và thời gian kiếm sống lâu hơn thì có thể tích luỹ được một chút kinh nghiệm và kỹ năng để tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ bị xâm hại Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội có sự ảnh hưởng rất ghê ghớm và tinh vi nên trẻ em đường phố chưa thể có khả năng nhận thức, phán đoán để có thể tự bảo vệ mình và bạn bè cùng cảnh
Thiếu sự quan tâm của gia đình, cộng đồng Tác giả cho rằng, do kinh tế
gia đình khó khăn, do quan niệm lệch chuẩn rằng: ra thành phố để học khôn, để bằng bạn bằng bè, ở nhà học cũng chẳng để làm gì mà nhiều gia đình đã cho con em ra thành phố kiếm sống Chính những suy nghĩ này mà các gia đình không những không tỏ thái độ cương quyết ngăn chặn con em mình ra thành phố kiếm sống mà còn muốn thậm chí “đẩy” chúng ra đi để đỡ đần kinh tế gia đình Điều này đã làm mối quan hệ gia đình và các em trở nên lỏng lẻo, các em sống thiếu tình cảm gia đình, thiếu đi sự dạy dỗ nên dễ nảy sinh tử tưởng và hành vi sai lệch
Trang 27Đối với cộng đồng, việc các gia đình để trẻ em ra thành phố kiếm sống cũng là việc riêng của mỗi nhà Thêm vào đó, họ nhìn thấy cái lợi trước mắt là trẻ em gửi tiền về nhà và giải quyết được phần nào khó khăn về kinh tế Vì thế việc để trẻ em ra thành phố kiếm sống dần trở nên bình thường và không bị dư luận lên
án
Những biện pháp can thiệp và hỗ trợ dành cho trẻ em lang thang
Tác giả Dương Kim Hồng, Kenichi Ohono trong nghiên cứu gần đây nhất về trẻ em lang thang “Trẻ đường phố ViệtNam – Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển” tiến hành vào tháng 7 năm 2005 cho rằng nguyên nhân khiến những trẻ còn đang trong độ tuổi đi học phải bỏ học kiếm sống có thể đượcphân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: gia đình tan vỡ, nhận thức sai lệch và di cư vì mục đích kinh tế Theo tác giả, việc tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các tiêu chí phân loại trẻ và việc phân loại trẻ lang thang là rất cần thiết cho việc xây dựng những biện pháp can thiệp, hỗ trợ cho trẻ lang thang Tác giả đã đưa ra những yếu tố được coi là: điều kiện hiện tại, những rủi
ro không kiểm soát được và những yếu tố giúp trẻ tránh được những sự cố có thể xảy ra:
- Sức khoẻ thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật…)
- Sức khoẻ tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu
tập trung và tính kỷ luật, những bất thường về tinh thần…)
- Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị
bán….)
- Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ra cao)
- Những khủng hoảng tài chính (gia đình cần thuốc, bị lừa, bị ăn cắp tiền,
bị công an phạt…)
Trang 28- Nơi ở (ngủ trong nhà hay bên ngoài)
- Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức xã
hội, tổ chức phi chính phủ…)
- Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình)
Tác giả cho rằng, ngoài việc đảm bảo cho những yếu tố kể trên thì việc đầu tư cho tương lai của trẻ cũng là một công việc không thể bỏ qua Những yếu tố cần thiết để đảm bảo sự an toàn của trẻ trong tương lai được kể đến là: yếu tố giáo dục và đào tạo cụ thể là trang bị kiến thức và kỹ năng sống, đào tạo nghề phù hợp, tạo cơ hội học tập cho những trẻ có nhu cầu và có năng lực
Những nghiên cứu về trẻ em có đề cập đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em
Năm 1997, khi nghiên cứu về trẻ em lang thang, trong cuốn “Trẻ em lang thang” (Children of the dust), tác giả Ngô Kim Cúc và Mikel Flamm đã đưa ra nhận định rằng: “Một trong những vấn đề lớn mà các nước trong thế giới thứ 3 phải dối phó là tỷ lệ trẻ em bị du khách ngoại quốc lạm dụng ngày càng nhiều ngay từ khi các em mới 10 tuổi hoặc trẻ hơn.” Các tác giả cũng đưa ra nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu tình thương, thiếu tình cảm của người lớn mà trẻ em đường phố không bỏ lỡ cơ hội quen thân ai khi có dịp gần gũi và kết quả là phần lớn, các em bị người ta dụ dỗ và bị rơi vào các tình huống không có hoặc
ít có khả năng chống cự cho đến khi đã quá muộn
Nạn buôn bán trẻ em và kinh doanh mại dâm trẻ em cũng là một vấn đề gây nhức nhối đối với nhiều quốc gia đang phát triển và có tiềm năng du lịch
Tệ nạn này đặt trẻ em nói chung và trẻ đường phố nói riêng trước những nguy
cơ, hiểm hoạ bị xâm hại tình dục nghiêm trọng Theo số liệu thống kê có khoảng 15.000 gái mại dâm ở Phnôngpênh trong đó ước tính có khoảng 35% là phụ nữ Trung Quốc và Việt Nam bị bắt đưa sang đây qua các biên giới Tháng 2-1992, Hiệp hội Phát triển Phụ nữ Campuchia (CWDA) đã tiến hành một cuộc
Trang 29điều tra về tình hình mại dâm Vào thời điểm báo cáo, độ tuổi trung bình của các cô gái là 18 Vào tháng 4-1993, độ tuổi trung bình đã giảm xuống tuổi 15 và vào tháng 2-1994, khi bản báo cáo bổ sung được công bố thì người ta phát hiện rằng 35% các cô gái mại dâm có tuổi dưới 18.6
Tác giả Ngô Kim Cúc và Mikel Flamm đã đưa ra những câu chuyện có thật về những trẻ đường phố bị lạm dụng tình dục và trở thành thành người hành nghề mại dâm chuyên nghiệp để minh chứng cho vấn nạn này trong cuốn sách của mình
Năm 2003, UNICEF và UBDSGDTE sau cuộc nghiên cứu về lạm dụng trẻ em Việt Nam với hơn 2000 mẫu được lựa chọn đã đưa ra một kết luận bất ngờ rằng phần lớn trẻ em Việt Nam đã từng bị lạm dụng Tổ chức này cũng đề cập đến một trong những hình thức lạm dụng tình dục trẻ em đường phố mới nảy sinh đó là du lịch tình dục trẻ em và đồng thời cũng chỉ ra rằng, trẻ em đường phố tại các thành phố lớn và các khu du lịch được coi là nhóm trẻ em có nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao nhất
Mỗi một con người sinh ra đều có nhân quyền và trẻ em cũng được thừa hưởng nhân quyền ấy Nhưng trẻ em đặc biệt là trẻ em đường phố luôn là nhóm
xã hội yếu thế bởi hoàn cảnh sống, những đặc điểm về thể chất, tâm lý, nhận thức vì vậy có thể nói trẻ em đường phố là nhóm xã hội dễ bị xâm phạm quyền
nhất
Kể từ những nghiên cứu đầu tiên về trẻ em đường phố vào năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về trẻ em đường phố đã được tiến hành Những nghiên cứu kể trên đã đóng góp không nhỏ trong việc mô tả nhóm trẻ em đường phố, đưa ra những phát hiện về nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đường phố cũng như phác hoạ một bức tranh về xã hội thu nhỏ của nhóm trẻ em này Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá và thương mại đã làm nảy sinh
6
Dẫn theo: Ngô Kim Cúc, Mikel Flamm, Trẻ em trong bóng tối - Children of dust, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1997, trang 119 -120
Trang 30nhiều vấn đề xã hội Vấn đề trẻ em đường phố không chỉ cần được nghiên cứu như là một hiện tượng của thế giới thứ 3, một hệ quả tất yếu của sự biến đổi kinh tế nữa mà còn rất nhiều khía cạnh nảy sinh cần được quan tâm nghiên cứu
và cần phải được nhìn nhận Những nghiên cứu mô tả thực trạng và nguyên nhân của trẻ em đường phố sẽ là những nghiên cứu nền tảng cho các hướng nghiên cứu cần thiết và một trong số đó là vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em đường phố hiện nay chưa nhiều và thường tập trung vào việc mô tả thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bị lạm dụng tình dục Nghiên cứu vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em đường phố dưới góc độ nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ đường phố trước những nguy cơ và hành vi lạm dụng tình dục trẻ em là một hướng nghiên cứu cần thiết bên cạnh các nghiên cứu đã được tiến hành
Hướng tiếp cận mới của nghiên cứu
Kể từ những nghiên cứu đầu tiên về trẻ em đường phố vào năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về trẻ em đường phố tại Việt nam đã được tiến hành Những nghiên cứu kể trên đã đóng góp không nhỏ trong việc mô tả nhóm trẻ em đường phố, đưa ra những phát hiện về nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đường phố cũng như phác hoạ một bức tranh về xã hội thu nhỏ của nhóm trẻ em này Một số nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đường phố đã được tiến hành, tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu hết là các nghiên cứu mô tả thực trạng và nguyên nhân của vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đường phố Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào giải thích nguyên nhân dẫn đến nhận thức và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của các em trước những tình huống xâm hại tình dục
Bên cạnh đó, nếu như các nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em đã được tiến hành thường tập trung các hành vi xâm hại tình dục ở mức độ cưỡng hiếp thì trong nghiên cứu này, khái niệm hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ
Trang 31được nhìn nhận ở khía cạnh: cưỡng hiếp hay sử dụng trẻ em làm mại dâm mà còn bao gồm những hành vi quấy rối tình dục trẻ em bởi xâm hại tình dục trẻ
em bằng bất kỳ hình thức nào cũng được coi là xâm phạm một cách nghiêm trọng tới quyền trẻ em Khái niệm xâm hại tình dục đã được thao tác hoá một cách cụ thể theo 6 cấp độ khác nhau Việc phân chia thành các mức độ hành vi
cụ thể giúp trẻ em nhận diện được dễ dàng trong quá trình thu thập thông tin Hơn nữa, trong nghiên cứu này có sự tính toán trong việc lựa chọn mẫu cân bằng giữa nhóm nam và nhóm nữ với mục đích nhìn nhận và phân tích những khía cạnh giới trong vấn đề nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em đường phố
Cách tiếp cận quyền xuyên suốt trong nghiên cứu cũng là một cách tiếp cận mới:
- Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em là cơ sở
lý luận cho nghiên cứu
- Nhìn nhận nhóm trẻ em đường phố cũng là một nhóm xã hội có đầy đủ các quyền đã được quy định như các nhóm xã hội khác
- Thái độ tôn trọng và những nguyên tắc đạo đức trong quá trình tiếp xúc thu thập thông tin đối với nhóm đối tượng luôn được đảm bảo bởi các thành viên trong nhóm nghiên cứu
3 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
3.1 Trẻ em đường phố
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì trẻ em là những người có độ tuổi dưới 18, còn theo quy định của luật pháp Việt Nam thì những người từ 16 tuổi trở xuống được coi là trẻ em Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì những người từ 16-18 tuổi vẫn chưa có sự hoàn thiện về tâm - sinh lý cũng như khả năng nhận thức đầy đủ về các vấn đề xã hội cho nên có thể coi đây là nhóm
Trang 32các cá nhân chưa trưởng thành Bên cạnh đó, Luật Thanh niên ban hành năm
2006 cũng đã mở rộng giới hạn độ tuổi cuả trẻ em Theo luật này những người
từ 18 tuổi trở xuống được coi là trẻ em Do vậy khái niệm trẻ em trong nghiên cứu này dựa trên quy định trong công ước về quyền trẻ em và Luật Thanh niên của Việt Nam
“Trẻ em đường phố” là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất được các tổ chức quốc tế và các cơ quan có liên quan sử dụng cho nhóm trẻ được đề cập đến trong nghiên cứu này của chúng tôi Thuật ngữ này cũng được chấp nhận ở Việt Nam, trong các bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ Trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “trẻ em đường phố” vì đây vẫn là
thuật ngữ đã và đang được dùng rộng rãi và phổ biến trên thế giới
Việc xác định một định nghĩa chuẩn về nhóm trẻ em đường phố là không
dễ dàng bởi bản thân trong nhóm trẻ em này bao gồm rất nhiều đặc thù khác nhau về nơi ở, sự gắn kết với gia đình, hoàn cảnh gia đình Từ đó, mỗi một nghiên cứu, mỗi một tổ chức lại đưa ra những định nghĩa hay phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau tuỳ theo phạm vi nghiên cứu và can thiệp của mình
Có rất nhiều định nghĩa về trẻ em đường phố cũng như nhiều nhóm trẻ
em đường phố được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua, kỳ họp lần thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, trang 2 có định nghĩa: “trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định, hoặc là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang”
Tác giả Judith Ennew trong nghiên cứu “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”, Đại học Mở Bán Công TPHCM, Khoa Phụ Nữ học (1996) đã đưa ra định nghĩa về trẻ em đường phố như sau: “Trẻ em đường phố là những trẻ em
mà đường phố đã trở thành nhà thật sự của chúng trong một cảnh ngộ trong đó không có sự bảo vệ, trông nom hoặc hướng dẫn của người lớn”
Trang 33UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là những trẻ dưới 18 tuổi dành phần lớn thời gian của mình trên đường phố Theo UNICEF, trẻ em đường phố
- Nhóm 3: Trẻ lang thang sống cùng gia đình trên đường phố Đó là những trẻ sinh sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống trên đường phố
Dựa trên các kết quả phân loại của những nghiên cứu về trẻ em đường phố đã được thực hiện ở Việt Nam bởi nhiều tác giả, dựa trên các đặc điểm xã hội của trẻ em đường phố tại Việt Nam hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng để phân biệt nhóm trẻ em đường phố với nhóm trẻ bình thường thì tiêu chí quan trọng nhất phải được đề cập đến là: thực hiện các công việc kiếm tiền trên đường phố Dưới những tác động khác nhau của nền kinh tế, từ nhiều năm nay, không ít trẻ em đã phải di cư một mình hoặc di cư cùng gia đình, người thân lên các thành phố thuê nhà hoặc sống tạm bợ nay đây mai đó lang thang trên các đường phố để kiếm sống Bên cạnh đó cũng không ít những gia đình tại các thành phố lớn vì nhiều lý do đã “đẩy” những đứa trẻ ra đường phố kiếm tiền bằng nhiều công việc khác nhau để tăng thu nhập cho gia đình Vì vậy, chúng tôi đã đi đến thống nhất một định nghĩa trẻ em đường phố sẽ được sử dụng trong suốt nghiên cứu của mình là:
Trẻ em đường phố là những trẻ em dưới 18 tuổi sống cùng người thân, gia đình tại các thành phố lớn hoặc di cư một mình, di cư cùng gia đình, nguời thân từ các tỉnh khác đến các thành phố lớn, làm những công việc kiếm tiền trên đường phố cả năm hay theo mùa vụ
Trang 343.2 Hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc sử dụng thuật ngữ “xâm hại tình dục trẻ em” hay “lạm dụng tình dục trẻ em” Nhiều nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam sử dụng thuật ngữ “lạm dụng tình dục trẻ em” Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ “xâm hại tình dục trẻ em” Chúng tôi không khẳng định rằng việc sử dụng cụm từ này là chính xác nhất Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, trong tiếng việt, cụm từ “xâm hại tình dục” thể hiện một cách rõ ràng rằng hành vi xâm hại tình dục trẻ em là một hành vi vi phạm quyền trẻ em và làm tổn hại đến mọi mặt của sức khoẻ và đời sống của trẻ em
Xâm hại tình dục trẻ em được định nghĩa như là “việc tiếp xúc hoặc tác động qua lại giữa trẻ và một người lớn tuổi hơn trẻ, có hiểu biết hơn trẻ hoặc giữa trẻ và một người lớn (người lạ, anh chị em hoặc người có địa vị quyền lực,
ví dụ như là bố mẹ người chăm sóc hoặc người nào khác) trong tình huống trẻ
bị sử dụng như một vật để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hoặc của trẻ”7 Những hành vi về xâm hại tình dục bao gồm: phô bày bộ phận sinh dục, gọi điện thoại quấy rối, sờ mó, xem người khác thay quần áo, cố tình xâm phạm, hãm hiếp, loạn luân, ấn phẩm khiêu dâm trẻ em và bóc lột tình dục trẻ
em vì mục đích thương mại ví dụ như mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em vì các mục đích tình dục và ấn phẩm khiêu dâm Bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại là một thuật ngữ cũng đang được đề cập trên phạm vi rộng bao gồm
“xâm hại tình dục trẻ em bởi người lớn và trả công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho trẻ hay bên thứ ba hoặc người khác Trẻ bị đối xử như là đối tượng
để thoả mãn tình dục và như là một đối tượng vì mục đích thương mại Bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mai là một hình thức cưỡng bức và bạo lực đối với trẻ em và giống như lao động cưỡng bức và hình thức nô lệ tạm thời”8
Trang 35Trong nghiên cứu “Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em đường phố tại thành phố Huế và Hà Nội” (2006) của Viện Sức khoẻ sinh sản và gia đình, hành
vi xâm hại tình dục trẻ em được thao tác hoá thành 6 cấp độ khác nhau ngoài việc làm cụ thể hoá khái niệm còn nhằm mục đích giúp trẻ em đường phố trong các cuộc phỏng vấn có thể dễ dàng nhận biết khái niệm nhạy cảm và khó hiểu này Theo đó, hành vi xâm hại tình dục trẻ em được chia thành 3 nhóm hành vi như sau:
- Xâm hại tình dục trẻ em qua thính giác Đó là hành vi nói với trẻ em những lời lẽ thô tục ám chỉ về tình dục
- Xâm hại tình dục trẻ em qua thị giác Đó là các hành vi: cho trẻ em xem hình ảnh, sách báo khiêu dâm, phô bày bộ phận sinh dục cho trẻ em xem
- Xâm hại tình dục qua hành vi Đó là những hành vi: đụng chạm vào những phần kín trên cơ thể của trẻ, bắt trẻ em chạm vào bộ phận sinh dục của mình, bắt trẻ em phải quan hệ tình dục với mình
Trang 36CHƯƠNG II TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ VÀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI
độ tuổi 13-15 trong mẫu nghiên cứu tại Hà Nội là 47,0% và tại Huế là 62,2%
2 Nơi ở hiện tại
Thuê trọ một mình hoặc cùng cha mẹ, bạn bè theo ngày 0 0 3 4,0
Thuê trọ một mình/cùng cha mẹ theo tháng 5 5,1 63 63,0
41 23.5
12 14.2
0 10 20 30 40 50 60 70
%
13 đến 15 tuổi
10 đến 12 tuổi
16 đến 18 tuổi
Hà Nội Huế
Biểu 1: Độ tuổi của nhóm trẻ em đường phố tại Huế - Hà Nội trong khảo sát
Trang 37Nhìn vào bảng 1 ta thấy có sự khác biệt về nơi ở giữa hai nhóm trẻ em đường phố tại hai địa bàn nghiên cứu Nơi ở của nhóm trẻ em đường phố tại thành phố Huế cố định và ổn định hơn Số liệu thu được cho thấy, nhóm trẻ em đường phố tại Hà Nội phần lớn là thuê chỗ trọ một mình hoặc cùng cha mẹ theo tháng Tỷ lệ này là 63,0%, cao nhất trong số trẻ đường phố được hỏi tại Hà Nội Trong khi số trẻ em đường phố tại Hà Nội sống tại nhà của gia đình các em chỉ chiếm 11% thì ở Huế, tỷ lệ này chiếm 68,4% trong tổng số trẻ được hỏi Bên cạnh đó, trong số những em được hỏi tại Huế thì không có em nào phải thuê chỗ trọ theo ngày nhưng tại Hà Nội thì nhóm này chiếm 4% Một số không ít trẻ em đường phố đang phải sống trên thuyền cùng với gia đình Tại Huế có 24.5% TEĐP đang sống trên “nhà thuyền” và chủ yếu tập trung ở một khúc sông Hương thuộc địa bàn phường Kim Long, còn tại Hà Nội có 18,5% em sống trong các “nhà thuyền” trên sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá, Quận Ba Đình
Sở dĩ nơi ở của nhóm trẻ em đường phố tại Huế ổn định và cố định hơn là
do phần lớn nhóm trẻ em đường phố tại Hà Nội đều xuất thân từ những gia đình
có hoàn cảnh kinh tế nghèo khó tại các vùng quê nghèo di cư cùng cha mẹ lên
Hà Nội kiếm sống Các em đến từ nhiều tỉnh khác nhau, chủ yếu là những tỉnh lân cận Hà Nội như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Tây, Bắc Giang, và nhiều nhất là Hưng Yên Lên thành phố, gia đình các em phải thuê những chỗ trọ theo ngày, tháng để sinh sống hoặc sống trên thuyền ven sông Hồng Một số ít em sống cùng cha mẹ, họ hàng, người quen tại nhà là những em xuất thân từ những gia đình sống ở Hà Nội nhưng vì nhiều lý do khác nhau như làm ăn thất bại, cha mẹ lâm vào hoàn cảnh nợ nần, kinh tế sa sút khiến cho các em phải bươn chải kiếm sống trên đường phố và trở thành trẻ em đường phố Nếu nhóm trẻ em đường phố Hà Nội xuất thân từ các vùng nông thôn và di cư cùng gia đình lên thành phố lớn thì nhóm trẻ em đường phố Huế phần lớn sinh sống tại thành phố Huế hoặc một số xã ngoại thành Các em sống trong căn nhà của gia đình và thường
Trang 38có đầy đủ bố mẹ, anh chị em, thậm chí nhiều gia đình rất đông người, từ 5 đến 8 người Đây là lý do tạo nên sự khác biệt về nơi ở của hai nhóm TEĐP
3 Trình độ học vấn
Việc di cư theo gia đình đến Hà Nội kiếm sống phần nào ảnh hưởng đến việc học của trẻ em đường phố tại Hà Nội Hầu hết các em không được tham gia học trường chính quy vì không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội Tuy nhiên, nhóm trẻ đường phố trong mẫu nghiên cứu ở Hà Nội được lựa chọn từ các trẻ em đang học tập tại Mái Ấm 19-5 của quận Ba Đình nên hầu hết các em đều được học qua trường lớp Trong mẫu nghiên cứu tại Hà Nội có 82% em có trình độ học vấn tiểu học, 15% em có trình độ trung học cơ sở và 3% em đang theo học chương trình phổ thông tại trường giáo dục dạy nghề cho trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố
Mái ấm 19/5 có mô hình giống như một trường tiểu học thu nhỏ với các lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 Tham gia học tại Mái ấm các em không những tiếp thu các kiến thức văn hoá-xã hội mà còn được tham gia các giờ học ngoại khoá
bổ ích như nói chuyện chuyên đề, tập huấn về kỹ năng sống, quyền trẻ em, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, học vẽ, hát nhạc Mái ấm còn có khu vui chơi để các em thư giãn sau những giờ học Các em học hết cấp 1 tại Mái ấm sẽ được
Trang 39thi tốt nghiệp cấp 1 và rất nhiều em được giới thiệu lên học tiếp cấp 2, cấp 3 tại Trung tâm dạy nghề của Quận Ba Đình
So với nhóm trẻ em đường phố Hà Nội thì có nhiều trẻ em đường phố trong mẫu nghiên cứu tại thành phố Huế đã hoặc đang tham gia học tại trường chính quy hơn Số liệu thu thập được cho thấy, có 28,6% em có trình độ học vấn tiểu học hệ chính quy và 31,6% em có trình độ học vấn trung học cơ sở hệ chính quy Điều này xuất phát từ việc đa phần trẻ em đường phố tại Huế có hộ khẩu tại thành phố Huế nên việc theo học tại các trường công lập thuận lợi hơn
Có thể nói về trình độ học vấn các em có xuất phát điểm cao hơn nhóm trẻ em đường phố Hà Nội vì được học trong các trường lớp chính quy Tuy nhiên, với 34,7 % trẻ em đường phố Huế đang theo học bổ túc tại các lớp học tình thương thì nguy cơ thất học hoặc cơ hội để các em tiếp tục bổ sung kiến thức sau khi đã
bỏ học giữa chừng là rất ít Vì ở Huế không có mô hình trường học miễn phí cho các em như Mái ấm 19/5 ở Hà Nội
Tuy nhiên, so với nhóm trẻ em đường phố Hà Nội thì nhóm trẻ em đường phố tại Huế lại yếu hơn về các kiến thức xã hội Bởi nhóm trẻ em đường phố Huế chưa được trang bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết như: kỹ năng sống, quyền trẻ em, sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS và các vấn đề xã hội như XHTDTE Môt số trẻ em đường phố ở Huế cũng được tham gia học tại các lớp học tình thương do Đội công tác xã hội thành phố tổ chức Tuy nhiên, các lớp học tình thương chỉ dừng lại ở việc phổ cập xoá mù chữ và dạy kiến thức cho các em Trong khi đó nhóm trẻ em đường phố Hà Nội có điều kiện tham gia vào một số khoá tập huấn về Quyền trẻ em, Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề xã hội khác do Viện Sức Khoẻ Sinh Sản và Gia Đình tổ chức Ngoài ra, các em được các cô giáo trong Mái ấm 19/5 tư vấn và cung cấp nhiều kiến thức xã hội, kỹ năng sống trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá Các kiến thức và kỹ năng sống mà các em được tiếp nhận trong quá trình học tập đóng vai trò rất quan trọng đối với nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
Trang 404 Nguyên nhân của hiện tượng trẻ em đường phố
Theo kết quả của một số đề tài nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ em đường phố như: nghèo đói, gia đình tan vỡ, bị cha mẹ ghét bỏ, bạn
bè lôi kéo, chán học Kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn thực hiện tại Huế
và Hà Nội cũng cho những nhận định tương tự tập trung chủ yếu vào 2 nguyên nhân: kinh tế gia đình khó khăn và hoàn cảnh gia đình tan vỡ
Nguyên nhân được nhóm trẻ em đường phố Hà Nội nêu ra nhiều nhất
trong các cuộc phỏng vấn là vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn Trong số
100 em được phỏng vấn có 23,1 % em cho rằng kinh tế gia đình khó khăn; khiến các em trở thành trẻ em đường phố; 70,3% em di cư lên thành phố kiếm
sống theo cha mẹ, người thân Những em lựa chọn phương án di cư theo cha
mẹ, người thân cũng xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến kinh tế Những trẻ
em này sống trong các gia đình thuần nông Nghề nông nghiệp vất vả nhưng thu nhập từ nông nghiệp không đủ sống, không đủ chi trả các khoản học phí cho các em nên gia đình các em phải di cư lên thành phố kiếm sống
70.3
23.3
5.5
1.1 7.2
77.3
13.4
2.1 0
20 40 60 80 100
Đi theo
bố mẹ, người thân
Kinh tế gia đình khó khăn
Lý do khác
Buồn chán chuyện gia đình
Biểu đồ 2: Nguyên nhân trở thành trẻ em đường phố
%
Hà Nội Huế